Dưới đây là mẫu giáo án VNEN bài: Vùng duyên hải Nam Trung Bộ. Bài học nằm trong chương trình Khoa học xã hội 9. Bài mẫu có: văn bản text, file PDF, file word đính kèm. Thầy cô giáo có thể tải về để tham khảo. Hi vọng, mẫu giáo án này mang đến sự hữu ích.
Ngày soạn:
Ngày dạy:
Điều chỉnh:
Bài 10: Tiết
VÙNG DUYÊN HẢI NAM TRUNG BỘ
TIẾT 1:
I- MỤC TIÊU BÀI HỌC:
Qua bài học, học sinh đạt được:
- Kiến thức:
- Nhận biết được vị trí địa lí, giới hạn lãnh thổ tên BĐ và nêu ý nghĩa của chúng đối với việc phát triển kinh tế - xã hộI-
- Trình bày được đặc điểm tự nhiên và tài nguyên tự nhiên, dân cư, xã hội của vùng; phân tích những thuận lợi và khó khăn của tự nhiên đối với phát triển kinh tế - xã hộI-
- Trình bày được một số ngành kinh tế tiêu biểu của vùng : chăn nuôi bò, khai thác, nuôi trồng và chế biến thuỷ sản; du lịch, vận tải biển; cơ khí, chế biến lương thực, thực phẩm.
- Nêu được tên các trung tâm kinh tế chính. Nhận biết vị trí, giới hạn và vai trò của vùng kinh tế trọng điểm miền Trung.
- Kỹ năng:
- Sử dụng được lược đồ để xác định được vị trí, giới hạn của vùng, nhận biết đặc điểm tự nhiên, dân cư, kinh tế
- Phân tích số liệu thống kê, biểu đồ kinh tế vùng Duyên hải Nam Trung Bộ.
- Thái độ:
- Có ý thức sử dụng và bảo vệ TNTN hợp lí
- Định hướng hình thành phát triển năng lực:
- Tự học, giao tiếp, sử dụng bản đồ-số liệu- tranh ảnh, tư duy tổng hợp theo lãnh thổ, hợp tác, giải quyết vấn đề, năng lực ICT
- Yêu nước, nhân ái, chăm chỉ, tự chủ, sống trách nhiệm
II- NỘI DUNG TRỌNG TÂM
- Nội dung:
+ Vị trí địa lí và giới hạn lãnh thổ
+ Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên
+ Đặc điểm dân cư - xã hội
+ Tình hình phát triển kinh tế.
+ Các trung tâm kinh tế và vùng kinh tế trọng điểm miền Trung.
III- PHƯƠNG PHÁP TRỌNG TÂM
- Phương pháp: Hình thành kĩ năng xác lập các mối quan hệ địa lí, sử dụng bản đồ-số liệu, dạy học hợp tác, dạy học trực quan, vấn đáp- gợi mở, thuyết trình, phát hiện và gqvđ
IV- CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH:
- Giáo viên: Lược đồ kinh tế vùng Duyên hải NTB, tranh ảnh về vùng Duyên hải NTB.
- Học sinh: Chuẩn bị theo hướng dẫn
V- TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC
- Ổn định lớp.
- Kiểm tra bài cũ.
- Bài mới
HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG - Mục tiêu: tạo hứng thú, tâm thế cho học sinh. - Phương pháp: vấn đáp, giao tiếp - Thời gian: |
|
- Khởi động: HĐ CN- KT báo cáo vòng tròn - Nêu NV: ? Hãy nêu những hiểu biết của em về thiên nhiên, con người ở một tỉnh nào đó của vùng Duyên hải Nam Trung Bộ? + HS trả lời GV nhận xét và kết luận. Dẫn dắt: Duyên hải Nam Trung Bộ có vai trò quan trọng trong sự luên kết Bắc Trung Bộ. Đông Nam Bộ với Tây Nguyên, đống thời kết hiwoj kinh tế và quốc phòng giữa đất liền với các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa trên Biển Đông. Sự phong phú của các điều kiện tự nhiên và tải nguyên thiên nhiên đã tạo cho vùng nhiều tiềm năng để phát triển một nền kinh tế đa dạng, đặc biệt là kinh tế biển. Bài học ngày hôm nay chúng ta sẽ đi tìm hiểu về ….. |
|
HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC - Mục tiêu: trang bị cho học sinh những kiến thức mới liên quan đến tình huống/vấn đề học tập nêu ra ở hoạt động khởi động. - Phương pháp: thuyết trình, pháp vấn, gợi mở, phân tích, nêu vấn đề, giảng bình, thảo luận nhóm… - Thời gian: |
|
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS |
NỘI DUNG BÀI HỌC |
Hành động 1: Vị trí địa lí và giới hạn lãnh thổ. * Chiếu lược đồ tự nhiên vùng DH NTB- HĐ cặp * Hoạt động cặp: - Chiếu câu hỏi ? Quan sát H 23.1, xác định giới hạn lãnh thổ vùng NTB ? ? Xác định vị trí của vùng trên bản đồ ? Cho biết ý nghĩa của vị trí địa lí của vùng? - HS: HĐ-> TB( GV HD: 1 HS xác định trên bản đồ, 1 HS viết bảng) - Chốt KT và ĐG |
1. Vị trí địa lí và giới hạn lãnh thổ * GH: 8 tỉnh, gồm: - Phần đất liền: Hẹp ngang, kéo dài từ Đà Nẵng đến Bình Thuận. - Phần hải đảo: Gồm các đảo ven bờ và hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa. * Vị trí: - Giáp BTB (Bắc), Đông Nam Bộ (Nam), Biển Đông (Đông) (*) Thuận lợi cho lưu thông và trao đổi hàng hoá: - Cửa ngõ ra biển của Tây Nguyên. Cầu nối giữa Bắc Trung Bộ và Đông Nam Bộ. - Quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa có ý nghĩa lớn về kinh tế, an ninh, quốc phòng |
Hoạt động 2: Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên. - Chiếu lược đồ tự nhiên của vùng- HĐ cá nhân * Hoạt động nhóm: KT hỏi chuyên gia- MC + GV: giao nhiệm vụ cho HS theo tài liệu HDH. + HS: HĐ-> báo cáo theo KT hỏi chuyên gia( Mời 4 nhóm HS làm chuyên gia- các chuyên gia kết hợp chỉ bản đồ) + GV: chốt KT và ĐG ? Xác định các vịnh Dung Quất, Vân Phong, Cam Ranh? ? Xác định các bãi tắm, địa danh du lịch nổi tiếng?
Hoạt động 3: Đặc điểm dân cư- xã hội
* Hoạt động cá nhân: KT hỏi đáp- MC - GV: nêu nhiệm vụ( SHD) và HD HS hoạt động - HS: HĐ -> Hỏi đáp - GV: chốt KT bằng MC và ĐG
|
2. Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên
* Thuận lợi - Núi cao lan sát biển, đồng bằng nhỏ hẹp, bờ biển nhiều vũng, vịnh. - Thế mạnh đặc biệt về kinh tế biển và du lịch. + Biển có nhiều hải sản, nhiều vũng vịnh -> nuôi trồng và đánh bắt thủy sản. + Nhiều vũng vịnh để xây dựng cảng nước sâu : Đà Nẵng, Dung Quất, Cam Ranh…. + Bãi biển đẹp phát triển du lịch du lịch. + Đặc biệt ngoài đảo có nhiều tổ chim yến-> phát triển nghề khai thác tổ chim Yến. => Có điều kiện phát triển mạnh du lịch, kinh tế biển. * Khó khăn: - Thiên tai (hạn hán, bão lũ). - Diện tích rừng còn ít, nguy cơ hoang mạc hóa. -> Biện pháp: bảo vệ, phát triển rừng. 3. Đặc điểm dân cư - xã hội * Một số tiêu chí dân cư và xã hội của vùng Duyên hải Nam Trung Bộ so với cả nước năm 2014. - Tiêu chí cao hơn cả nước: Mật độ dân số, tỉ lệ hộ nghèo, thu nhập bình quân đầu người, tuổi thọ trung binh. - Tiêu chí thấp hơn cả nước: Tỉ lệ tăng dân số tự nhiên, tỉ lệ 15 tuổi trở lên biết chữ. * Sự phân bố dân cư và hoạt động kinh tế có sự khác biệt giữa vùng đồi núi và vùng đồng bằng ven biển.(SHD) * Ng dân cần cù, kiên cường * Nhiều di tích, VHLS nổi tiếng: Hội An, Mĩ Sơn. -> Nhiều tiềm năng du lịch. -> ĐS nhân dân vùng gò đồi phía Tây còn khó khăn |
TIẾT 2 |
|
Hoạt động 4: Tình hình phát triển kinh tế * Hoạt động nhóm: KT chia nhóm (ngẫu nhiên), BP, MC - GV giao NV SHD và bổ sung CH: ? Từ những phân tích trên, hãy chỉ ra những thê mạnh trong NN của vùng ? Nhà nước đang đầu tư lớn cho các dự án nào ở NTB để giảm bớt tác hại của thiên tai? - HS: Xem lại bài chuẩn bị và thảo luận trong nhóm, điều chỉnh bổ sung vào vở soạn và chốt kết quả - HS: TB,bổ sung, trao đổi và phản biện - GV: chốt vấn đề ( kết hợp chỉ bản đồ) -> ĐGNX
* Hoạt động cá nhân: KT băng chuyền - GV: chiếu CH + CH SHD ? Nhận xét về chỉ số PT CN và cơ cấu công nghiệp? ? Xác định các trung tâm công nghiệp? - HS: xem lại ND đã chuẩn bị và bổ sung - HS: chia sẻ 3 lần( có hiệu lệnh của GV) - GV: chiếu đáp án, HS tự ĐG
* HĐCĐ: BĐ KT vùng - HS xác định nhiệm vụ SHD - HS: xem lại bài chuẩn bị và thảo luận trong nhóm, điều chỉnh bổ sung vào vở soạn và chốt kết quả - HS: TB,bổ sung, trao đổi và phản biện - GV: chốt vấn đề ( kết hợp chỉ bản đồ) -> ĐGNX |
4. Tình hình phát triển kinh tế a. Nông nghiệp * Tình hình sản xuất - Đàn bò và sản lượng thủy sản chiếm tỉ trọng lớn trong tổng số lượng đàn bò và SL TS cả nước - Vùng ven biển Nam Trung Bộ nổi tiếng về nghề làm muối và đánh bắt, nuôi trồng thủy sản: Vì vùng biển Nam Trung Bộ có nhiều điều kiện tự nhiên thuận lợi cho nghề làm muối, đánh bắt, nuôi trồng hải sản: + Có nhiều nắng, nhiệt độ trung bình năm cao, độ mặn của nước biển cao, ít có sông lớn đổ ra biển, ... rất thuận lợi cho việc sản xuất muốI- + Có nhiều tôm, cá và các hải sản khác. Tỉnh nào cũng có bãi tôm, bãi cá, nhưng lớn nhất là ở các tỉnh cực Nam Trung Bộ và ngư trường Hoàng Sa – Trường Sa. à Khai thác hải sản. + Bờ biển có nhiều vụng, đầm phá thuận lợi cho nuôi trồng thủy sản. + Dân cư có truyền thống, nhiều kinh nghiệm trong sản xuất muối, nuôi trồng và đánh bắt thủy sản. + Cơ sở vật chất – kĩ thuật phục vụ ngành đánh bắt và nuôi trồng hải sản được chú trọng: đội tàu đánh cá, cảng cá dịch vụ hải sản, cơ sở chế biển hải sản. => Thế mạnh: Chăn nuôi bò, nuôi trồng, đánh bắt thuỷ hải sản, nghề làm muối - Khó khăn: khô hạn, sa mạc hoá. - BP: SHD b. Công nghiệp. * Chỉ số phát triển công nghiệp của các tỉnh Duyên hải Nam Trung Bộ năm 2012 đến 2014. - Các tỉnh có chỉ số năm sau tăng hơn năm trước: Đà Nẵng, Quảng Nam, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hoà, Ninh Thuận - Các tỉnh có chỉ số năm sau giảm hơn năm trước: Quảng Ngãi, Bình Thuận à Chỉ số phát triển công nghiệp tăng, các tỉnh có sự phát triển chênh lệch. - Các ngành công nghiệp ở Duyên hải Nam Trung Bộ: Cơ khí, chế biến lương thực – thực phẩm, chế biển lâm sản xuất hàng tiêu dùng, khai thác khoáng sản. -> Cơ cấu đa dạng - Trung tâm CN: Đà Nẵng, Quy Nhơn, Nha Trang.. c. Dịch vụ. - GTVT sôi động + Các cảng biển: Đầu mối giao thông và cơ sở xuất nhập khẩu quan trọng của vùng và Tây Nguyên. - Du lịch diễn ra sôi động, trở thành thế mạnh của vùng. + Có các bãi biển nổi tiếng + Quần thể di sản VH TG: Phố cổ HA, di tích Mĩ Sơn |
TIẾT 3 |
|
Hoạt động 5: Các trung tâm kinh tế và vùng kinh tế trọng điểm miền Trung. * Hoạt động chung - KT hẹn hò (điểm hẹn 3 giờ), LĐ các vùng KT - HS: xác định nhiệm vụ SHD - HS: xem lại bài chuẩn bị và thảo luận trong nhóm, điều chỉnh bổ sung vào vở soạn và chốt kết quả - HS: TB (kết hợp chỉ bản đồ), bổ sung, trao đổi và phản biện - GV: chốt vấn đề (kết hợp chỉ bản đồ) -> ĐGNX
|
5. Các trung tâm kinh tế và vùng kinh tế trọng điểm miền Trung. * Các trung tâm: Đà Nẵng, Quy Nhơn, Nha Trang. (Hàng hoá, hành khách của Tây Nguyên đựơc vận chuyển theo quốc lộ 14 đến Đà Nẵng, ra ngoài Bắc, sang Duyên hải NTB và ngược lạI-) * Vung KT trọng điểm M. Tr - Giới hạn: SHD - Vai trò + Là cơ sở để nâng cao trình độ phát triển cả 3 vùng BTB, NTB, Tây Nguyên. |
HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP - Mục tiêu: hoàn thiện kiến thức vừa chiếm lĩnh được. - Phương pháp: Vấn đáp - Thời gian: |
|
+ HS: làm việc cá nhân, hoàn thành bài tập trong SHDH. + HS: báo cáo kết quả; bổ sung + GV: nhận xét, đánh giá, kết luận + Bài tập luyện tập: 1) So sánh: + Sản lượng thủy sản khai thác của BTB lớn hơn 1,6 lần DHNTB + Sản lượng thủy sản nuôi trông của BTB nhỏ hớn 2,6 lần DHNTB 2) Vì: + BTB có nhiều đầm phá, cửa sông, mặt nước nuôi trồng thủy sản. + DH NTB có nhiều đk thuận lợi cho khai thác thủy sản (có và gần các ngư trường lớn). |
|
HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG- TÌM TÒI, MỞ RỘNG - Mục tiêu: phát hiện các tình huống thực tiễn và vận dụng được các kiến thức, kĩ năng trong cuộc sống tương tự tình huống/vấn đề đã học, sưu tầm, mở rộng các kiến thức đã học
- Phương pháp: Vấn đáp các câu hỏi sau khi hình thành kiến thức mới, sưu tầm, mở rộng các kiến thức đã học - Thời gian: |
|
GV: Hướng dẫn HS về nhà thực hiện các yêu cầu theo SHDH HS: Tìm hiểu và đọc thêm kiến thức, tài liệu - Rừng có vai trò lớn trong việc phòng, chống và giảm nhẹ thiên tai: hạn hán, bão, lũ và hoang mạc hóa. |
- Hướng dẫn về nhà.
- Học bài cũ và làm bài tập
- Chuẩn bị bài mới: Soạn bài tiếp theo: bài 16- Vùng Tây Nguyên