Câu 1. Thành phần rắn của đất trống có vai trò nào sau đây?

A. Cung cấp chất dinh dưỡng cần thiết cho cây trồng.

B. Cung cấp nước cho cây trồng.

C. Cung cấp khí oxygen cho cây trồng.

D. Cung cấp khí carbon dioxide cho cây trồng.

 Đáp án: A. Cung cấp chất dinh dưỡng cần thiết cho cây trồng.

Câu 2. Thành phần lòng của đất có vai trò

A. giúp cho cây trồng đứng vững.

B. hoà tan các chất dinh dưỡng giúp cây dễ hấp thụ.

C. cung cấp khí carbon dioxide cho cây trồng.

D. cung cấp chất dinh dưỡng cho cây trồng.

 Đáp án: B. hoà tan các chất dinh dưỡng giúp cây dễ hấp thụ.

Câu 3. Thành phần khi của đất có vai trò nào sau đây?

A. Hoà tan các chất dinh dưỡng giúp cây dễ hấp thụ.

B. Cung cấp khí oxygen cho cây trồng.

C. Cung cấp khí nitrogen cho cây trồng.

D. Cung cấp khí carbon dioxide cho cây trồng. 

Đáp án: B. Cung cấp khí oxygen cho cây trồng.

 Câu 4. Đánh dấu v vào ô  trước những nội dung đúng về vai trò của đất trồng.

1. Giúp cây trồng đứng vững.

2. Cung cấp chất dinh dưỡng cho cây trồng.

3. Cung cấp khí nitrogen cho cây trồng.

4. Cung cấp nước cho cây trồng.

5. Cung cấp khí oxygen cho cây trồng. 

6. Cung cấp khí carbon dioxide cho cây trồng.

Đáp án: 1, 2 4, 5.

Câu 5. Làm đất trồng cây nhằm mục đích gì? Đánh dấu v vào ô trước các y trả lời đúng.

1. Làm tăng bề dày lớp đất trồng.

2. Chôn vùi cỏ dại. 

3. San phẳng mặt ruộng.

4.Thuận lợi cho việc chăm sóc.

5. Bổ sung chất dinh dưỡng cho cây trồng.

6. Làm cho đất tơi xốp

Đáp án: 1, 2, 3, 4, 5,.

Câu 6. Trong các phương án dưới đây, đâu là thứ tự đúng khi làm đất trồng cây?.. 

A. Cày đất → Bừa hoặc đập nhỏ đất → Lên luống.

B. Cày đất → Lên luống → Bừa hoặc đập nhỏ đất.

C. Bừa hoặc đập nhỏ đất — Cày đất — Lên luống.

D. Lên luống → Cày đất → Bừa hoặc đập nhỏ đất.

Đáp án: A. Cày đất → Bừa hoặc đập nhỏ đất → Lên luống.

Câu 7. Nổi tên của công việc làm đất ở cột A với vai trò ở cột B cho phù hợp.

AB
1. Cày đất a) Làm nhỏ đất
b) Thuận lợi cho việc chăm sóc 
 c) Chống ngập úng 
2. BỪa đấtd) Làm tăng bề dày lớp đất trồng 
e) San phẳng mặt ruộng
g) Làm cho đất tơi xốp và thoáng khí 
3. Lên luốngh) Chôn vùi cỏ dại 

Đáp án:

1 - d, h, g

2 -  a, e

3 -  b, c, d

Câu 8. Mô tả quy trình làm đất để trồng một loại cây mà em biết.

Đáp án: gợi ý: 

  • Chuẩn bị: Đất trồng có độ pH ở mức trung tính, tơi xốp, giàu chất hữu cơ, thoát nước tốt, không chứa mầm sâu bệnh. Phân bón như phân hữu cơ, phần chuồng ủ.
  • Thực hiện: Bạn đem tất cả những nguyên liệu đã chuẩn bị bên trên trộn đều với nhau và tiến hành trồng hoa. Hoặc sau khi trồng hoa xuống đất, bạn dải phân xung quanh rìa đất rồi lấp đất lại.

Câu 9. Điền tên các công việc làm 

Đáp án:

a) Cày đát bằng trâu.

b) Bừa đất bằng trâu.

c) Lên luống bằng cuốc.

d) Cày đất bằng máy.

e) Bừa đất bằng máy.

g) Lên luống bằng máy.

Câu 10. Bón phân lót cho cây trồng được thực hiện vào thời điểm nào sau đây?

A. Bón trước khi trồng cây.

B. Bón trước khi thu hoạch.

C. Bón sau khi cây ra hoa.

D. Bón sau khi cây đậu quả.

 

Đáp án: A. Bón trước khi trồng cây.

Câu 11. Loại phân nào sau đây thường được dùng để bón lót?

A. Phân đạm.

B. Phân hữu cơ. 

D. Phân bón lá.

C. Phân kali.

Đáp án: B. Phân hữu cơ. 

Câu 12. Bón phân lót cho cây trồng có ý nghĩa gì?

A. Ức chế cỏ dại.

B. Bổ sung dinh dưỡng cho cây vào thời kì ra hoa. 

C. Chuẩn bị sẵn “thức ăn” cho cây.

D. Bổ sung dinh dưỡng cho cây vào thời kì đậu quả.

Đáp án: C. Chuẩn bị sẵn “thức ăn” cho cây.

Câu 13. Cách bón phân nào sau đây không được dùng để bón phân lót cho cây trồng?

A. Rắc đều phân lên mặt ruộng.

B. Bón phân theo hàng.

C. Bón phân theo hố trồng cây.

D. Pha loãng với nước rồi tưới vào gốc cây.

Đáp án: D. Pha loãng với nước rồi tưới vào gốc cây.

Câu 14. Nêu cách bón phân lót cho cây trồng đang được áp dụng ở gia đình, địa phương em theo mẫu bảng sau: 

Đáp án: Theo thực tế mỗi gia đình, địa phương.

Câu 15. Kể tên các dụng cụ, máy móc làm đất trồng cây đang được sử dụng ở gia đình, địa phương em theo mẫu bảng sau:

Đáp án: Theo thực tế mỗi gia đình, địa phương.