1. Tâm trạng của hai chị em Sơn khi về nhà được thể hiện qua các từ ngữ: "lo lắng dắt nhau lên về nhà”, "Lan dắt tay Sơn khép nép” bước vào nhà, hai chị em “ngạc nhiên đứng sững ra” khi thấy mẹ coa Hiên trong nhà mình,

2. Lần đầu, mẹ Sơn “nghiêm nghị” nói với hai con. Sau đó, mẹ Sơn “vẫy hai con lại gần” “âu yếm ôm vào lòng" và nói. Với các con, thái độ của mẹ Sơn vừa nghiêm khắc vừa ấm áp, yêu thương.

3. Khi về đến nhà, Sơn "sợ hải, cúi đầu lặng im, nép vào sau lưng chị” vì Sơn đã biết lỗi của mình và sợ bị mẹ mắng. Có lẽ lúc đó Sơn mới hiểu rằng mẹ rất quý chiếc áo bòng cũ ấy.

4.. Mẹ Hiên sang nhà Sơn để trả lại chiếc áo bông mà Sơn đã cho Hiên, Mẹ Hiên dù rất nghèo và thương con nhưng không lợi dụng lòng tốt thơ ngây của trẻ nhỏ. Hành động này cho ta cảm nhận được cách cư xử đúng đắn và giàu lòng tự trọng của một người mẹ nghèo.

5. Mẹ của Sơn đã cho mẹ Hiên vay năm hào để mua áo rét cho con như một cách giúp đỡ chân tình. Mẹ Sơn là người phụ nữ nhân hậu, tốt bụng.

6. Em có thể hình dung các sự việc có thế xảy ra nếu mẹ Hiên không sang nhà Sơn để trả lại chiếc áo bông cũ.

Gợi ý: Có thể mẹ Sơn sẽ phân tích cho hại con hiểu về ý nghĩa của chiếc áo bông cũ với gia đình, hoặc mẹ Sơn sẽ cùng hai con mang sang nhà Hiên một chiếc áo ấm khác.

7. Em có thể đồng tình hoặc không đồng tình với cách kết thúc truyện của tác giả. Nhưng em cần lí giải được quan điểm của mình.

Gợi ý: Truyện kết thúc với hình ảnh người mẹ ôm con vào lòng và ngợi khen tấm lòng nhân hậu của các con “Hai con tôi quý quá". Đây là một kết thúc truyện hợp lí, trọn vẹn, giàu chất thơ, truyền đi thông điệp về tình người ấm áp.

8. Đáp án B.

9. Em tìm một cụm tính từ trong đoạn trích. Với trung tâm của cụm tính từ đó, tạo ra ba cụm tính từ khác.

Gợi ý: khổ lắm, quý quá. Các cụm tình từ khác có thể tạo ra là: rất khổ, khó vô cùng, khổ quá,...