B. Bài tập và hướng dẫn giải
Bởi tập 1. Đọc lại bài thơ Chuyện cổ tích về loài người (từ Mắt trẻ con sáng lắm đến Đường có từ ngày đó) trong SGK (tr. 40 - 41) và trả lời các câu hỏi:
1. Theo lời kế của nhà thơ, vì trẻ con, những sự vật, hiện tượng nào được sinh ra?
2. Nhà thơ đã sử dụng những biện pháp tụ từ nào để miêu tả vẻ đẹp của thiên nhiên? Những biện pháp tu từ đó có tác dụng gì?
3. Qua đoạn trích, nhà thơ muốn nhắn gửi tới trẻ con điều gi?
Bài tập 2. Đọc lợi bài thơ Những cánh buồm trong SGK (tr. 57 - 58) và trả lời các câu hỏi:
1. Tìm những dòng thơ miêu tả hình ảnh cha và con. Hình ảnh cha và con trong bài thơ khơi gợi trong em những suy nghĩ, cảm xúc gì?
2.Qua miêu tả của nhà thơ, khung cảnh cuộc dạo chơi của hai cha con hiện lên như thế nào?
3. Chỉ ra yếu tố tự sự và miêu tả trong bài thơ. Nhà thơ kết hợp sử dụng yếu tố tự sự, miêu tả nhằm mục đích gì?
4. Hình ảnh những cánh buồm trên biển buổi sớm mai sau trận mưa đêm có ý nghĩa gì?
5. Em hiếu như thế nào về dòng thơ Cha gộp lại mình trong tiếng ước mơ con?
6. Qua hai bài thơ Chuyện có tích về loài người và Những cánh buồm, hãy nêu nhận xét của em về tình cảm của cha dành cho con,
7. Xác định biện pháp tu từ được sử dụng trong những đòng thơ sau và nêu tác dụng của biện pháp tu từ ấy:
Cha mỉm cười xoa đầu con nhỏ
Theo cánh buồm đi mãi đến nơi xa
Sẽ có cây có cửa có nhà,
Vẫn là đất nước của ta,
Nhưng nơi đó cha chưa hề đi đến.
8. Từ nghe trong dòng thơ Nghe con bước lòng vui phơi phới có thể thay thế bằng từ khác được không? Hãy chỉ ra sự tinh tế của nhà thơ trong việc sử dụng từ nghe.
9. Tìm các từ láy trong đoạn thơ từ Hai cha con bước đi trên cát đến Nghe con bước lòng vui phơi phới và nêu tác dụng của những từ láy đó.
Bài tập 3. Đọc lại văn bản Bức tranh của em gái tôi trong SGK (tr. 48 - 51) và thực hiện các yêu cầu:
1. Em hãy kẻ bảng vào vở (theo mẫu dưới đây) và liệt kê một số chi tiết tiêu biểu được tác giả sử dụng để miêu tả nhân vật Kiều Phương:
2. Bức tranh Anh trai tôi của Kiều Phương đã khiến nhân vật “tôi” thay đổi như thế nào?
3. Hãy tìm và nêu tác dụng của những từ phức miêu tả diễ biến tâm trạng người anh khi xem bức chân dung của mình do em gái vẽ.
Bài tập 4. Đọc bài thơ Trường hoa của Ta- go và trả lời các câu hỏi nêu ở dưới:
Khi mây đông ù ù và mưa hè rào rào đổ xuống.
Gió đông thổi tới lững thững trên dải đất hoang thổi kèn trong rộng tre.
Khi ấy, từng bầy hoa không ai biết từ đâu chợt nảy sinh, đến nhảy múa say vui trên thảm cỏ.
Mẹ ạ, thực bụng con nghĩ rằng hoa đi học trong lòng đất.
Lớp của chúng kín cửa, và bông nào muốn ra sân chơi sớm thì thầy giáo bắt đứng một xó.
Mùa mưa tới là kì nghỉ hè của chúng.
Cành chen nhau trong rừng, lá xào xạc trong gió dại, sấm vỗ tay reo mừng, và những hoa con ùa ra với áo hồng, vàng hay trắng toát.
Mẹ có biết không, nhà chúng ở trên trời cùng với muôn sao.
Mẹ có thấy không, chúng hăm hở về trời biết bao? Mẹ có biết tại sao chúng vội và thế không?
Hẳn là con cũng đoán ngay được chúng giơ tay đón ai; chúng cũng có mẹ như con có vậy.
(Ta-go, Trăng non, Phạm Hồng Dung - Phạm Bích Thuỷ dịch trong Tuyển tập tác phẩm R. Ta-go, NXB Lao động, Hà Nội, 2004, tr. 639 - 640)
1. Nhan đề Trường hoa gợi cho em liên tưởng tới điều gì?
2. Đọc bài thơ, ta như đang được nghe những lời trò chuyện. Theo em, trong bài thơ, ai nói với ai và nói về chuyện gì?
3. Theo lí giải của em bé, vì sao hoa lại hăm hở về trời?
4. Theo em, có phải em bé chỉ định kể với mẹ câu chuyện của hoa không? Vì sao em nhận xét như vậy?
5.. Hãy tìm những dòng thơ kể về hoa trong bài thơ. Trong những dòng thơ đó, nhà thơ đã sử dụng những biện pháp tu từ gì? Nêu tác dụng của những biện pháp tu từ đó.
6. Qua hai bài thơ Mây và sóng và Trường hoa, em cảm nhận tình cảm nhà thơ Ta-go dành cho trẻ em như thế nào? Vì sao?
Bài tập 5. Đọc bài thơ Mái ấm ngôi nhà và trả lời các câu hỏi:
Nếu ngọn gió nào dẫn con đến phương trời xa thẳm
Con đừng quên lối về nhà
Nơi thung sâu khơi nguồn ngọn gió...
Nếu cánh chim nào chở cơn lên thăm mặt trời cháy đỏ
Con đừng quên lối về nhà
Nơi sớm chiều vẫn nhen ngọn lửa
Nếu vạt mây nào đưa con lên chơi với ngôi sao xanh biếc
Con đừng quên lối về nhà
Suối trong con tắm mình thuở bé...?
(Trương Hữu Lợi, Bởi hát con kiến, NXB Đồng Nai, TP. Hồ Chí Minh, 1998, tr. 60 - 61)
1. Bài thơ là lời nhắn nhủ của ai với ai?
2. Hãy tìm những dòng thơ nói về “nhà” trong bài thơ. Những dòng thơ này giúp em cảm nhận như thế nào về “nhà”?
3. Biện pháp tu từ nào được sử dụng trong bài thơ? Việc sử dụng biện pháp tu từ đó có tác dụng gì?
4.Những hình ảnh “phương trời xa thẳm” “mặt trời cháy đỏ” “ngôi sao xanh biếc” gợi cho em liên tưởng tới điều gì?
5. Lời nhắn nhủ trong bài thơ khơi gợi trong em những cảm xúc, suy nghĩ gì?
Bài tập 6. Đọc bài thơ Cái cầu của nhà thơ Phạm Tiến Duật và trả lời các câu hỏi:
Cha gửi cho con chiếc ảnh cái cầu
Cha vừa bắc xong qua dòng sông sâu;
Xe lửa sắp qua, thư cha nói thế,
Con cho mẹ xem - cho xem hơi lâu.
Những cái cầu ơi, yêu sao yêu ghé,
Nhện qua chum nước bắc cầu tơ nhỏ,
Con sáo sang sông bắc cầu ngọn gió,
Con kiến qua ngòi bắc cầu lá tre.
Yêu cái cầu vồng khi trời nổi gió
Bắc giữa trời cao, vệt xanh vệt đỏ,
Dưới gầm cầu vồng nhà máy mới xây
Trời sắp mưa khói trắng hơn mây.
Yêu cái cầu tre bắc qua sông máng
Mùa gặt con đi đón mẹ bên cầu;
Lúc hợp tác từng đoàn nặng gánh
Qua cầu tre, vàng cả dòng sâu
Yêu cái cầu treo lối sang bà ngoại
Như võng trên sông ru người qua lại,
Dưới cầu nhiều thuyền chở đá chở vôi;
Thuyền buồm đi ngược, thuyền thoi đi xuôi
Yêu hơn, cả cái cầu ao mẹ thường đãi đỗ
Là cái cầu này ảnh chụp xa xa;
Mẹ bảo: cầu Hàm Rồng sông Mở
Con cứ gọi cái cầu của cha.
(Phạm Tiến Duật, Vắng trăng quầng lửa - Thứ NX8 Văn học, Hà Nội, 1970, tr. 5 - 6)
1. Bài thơ kể về một câu chuyện. Đó là câu chuyện gì và người kể là ai?
2. Từ “cái cầu của cha” bạn nhỏ liên tưởng đến nhiều cây cầu khác. Hãy liệt kê và nêu hình dung của em về những cây cầu đó.
3. Biện pháp tu từ nào được sử dụng để biểu đạt tình cảm của bạn nhỏ dành cho những cáy cầu? Em hãy chỉ ra tác dụng của biện pháp tu từ đó.
4. Theo em, bạn nhỏ yêu nhất là cây cầu nào? Vì sao?
5. Tình cảm của bạn nhỏ đối với những cây cầu thể hiện điều gì?
6. Hình ảnh người cha và người mẹ xuất hiện trong bài thơ gợi cho em suy nghĩ và cảm xúc gì?