BÀI 5. NHÂN GIỐNG VÔ TÍNH CÂY TRỒNG

Câu 1. Đánh dấu v vào ô  trước các hình thức nhân giống vô tính ở cây trồng.

1. Nhân giống khoai lang bằng dây.

2. Nhân giống khoai tây bằng củ. 

3. Nhân giống ngô bằng hạt.

4. Nhân giống xoài bằng phương pháp ghép.

5. Nhân giống hoa cúc bằng giâm cành.

6. Nhân giống mía bằng đoạn thân.

7. Nhân giống hoa lan bằng nuôi cấy mô tế bào.

 Đáp án: 1, 2, 4, 5, 6, 7.

Câu 2. Các cây con được tạo ra bằng hình thức nhân giống vô tính có đặc điểm nào sau đây?

A. Mang các đặc điểm tốt hơn cây mẹ.

B. Mang các đặc điểm giống với cây mẹ.

C. Mang các đặc điểm không tốt bằng cây mẹ.

D. Mang một nửa đặc điểm của bố và một nửa đặc điểm của mẹ.

 Đáp án: B. Mang các đặc điểm giống với cây mẹ.

Câu 3. Nhân giống vô tính thường không áp dụng cho đối tượng cây trồng nào sau đây?

A. Cây ăn quả như táo, xoài, bưởi.

B. Cây hoa như hoa hồng, hoa lan, hoa cúc.

C. Cây lấy hạt như lúa, ngô, lạc (đậu phộng).

D. Cây lấy gỗ như cây keo, bạch đàn.

 Đáp án: C. Cây lấy hạt như lúa, ngô, lạc (đậu phộng).

Câu 4. Trong hình thức nhân giống vô tính, cây con có thể được hình thành từ những bộ phận nào của cơ thể mẹ?

A. Rễ, cành, lá, hoa.

B. Thân, lá, hoa, quả.

C. Lá, thân, cành, rễ.

D. Thân, cành, quả, hạt.

Đáp án: C. Lá, thân, cành, rễ.

Câu 5. Nối phương pháp nhân giống ở cột A với mô tả ở cột B cho phù hợp. 

AB
1. Giám cành a) Dùng một cành của một cây (cành ghép) ghép vào một cây khác (gốc ghép), sau đó bó lại. Chất dinh dưỡng sẽ đi trực tiếp từ gốc ghép sang cành ghép giúp cho cành ghép tiếp tục phát triển.
2. Ghép   b) Cắt một đoạn cành bánh tẻ dài khoảng 10 cm – 20 cm, nhúng phần gốc vào dung dịch kích thích ra rễ, sau đó cắm xuống đất ẩm cho cành ra rễ và phát triển thành cây mới.
 3. Chiết cànhc) Chọn cành khoẻ mạnh trên cây mẹ. Lấy dao tách một đoạn vỏ, sau đó dùng thuốc kích thích ra rễ và hỗn hợp đất thích hợp bỏ vào đoạn cành vừa tách vỏ. Sau một thời gian, khi đoạn cành được bó đất đã mọc rễ thì cắt khỏi cây mẹ rồi đem trồng. 

Đáp án:

1 - b

2 - a

3 - c

Câu 6. Trong quy trình nhân giống cây trồng bằng phương pháp giâm cành, thứ tự đúng của các bước là

A. Chọn cành giâm → Cắt cành giâm → Xử lí cành giâm→ Cắm cành giâm → Chăm sóc cành giâm.

B. Cắt cành giâm → Chọn cành giâm → Xử lí cành giâm → Cắm cành giâm →>> → Chăm sóc cành giâm.

C. Chọn cành giâm → Xử lí cành giâm → Cắt cành giâm → Cắm cành giâm → Chăm sóc cành giâm.

D. Cắt cành giâm → Chọn cành giâm → Cắm cành giâm → Xử lí cành giâm → Chăm sóc cành giâm. 

Đáp án: A. Chọn cành giâm → Cắt cành giâm → Xử lí cành giâm→ Cắm cành giâm → Chăm sóc cành giâm.

Câu 7. Tiêu chuẩn chọn cành giâm là

A. cành non, khoẻ mạnh; không bị sâu, bệnh.

B. cành già, khoẻ mạnh; không bị sâu, bệnh.

C. cành bánh tẻ, khoẻ mạnh; không bị sâu, bệnh.

D. cành non hoặc bánh tẻ, khoẻ mạnh; không bị sâu, bệnh.

Đáp án: C. cành bánh tẻ, khoẻ mạnh; không bị sâu, bệnh.

Câu 8. Trong kĩ thuật giâm cành, việc cắt bớt phiến lá của cành giâm nhằm mục đích gì?

A. Giúp cây tăng khả năng quang hợp.

B. Kích thích cành giâm hình thành lá mới.

C. Kích thích cành giâm nhanh ra rễ.

D. Giảm sự thoát hơi nước của cành giâm

Đáp án: D. Giảm sự thoát hơi nước của cành giâm