B. Bài tập và hướng dẫn giải

Bài tập 1. Đọc lại văn bản bài học đường đời đầu tiên trong SGK (tr. 12 - 18) và trả lời các câu hỏi:

1. Nhân vật trong truyện là những loài vật nào?

2. Tìm một số chi tiết Dế Mèn miêu tả, nhận xét về bản thân và Dế Choắt. Từ các chi tiết đó, em hãy khái quát về đặc điểm của nhân vật Dế Mèn.

3. Tóm tắt “câu chuyện ân hận đầu tiên” mà Dế Mèn “ghi nhớ suốt đời“

4. Em hãy đóng vai Dế Mèn, viết đoạn văn (khoảng 5 - 7 câu) về bài học đường đời đầu tiên mà nhân vật này đã rút ra được cho mình.

Bài tập 2. Đọc lại văn bản Bài học đường đời đầu tiên (từ Tôi đi đứng oai vệ đến sắp đứng đầu thiên họ rồi) trong SGK (tr. 13 - 14) và trả lời các câu hỏi:

1. Người kể chuyện trong đoạn trích là ai? Kể theo ngôi thứ mấy?

2. Liệt kê những hành động của nhân vật “tôi” trong đoạn trích. Những hành động ấy thể hiện đặc điểm gì ở nhân vật “tôi”?

3. Nhân vật "Tôi" có cảm thấy tự hào khi kể lại những hành động của mình không?

4. Nêu nhận xét, đánh giá của em về nhân vật “tôi” Em thích hoặc không thích điều gì ở nhân vật này? Vì sao?

5. Tìm từ láy trong các câu văn sau và đặt câu với mỗi từ láy đó:

a. Mỗi bước đi, tôi làm điệu dún dẩy các khoeo chân, rung lên rung xuống hai chiếc râu.

b. Bởi vì quanh quẩn, ai cũng quen thuộc mình cả.

c. Nhưng tôi lại tưởng thế là không đi dám ho he.

6. Em hãy kẻ bảng vào vở (theo mẫu dưới đây) và điền các từ in đậm trong đoạn văn sau vào cột phù hợp:

Tôi đã quát mấy chị Cào Cào ngụ ngoài đầu bà khiến mỗi lần thấy tôi đi qua, các chị phải núp khuôn mặt trái xoan dưới nhánh cỏ, chỉ dám đưa mắt lên nhìn trộm. Thỉnh thoảng, tôi ngứa chân đá một cái, ghẹo anh Gọng Vó lấm lắp vừa ngơ ngác dưới đầm lên. Tôi cảng tưởng tôi là tay ghê gớm, có thể sắp đứng đầu thiên hạ rồi.

Bài tập 3. Đọc lại văn bản Bài học đường đời đầu tiên (từ Tôi chui tọt ngay vào hang đến mon men bò lên) trong SGK (tr. 17 - 18) và trả lời các câu hỏi:

1. Câu văn nào là lời độc thoại của nhân vật “tôi”?

2. Nhân vật “tôi” đã làm gì khi chị Cốc lao vào mổ Dế Choắt? Hành động đó thể hiện đặc điểm nào của nhân vật?

3. Khi kể lại sự việc trong đoạn trích, nhân vật “tôi” đã có suy nghĩ và thái độ đánh giá như thế nào về bản thân?

4. Theo em, nhân vật “tôi” đã học hỏi được điều gì từ trải nghiệm của bản thân? Bài học ấy có ý nghĩa với em không? Vì sao?

5. Tìm và giải thích nghĩa của những từ láy trong các câu sau:

a. Đó là: không trông thấy tôi, nhưng chị Cốc đã trông thấy Dế Choắt đang loay hoay trong cửa hang.

b. Biết chị Cốc đi rồi, tôi mới mon men bò lên.

6. Tìm một câu văn có sử dụng biện pháp tu từ so sánh trong đoạn trích và nêu tác dụng của biện pháp tu từ đó.

Bài tập 4. Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi:

Mấy hôm sau, về tới quê nhà.

Cái hang bỏ hoang của tôi, cỏ và rêu xanh đã kín lối vào, Nhưng đằng cuối bãi, mẹ tôi vẫn mạnh khoẻ. Hai mẹ con gặp nhau, mừng quá, cứ vừa khóc vừa cười.

Tôi kể lại từ đầu chí cuối những ngày qua trong may rủi và thử thách mà bấy lâu tôi trải. Bắt đầu từ chuyện anh Dế Choắt khốn khổ bên hàng xóm.

Nghe xong, mẹ tôi ôm tôi vào lòng, y như người ôm ẵm khi mới sinh tôi và bảo rằng:

- Con ơi, mẹ mừng cho con đã qua nhiều nỗi hiểm nguy mà trở về. Nhưng mẹ mừng nhất là con đã rèn được tấm lòng chín chắn thật đáng làm trai. Bây giờ con muốn ở nhà mấy ngày với mẹ, rồi con đi du lịch xa mẹ cũng bằng lòng, mẹ không áy náy gì về con đâu. Thế là con của mẹ đã lớn rồi. Con đồ khôn lớn rồi. Mẹ chẳng phải lo gì nữa.

Mẹ tôi nói thế rồi chan hoà hàng nước mắt sung sướng và cảm động, Tôi nhìn ra cửa hang, nơi mới ngày nào còn trứng nước ở đây và cũng cảm thấy nay mình khôn lớn.

Tôi ở lại với mẹ:

- Mẹ kính yêu của con! Không bao giờ con quên được lời mẹ. Rồi mai đây con lên đường, con sẽ hết sức tu tỉnh được như mẹ mong ước cho con của mẹ.

(Tô Hoài, Dế Mèn phiêu lưu kí NXB Văn học, Hà Nội, 2006, tr. 41)

1. Đoạn trích được kể bằng lời của người kể chuyện ngôi thứ mấy? Em căn cứ vào yếu tố nào để xác định ngôi kể?

2. Đoạn trích trên nằm ở vị trí trước hay sau đoạn trích Bởi học đường đời đầu tiên? Những chi tiết nào giúp em nhận biết được điều đó?

3. Lời nói của mẹ Dế Mèn thể hiện những cảm xúc gì sau khi nghe con kể lại những thử thách đã trải qua?

4.. Điều gì khiến mẹ Dế Mèn thấy con đã lớn khôn và không còn phải lo lắng về con nữa?

5. Nêu cảm nhận về nhân vật Dế Mèn trong đoạn trích trên, Em hãy so sánh với Dế Mèn trong đoạn trích Bài học đường đời đầu tiên và cho biết sự khác biệt lớn nhất ở Dế Mèn trong hai đoạn trích này là gì.

6. Kẻ bảng vào vở (theo mẫu) và điền các từ in đậm trong đoạn trích sau vào ở phù hợp:

Nhưng đồng cuối bãi, mẹ tôi vẫn mạnh khoẻ. Hai mẹ con gặp nhau, mừng quá, cứ vừa khóc vừa cười. Tôi kể lại từ đầu chí cuối những ngày qua trong may rủi thử thách mà bấy lâu tôi trải. Bắt đầu từ chuyện anh Dế Choắt khốn khổ bên hàng xóm.

7. Giải thích nghĩa của các từ in đậm trong những câu sau:

a. Tôi nhìn ra cửa hang, nơi mới ngày nào còn trứng nước ở đây và cũng cảm thấy nay mình khôn lớn.

b. Rồi mai đây con lên đường, con sẽ hết sức tu tỉnh được như mẹ mong ước cho con của mẹ.

Bài tập 5. Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi:

Rồi sau khi đã rã chân lội bộ xuyên qua bao nhiêu là cát, đá và tuyết, cuối cùng hoàng tử bé cũng tìm thấy một con đường. Và mọi con đường đều dẫn về chỗ con người.

- Xin chào! - Cậu nói.

Đó là một khu vườn nở đáy hoa hồng.

- Xin chào! - Các bông hoa nói.

Hoàng tử bé nhìn chúng. Trông chúng rất giống với bông hoa của cậu.

- Các bạn là ai? - Cậu ngơ ngác hỏi chúng.

- Chúng tôi là hoa hồng - các bông hoa trả lời.

- A! - Hoàng tử bé thốt lên...

Và cậu cảm thấy buồn bỏ. Bông hoa của cậu đã nói rằng nó chỉ có duy nhất trong vũ trụ, Giờ trước mặt cậu là năm ngàn bông họa như nó, rất giống nhau, chỉ trong một khu vườn.

“Hẳn là bạn ấy sẽ rất lúng túng khi thấy cảnh này... - Hoàng tử bé nghĩ bụng - Bọn ấy sẽ ho khan và làm bộ muốn chết đi cho khỏi ngượng. Rồi mình sẽ phải tỏ vẻ

quan tâm ơn ủi bạn ấy, vì nếu không, có thể bạn ấy sẽ chết đi thật để khiến cho mình đau lòng...”

Rồi cậu tự nhủ: “Mình cứ tưởng là giàu có lắm với một bông hoa duy nhất trên đời, vậy mà chỉ có được một bông hoa tắm thường. Bạn ấy cùng với ba ngọn núi lửa chỉ cao tới đầu gối, mà một ngọn có khi đã tắt vĩnh viễn, chẳng thể giúp mình trở thành một hoàng tử lớn được...” Và nằm dài trên cỏ, cậu khóc.

(Ăng-toan đơ Xanh-tơ Ê-xu-pe-ri, Hoàng Tử bé, Nguyễn Tấn Đại dịch, NXB Hội Nhà văn, Hà Nội, 2005, tr. 66 - 67, Nguyễn Tấn Đại hiệu đính bản dịch, 2020)

1. Những câu văn nào thể hiện cảm giác ngạc nhiên của hoàng tử bé khi nhìn thấy cả một vườn hoa hồng?

2. Vì sao hoàng tử bé ngạc nhiên khi nhìn thấy khu vườn đầy hoa hồng?

3. Khi biết rằng có đến “năm ngàn bông hoa” chỉ trong một khu vườn, hoàng tử bé đã có những cảm xúc, suy nghĩ gì?

4. Sự việc được kể trong đoạn trích diễn ra trước hay sau cuộc gặp gỡ giữa hoàng tử bé và cáo? Căn cứ vào đâu em xác định được điều đó?

5. Đoạn trích giúp em hiểu thêm điều gì về "món quà bí mật” mà cáo tặng cho hoàng tử bé trong phần kết của văn bản Nếu cậu muốn có một người bạn... (SGK, tr. 24 - 25)?

6. Tìm và giải thích nghĩa của ba từ láy trong đoạn trích.

7. Đặt câu với các từ láy tìm được trong câu hỏi 6.

Bài tập 6. Đọc lại văn bản Nếu cậu muốn có một người bọn... (từ Vĩnh biệt - con cáo nói đến Minh có trách nhiệm với bông hồng của mình... - Hoàng tử bé lặp lại, để cho nhớ) trong SGK (tr. 24 - 25) và trả lời các câu hỏi:

1.. Nhân vật nào giữ vai trò chủ động trong cuộc đối thoại trên?

2. Bí mật cáo chia sẻ với hoàng tử bé là gì?

3.. Em hiểu “thấy rõ với trái tim” nghĩa là gì? Vì sao “mắt trần" lại không thể thấy được "điều cốt lõi”?

4. Tại sao việc hoàng tử bé dành thời gian cho bông hồng của cậu lại khiến bông hồng ấy trở nên quan trọng?

5.Những lời nói của cáo thể hiện đặc điểm gì ở nhân vật này?

6. Nhân vật cáo đã dạy cho hoàng tử bé những bài học rất sâu sắc về tình bạn. Hãy chia sẻ về một bài học có ý nghĩa mà em đã nhận được từ một bạn nào đó.

7. Chỉ ra từ ghép và từ láy trong câu sau

Bạn có trách nhiệm mãi mãi với những gì bạn đó cảm hóa

8. Vô trong vô hình là yếu tố thường đi trước một yếu tố khác, có nghĩa là “không, không có”. Hãy tìm một số từ có yếu tố vô được dùng theo cách như vậy và giải thích nghĩa của những từ đó.

Bài tập 7. Đọc lại văn bản Những người bạn (từ Ngay lần đầu gặp gỡ đến thường xuyên bị mắng) trong SGK (tr. 34 - 35) và trả lời các câu hỏi:

1. Đoạn trích được kể bằng lời của người kể chuyện ngôi thứ mấy?

2. Lai-ca đã rủ và “xúi” nhân vật “tôi” làm những gì?

3. Em hãy chọn phân tích một số chi tiết thể hiện đặc điểm của nhân vật Lai-ca.

4. Nhân vật “tôi” có thái độ thế nào với Lai-ca? Những chỉ tiết nào thể hiện thái độ đó?

5.Một đứa bạn như Lai-ca là một đứa bạn hấp dẫn. Em có đồng tình với suy nghĩ trên của nhân vật "tôi” không? Vì sao?

6. Tìm từ láy trong những câu sau:

a. Hắn còn lẻn vào phòng tắm đánh cắp cục xà phòng và hớn hở tha vào dưới gầm tủ.

b. Đó là một cục đen sì, nhớp nháp, đầy những vết rỗ và vết xước như vừa vớt ra từ một cuộc chiến.

c. Trong quãng thời gian ngắn ngủi ở nhà tôi, thằng Lai-ca cũng kịp bày cho tôi cái trò nhảy chồm chồm trong giờ ăn.

7.Giải thích nghĩa của từ in đậm trong câu văn sau và tìm những từ đồng nghĩa với từ đó:

Hắn hào hứng rủ tôi gặm, và khi thấy tôi nhăn mũi thị hắn tỉnh bơ gặm một mình cái món hôi rình đó.

Bài tập 8. Đọc lại văn bản Những người bạn (từ Một đứa bạn như Lai-ca đến thật là quý giá) trong SGK (tr. 35 - 37) và trả lời các câu hỏi:

1. Nhân vật “tôi” đánh giá Bi-nô là một cậu bạn như thế nào?

2.. Nhân vật “tôi” và Bi-nô đã cùng nhau trải nghiệm điều thú vị gì?

3.. Khi nghe mưa, nhân vật “tôi” đã có những cảm xúc, suy nghĩ gì?

4.. Tại sao nhân vật “tôi” cảm nhận khoảnh khắc ngắm mưa “thật là quý giá”?

5. Nhân vật Bê-tô đã nằm nghe tiếng mưa rơi trên mái tôn và cảm nhận khoảnh khắc đó thật là quý giá. Em hãy viết một đoạn văn (khoảng 5 - 7 câu) miêu tả một khoảnh khắc từng khiến em có được những cảm xúc tuyệt vời.

6. Trong đoạn trích có những từ láy mô phỏng âm thanh tiếng mưa như: rầm rầm, lộp độp. Hãy tìm thêm những từ láy khác cũng mô phỏng âm thanh tiếng mưa.

7. Chỉ ra và nêu tác dụng của biện pháp tu từ so sánh trong đoạn trích từ Những hạt mưa đến đè bẹp chúng tôi.