Làm việc theo nhóm và thực hiện các yêu cầu dưới đây để làm rõ đặc điểm....
a. Phần đầu đoạn trích, Thị Kính là người: Thị Kính nói "Đạo vợ chồng trăm năm kết tóc/ Trước đẹp mặt chồng sau đẹp mặt ta" và việc dọn kỉ, ngồi quạt cho chồng ngủ giữa đêm hè nóng bức cho chúng ta hiểu Thị Kính là một người vợ hiền, yêu thương chồng, người vợ hiền thục, nữ công gia chánh luôn kề cận bên chồng.
b.
LẦN KÊU OAN | ĐỐI TƯỢNG KÊU OAN | NỘI DUNG KÊU OAN | THÁI ĐỘ, PHẢN ỨNG, HÀNH ĐỘNG CỦA ĐỐI TƯỢNG ĐƯỢC THỊ KÍNH HƯỞNG TỚI ĐỂ KÊU OAN |
1 | Sùng bà (mẹ chồng) | “giời ơi! Mẹ ơi, oan cho con lắm mẹ ơi!” | Tiếp tục mắng mỏ, buộc tội, bắt nàng ngửa mặt lên cho xem. |
2 | Sùng bà (mẹ chồng) | “Oan cho con lắm mẹ ơi! Chàng học khuya mỏi mệt, Con thấy râu mọc ngược dưới cằm...” | Mắng chửi, xỉ vả và đổ tội cho Thị Kính |
3 | Thiện Sĩ (chồng) | “Oan cho thiếp lắm chàng ơi!” | im lặng, thờ ơ, không hề tin tưởng và nhân cách, đức hạnh của nàng. Hắn không hề lên tiếng bênh vực cũng không hề hỏi vợ sự tình là thế nào mà nghe theo lời mẹ, buộc tội Thị Kính, ngầm đồng ý để Sùng bà đuổi Thị Kính về nhà mẹ đẻ |
4 | Sùng bà (mẹ chồng) | “Mẹ xét tình cho con, oan con lắm mẹ ơi!” | Không để ý và nói với con trai đi vào, dúi tay làm Thị Kính ngã khuỵu xuống |
5 | Mãng Ông (cha đẻ) | “Cha ơi! Oan cho con lắm cha ơi!” | nhận được sự cảm thông, thấu hiểu. Mãng ông là người đã sinh ra và nuôi dạy Thị Kính nên ông biết rõ con gái mình là người đức hạnh, nết na. Ông thương con nhưng không biết kêu oan cho con thế nào. |
c.
- Cuối đoạn trích, Thị Kính quyết định từ biệt cha mẹ, giả dạng nam nhi để đi tu.
- Hành động đó cho thấy Thị Kính Thị Kính muốn sống để tỏ rõ mình là người đoan chính. Tuy nhiên, Thị Kính không tìm ra nguyên nhân nỗi khổ của mình,không đấu tranh mà nhẫn nhịn, cam chịu.
⇒ Thị Kính không thể thoát khỏi đau khổ, bế tắc.