Dưới đây là mẫu giáo án VNEN Khoa học tự nhiên 8 bài 2: Làm quen với bộ dụng cụ, thiết bị thực hành môn khoa học tự nhiên 8. Bài học nằm trong chương trình Khoa học tự nhiên 8. Bài mẫu có: văn bản text, file word đính kèm. Có hình ảnh để người đọc xem trước. Nếu cảm thấy phù hợp, thầy cô có thể tải về..
Tuần: Ngày soạn: Ngày dạy: Tiết: Bài 2: LÀM QUEN VỚI BỘ DỤNG CỤ, THIẾT BỊ THỰC HÀNH MÔN KHTN 8 I. Mục tiêu Sau khi học xong, HS có thể: 1. Kiến thức Biết được cách bố trí thí nghiệm khoa học. Sử dụng được các dụng cụ, thiết bị và mẫu trong hoạt động học tập. Ghi chép, thu thập các số liệu quan quát và đo đạc được. Phân tích và giải thích được các số liệu quan sát, đánh giá kết quả. 2. Kĩ năng Rèn kĩ năng quan sát, kĩ năng thực hành Hình thành kĩ năng làm việc khoa học 3. Thái độ Có ý thức cẩn trọng trong học tập cũng như trong cuộc sống 4. Định hướng năng lực – phẩm chất Năng lực: Năng lực giao tiếp, Năng lực hợp tác, Năng lực tính toán, Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo, Năng lực CNTT-TT, Năng lực tự học. Phẩm chất: tự chủ, chăm chỉ, trách nhiệm. II. Chuẩn bị của GV - HS: 1. GV Kế hoạch giảng dạy Bài giảng điện tử, máy chiếu, bảng nhóm, bút dạ. 2. HS Nghiên cứu trước bài mới III. Phương pháp – kỹ thuật dạy học 1. Phương pháp PP trò chơi; PP dạy học nhóm; PP giải quyết vấn đề; PP thuyết trình; PP thực hành thí nghiệm. 2. Kỹ thuật Kỹ thuật giao nhiệm vụ, KT đặt câu hỏi, Kỹ thuật động não, KT 321, KT phòng tranh. IV. Tiến trình lên lớp 1. Ổn định (1p) 2. Kiểm tra bài cũ 3. Bài mới Hoạt động của GV - HS Nội dung cần đạt A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG 1. Phương pháp: Trò chơi 2. Kĩ thuật: Tổ chức trò chơi; KT khăn chải bàn. 3. Năng lực: Năng lực tự quản lý; Năng lực giao tiếp; Năng lực hợp tác GV yêu cầu HS: Hoạt động nhóm: + Chơi trò chơi: các nhóm thi kể tên các thiết bị, dụng cụ trong môn KHTN 6, 7. HS: Đại diện các nhóm trình bày. GV: Tổng kết, đánh giá nhóm thắng cuộc. GV: Yêu cầu HS hoạt động nhóm + Em hãy đề xuất các dụng cụ, thiết bị, mẫu được sử dụng trong môn KHTN 8. HS: Đại diện các nhóm trình bày. A. Hoạt động khởi động Một số thiết bị dụng cụ như: Máy đo nhịp tim; Cân; Ống nghiệm, hóa chất… B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC 1. Phương pháp: PP dạy học nhóm; PP giải quyết vấn đề, PP thuyết trình, PP thực hành thí nghiệm. 2. Kĩ thuật: KT giao nhiệm vụ; KT đặt câu hỏi; KT động não; KT khăn chải bàn; KT phòng tranh; KT 321 3. Năng lực: Năng lực tự học; Năng lực sáng tạo; Năng lực tự quản lý; Năng lực giao tiếp; Năng lực hợp tác; Năng lực sử dụng ngôn ngữ. GV: Yêu cầu HS hoạt động cá nhân sau đó hoạt động nhóm: + Thảo luận điền bảng 2.2 trang 9 + Trình bày trước lớp theo kĩ thuật phòng tranh. + Đánh giá theo kĩ thuật 321. HS: Đại diện nhóm báo cáo kết quả, các nhóm khác góp ý, bổ sung GV: nhận xét, đánh giá và bổ sung B. Hoạt động hình thành kiến thức I. Làm quen với bộ dụng cụ, thiết bị thực hành môn KHTN 8 1. Kể tên một số dụng cụ, thiết bị và mẫu dùng trong các bài KHTN 8. - Các dụng cụ đo: cân, nhiệt kế, lực kế, ống đong… - Mô hình, mẫu vật, tranh ảnh: hệ sinh thái, mẫu chất, băng thí nghiệm… - Thiết bị thí nghiệm: giá, ống nghiệm, đèn cồn, cốc, bình… - Hóa chất: axit, bazơ, muối… - Dụng cụ dễ vỡ: dụng cụ thủy tinh… - Hóa chất độc hại: axit, bazơ.. GV: Yêu cầu HS hoạt động cặp đôi, chia sẻ kết quả đã tìm hiểu trước ở nhà: + Nêu một số dụng cụ dễ vỡ và những hóa chất độc hại. HS: Hoạt động cặp đôi, chia sẻ kết quả làm việc cá nhân. + Đại diện mộ số cặp đôi báo cáo kết quả, các nhóm khác nhận xét. GV: nhận xét, đánh giá và bổ sung GV lưu ý: Nhiệt kế thủy ngân là dụng cụ dễ vỡ, khi vỡ gây nguy hiểm do hơi thủy ngân rất độc. Do đó làm vỡ nhiệt kế thủy ngân cần rắc bột lưu huỳnh lên chỗ nhiệt kế bị vỡ, do dễ xảy ra phản ứng: Hg + S HgS (hợp chất không độc hại) 2. Một số dụng cụ dễ vỡ và hóa chất độc hại - Một số dụng cụ dễ vỡ: các dụng cụ làm bằng thủy tinh, bằng sứ, nhựa cứng…. (ống nghiệm, đèn cồn, cốc thủy tinh…) - Hóa chất độc hại: axit, Hg, Br2, Cl2, benzen,….. GV: Yêu cầu HS hoạt động cá nhân sau đó hoạt động cặp đôi: + Nhắc lại một số quy tắc an toàn khi tiến hành các thí nghiệm khoa học (KHTN6). HS: Hoạt động cặp đôi chia sẻ các kết quả. + Đại diện một số cặp đôi báo cáo kết quả. Các nhóm khác nhận xét. GV: nhận xét và tổng kết 3. Một số quy tắc ăn toàn khi tiến hành các thí nghiệm khoa học + Tuyệt đối tuân thủ theo quy tắc an toàn trong phòng thí nghiệm và hướng dẫn của thầy cô giáo. + Khi làm thí nghiệm cần trật tự, gọn gàng, cẩn thận, thực hiện thí nghiệm theo đúng trình tự quy định. + Tuyệt đối không làm đổ vỡ, không để hóa chất bắn vào người và quần áo. Đèn cồn dùng xong cần đạy nắp lại. + Sau khi làm thí nghiệm thực hành phải rửa dụng cụ thí nghiệm, vệ sinh phòng thí nghiệm. GV: Yêu cầu HS hoạt động nhóm + Nghiên cứu thông tin trong SHD + Thảo luận xây dựng phương án thí nghiệm. + Tiến hành thí nghiệm và ghi lại kết quả. + Thảo luận kết quả thí nghiệm. + Trả lời các câu hỏi. HS: Đại diện các nhóm trình bày trước lớp + Các nhóm khác lắng nghe cho ý kiến và phản biện. GV: Nhận xét, ghi kết quả thí nghiệm II. Tập sử dụng các dụng cụ, thiết bị và mẫu trong hoạt động học tập Tìm hiểu hoạt động của enzim trong nước bọt + Enzim trong nước bọt có tên là amilaza. + Enzim trong nước bọt biến đổi tinh bột thành đường mantoz + Enzim trong nước bọt hoạt động tốt nhất ở 37oC và pH bằng 7,4. + So sánh ống B và ống A cho phép khẳng định enzim trong nước bọt biến đổi tinh bột thành đường. C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP 1. Phương pháp: Luyện tập, PP giải quyết vấn đề, PP thuyết trình. 2. Kĩ thuật: KT giao nhiệm vụ; KT đặt câu hỏi; KT phòng tranh 3. Năng lực: Năng lực tự học; Năng lực sáng tạo; Năng lực giao tiếp; Năng lực hợp tác. GV yêu cầu HS thảo luận nhóm: + Thảo luận nội dung thí nghiệm mô tả trong tài liệu. + Rút ra kết luận cho mỗi thí nghiệm. HS: Đại diện các nhóm + Báo cáo kết quả theo KT phòng tranh + Lắng nghe các ý kiến của các bạn và cô giáo, rút ra kết luận. GV: Bổ sung, chuẩn hóa kiến thức C. Họat động luyện tập TN1: Nghiên cứu hoạt tính của enzim khi đã đun sôi nước bọt. + Ống nghiệm cho thấy, quá trình biến đổi tinh bột dã xảy ra: Ống A + Dự đoán: Enzim trong nước bọt đã thực hiện phản ứng trong ống A. + Ống B xác nhận cho câu trả lời trên + Thực hiện ống C để kiểm chứng. TN2: Nghiên cứu ảnh hưởng của nhiệt độ đến hoạt động của enzim TN3: Nghiên cứu ảnh hưởng của pH đến hoạt động của enzim. + Tinh bột trong ống A, D, E bị biến đổi, do trong các ống này chữa các loại enzim, axit có thể chuyển hóa tinh bột thành các đường. + Các ống B, C không bị biến đổi. D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG 1. Phương pháp: PP giải quyết vấn đề, PP thuyết trình. 2. Kĩ thuật: KT giao nhiệm vụ. 3. Năng lực: Năng lực tự học; Năng lực sáng tạo; Năng lực giao tiếp; Năng lực hợp tác. GV: Yêu cầu HS hoạt động nhóm nghiên cứu + Lựa chọn dụng cụ để xây dựng và tiến hành một thí nghiệm khoa học. + Ghi kết quả thí nghiệm và giải thích. HS: Đại diện nhóm trình bày, lắng nghe các ý kiến và phản biện. D. Hoạt động vận dụng E. HOẠT ĐỘNG TÌM TÒI MỞ RỘNG 1. Phương pháp - Kĩ thuật: Thuyết trình; giao nhiệm vụ. 2. Năng lực: Năng lực tự học và tự chủ; Năng lực sáng tạo; Năng lực giao tiếp; Năng lực hợp tác; Năng lực CNTT-TT. 3. Phẩm chất: chăm chỉ, trung thực; trách nhiệm. GV: Hướng dẫn HS: + Nghiên cứu nội dung yêu cầu trong SHD. + Xây dựng ý tưởng cho thiết bị tự làm và lập kế hoạch tiến hành. HS: Nghe và ghi nhớ hướng dẫn của GV + Chia sẻ trước lớp. E. Hoạt động tìm tòi và mở rộng