B. Bài tập và hướng dẫn giải
Bài tập 1. Lập danh mục sách
Sau khi tạo góc đọc sách và mang đến lớp những cuốn sách để chia sẻ với các bạn, em hãy lập danh mục sách và thử trang trí để danh mục ấy thật hấp dẫn, sinh động. Nội dung tham khảo theo mẫu sau:
DANH MỤC SÁCH THƯ VIỆN MỞ
Tổ: ...........................................................................................
Lớp: ........................................................................................
Trường: ..................................................................................
Bài tập 2. Chia sẻ kết quả đọc
Trước khi chia sẻ, có thể viết vào một mảnh giấy nhỏ hình chiếc lá, trái táo, bông hoa hoặc ngôi sao, mặt trời,... những điều cô đọng nhất em muốn chia sẻ về cuốn sách mới đọc. Gắn mảnh giấy nhỏ đó lên góc đọc sách, cây đọc sách của lớp.
Kể tên một cuốn sách mà em đã đọc và thuyết phục bạn cùng đọc cuốn sách đó dựa trên việc trả lời những câu hỏi sau:
- Em đã đọc cuốn sách đó khi nào? Điều gì làm em thấy thích thú khi đọc cuốn sách?
- Cuốn sách đem đến cho em những suy nghĩ, cảm xúc mới mẻ gì?
- Vì sao nên đọc cuốn sách này?
Bài tập 3. Sách hay cùng đọc Sau khi chọn được những cuốn sách cần đọc trong các chủ đề đã xác định, mỗi nhóm có thể lập nhật kí đọc sách để ghi lại những điều thu hoạch được sau khi đọc và thảo luận về cuốn sách. Em có thể dùng mẫu sau đây, mẫu nhật kí đọc sách ở phần Đọc mở rộng hoặc thiết kế theo cách của em:
Bài tập 4. Cuốn sách yêu thích
Chọn đọc cuốn sách em yêu thích. Trong quá trình đọc, có thể ghi chú, đánh dấu những điều cần chú ý trong cuốn sách để viết thu hoạch sau khi đọc. Thực hiện các ghi chú hoặc đánh dấu theo hướng dẫn của SGK (tr. 100), có thể bổ sung để ghi chú cụ thể hơn như sau:
- Nhan đề.
+ Theo em vì sao cuốn sách có nhan đề như vậy?
+ Nhan đề liên quan trực tiếp đến nhân vật, bối cảnh hay nội dung nào trong cuốn sách?
- lời tựa, lời đề tặng (nếu có):
+ Sách có lời tựa, lời đề tặng không?
+ Phần này gợi cho em điều gì?
- Mở đầu:
+ Đoạn đầu, chương đầu của cuốn sách có thu hút em không? Vì sao?
- Thế giới từ trang sách:
+ Em đã gặp những ai và đến những đâu qua trang sách đã đọc?
+ Nhân vật đáng nhớ nhất là ai?
+ Chi tiết nào về nhân vật làm em thấy thú vị nhất?
+ Bối cảnh nào gợi ấn tượng hơn cả? Nêu cụ thể một sự vật, hiện tượng nổi bật trong bối cảnh đó.
- Bài học từ trang sách:
+ Cuốn sách gợi cho em bài học gì?
+ Bài học ấy có tác động như thế nào đến suy nghĩ, tình cảm của em?
- Trích dẫn từ trang sách:
+ Chọn một câu mà em cho là cần ghi nhớ trong cuốn sách đã đọc.
Bài tập 5. Xây dựng an-bum giới thiệu tác giả yêu thích
Hãy thử xây dựng một an-bum về tác giả cuốn sách mà em yêu thích. Trong an-bum cần có hình ảnh tác giả, tóm tắt tiểu sử, tên các tác phẩm tiêu biểu,... Hãy trình bày thật đẹp, sinh động, để người xem có thể “gặp gỡ tác giả” qua an-bum của em,
Bài tập 6. Tìm hiểu về một tác giả, tác phẩm
Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi:
Gió lạnh đầu mùa - Câu chuyện về tình người ấm áp
Câu chuyện bắt đầu bằng cái không khí của “mùa đông đột nhiên đến” với “gió bấc? với “cái lạnh ở đâu đến” và cả cảm giác “rét mướt” rất đặc trưng của mùa đông xứ Bắc. Nhưng rồi, giữa cái tiết trời mà cỏ cây, hoa lá đều như sắt lại vì rét” đó, ta cảm nhận được hơi ấm của tình người. Đầu tiên là cảnh gia đình đầm ấm. Hình ảnh mẹ, chị bên thúng quần áo rét trong ngôi nhà với cái hoả lò và ấm trà có gì thật quá đỗi thân thương. Dù trong không khí ấm cúng ấy vẫn có những kỉ niệm đau buồn về Duyên, đứa em gái bé trong gia đình đã mất từ năm lên bốn tuổi. Hình ảnh người mẹ “giơ lên một cái áo bông cánh đã cũ nhưng còn lành lặn? nói những lời đây trìu mến: “Đây là áo của cô Duyên đây” gợi lên một nỗi buôn thương sâu sắc. Nhưng chính tình yêu thương dành cho những đứa con của người mẹ là ngọn lửa sưởi ấm ngôi nhà. Chiếc áo bông cũ là một vật kỉ niệm ấp ủ trái tim người mẹ và cả gia đình. Cuộc sống không phải lúc nào cũng tràn trề hạnh phúc. Nhưng trong mất mát, tình yêu thương đã làm dịu bớt nỗi buôn đau. Chiếc áo bông cũ được mẹ nâng niu gìn giữ ấy, một lần nữa lại ủ ấm cho cô bé nghèo “co ro đứng bên cột quán, chỉ mặc có manh áo rách tả tơi, hở cả lưng và tay“ Hai chị em Lan và Sơn không đành lòng nhìn bé Hiên, người bạn nhỏ của mình run rẩy trong “gió lạnh đầu mùa“ “Với lòng ngây thơ của tuổi trẻ” - như nhà văn viết - nhưng có lẽ hơn thế là với trái tim giàu trắc ẩn, với tình cảm thiết tha như "nhớ thương đến em Duyên ngày trước" Sơn và Lan đã mang tấm áo bông cũ ấy đến ủ ấm cho Hiên.
Chiếc áo bông cũ gắn với kí ức còn nguyên về một đứa con đã mất của người mẹ, một đứa em ruột thịt của Lan và Sơn, giờ đây lại thành tấm áo của tình bạn thơ ngây mà thiết tha, ấm áp. Chiếc áo lại chở che, san sẻ hơi ấm cho những mảnh đời nghèo khó như của mẹ con bé Hiên. Giản dị và sâu lắng, “Gió lạnh đâu mùa” sưởi ấm trái tim chúng ta.
(Nhóm biên soạn)
1. Văn bản đã đưa em trở lại gặp gỡ tác giả nào?
2. Vấn đề chính được nêu ra bàn luận là gì? Phần nào của văn bản có vai trò nêu rõ vấn đề cần bàn luận?
3. Tìm những bằng chứng được dẫn ra để làm rõ cho câu văn mở đầu đoạn 2: “Đầu tiên là cảnh gia đình đầm ấm".
4. Câu văn “Giản đị và sâu lắng, “Gió lạnh đầu mùa” sưởi ấm trái tim chúng ta“ có vai trò gì trong văn bản?
Bài tập 7. Xác định hiện tượng đời sống trong cuốn sách (hoặc văn bản đã đọc)
Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi:
Những thành phố biển nghiêng nghiêng tháp Chàm
Từ Bắc vào Nam bạn sẽ đi qua một con đường khá đẹp, dài gần 20 cây số ven biển Nha Trang. Tôi đang muốn nhắc tới đường Phạm Văn Đồng. Con đường này được xây dựng để tăng cường lưu thông và giảm những vất vả trong việc di chuyển đường bộ từ Bắc vào Nam, từ đó sẽ góp phần tăng trưởng kinh tế của đất nước. Những ưu điểm của đường Phạm Văn Đồng thì không cần phải bàn đến, tôi cũng đang đi trên con đường đẹp đó. Nhưng... Trên con đường này có hai tụ điểm rác nổi bật: cảng cá Vĩnh Lương và một khu vực nữa ngay gần trung tâm thành phố. Rác nhiều đến nỗi du khách nước ngoài đã từng tổ chức chiến dịch nhặt rác vì nhìn bừa bãi quá họ không thể chịu nổi. Rác đến từ các tàu cá, trừ khoảng tháng 9 và 10 sóng cuốn rác ra xa ngoài khơi, còn tâm tháng 8 như bây giờ rác lại tấp đây vào bờ. Người dân ở đây dường như đã quen với việc đó rồi (lại là một sự quen tai hại) nên họ mặc kệ. Chính quyền thi thoảng vẫn vận động mọi người cùng dọn rác, song ít lâu sau đâu lại vào đấy. Vậy mới thấy rác cứ như thuỷ triều vậy, đến và đi như một hiện tượng tự nhiên có chu kì và con người phải bất lực. Trong hành trình của mình, tôi không sao quên được những người ngư dân chất phác. Dẫu biết hành động xả rác của họ là sai trái mà trong lòng vẫn thấy thương họ đến kì lạ. Tôi nghe người người than về cái chu kì thuỷ triêu rác thải, nhìn ra bên ngoài vẫn thấy vài cụ già rảnh rỗi nhặt nhạnh rác. Chợt nhớ về quãng đường qua khúc ruột miền Trung thổi rát gió Lào, nơi cũng có những người già lượm ve chai, nhặt rác làm sạch bãi biển rất đáng mến... Vì sự tiện lợi, túi ni lông phổ biến ở mọi cảng, tất nhiên cảng này chẳng nằm ngoài xu thế nhanh - tiện - gọn ấy. Các tàu đánh bắt cá thả túi ni lông như thả tờ rơi. Ấy nhưng tuyệt nhiên ở các cảng cá tôi qua, chẳng hề thấy một biển cấm. Xả rác ở cảng cũng được coi là chuyện bình thường thì bảo sao ngay trung tâm Nha Trang có cảnh du khách quốc tế phải đi nhặt rác vì... tức mắt quá.
(Lekima Hùng, trích Du kí xanh - Hành trình cứu biển, NXB Thanh niên, Hà Nội, 2019, tr. 86 - 87)
1. Hiện tượng đời sống được gợi ra từ văn bản trên là gì?
2. Hiện tượng đời sống này xảy ra ở đâu? Liên quan đến những ai?
3.Những câu văn, đoạn văn nào làm nổi bật hiện tượng đời sống đó?
4. Từ hiện tượng đời sống được nêu ra trong văn bản, em có liên hệ gì với những hiện tượng (vấn đề) đời sống của chính thành phố, làng quê nơi em đang sống?
Bài tập 8. Phiêu lưu cùng trang sách
Sau khi xem bộ phim chuyển thể từ một cuốn sách hoặc tác phẩm văn học (có liên quan đến các chủ đề đã học của Ngữ văn 6), em hãy cùng các bạn thảo luận để có thế tìm hiểu những điểm tương đồng và khác biệt về nội dung và hình thức của hai tác phẩm. Ghi chép lại những nội dung thảo luận của em và các bạn, tham khảo cách trình bày dưới đây: