Làm việc theo nhóm và thực hiện các yêu cầu để làm rõ tính cách, đặc điểm và số phận của Thị Kính.

a. 

HÀNH ĐỘNG VỚI THỊ KÍNH

LỜI LẼ NÓI VỚI THỊ KÍNH

  • Dúi đầu Thị Kính xuống, bắt Thị Kính phải ngửa mặt lên ( kiểu hạ nhục người khác)
  • Chửi mắng Thị Kính, không cho nàng được thanh minh
  • Hất tay đẩy Thị Kính ngã khuỵu xuống đất, nhất quyết trả Thị Kính về gia đình 

Các xưng hô:mày - bà , con kia - bà

Từ ngữ dành để nói với nhà mình: "nhà bà đây"

Thái độ, giọng điệu:Lời mắng nhiếc của Sùng bà luôn nhấn mạnh tới sự đối lập đến giai cấp, sự không “môn đăng hộ đối” giữa hai gia đình

Từ ngữ dành để nói về Thị Kính:  

+“con mặt sứa gan lim”

+“mày định giết con bà à”,

+ “mèo mả gà đồng”

+ “thôi câm đi”

+”giải kiếp, giải kiếp” “cả gan, cả gan”

+ “Chém bổ băm vằm xả xích mặt” / “gái say chai lập chí giết chồng”

+ “phi mặt gái trơ như mặt thớt”

+ “này con kia , tam tòng tứ đức nhà mày để đâu hử”

+ “Con gái nỏ mồm thì về với cha, biết không?”

+ ”mày là con nhà cua ốc”

Tính cách, bản chất của Sùng bà:lmột nhân vật thể hiện sự cay độc, độc quyền của những người có quyền thế, đối xử thậm tệ, khinh bỉ so sánh những người thường dân, đặc biệt là Thị Kính

b.

  • Vì Sùng bà cho rằng nàng là con dâu không "môn đăng hộ đối".
  • Cách đối xử của Sùng bà với Thị Kính cho thấy quan hệ mẹ chồng nàng dâu song lúc này qua lời nói của mụ chứng tỏ đó không phải chỉ là mâu thuẫn gia đình mà đó là mâu thuẫn giai cấp trong xã hội phong kiến. Giàu khinh nghèo vì không môn đăng hộ đối.