Khi đọc, em cần nắm được nội dung cơ bản của văn bản; hiểu cách triển khai văn bản (theo quan hệ nhân quả, theo trình tự thời gian,...); các yếu tố thường có của văn bản thông tin như nhan đề, sa-pô, để mục, hình ảnh, số liệu,... và tác dụng của những yếu tố này.
Em có thể tự đặt những câu hỏi để tìm hiểu nội dung cơ bản và các yếu tố của một văn bản thông tin:
- Văn bản được triển khai theo cách nào (quan hệ nhân quả, trình tự thời gian,...)?
- Văn bản có những yếu tổ nào của một văn bản thông tin (nhan đề, sa-pô, để mục, hình ảnh, số liệu,...)?
- Những yếu tố này có tác dụng (ý nghĩa) gì trong văn bản?
Bằng cách đặt câu hỏi và trả lời những câu hỏi đó, em từng bước có kĩ năng đọc văn bản thông tin. Lưu ý, văn bản thông tin bao giờ cũng phải dựa trên tính xác thực. Về nguyên tắc, các chỉ tiết, số liệu, sự việc,... trong văn bản thông tin không có tính chất hư cấu. Vì vậy, khi đọc một văn bản thông tin, người đọc cần phải xét đoán tính chính xác của những thông tin mà mình tiếp nhận. Nhớ ghi đầy đủ thông tin vào nhật kí đọc sách do em tự thiết kế. Việc này giúp mm chuẩn bị thông tin và ý tưởng cho tiết Đọc mở rộng tại lớp khi em được yêu cầu cùng các bạn trao đổi, thảo luận về một văn bản thông tin mà em đã đọc. Em có thể tham khảo mẫu nhật kí đọc sách ở tr. 63.