1. Để thực hiện bài tập này, em căn cứ vào hình thức xuất hiện của người kể chuyện: Người kể chuyện xưng “tôi” và kể về những gì mình trực tiếp chứng kiến, tham gia hay “giấu mình”, không tham gia vào câu chuyện.

2. Em đọc kĩ văn bản và chỉ ra những việc Lai-ca đã rủ và “xúi” nhân vật “tôi” làm. Chú ý các chỉ tiết sau: hẳn đã vội giục tôi nhàn chiếc đép của mẹ chị Ni; hắn còn lên vào phòng tắm đánh cắp cục xà phòng và hớn hở tha vào dưới gâm tủ; hẳn hào hứng rủ tôi gặm...; thằng Lai-ca cũng kịp bày cho tôi cái trò nhảy chồm chồm trong giờ ăn.

3. Em trả lời câu hỏi này dựa trên các chỉ tiết đã tìm được khi trả lời câu hỏi số 2.

Gợi ý: Những hành động của Lai-ca cho thấy đây là một chú chó rất tinh nghịch, hiểu động.

4. Để nhận xét về thái độ của “tôi” với Lai-ca, em cần căn cứ vào thái độ của “tôi” khi mới gặp Lai-ca, việc tham gia vào các trò nghịch ngợm của Lai-ca và lời đánh giá trực tiếp của “tôi” về người bạn mới, Lai-ca.

Gợi ý:

- Ngay lần đầu gặp gỡ, “tôi” và thằng Lai-ca đã sung sướng nhìn nhau như thể nhìn vào gương.

- *“Tôi” và Lai-ca hào hứng thi nhau gặm đồ vật.

- “Tôi” đánh giá Lai-ca là một đứa bạn hấp dẫn.

5. Em có thể đồng tình hoặc không đồng tình với suy nghĩ của nhân vật “tôi” trong đoạn trích. Nhưng em cần lí giải được quan điểm của mình.

Gợi ý: Em đồng tình với suy nghĩ của nhân vật “tôi” vì Lai-ca và “tôi” rất giống nhau (hai đứa tôi giống nhau quá sức) và một người bạn tinh nghịch, hiếu động thường mang đến cho ta nhiều điều bất ngờ, thú vị,...

6. Đọc các câu và tìm từ láy.

Gợi ý: hớn hở, nhớp nháp, ngắn ngủi, chôm chồm.

7. Em có thể tra từ điển hoặc căn cứ vào các từ ngữ đứng trước và sau từ tỉnh bơ để giải nghĩa từ.

Gợi ý:

Tỉnh bơ: tô ra như hoàn toàn không có gì xảy ra trước việc lẽ ra phải chú ý, phải có phản ứng.

Các từ đồng nghĩa: tỉnh khô, tỉnh queo, phớt lờ,...