1. Để thực hiện bài tập này, em căn cứ vào hình thức xuất hiện của người kể chuyện (xưng “tôi” và kể về những gì mình trực tiếp chứng kiến, tham gia hoặc “giấu mình” không tham gia vào câu chuyện,...).

2. Để xác định vị trí của đoạn trích, em có thể dựa vào các chi tiết như:

- Thời gian, không gian: mấy hôm sau, về tới quê nhà.

- Hình ảnh cái hang bị bỏ hoang của Dế Mèn.

- Sự việc đầu tiên mà Dế Mèn kể lại cho mẹ nghe: Bắt đầu từ chuyện anh Dế Choắt khốn khổ bên hàng xóm.

3. Mẹ Dế Mèn vui mừng vì con đã trở về sau bao nguy hiểm; tự hào khi thấy con biết học hỏi từ những sai lầm để trưởng thành; yên tâm vì con đã vững vàng sau nhiều thử thách;...

4. Em đọc kĩ lời nói của mẹ Dế Mèn; tìm câu văn có chứa điều khiến mẹ Dế Mèn “vui mừng nhất”.

5. Em hãy tham khảo gợi ý sau để trình bày cảm nhận về nhân vật Dế Mèn ở đoạn trích trong bài tập 4 và tìm ra sự khác biệt lớn nhất ở Dế Mèn trong hai đoạn trích:

- Dế Mèn trong đoạn trích Bài học đường đời đầu tiên kiêu căng, ngạo mạn, bắt nạt, coi thường người khác, nghịch ranh gây ra hậu quả nặng nề,...

- Dế Mèn trong đoạn trích ở bài tập 4 đã trải qua nhiều hiểm nguy, thử thách và cả những sai lầm. Đặc biệt, Dế Mèn đã biết nhận ra những lỗi lầm, biết học hỏi để tự hoàn thiện bản thân, để trưởng thành: “rèn được tấm lòng chín chắn thật đáng làm trai”.

6. Kẻ bảng và điền các từ vào ô phù hợp.

Gợi ý:

7. Giải thích nghĩa các từ:

a. Trứng nước: ở thời kì mới sinh ta chưa được bao lâu, đang còn non nớt, cần được chăm sóc, bảo vệ.

 

b. Tu tỉnh: nhận ra lỗi lầm của bản thân và tự sửa chữa.