1. Lạ là từ đơn có sẵn (ở câu thứ nhất) có thể khái quát được tính chất của toàn bộ sự việc, hiện tượng được kể trong đoạn trích.

2. Hiện có nhiều bản kể khác nhau về Thánh Gióng và giữa các bản có tự khác biệt nhất định về số lượng các chị tiết, sự việc, thậm chí về nội dung, diễn biến của một số sự việc được nói tới. Tuy vậy, hầu như mọi bản kế đều nhấn mạnh việc lớn nhanh đáng kinh ngạc của Thánh Gióng. Điều này cho thấy đây là chí tiết, sự việc quan trọng, không chỉ nói được vé đặc điểm phi thường của mẫu hành nhân vặt anh hùng trong truyền thuyết nói chung, mà còn phản ánh được tình thế buộc phải có kết với nhau và lớn mạnh nhanh chóng của cộng đồng người Việt trước nạn ngoại xâm. Bên cạnh đó, chỉ tiết, sự việc này cũng tỏ rõ Thánh Gióng là người anh hùng của nhân dân, lớn lên trong lòng dân và được dàn hết lòng ủng hộ.

3. Một số câu thơ có nội dung bày tỏ sự ngưỡng mộ đối với việc lớn nhanh kì diệu của Thánh Gióng:

- Bảy nong cơm, ba nong cà

Uống một hơi nước cạn đà khúc sông.

(Vè cổ, theo Cao Huy Đănh)

-  Thần vương nghe biết khúc nhôi,

Tức thì vươn dài dư mười trượng cao.

Con mắt sáng vẻ như sao,

Lưu tInh chấp chới tót vào đẩu tinh.

(Khuyết danh, Thiên Nam ngữ lục)

- Đón ngựa xong, thần tướng

Ăn liền ba vạc cơm

Vươn vai lớn mười trượng

Bóng che trùm cả thôn.

(Huy Cận, Phù Đổng Thiên Vương)

- Ôi sức trẻ! Xưa trai Phù Đồng

Vươn vai, lớn bổng đậy nghìn cân,

(Tố Hữu, Theo chân Bác)

 

4. Câu có thể được xem là then chốt trong đoạn trích: “Càng lạ hơn nữa, sau hôm gặp sứ giả, chú bé lớn nhanh như thổi.” Tất cả các câu khác đều triển khai nội dung được nói trong câu này.

5. Hai câu có sự khác biệt lớn về nghĩa, dù chỉ khác nhau ở mấy từ và vị trí xếp đặt của chúng, Câu “Cơm ăn không đủ no” nói về tình trạng thiếu cơm, nghèo túng

còn câu “Cơm ăn mấy cũng không no” nói về sức ăn, khả năng ăn khác thường.