Dưới đây là mẫu giáo án phát triển năng lực bài: Dân số và gia tăng dân số. Bài học nằm trong chương trình Địa lí 9. Bài mẫu có : văn bản text, file word đính kèm. Thầy cô giáo có thể tải về để tham khảo. Tài liệu hoàn toàn miễn phí. Hi vọng, mẫu giáo án này mang đến sự hữu ích và tham khảo cần thiết..
Bài 2: DÂN SỐ VÀ GIA TĂNG DÂN SỐ I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức - Trình bày được đặc điểm dân số của nước ta. - Nêu và giải thích được tình hình gia tăng dân số nước ta. - Phân tích được sự chuyển biến trong cơ cấu dân số nước ta. - Đánh giá được tác động của đặc điểm dân số đối với sự phát triển kinh tế - xã hội. 2. Kĩ năng - Phân tích bảng số liệu, biểu đồ về dân số, gia tăng dân số và cơ cấu dân số. - Vẽ và phân tích biểu đồ dân số Việt Nam. 3. Thái độ - Chấp hành tốt các chính sách về dân số và môi trường. - Có thái độ đúng đắn trước các vấn đề về dân số tại địa phương. 4. Năng lực hình thành - Năng lực chung: Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực sáng tạo, năng lực quản lí, năng lực CNTT và truyền thông, năng lực giao tiếp, năng lực sử dụng ngôn ngữ - Năng lực chuyên biệt: + Năng lực giải thích các hiện tượng và quá trình kinh tế - xã hội thông qua việc xác định các mối quan hệ địa lí giữa gia tăng dân số với quy mô dân số. + Năng lực sử dụng bản đồ, biểu đồ, số liệu thống kê để tìm ra đặc điểm nổi bật của dân số. + Năng lực vận dụng kiến thức về dân số, kĩ năng vào thực tiễn để giải thích các sự việc, hiện tượng liên quan đến bài học như chính sách dân số 1-2 con. II. CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS 1. Chuẩn bị của GV - Biểu đồ, bảng số liệu về biến đổi dân số của nước ta - Tài liệu, tranh ảnh về dân số 2. Chuẩn bị của HS - Atlat Địa lí Việt Nam. - Sách giáo khoa, sách tập ghi bài, bút màu các loại - Tìm hiểu thông tin về dân số ở Việt Nam III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 1. Ổn định lớp 2. Kiểm tra bài cũ 3. Các hoạt động dạy học 3.1. HOẠT ĐỘNG MỞ ĐẦU Bước 1: GV đọc thơ: Ngày xưa tóc chải mượt mà Bây giờ tóc rối tại nhà đông con Một mình nuôi bốn, năm con Chạy ăn, chạy mặc, chạy tiền thuốc men Cửa nhà thiếu trước hụt sau Áo quần xốc sết, tóc tai bù xù. Sức khỏe yếu đuối hao gầy Muốn cho khỏe mạnh ngày càng xinh hơn Kế hoạch dân số kịp thời Gia đình hạnh phúc reo cười ấm no Thảnh thơi dạo phố xem đài Cùng nhau tiến bước con đường vinh quang. ? Qua bài thơ cô vừa đọc, em thấy được nội dung của bài thơ nói lên điều gì? Bước 2: HS trả lời. Gv chuẩn kiến thức và dẫn dắt vào bài: Dân số là vấn đề đáng quan tâm trên thế giới và Việt nam chúng ta. Để biết được tình hình dân số, chúng ta cùng tìm hiểu bài học hôm nay. 3.2. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI a. HOẠT ĐỘNG 1: Tìm hiểu về đặc điểm dân số ở nước ta (8 phút ) * Mục tiêu - Trình bày, lí giải và đánh giá được một số đặc điểm dân số nước ta. * Phương pháp/kĩ thuật dạy học - Sử dụng phương tiện trực quan, đàm thoại gợi mở. * Phương tiện - Biểu đồ biến đổi dân số nước ta qua các năm * Tiến trình hoạt động: HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS NỘI DUNG CHÍNH - Bước 1: GV đặt câu hỏi để HS gợi nhớ lại kiến thức đã học: “Dân số là gì?”. - Bước 2: GV yêu cầu HS đọc biểu đồ: Dân số Việt Nam qua các năm 1960 – 2014 và đọc SGK, đặt câu hỏi: Em hãy nêu số dân và có nhận xét gì về quy mô dân số của nước ta? - Bước 3: HS khai thác Atlat Địa lí Việt Nam và SGK để trả lời. - Bước 4: Cả lớp bổ sung, GV chuẩn kiến thức và cập nhật số liệu so với SGK. Chuyển ý: Cho biết số thành viên trong gia đình nhà mình hiện nay(Ông bà sinh được bao nhiêu con? Ba mẹ, cô dì, chú bác sinh phổ biến là bao nhiêu con?) và trước đây. So sánh số con trong gia đình Việt Nam hiện nay và trước đây. Vậy tại sao số lượng dân nước ta vẫn tăng? Tìm hiểu phần 2. I. Số dân - Việt Nam là một nước đông dân, đứng thứ 14 trên thế giới và thứ 4 ở Đông Nam Á. (khoảng 94 triệu người – năm 2018) b. HOẠT ĐỘNG 2: Tìm hiểu về gia tăng dân số (18 phút) * Mục tiêu: - Nêu và giải thích được tình hình gia tăng dân số nước ta. - Phân tích được mối quan hệ giữa gia tăng dân số và quy mô dân số nước ta. * Phương pháp/kĩ thuật dạy học - Sử dụng phương tiện trực quan, đàm thoại gợi mở, kĩ thuật khăn trải bàn. * Phương tiện: - Biểu đồ biến đổi dân số nước ta qua các năm. * Tiến trình hoạt động: HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS NỘI DUNG CHÍNH - Bước 1: GV yêu cầu HS đọc SGK và hiểu biết của mình, cho biết” Bùng nổ dân số là gì?” - Bước 2: GV chia lớp thành 6 nhóm, yêu cầu các nhóm quan sát hình 2.1 và đọc SGK, hoàn thành nhiệm vụ sau đây: + Nhóm 1,2: Nêu nhận xét về tình hình tăng dân số của nước ta (quy mô dân số, tỉ lệ gia tăng tự nhiên và sự khác nhau về tỉ lệ gia tăng tự nhiên giữa các vùng). + Nhóm 3,4,: Giải thích vì sao tỉ lệ gia tăng tự nhiên của nước ta giảm nhưng số dân vẫn tăng? + Nhóm 5,6: Nêu hậu quả của dân số đông, tăng nhanh và lợi ích của việc giảm tỉ lệ gia tăng tự nhiên của nước ta? Thời gian thảo luận 3 phút. - Bước 3: HS thảo luận và viết ý kiến của mình vào phần giấy, sau đó cả nhóm thống nhất ý kiến chung và ghi nội dung vào chính giữa của tờ giấy. HS làm việc, thảo luận và hoàn thành nhiệm vụ - Bước 4: Đại diện từng nhóm trình bày. Các nhóm bổ sung. GV chuẩn kiến thức. - Bước 5: GV yêu cầu HS quan sát bảng 2.1 trả lời: Xác đinh các vùng có tỉ lệ gia tăng tự nhiên của dân số cao nhất, thấp nhất; các vùng lãnh thổ có tỉ lệ gia tăng tự nhiên của dân số cao hơn trung bình cả nước? HS trả lời. GV chuẩn kiến thức. Tích hợp bảo vệ môi trường: Gia tăng dân số đã làm ảnh hưởng như thế nào tới sự phát triển kinh tế, xã hội và môi trường? Chuyển ý: Dân số nước ta tăng nhanh như vậy thì cơ cấu dân số nước ta có đặc điểm gì, chúng ta tìm hiểu phần 3. II. Gia tăng dân số - Dân số nước ta tăng nhanh. Từ cuối những năm 50 của thế kỉ XX, nước ta bắt đầu có hiện tượng “ bùng nổ dân số”. - Hiện nay, nhờ thực hiện tốt chính sách dân số và kế hoạch hóa gia đình nên tỉ lệ gia tăng dân số của nước ta đã giảm, nhưng do quy mô dân số đông nên dân vẫn tăng nhanh. - Việc giảm tỉ lệ gia tăng tự nhiên của nước ta có lợi ích là khắc phục được những hậu quả do quy mô dân số đông và tăng nhanh để lại. c. HOẠT ĐỘNG 3: Tìm hiểu về cơ cấu dân số (8 phút) *Mục tiêu: - Biết được cơ cấu dân số theo nhóm tuổi và theo giới tính ở nước ta. * Phương pháp/kĩ thuật dạy học - Sử dụng phương tiện trực quan, đàm thoại gợi mở, thảo luận cặp đôi. * Phương tiện: - Bảng số liệu 2.2, thông tin báo cáo. * Tiến trình hoạt động: HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS NỘI DUNG CHÍNH Bước 1: GV chia lớp thành các cặp đôi, yêu cầu HS phân tích bảng số liệu 2.2, đọc SGK để hoàn thành nhiệm vụ sau: + Cặp số lẻ: nhận xét cơ cấu và sự thay đổi cơ cấu dân số theo giới tính. + Cặp số chẵn: nhận xét cơ cấu và sự thay đổi cơ cấu theo nhóm tuổi. Bước 2: HS phân tích bảng số liệu, thảo luận theo cặp để hoàn thành nhiệm vụ. Bước 3: Một số cặp đại diện trình bày. Cả lớp bổ sung, GV chuẩn kiến thức. - GV mở rộng: Theo thống kê, tỉ số giới tính khi sinh của cả nước đã vượt quá 111 (nghĩa là cứ trên 100 bé gái mới sinh ra thì có 111 bé trai và có xu hướng ngày càng tăng. Em có suy nghĩ gì về thông tin trên? HS đưa ra các bình luận. 3. Cơ cấu dân số - Ở nước ta, tỉ lệ nữa cao hơn tỉ lệ nam, gần đây có xu hướng tỉ lệ nữ giảm và tỉ lệ nam tăng. - Nước ta có cơ cấu dân số trẻ. Cơ cấu dân số nước ta đang có sự thay đổi, tỉ lệ trẻ em giảm, tỉ lệ người trong độ tuổi lao động và trên lao động tăng. 3.3. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP (5 phút) - Bước 1: GV phát bộ trò chơi thi “Ai ghép hình nhanh nhất” cho các nhóm và yêu cầu dựa vào nội dung vừa tìm hiểu, thảo luận nhóm và ghép hình trong thời gian 3 PHÚT - Bước 2: Tổ chức cho hs chơi - Bước 3: Khen ngợi và cộng điểm cho nhóm làm nhanh nhất và đúng (cộng vào điểm miệng) - Bước 4: GV tổng kết toàn bộ nội dung bài học 3.4. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG ( 3 phút) - Bài tập 3: Tính tỉ lệ gia tăng tự nhiên ( % ) = ( Tỉ lệ sinh – Tỉ lệ tử) / 10 - Tỉ lệ gia tăng tự nhiên ( % ) : Vẽ biểu đồ là đường biểu diễn 3.5. HOẠT ĐỘNG TÌM TÒI/ MỞ RỘNG - Tìm thêm số liệu về dân số và gia tăng dân số của nước ta trong những năm gần đây. - Nhắc nhở HS chuẩn bị nội dung bài 3 phân bố dân cư và các loại hình quần cư. IV. RÚT KINH NGHIỆM SAU BÀI HỌC