Dưới đây là mẫu giáo án VNEN Khoa học tự nhiên 8 bài 9: Muối. Bài học nằm trong chương trình Khoa học tự nhiên 8. Bài mẫu có: văn bản text, file word đính kèm. Có hình ảnh để người đọc xem trước. Nếu cảm thấy phù hợp, thầy cô có thể tải về..
Tuần: Ngày soạn: Ngày dạy: Tiết: Bài 9: MUỐI I. Mục tiêu Sau khi học xong, HS có thể: 1. Kiến thức Nêu được: o Khái niệm chung về muối, cách gọi tên và phân loại muối. o Tính chất hóa học của muối, một số tính chất và ứng dụng của natri clorua. o Khái niệm phản ứng trao đổi và điều kiện để phản ứng trao đổi xảy ra. Viết được các PTHH minh họa tính chất hóa học của muối 2. Kĩ năng Tiến hành một số thí nghiệm, quan sát giải thích hiện tương, rút ra được kết luận về tính chất hóa học của muối. Nhân biết được một số muối cụ thể. Tính khối lượng hoặc thể tích dung dịch muối trong phản ứng. 3. Thái độ Có hứng thú say mê học tập, ham thích đọc sách. 4. Định hướng năng lực, phẩm chất Năng lực chung : Năng lực tự học; Năng lực giải quyết vấn đề; Năng lực sáng tạo; Năng lực tự quản lý; Năng lực giao tiếp; Năng lực hợp tác; Năng lực sử dụng công nghệ thông tin và truyền thông; Năng lực chuyên biệt: Năng lực sử dụng ngôn ngữ hoá học; Năng lực thực hành hoá học; Năng lực tính toán hóa học; Năng lực giải quyết vấn đề thông qua môn hoá học; Năng lực vận dụng kiến thức hoá học vào cuộc sống. Phẩm chất: Nhân ái, khoan dung; Trung thực, tự trọng, chí công vô tư; Tự lập, tự tin, tự chủ và có tinh thần vượt khó; Có trách nhiệm với bản thân, cộng đồng, đất nước, nhân loại và môi trường tự nhiên. II. Chuẩn bị của GV - HS 1. GV KHGD Máy chiếu, PHT Hóa chất: dd AgNO3, dây đồng, dd HCl, CuSO4, dd NaCl, KClO3, bột MnO2 Dụng cụ: đế sứ, ống nghiệm,cốc TT, đèn cồn, giá ống nghiệm 2. HS Nghiên cứu trước nội dung bài học (GV giao cụ thể sau mỗi tiết học). III. Phương pháp – kỹ thuật dạy học 1. Phương pháp PP trò chơi; PP dạy học nhóm, PP giải quyết vấn đề; PP thuyết trình, PP thực hành thí nghiệm. 2. Kỹ thuật: Kỹ thuật giao nhiệm vụ, KT đặt câu hỏi, Kỹ thuật động não, KT 321, KT phòng tranh. IV. Tiến trình lên lớp 1. Ổn định lớp (1p) 2. Kiểm tra bài cũ (không) 3. Bài mới HĐ của GV – HS Nội dung cần đạt A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG 1. Phương pháp: dạy học nhóm, PP thuyết trình, nêu và giải quyết vấn đề. 2. Kĩ thuật: giao nhiệm vụ, kĩ thuật phòng tranh. 3. Năng lực: Năng lực tự quản lý; Năng lực giao tiếp; Năng lực hợp tác. GV: Yêu cầu HS hoạt động cặp đôi, hoàn thành PTHH và trả lời câu hỏi trong sách hướng dẫn. a, Mg + HCl -> ….. b, CuO + HNO3 -> ..... c, NaOH + HNO3 -> ..... HS: Hoạt động cá nhân trả lời các câu hỏi. + Hoạt động nhóm chia sẻ kết quả + Đại diện một số nhóm trình bày câu trả lời. Các nhóm khác nhận xét. A. Hoạt động khởi động a, Mg + 2HCl -> MgCl2 + H2 b, CuO + 2HNO3 -> Cu(NO3)2 + H2O c, NaOH + HNO3 -> NaNO3 + H2O B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC 1. Phương pháp: PP dạy học nhóm; PP giải quyết vấn đề, PP thuyết trình. 2. Kĩ thuật: KT giao nhiệm vụ; KT đặt câu hỏi; KT động não; KT khăn trải bàn; KT phòng tranh. 3. Năng lực: Năng lực tự học; Năng lực sáng tạo; Năng lực tự quản lý; Năng lực giao tiếp; Năng lực hợp tác; Năng lực sử dụng ngôn ngữ hoá học; Năng lực thực hành hoá học; Năng lực giải quyết vấn đề thông qua môn hoá học; Năng lực vận dụng kiến thức hoá học vào cuộc sống. 4. Phẩm chất: Trung thực, tự trọng, chí công vô tư; Tự lập, tự tin, tự chủ và có tinh thần vượt khó; Có trách nhiệm với bản thân, cộng đồng, đất nước và môi trường tự nhiên. GV: Yêu cầu HS hoạt động cặp đôi, hoàn thành khái niệm. HS: Hoạt động cá nhân trả lời các câu hỏi. + Hoạt động nhóm chia sẻ kết quả + Đại diện một số nhóm trình bày câu trả lời. Các nhóm khác nhận xét. GV: Nhận xét và kết luận GV: Yêu cầu HS hoạt động theo nhóm, nghiên cứu thông tin nêu cách gọi tên của muối. HS: Hoạt động cá nhân trả lời các câu hỏi. + Hoạt động nhóm chia sẻ kết quả + Đại diện một số nhóm trình bày câu trả lời. Các nhóm khác nhận xét. GV: Nhận xét và kết luận GV: Yêu cầu HS hoạt động cá nhân nghiên cứu thông tin, các muối được chia thành những loại nào? + Hoàn thành câu hỏi trong SHD trang 67 HS: Hoạt động cá nhân trả lời các câu hỏi. + Đại diện một số HS trình bày câu trả lời. GV: Nhận xét và kết luận GV: Yêu cầu HS hoạt động nhóm: + Thực hiện thí nghiệm và ghi kết quả vào bảng trang 67 + Hoàn thành câu hỏi trong SHD trang 68 + Nêu tính chất hóa học chung của axit, mỗi tính chất lấy ít nhất 1 PƯHH để minh họa. Lưu ý: - Lưu ý cho học sinh về khối lượng thanh kim loại sau khi xảy ra phản ứng giữa kim loại và muối - Cho học sinh các điều kiện để xảy ra phản ứng HS: Thảo luận nhóm làm các thí nghiệm và trả lời các câu hỏi. + Đại diện nhóm trình bày câu trả lời. Các nhóm khác nhận xét và bổ sung. GV: Nhận xét và tổng hợp kiến thức. I. KHÁI NIỆM, PHÂN LOẠI, GỌI TÊN 1. Khái niệm (1) hợp chất (2) một hay nhiều (3) gốc axit CTTQ: MxAy M: là kim loại hóa trị y A: là gốc axit hóa trị x 2. Gọi tên: Tên kim loại + Gốc axit Gọi tên các muối: KNO3 : kali nitrat Ca(HSO4)¬¬2: Canxi hidrosunfat MgCO3: Magie cacbonat BaSO3 : Bari sunfit Na2CO3 : natri cacbonat KNO3: Kali nitrat 3. Phân loại + Muối trung hòa là muối mà trong đó gốc axit không còn có nguyên tử hidro để thay thế bằng nguyên tử kim loại: NaNO3, Na2SO4… + Muối axit là muối mà trong đó gốc axit còn có nguyên tử H để thay thế bằng nguyên tử kim loại: NaHCO3¬, Ca(HSO4)¬¬2 II. TÍNH CHẤT HÓA HỌC CỦA AXIT 1. Tính chất hóa học của axit * Thí nghiệm: TN1: Có kim loại màu xám bám ngoài dây đồng. Dung dịch ban đầu không màu chuyển hành màu xanh. TN2: Xuất hiện chất rắn không tan có màu trắng. TN3: Xuất hiện chất rắn không tan màu xanh lơ. TN4: Xuất hiện chất không tan màu trắng. TN5: Khí sinh ra làm tàn đóm đỏ bùng cháy. * Tính chất hóa học chung của muối a. Dung dịch muối tác dụng với kim loại: - Kim loại mạnh đẩy kim loại yếu ra khỏi dung dịch tạo thành muối mới và kim loại mới: Cu( r) + 2AgNO3(dd) Cu(NO3)2 + Ag Zn(r) + CuSO4(dd) ZnSO4(dd) + Cu(r) Chú ý: Phản ứng giữa kim loại và dd muối thuộc phản ứng thế. b. Muối tác dụng với Axit: Nhiều muối tác dụng với axit tạo thành muối mới và axit mới. AgNO¬3 + HCl AgCl + HNO¬3 Chú ý: Điều kiện để xảy ra PU sản phẩm có: - Muối mới không tan trong axit mới - Tạo ra chất khí bay hơi c. Muối tác dụng với bazơ Muối tác dụng với bazơ tạo thành muối mới và bazo mới. 2NaOH + CuSO4 Cu(OH)2 + Na2SO4 Chú ý: Điều kiện để xảy ra PƯ: - Các chất tham gia phải là dung dịch. - Tạo ra chất kết tủa hoặc khí bay hơi. d. Muối tác dụng với muối Hai muối có thể tác dụng với nhau tạo thành 2 muối mới. CuO + 2HCl à CuCl2 + H2O Chú ý: Điều kiện để xảy ra PƯ: - Muối phản ứng: tan hoặc tan ít trong nước. - Sản phẩm phải có chất: + Kết tủa. + Hoặc bay hơi e. Phản ứng phân hủy muối (nhiệt phân muối) Nhiều muối bị nhiệt phân hủy ở nhiệt độ cao KClO3 2KCl + 3O2 CaCO3 CaO + CO2 GV: Yêu cầu HS hoạt động cá nhân nghiên cứu thông tin, trao đổi trong nhóm: + Mô tả lại quá trình xảy ra phản ứng theo hình. + Làm bài tập điền từ HS: Hoạt động cá nhân trả lời các câu hỏi. + Hoạt động nhóm chia sẻ kết quả + Đại diện một số nhóm trình bày câu trả lời. Các nhóm khác nhận xét. GV: Nhận xét và kết luận GV: Yêu cầu HS hoạt động cá nhân nhận xét sản phẩm trong PƯHH ở các phương trình trên. + Nêu điều kiện để phản ứng trao đổi trong dung dịch các chất xảy ra. HS: Hoạt động cá nhân trả lời các câu hỏi. + Hoạt động nhóm chia sẻ kết quả + Đại diện một số nhóm trình bày câu trả lời. Các nhóm khác nhận xét. GV: Nhận xét và kết luận III. PHẢN ỨNG TRAO ĐỔI TRONG DUNG DỊCH 1. Khái niệm về phản ứng trao đổi: (1) hai (2) trao đổi (3) thành phần cấu tạo 2. Điều kiện xảy ra phản ứng trao đổi: Phản ứng trao đổi trong dung dịch chỉ xảy ra khi sản phẩm tạo thành có chất không tan (kết tủa) hoặc chất khí. Lưu ý: Phản ứng trung hòa là phản ứng thuộc loại phản ứng trao đổi luôn xảy ra được. GV: Yêu cầu HS hoạt động cá nhân nghiên cứu thông tin trong sách hướng dẫn và trả lời câu hỏi trong SHDH trang 69. HS: Hoạt động cá nhân trả lời các câu hỏi. + Hoạt động nhóm chia sẻ kết quả + Đại diện một số nhóm trình bày câu trả lời. Các nhóm khác nhận xét. GV: Nhận xét và kết luận GV: Yêu cầu HS hoạt động cá nhân nghiên cứu thông tin trong sách hướng dẫn và trả lời câu hỏi trong SHD trang 70 HS: Hoạt động cá nhân trả lời các câu hỏi. + Hoạt động nhóm chia sẻ kết quả + Đại diện một số nhóm trình bày câu trả lời. Các nhóm khác nhận xét. GV: Nhận xét và kết luận GV: Yêu cầu HS hoạt động cá nhân nghiên cứu thông tin trong sách hướng dẫn và trả lời câu hỏi trong trang 70 HS: Hoạt động cá nhân trả lời các câu hỏi. + Hoạt động nhóm chia sẻ kết quả + Đại diện một số nhóm trình bày câu trả lời. Các nhóm khác nhận xét. GV: Nhận xét và kết luận. IV. Một số muối quan trọng 1. Trạng thái tự nhiên: - NaCl có nhiều nhất trong nước biển và trong các mỏ muối trong lòng đất. - Muối mỏ có nguồn gốc từ những hồ nước mặn có từ trước hàng triệu năm 2. Cách khai thác: - Khai thác từ nước biển: Lấy NaCl từ nước biển hoặc hồ nước mặn bằng cách cho nước mặn bay hơi từ từ. - Mỏ muối trong đất liền: Lấy NaCl bằng cách đào hầm, giếng sâu qua các lớp đất đá đến mỏ muối. Muối mỏ sau khi khai thác, được nghiền nhỏ và tinh chế muối sạch. 3. Ứng dụng - Gia vị và bảo quản thực phẩm - Sản xuất NaHCO3, NaCO3 để sản xuất thủy tinh, chế tạo xà phòng, chế tạo chất tẩy rửa tổng hợp. - Điều chế Na để chế tạo hợp kim, chất trao đổi nhiệt. - Điều chế NaClO làm chất tẩy trắng, chất diệt trùng. - Điều chế NaOH để sản xuất xà phòng, công nghiệp giấy - Điều chế H2 để sử dụng làm nhiên liệu, bơ nhân tạo, sản xuất HCl - Điều chế Cl2 sx PVC, chất diệt trùng, chất diệt cỏ, trừ sâu, sx HCl C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP 1. Phương pháp: PP giải quyết vấn đề, PP thuyết trình. 2. Kĩ thuật: KT giao nhiệm vụ; KT đặt câu hỏi; KT động não. 3. Năng lực: Năng lực tự học; Năng lực sáng tạo; Năng lực sử dụng ngôn ngữ hoá học; Năng lực tính toán; Năng lực giải quyết vấn đề thông qua môn hoá học; Năng lực vận dụng kiến thức hoá học vào cuộc sống. 4. Phẩm chất: Trung thực, tự trọng, chí công vô tư; Tự lập, tự tin, tự chủ và có tinh thần vượt khó; Có trách nhiệm với bản thân, cộng đồng, đất nước và môi trường tự nhiên. GV: Yêu cầu HS hoạt động cặp đôi hoàn thành các bài 1, 2. HS: + Hoạt động nhóm làm các bài tập + Đại diện một số nhóm trình bày câu trả lời. Các nhóm khác nhận xét. GV: Nhận xét và chữa bài GV: Hướng dẫn HS phương pháp làm bài nhận biết + Axit dùng gì nhận biết nhanh nhất? + Bazơ dùng gì nhận biết nhanh nhất? + Chia đươc thành các nhóm có đặc điểm riêng + Cho các nhóm tác dụng với nhau sẽ nhận biết đc hóa chất. Yêu cầu HS làm bài 3. HS: + Hoạt động nhóm làm bài tập + Đại diện một số nhóm trình bày câu trả lời. Các nhóm khác nhận xét. GV: Nhận xét và chữa bài GV: Hướng dẫn, đặt những câu hỏi vấn đáp hướng dẫn HS và yêu cầu HS làm bài tập + Khối lượng thanh kẽm giảm thì được tính như thế nào? Gợi ý: Kẽm đẩy Cu ra khỏi dung dịch, Cu bám vào thanh Zn => mgiảm = mZn (phản ứng) - mCu(phản ứng) Từ khối lượng giảm ta có thể tính được số mol phản ứng dựa vào tích chéo. HS: + Hoạt động nhóm làm bài tập + Đại diện một số nhóm trình bày câu trả lời. Các nhóm khác nhận xét. GV: Nhận xét và chữa bài GV hướng dẫn: thành phần của đá chỉ quan tâm đến 2 hợp chất CaCO3 và MgCO3 + PU vs HCl tạo ra khí CO2 những chất nào phản ứng? + Cả 2 chất đều tham gia vậy ta có 1 PT 2 ẩn liên quan đến số mol => gọi số mol của CaCO3 là x, MgCO3 là y. 1 PT liên quan đến khối lượng ban đấu - Lọc lấy dung dịch cho tác dụng vs NaOH đc kết tủa Ca(OH)2 và Mg(OH)2 - Nung kết tủa đc CaO và MgO HS: Hoàn thành bài tập GV: Nhận xét và chữa bài Bài 1: - Những PƯHH khi cho lần lượt các chất vào nhau - Viết PTHH Bài 2: Bài tập viết PT nhiệt phân các muối Bài 3: Dùng quỳ tím: + Nhóm 1 quỳ tím hóa đỏ: HCl, H2SO4 + Nhóm 2 quỳ tím hóa xanh: NaOH, Ba(OH)2. + Nhóm 3 không đổi màu: NaCl, K2SO4 Sau đó, cho lần lượt các dung dịch trong nhóm 1 tác dụng với các dung dịch nhóm 2 từng đôi một, quan sát hiện tượng để nhận biết các chất + Xuất hiện kết tủa trắng là: Ba(OH)2 và H2SO4 + Không có hiện tượng: NaOH, HCl Sử dụng Ba(OH)2 đã nhận biết được ở trên cho tác dụng với nhóm thứ 3, phản ứng nào xuất hiện kết tủa trắng thì đó là K2SO4, còn lại là NaCl Bài 4: PTHH: Zn + CuSO4 ZnSO4 + Cu Gọi x là số mol Zn phản ứng. mgiảm = mZn (phản ứng) - mCu(phản ứng) => 0,015 = 65x – 64x = x => nCuSO4 = nZn = 0,015 mol CM(CuSO4) = 0,015 : 0,1 = 0,15 (M) Bài 5: PTHH: CaCO3 + 2HCl → CaCl2 + CO2 + H2O MgCO3 + 2HCl → MgCl2 + CO2 + H2O MgCl2 + 2NaOH → Mg(OH)2 + 2NaCl Mg(OH)2 MgO + H2O => Chất rắn thu được sau phản ứng là MgO. nCO2 = 2,296 : 22,4 = 0,1025 (mol) nMgO = 2,4 : 40 = 0,06 (mol) Bảo toàn nguyên tố có: nMgCO3 = nMgO = 0,06 (mol) => %mMgCO3 = = 50,5% Theo PTHH: nCO2 = nCaCO3 + nMgCO3 => nCaCO3 = nCO2 - nMgCO3 = 0,0425 (mol) %mCaCO3 = = 42,5% D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG 1. Phương pháp: PP giải quyết vấn đề, PP thuyết trình. 2. Kĩ thuật: KT giao nhiệm vụ; KT đặt câu hỏi; KT động não. 3. Năng lực: Năng lực tự học; Năng lực sáng tạo; Năng lực giải quyết vấn đề thông qua môn hoá học; Năng lực vận dụng kiến thức hoá học vào cuộc sống. 4. Phẩm chất: Trung thực, tự trọng, chí công vô tư; Tự lập, tự tin, tự chủ và có tinh thần vượt khó; Có trách nhiệm với bản thân. GV: Hướng dẫn HS Khi sản xuất muối ăn từ nước biển, muối ăn thu được thường có lẫn tạp chất là MgCl2 và CaSO4 B1: cho tác dụng với BaCl2 để loại trừ gốc = SO4 CaSO4 + BaCl2 -> BaSO4 + CaCl2 Dung dịch còn MgCl2, CaCl2 B2: cho tác dụng với NaCO3 để loại trừ các ion Mg, Ca MgCl2 + NaCO3 -> MgCO3 + NaCl CaCl2 + NaCO3 -> CaCO3 + NaCl Vậy đã tách được tạp chất. HS: Lắng nghe D. Hoạt động vận dụng E. HOẠT ĐỘNG TÌM TÒI MỞ RỘNG 1. Phương pháp: PP giải quyết vấn đề, PP thuyết trình. 2. Kĩ thuật: KT giao nhiệm vụ; KT đặt câu hỏi; KT động não. 3. Năng lực: Năng lực tự học; Năng lực sáng tạo; Năng lực tính toán; Năng lực giải quyết vấn đề thông qua môn hoá học; Năng lực vận dụng kiến thức hoá học vào cuộc sống. 4. Phẩm chất: Trung thực, tự trọng, chí công vô tư; Tự lập, tự tin, tự chủ và có tinh thần vượt khó; Có trách nhiệm với bản thân, cộng đồng, đất nước và môi trường tự nhiên. GV: Hướng dẫn HS - Ngâm rau vào nước muối loãng do theo cơ chế thẩm thấu và thẩm tách thì nước muối sẽ từ bên ngoài và đi vào bên trong làm khiến vi khuẩn mất nước và chết. - Cần 10 - 15 phút để thời gian muối được thẩm thấu và khiến vi khuẩn mất nước HS: Lắng nghe E. Hoạt động tìm tỏi mở rộng