Dưới đây là mẫu giáo án VNEN Khoa học tự nhiên 8 bài 8: Bazơ. Bài học nằm trong chương trình Khoa học tự nhiên 8. Bài mẫu có: văn bản text, file word đính kèm. Có hình ảnh để người đọc xem trước. Nếu cảm thấy phù hợp, thầy cô có thể tải về..

Tuần: Ngày soạn: Ngày dạy: Tiết: Bài 8: BAZƠ I. Mục tiêu Sau khi học xong, HS có thể: 1. Kiến thức  Nêu được khái niệm chung về bazơ, cách gọi tên của bazơ.  Nêu được tính chất hóa học chung của bazơ; tính chất hóa học riêng của bazơ tan (kiềm); tính chất riêng của bazơ không tan trong nước.  Nêu được tính chất, ứng dụng của NaOH và Ca(OH)2; phương pháp sản xuất NaOH từ muối.  Nêu được thang pH và ý nghĩa giá trị pH của dung dịch.  Viết PTHH minh họa tính chất hóa học của bazơ. 2. Kĩ năng  Tra bảng tính tan để biết một bazơ cụ thể thuộc loại kiềm hoặc bazơ không tan.  Nhận biết môi trường dung dịch bằng chất chỉ thị màu (giấy quỳ tím hoặc dung dịch phenolphtalein); nhận biết được dung dịch NaOH và dung dịch Ca(OH)2.  Tìm khối lượng hoặc thể tích của dung dịch NaOH và Ca(OH)2 tham gia phản ứng. 3. Thái độ  Học sinh có hứng thú có, có tinh thần say mê học tập.  Tích cực tự lực phát hiện và thu nhận kiến thức. 4. Định hướng phát triển năng lực, phẩm chất  Năng lực chung: Năng lực tự học; Năng lực giải quyết vấn đề; Năng lực sáng tạo; Năng lực tự quản lý; Năng lực giao tiếp; Năng lực hợp tác; Năng lực sử dụng công nghệ thông tin và truyền thông;  Năng lực chuyên biệt: Năng lực sử dụng ngôn ngữ hoá học; Năng lực thực hành hoá học; Năng lực tính toán hóa học; Năng lực giải quyết vấn đề thông qua môn hoá học; Năng lực vận dụng kiến thức hoá học vào cuộc sống.  Phẩm chất: Nhân ái, khoan dung; Trung thực, tự trọng, chí công vô tư; Tự lập, tự tin, tự chủ và có tinh thần vượt khó; Có trách nhiệm với bản thân, cộng đồng, đất nước, nhân loại và môi trường tự nhiên. II. Chuẩn bị của GV - HS 1. GV  KHGD  Máy chiếu, PHT  Hóa chất: dd NaOH hoặc Ba(OH)2, Cu(OH)2  Dụng cụ: đế sứ, ống nghiệm, cốc TT, quỳ tím, đũa TT 2. HS  Nghiên cứu trước nội dung bài học (GV giao cụ thể sau mỗi tiết học). III. Phương pháp – kỹ thuật dạy học 1. Phương pháp  PP dạy học nhóm,  PP giải quyết vấn đề;  PP thuyết trình,  PP thực hành thí nghiệm. 2. Kỹ thuật:  Kỹ thuật giao nhiệm vụ,  KT đặt câu hỏi,  Kỹ thuật động não, IV. Tiến trình lên lớp 1. Ổn định lớp (1p) 2. Kiểm tra bài cũ (Không) 3. Bài mới Hoạt động của GV – HS Nội dung cần đạt A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG 1. Phương pháp: dạy học nhóm, PP thuyết trình, nêu và giải quyết vấn đề. 2. Kĩ thuật: giao nhiệm vụ, kĩ thuật phòng tranh. 3. Năng lực: Năng lực tự quản lý; Năng lực giao tiếp; Năng lực hợp tác. GV: Yêu cầu HS hoạt động nhóm hoàn thành bảng trong SHD trang 59. HS: Thảo luận nhóm trả lời các câu hỏi. Đại diện nhóm trình bày câu trả lời. GV: Quan sát, nhận xét kết quả của các nhóm và tạo tình huống: bazơ là gì? A. Hoạt động khởi động Bảng: STT CTHH của axit Số nguyên tử kim loại trong phân tử bazơ Số nhóm -OH trong phân tử bazơ 1 NaOH 1 1 2 Ca(OH)2 1 2 3 Al(OH)3 1 3 4 Ba(OH)2 1 2 B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC 1. Phương pháp: PP dạy học nhóm; PP giải quyết vấn đề, PP thuyết trình. 2. Kĩ thuật: KT giao nhiệm vụ; KT đặt câu hỏi; KT động não; 3. Năng lực: Năng lực tự học; Năng lực sáng tạo; Năng lực tự quản lý; Năng lực giao tiếp; Năng lực hợp tác; Năng lực sử dụng ngôn ngữ hoá học; Năng lực thực hành hoá học; Năng lực giải quyết vấn đề thông qua môn hoá học; Năng lực vận dụng kiến thức hoá học vào cuộc sống. 4. Phẩm chất: Trung thực, tự trọng, chí công vô tư; Tự lập, tự tin, tự chủ và có tinh thần vượt khó. GV: Yêu cầu HS hoạt động cặp đôi, hoàn thành khái niệm. + Viết CTHH chung của bazơ và giải thích các kí hiệu trong CT HS: Thảo luận nhóm trả lời các câu hỏi. + Đại diện nhóm trình bày câu trả lời. Các nhóm khác nhận xét và bổ sung. GV: Nhận xét và kết luận. GV: Yêu cầu HS hoạt động cá nhân nghiên cứu thông tin, các bazơ được chia thành những loại nào? + Nêu cách gọi tên bazơ. HS: Nghiên cứu và trả lời câu hỏi GV: Nhận xét và kết luận. I. KHÁI NIỆM, PHÂN LOẠI, GỌI TÊN 1. Khái niệm + Bazơ là những hợp chất mà phân tử gồm có một nguyên tử kim loại liên kết với một hay nhiều nhóm hiđroxit + CTHH chung: M(OH)n M: KHHH của kim loại N: hóa trị của KL 2. Phân loại + Bazơ tan trong nước: NaOH, Ca(OH)2….. + Bazơ không tan trong nước: Cu(OH)2, Al(OH)3… * Gọi tên bazơ: Tên KL (kèm hóa trị nếu kim loại có nhiều hóa tri) + hiđroxit VD: KOH: Kali hiđroxit Fe(OH)3: sắt (III) hiđroxit GV: Yêu cầu HS hoạt động nhóm: + Thực hiện thí nghiệm và ghi kết quả vào bảng trang 60 + Hoàn thành câu hỏi trong SHD trang 61 + Nêu tính chất hóa học chung của bazơ, mỗi tính chất viết 1 PƯHH để minh họa. HS: Thảo luận nhóm làm các thí nghiệm và trả lời các câu hỏi. + Đại diện nhóm trình bày câu trả lời. Các nhóm khác nhận xét và bổ sung. GV: Nhận xét và tổng hợp kiến thức II. TÍNH CHẤT HÓA HỌC CỦA BAZƠ * Thí nghiệm: TN1: Mẩu quỳ tím chuyển sang màu xanh. Ống nghiệm không màu chuyển thành màu hồng. TN2: Chất rắn màu xanh lơ => chất rắn màu đen và có hơi nước thoát ra PTHH: Cu(OH)2 CuO + H2O * Tính chất hóa học của bazơ: 1. Bazơ làm đổi màu chất chỉ thị DD axit bazơ làm đổi màu quỳ tím thành xanh 2. Bazơ tác dụng với oxit axit: Dd bazơ tác dụng được với nhiều oxit axit tạo thành muối và nước CO2 + Ca(OH)2  CaCO3 + H2O 3. Bazơ tác dụng với axit Axit tác dụng với bazơ tạo thành muối và nước Cu(OH)2 + 2HCl à CuCl2 + 2H2O Pứ của axit với bazơ được gọi là pứ trung hoà. 4. Bazơ không tan bị nhiệt phân hủy thành oxit bazơ và nước Cu(OH)2  CuO+ H2O 5. Bazơ còn tác dụng với muối (học sau) GV: Yêu cầu HS hoạt động nhóm: Nghiên cứu thông tin và làm thí nghiệm trong SHD trang 61. + Khả năng hút ẩm của NaOH + Tính tan của NaOH + Cho biết tính chất vật lí của NaOH. HS: Thảo luận nhóm làm các thí nghiệm và trả lời các câu hỏi. + Đại diện nhóm trình bày câu trả lời. Các nhóm khác nhận xét và bổ sung. GV: Nhận xét và tổng hợp kiến thức GV: Yêu cầu HS thảo luận theo nhóm: + Dự đoán tính chất hóa học của NaOH + Đề xuất thí nghiệm và thực hiện + Viết phương trình xảy ra trong thí nghiệm (nếu có) + Nêu tính chất hóa học chung của NaOH. HS: Thảo luận nhóm trả lời các câu hỏi. + Đại diện nhóm trình bày câu trả lời. Các nhóm khác nhận xét và bổ sung. GV: Nhận xét và tổng hợp kiến thức GV: Yêu cầu HS nghiên cứu cá nhân nêu ứng dụng của NaOH trong hình 8.2 + Nghiên cứu thông tin trả lời câu hỏi SHD trang 62, Sản xuất NaOH: - nguyên liệu - phương pháp - sản phẩm của phản ứng HS: Nghiên cứu thông tin và trình bày câu trả lời. GV: Nhận xét, bổ sung và kết luận III. MỘT SỐ BAZƠ QUAN TRỌNG 1. Natri hiđroxit(NaOH ) a. Tính chất vật lí + NaOH là chất rắn màu trắng, có tính nhờn, tan trong nước, hút ẩm mạnh. + Ăn mòn da  cẩn thận khi sử dụng b. Tính chất hóa học + Làm đổi màu chất chỉ thị quì tím  xanh + Tác dụng với oxit axit  Muối + nước CO2 + 2NaOH  Na2CO3 + H2O + Tác dụng với axit  Muối+ nước NaOH + HCl  NaCl + H2O + Tác dụng với muối ( học sau) c. Ứng dụng Sản xuất bột giặt, xà phòng,giấy... d. Sản xuất natri hiđroxit Điện phân dd NaCl có màng ngăn: 2NaCl + 2H2O  NaOH + H2 + Cl2 GV: Yêu cầu HS hđ cá nhân nghiên cứu thông tin, trao đổi trong nhóm + Cho biết tính chất vật lí của Canxi hiđroxit. HS: Thảo luận nhóm trả lời các câu hỏi. + Đại diện nhóm trình bày câu trả lời. Các nhóm khác nhận xét và bổ sung. GV: Nhận xét và tổng hợp kiến thức GV: Yêu cầu HS hoạt động theo nhóm: + Nêu tính chất HH của dd Canxi hiđroxit. + Mỗi tính chất cho 1 PTHH minh họa. HS: Thảo luận nhóm và trả lời + Đại diện nhóm lên hoàn thành, các nhóm khác nhận xét bổ sung. GV: Nhận xét và tổng hợp kiến thức GV: Yêu cầu HS nghiên cứu cá nhân nêu ứng dụng của Ca(OH)2 trong hình 8.3 HS: Nghiên cứu thông tin và trình bày câu trả lời. GV: Nhận xét, bổ sung và kết luận 2. Canxi hiđroxit (Ca(OH)2) a. Tính chất vật lí + Chất rắn,màu trắng, ít tan trong nước + Dd Canxi hiđroxit gọi là nước vôi trong b. Tính chất hóa học + Làm đổi màu chất chỉ thị quì tím  xanh + Tác dụng với oxit axit  Muối + nước CO2 + Ca(OH)2  CaCO3 + H2O + Tác dụng với axit  Muối + nước Ca(OH)2 + H2SO4  CaSO4 + 2H2O + Tác dụng với muối học sau) c. Ứng dụng Khử trùng,khử chua,vật liệu xây dựng... GV: Yêu cầu HS nghiên cứu thông tin và trả lời câu hỏi theo nhóm: + Thang pH dùng để làm gì? + Cách xác định pH của 1 dung dịch + Thực hiện thí nghiệm thử độ pH của quả chanh và cho biết nó có môi trường gì? + Trả lời câu hỏi. HS: Thảo luận nhóm trả lời các câu hỏi. + Đại diện nhóm trình bày câu trả lời. Các nhóm khác nhận xét và bổ sung. GV: Nhận xét và tổng hợp kiến thức 3. Thang pH + Thang pH để biểu thị độ axit hoặc bazo của dd pH = 7 : dd trung tính pH < 7 : dd có tính axit pH > 7 : dd có tính bazo + Dùng giấy pH hoặc máy đo C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP 1. Phương pháp: PP giải quyết vấn đề, PP thuyết trình. 2. Kĩ thuật: KT giao nhiệm vụ; KT đặt câu hỏi; KT động não. 3. Năng lực: Năng lực tự học; Năng lực sáng tạo; Năng lực sử dụng ngôn ngữ hoá học; Năng lực tính toán; Năng lực giải quyết vấn đề thông qua môn hoá học; Năng lực vận dụng kiến thức hoá học vào cuộc sống. 3. Phẩm chất: Trung thực, tự trọng, chí công vô tư; Tự lập, tự tin, tự chủ và có tinh thần vượt khó; Có trách nhiệm với bản thân, cộng đồng, đất nước và môi trường tự nhiên. GV: Yêu cầu HS hoạt động nhóm làm bài tập 1, 2. HS: Thảo luận và hoàn thành bài tập vào bảng nhóm. + Đại diện nhóm trình bày câu trả lời. Các nhóm khác nhận xét và bổ sung. GV: Gợi ý cho HS làm bài tập 3 + Sử dụng tính chất hóa học của các chất đã học để hoàn thành dãy chuyển hóa. HS: Thảo luận và hoàn thành bài tập vào bảng nhóm. + Đại diện nhóm trình bày câu trả lời. Các nhóm khác nhận xét và bổ sung. GV: Gợi ý cho HS làm bài tập 4 + VNaOH= CM.n + Tìm n NaOH theo các PTHH của NaOH với HCl và H2SO4 GV: Hướng dẫn phương pháp làm bài nhận biết và yêu cầu HS làm bài tập 5 + Axit, bazơ dùng gì nhận biết nhanh nhất? + Còn 2 axit, 2 bazơ thi nhận biết thế nào? HS: Cả lớp lắng nghe GV và cùng hoàn thành bài tập. Bài 1: Chốt kiến thức ở bảng nhóm CO2 + KOH à K2CO3 + H2O CO2 + Ba(OH)2 à K2CO3 + H2O Bài 2: Mg(OH)2 MgO + H2O 2Fe(OH)3  Fe2O3 + 3H2O 2Al(OH)3  Al2O3 + 3H2O Bài 3: (1) CaCO3  CaO + CO2 (2) CaO + H2O  Ca(OH)2 (3) CO2 + Ca(OH)2  CaCO3 + H2O (4) CaO + HCl  CaCl2 + H2O (5) Ca(OH)2 + 2HNO3  Ca(NO3)2 + 2H2O Bài 4: nHCl = 0,1 mol nH2SO4 = 0,1 mol PTHH: NaOH + HCl  NaCl + H2O nNaOH = nHCl = 0,1 mol 2NaOH + H2SO4  Na2SO4 +2 H2O nNaOH = 2nH2SO4 = 2.0,1 = 0,2 mol do đó nNaOH = 0,1 + 0,2 = 0,3 mol Vậy thể tích dd NaOH 1M cần dùng để trung hòa là: VNaOH = 0,3.1 = 0,3 (lít) Bài 5: + Dùng quì tím: - Quì tím chuyển màu xanh là: NaOH, Ba(OH)2 - Quì tím chuyển màu đỏ là: HCl, H2SO4 + Dùng Ba(OH)2 để nhận biết được H2SO4 vì có chất rắn màu trắng: H2SO4 + Ba(OH)2 à BaSO4 +2 H2O + Dùng H2SO4 để nhận biết Ba(OH)2 Hoặc cho 2 bazơ lần lượt tác dụng với 2 axit. Trường hợp có kết tủa trắng xuất hiện là bazơ Ba(OH)2 và axit H2SO4 IV. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG 1. Phương pháp: PP giải quyết vấn đề, PP thuyết trình. 2. Kĩ thuật: KT giao nhiệm vụ; KT đặt câu hỏi; KT động não. 3. Năng lực: Năng lực tự học; Năng lực sáng tạo; Năng lực giải quyết vấn đề thông qua môn hoá học; Năng lực vận dụng kiến thức hoá học vào cuộc sống. 4. Phẩm chất: Trung thực, tự trọng, chí công vô tư; Tự lập, tự tin, tự chủ và có tinh thần vượt khó; Có trách nhiệm với bản thân. GV: Hướng dẫn HS về nhà tìm hiểu thông tin và hoàn thành các bài tập. HS: Ghi nhớ và hoàn thành nhiệm vụ được giao D. Hoạt động vận dụng V. HOẠT ĐỘNG TÌM TÒI MỞ RỘNG 1. Phương pháp: PP giải quyết vấn đề, PP thuyết trình. 2. Kĩ thuật: KT giao nhiệm vụ; KT đặt câu hỏi; KT động não. 3. Năng lực: Năng lực tự học; Năng lực sáng tạo; Năng lực tính toán; Năng lực giải quyết vấn đề thông qua môn hoá học; Năng lực vận dụng kiến thức hoá học vào cuộc sống. 4. Phẩm chất: Trung thực, tự trọng, chí công vô tư; Tự lập, tự tin, tự chủ và có tinh thần vượt khó; Có trách nhiệm với bản thân, cộng đồng, đất nước và môi trường tự nhiên. GV: Hướng dẫn HS về nhà tìm hiểu thông tin và hoàn thành các bài tập. HS: Ghi nhớ và hoàn thành nhiệm vụ được giao E. Hoạt động tìm tòi mở rộng