1. HS tự làm.
2. Gióc-ba chưa từng phủ nhận khi hải âu (Lắc-kí) tự nhận mình là một con mèo. vì Gióc-ba cảm thấy vui sướng khi Lắc-ki muốn được giống như đàn mèo đã chăm sóc, nuôi nấng, che chở, yêu thương mình. Điều đó chứng tỏ con hải âu nhỏ đã gắn bó, yêu quý và tự hào về Gióc-ba và đàn mèo,
3. Gióc-ba và đàn mèo đã bảo vệ Lắc-ki từ khi chào đời; chăm sóc, yêu thương Lắc-kí vô điều kiện; hết lòng vì "hạnh phúc” của Lác-kí;....
4. Lắc-ki là con hải âu "thực sự may mắn” vì đủ rất khác biệt nhưng văn được Gióc-ba và đàn mèo chấp nhận, bảo vệ, yêu thương.
5. Em có thể lựa chọn đồng tình hoặc không đồng tình với suy nghĩ của Gióc-ba. Khi lí giải ý kiến của mình, em cần lưu ý sự khác nhau giữa việc yêu thương ai đó giống mình (dễ dàng) và yêu thương ai đó khác biệt với mình (khó khăn).
6.
-Hai cụm danh từ trong hai câu là: một con hỏi âu, một con hải âu xinh đẹp.
- Gợi ý: Gióc-ba muốn giảng giải, nhấn mạnh với Lắc-ki một sự thật Lắc-ki không phải là mèo như chú nghĩ. Lắc-ki là một con hải âu, hơn nữa là một con hải âu rất xinh đẹp, Điều đó thật đáng tự hào và Lắc-ki phải sống cuộc đời của một con hải âu.
7. a. Cụm động từ: đã bảo vệ con từ khoảnh khắc con mổ vỡ lớp vỏ trừng ra đời.
- Trung tâm của cụm động từ: bảo vệ.
- Phần phụ trước: đã, chỉ quan hệ về thời gian, biểu hiện sự nhấn mạnh.
- Phần phụ sau: con, từ khoảnh khác con mổ vỡ lớp vỏ trứng ra đời, chỉ đối tượng và thời gian của hành động bảo vệ.
b. Cụm động từ: yêu con như yêu một con hải âu.
- Trung tâm của cụm động từ: yêu.
- Phần phụ sau: cơn, như yêu một con hỏi âu, chỉ đối tượng và sự so sánh của hành động yêu.
c. Cụm động từ: cảm thấy con cũng yêu chúng ta như vậy.
- Trung tâm của cụm động từ: cảm thấy.
- Phần phụ sau: con cũng yêu chúng ta như vậy, chỉ nội dung của hành động cảm thấy.