1. Chi tiết “Giặc Ân nhiều lần xám lấn bờ cõi, nhờ phúc ấm Tiên vương ta đều đánh đuổi được” đã giúp ta biết được câu chuyện xảy ra vào thời kì các Vua Hùng dựng nước. Truyền thuyết Thánh Gióng cũng kề về thời kì này.

2. Đoạn trích cho biết một thứ thách được đặt ra trước những người con của Vua Hùng: tìm dáng lễ vật cúng Tiên vương có thế làm vừa ý vua cha để được truyền ngôi, Ý đồ sâu xa của Vua Hùng khi đặt ra thử thách ấy là làm sao xác định được người biết nối chí mình trước trọng trách dựng nước, giữ nước, đưa lại cảnh thái bình cho thiên hạ.

3. Sự việc được kể trong đoạn trích có ý nghĩa mấu chốt mà tất cả những diễn biến tiếp theo của câu chuyện đều xuất phát từ đó.

4. Thử thách đặt ra cho các lang (con trai vua) được kế trong đoạn trích gợi nhớ thử thách đặt ra cho người nào muốn làm con rể Vua Hùng trong truyện Sơn Tinh, Thuỷ Tinh. Qua điểm giống nhau này giữa hai truyện, có thể thấy truyền thuyết thường xây dựng những tình huống gay cấn đòi hỏi nhân vật phải thực sự bộc lộ tài trí, phẩm chất hơn người của mình. Người vượt qua nó sẽ trở thành anh hùng trong sự tôn vinh của cộng đồng.

5. Thánh Gióng (trong truyện Thánh Gióng), Sơn Tinh (trong truyện Sơn Tinh, Thuỷ Tinh) và Lang Liêu (trong truyện Bánh chưng, bánh giầy) đều được xem là những anh hùng trong cảm nhận và suy nghĩ của người Việt. Thánh Gióng sinh ra để đáp ứng yêu cầu chóng giặc ngoại xâm; Sơn Tinh xuất hiện để thực hiện công cuộc chế ngự, chính phục thiên nhiên; còn Lang Liêu có mắt với tư cách là người góp công tạo dựng nền văn hoá riêng, đặc sắc của cộng đồng người Việt thời xưa.

6. Những phát minh, sáng chế trong cuộc sống của một cộng đồng dân tộc có ý nghĩa vô cùng lớn. Chính chúng sẽ góp phần làm nên và định hình bản sắc của một dân tộc, giúp nó tồn tại mãi với thời gian.

7. Từ hậu được chú thích ở SGK (tr. 22) là chỉ sự đầy đặn, thường nói về lễ vật, ơn nghĩa, phúc đức,... Có thể nêu những từ chứa yếu tố hđu mang nghĩa này như: hậu ý (ý tốt), hậu đãi (tiếp đãi một cách chu đáo, đầy trân trọng), hậu vị (vị ngon),...

8. Từ nối có nghĩa là làm liền lại với nhau, chấp lại với nhau hay tiếp vào nhau làm cho liền mạch, liên tục. Từ cách giải thích này, có thể hiểu nối chí là tiếp tục duy trì ý chí, nguyện vọng của người ổi trước trong hành động.