Mở đầu
Nhúng tay trái vào bình nước lạnh, tay phải vào bình nước ấm rồi rút hai tay ra, cùng nhúng vào bình đựng nước nguội thì các bàn tay có cảm giác nóng, lạnh như thế nào? Từ đó rút ra kết luận về cảm giác nóng, lạnh của tay
Trả lời:
Khi nhúng tay trái vào bình nước lạnh, tay phải vào bình nước ấm rồi rút hai tay ra thì tay trái có cảm giác lạnh và tay phải có cảm giác nóng. Nhưng khi rút hai tay ra, cùng nhúng vào bình đựng nước nguội thì tay trái có cảm giác nóng, còn tay phải có cảm giác lạnh.
Kết luận: Cảm giác của tay không thể xác định được chính xác độ nóng lạnh của một vật mà ta sờ vào nó hay tiếp xúc với nó.
B. Bài tập và hướng dẫn giải
I. Đo nhiệt độ
1. Nêu một tình huống cho thấy sự cần thiết của việc ước lượng nhiệt độ trong đời sống.
2. Nhìn hơi nước bốc lên từ cốc nước, em có thể ước lượng nhiệt độ của nước trong cốc được không? Việc ước lượng này có ích lợi gì?
3. Trong các nhiệt độ sau: 0$^{\circ}$C; 5$^{\circ}$C; 36,5$^{\circ}$C; 323$^{\circ}$C, hãy chọn nhiệt độ thích hợp cho mỗi hiện tượng, quá trình trong hình 8.2
II. Dụng cụ đo nhiệt độ
1. Sự nở vì nhiệt của chất lỏng
Thí nghiệm Hình 8.4 cho thấy chất lỏng nở ra khi nóng lên, nhiệt độ càng cao thì chất lỏng nở ra càng nhiều. Hiện tượng nở vì nhiệt của chất lỏng được dùng làm cơ sở chế tạo các dụng cụ đo nhiệt độ.
2. Các loại nhiệt kế
Dụng cụ đo nhiệt độ được gọi là nhiệt kế.
Tùy theo mục đích sử dụng và giới hạn nhiệt muốn đo, người ta chế tạo nhiều loại nhiệt kế khác nhau (Hình 8.5)
III. Sử dụng nhiệt kế y tế
Chỉ ra các theo tác sai khi dùng nhiệt kế trong các tình huống dưới đây:
a) Vẩy mạnh nhiệt kế trước khi đo.
b) Sau khi lấy nhiệt kế ra khỏi môi trường cần đo phải đợi một lúc sau mới đọc kết quả đo
c) Dùng tay nắm chặt bầu nhiệt kế.