1. Làm sao tìm được đồ sính lễ phù hợp và đưa đến trước theo yêu cầu của Vua Hùng là thử thách đặt ra với Sơn Tinh và Thuỷ Tinh khi họ đến cầu hôn công chúa Mị Nương.

2. Sự băn khoăn của Vua Hùng và kế giải quyết tình trạng khó xử do vua đưa ra khẳng định một thực tế: Sơn Tinh và Thủy Tinh ngang sức ngang tài, mỗi người làm chủ một vùng không gian quan trọng trên địa bàn cư trú của cộng đồng người Việt, vi vậy, ai cũng xứng đáng làm rể vua.

3. Các món đồ sinh lễ buộc phải có gồm: Một trăm ván cơm nếp, một trăm nệp bánh chưng và voi chín ngà, gà chín cựa, ngựa chín hồng mao, mỗi thứ một đôi. Qua tên gọi của chúng, có thể thấy được phần nào phong tục và đời sống sinh hoạt của người Việt thuở xưa: coi trọng những sản phẩm được làm ra từ lúa, gạo (gần với nền sản xuất lúa nước); biết thuần dưỡng các loài chim, thú sinh sống trên địa bàn cư trú vốn nhiều rừng núi của mình như voi, ngựa, gà,...

4. Đoạn trích hai lần thuật lại lời nới của Vua Hùng. Lời nói lần thứ nhất được viết tách khỏi dòng văn, sau dấu hai chấm và một gạch ngang đánh dấu lời thoại.

Lời nói lần thứ hai được viết liền trong dòng văn, sau dấu hai chấm và được đặt trong ngoặc kép. Cả hai cách trình bày lời thoại này đều được sử dụng phổ biến trong các văn bản văn học hiện nay. Có khi, chúng đồng thời xuất hiện trong một văn bản.

5. Từ phán được dùng để chỉ định hành động nói của Vua Hùng với Sơn Tinh, Thuỷ Tình; từ tâu chỉ định hành động nói của hai vị thần hướng đến Vua Hùng. Nói chung, việc dùng các từ kể trên thường chỉ thích hợp khi muốn thuật kể về cuộc đối thoại giữa vua với bậc dưới của mình (trong bối cảnh câu chuyện, Sơn Tình, Thuỷ Tinh tuy là thần nhưng vẫn có thể được xem là bậc dưới, vì cả hai đều muốn làm con rể của Vua Hùng). Ở một số trường hợp khác, tuỳ định tu từ của người kể, người viết mà các từ phán, tâu có thể được sử dụng linh hoạt, không nhất thiết phải gắn với quan hệ vua — tôi.