Dưới đây là mẫu giáo án phát triển năng lực bài: lao động, việc làm và chất lượng cuộc sống. Bài học nằm trong chương trình Địa lí 9. Bài mẫu có : văn bản text, file word đính kèm. Thầy cô giáo có thể tải về để tham khảo. Tài liệu hoàn toàn miễn phí. Hi vọng, mẫu giáo án này mang đến sự hữu ích và tham khảo cần thiết..
BÀI 4. LAO ĐỘNG VÀ VIỆC LÀM - CHẤT LƯỢNG CUỘC SỐNG I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức - Trình bày được đặc điểm nguồn lao động và việc sử dụng lao động ở Việt Nam. - Đánh giá được sức ép dân số đối với vấn đề giải quyết việc làm ở Việt Nam. - Phân tích được một số vấn đề việc làm ở địa phương và đề xuất hướng giải quyết cơ bản.. - Trình bày được hiện trạng chất lượng cuộc sống ở nước ta. - Phân tích được sự phân hóa thu nhập theo vùng. 2. Kĩ năng - Phân tích biểu đồ, bảng số liệu về cơ cấu lao động phân theo: ▪ Thành thị và nông thôn ▪ Theo đào tạo ▪ Cơ cấu sử dụng lao động theo ngành ▪ Cơ cấu sử dụng lao động theo thành phần kinh tế. - Phân tích mối quan hệ giữa dân số, lao động, việc làm và chất lượng cuộc sống. - Kĩ năng làm việc nhóm 3. Thái độ - Có ý thức học tập tốt để có nghề, nâng cao chất lượng cuộc sống trong tương lai. - Quan tâm, suy nghĩ về việc chọn việc làm cho bản thân trong tương lai. - Tự lập, tự tin, vượt khó 4. Năng lực hình thành - Năng lực chung: Năng lực hợp tác trong học tập và làm việc; Năng lực giải quyết vấn đề; Năng lực tự học - Năng lực chuyên biệt: ● Năng lực vận dụng kiến thức, kĩ năng vào thực tiễn: thông qua liên hệ kiến thức kĩ năng khảo sát thực tế. ● Năng lực sử dụng các công cụ địa lí: sử dụng bản đồ, biểu đồ tranh ảnh, xử lí số liệu thống kê… ● Năng lực phân tích các mối quan hệ qua lại và quan hệ nhân quả trong kinh tế - xã hội: Phân tích được mối quan hệ giữa nguồn lao động đối với sự phát triển KT- XH II. CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS 1. Chuẩn bị của GV - Các biểu đồ cơ cấu lao động - Các bảng thống kê về sử dụng lao động. - Tranh ảnh thể hiện sự tiến bộ về nâng cao chất lượng cuộc sống. - Video có nội dung về lao động – việc làm 2. Chuẩn bị của HS - Sách giáo khoa, sách tập ghi bài. Bút màu các loại, - Bảng học nhóm - Tìm hiểu thông tin về vấn đề việc làm và chất lượng cuộc sống ở Việt Nam III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 1. Ổn định lớp 2. Kiểm tra bài cũ 3. Các hoạt động dạy học 3.1. HOẠT ĐỘNG MỞ ĐẦU (3phút) Bước 1: GV cho HS xem video phóng sự về tình hình việc làm và thực trạng lao động ở nước ta. Các con có suy nghĩ gì khi theo dõi hết đoạn video trên? Bước 2: HS trả lời. Bước 3: GV dẫn dắt vào bài: Qua đoạn video cho thấy vấn đề việc làm là vấn đề xã hội gay gắt ở nước ta. Vậy vấn đề việc làm như thế nào, nó ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống ra sao chúng ta cùng nhau tìm hiểu bài học ngày hôm nay. 3.2. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI HOẠT ĐỘNG 1: Tìm hiểu đặc điểm Nguồn lao động và sử dụng lao động (15 phút) * Mục tiêu - Trình bày được đặc điểm nguồn lao động và việc sử dụng lao động ở Việt Nam. * Phương pháp/kĩ thuật dạy học - Phương pháp: Đàm thoại/ Giảng giải, Khai thác biểu đồ - Kĩ thuật khăn trải bàn - Hoạt động: Cá nhân/cặp đôi * Phương tiện - Biểu đồ cơ cấu lao động phân theo thành thị, nông thôn và theo đào tạo năm 2014 * Tiến trình hoạt động HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS NỘI DUNG CHÍNH - Bước 1: Đọc nội dung phần 1, (SGK/15) và quan sát H4.1 trả lời câu hỏi: (kĩ thuật khăn trải bàn) và hoàn thành phiếu học tập: - Nhóm 1,2: Trình bày những thế mạnh của nguồn lao động nước ta? - Nhóm 3,4: Trình bày những mặt hạn chế của lao động nước ta? -Nhóm 5,6 Giải thích sự phân bố lao động giữa thành thị và nông thôn? Để nâng cao chất lượng nguồn lao động cần có những biện pháp gì? - HS làm việc và hoàn thành nhiệm vụ cá nhân và ghi ra phần gốc giấy của mình, sau đó cả nhóm thống nhất nội dung và ghi vào phần chính giữa của tờ giấy. - HS trả lời. GV chuẩn kiến thức. GV mở rộng: Do đặc điểm và tính chất của nền kinh tế của nước ta là nông nghiệp vẫn là ngành kinh tế chủ yếu, nông nghiệp nước ta còn lạc hậu, việc cơ giới hoá nông nghiệp còn nhiều hạn chế nên vẫn còn sử dụng một lực lượng lao động đông. Do đó đa số người dân của nước ta vẫn phải sinh sống ở nông thôn – gắn với sản xuất nông nghiệp. – Quá trình đô thị hoá ở nước ta đang diễn ra nhanh , nhưng trình độ đô thị hoá còn thấp, quá trình công nghiệp hoá , hiện đại hoá của đô thị vẫn còn đang tiếp diễn. Hơn nữa đa số các đô thị ở nước ta có quy mô vừa và nhỏ… nên số lao động thành thị của nước ta vẫn còn chiếm một tỉ lệ nhỏ trong tổng số lao động của cả nước. Bước 2: GV yêu cầu HS: Quan sát H4.2, nêu nhận xét về cơ cấu lao động, xu hướng và tốc độ thay đổi cơ cấu lao động phân theo ngành của nước ta? - HS thảo luận theo cặp và hoàn thành nhiệm vụ. Đại diện một số cặp trình bày. - GV chuẩn kiến thức. Chuyển ý: Nước ta có nguồn lao động dồi dào và cơ cấu sử dụng đang có sự thay đổi là điều kiện thuận lợi để phát triển kinh tế nhưng ảnh hưởng như thế nào tới vấn đề việc làm, chúng ta cùng tìm hiểu phần II. 1. Nguồn lao động và sử dụng lao động 1. Nguồn lao động - Nguồn lao động nước ta dồi dào, mỗi năm tăng hơn 1 triệu lao động. - Thuận lợi: + Chịu khó, ham học hỏi + Có nhiều kinh nghiệm trong sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp, thủ công nghiệp. + Có khả năng tiếp thu khoa học kĩ thuật. + Chất lượng nguồn lao động đang được nâng cao. - Hạn chế: + Có hạn chế về thể lực và trình độ chuyên môn. + Thiếu tác phong công nghiệp, kỷ luật chưa cao 2. Sử dụng lao động - Cơ cấu sử dụng lao động trong các ngành kinh tế đang thay đổi theo hướng tích cực nhưng tốc độ chậm. + Lao động trong ngành nông – lâm – ngư nghiệp có xu hướng giảm. + Lao động trong ngành công nghiệp và dịch vụ tăng. - Trong thành phần kinh tế: lao động trong Nhà trước giảm; ngoài nhà nước và tư nhân tăng nhanh. HOẠT ĐỘNG 2: Tìm hiểu vấn đề việc làm (15 phút) * Mục tiêu - Đánh giá được sức ép dân số đối với vấn đề giải quyết việc làm ở Việt Nam. - Phân tích được vấn đề việc làm ở địa phương. * Phương pháp/kĩ thuật dạy học - Phương pháp: đàm thoại, kỹ thuật khăn trải bàn - Hình thức tổ chức hoạt động: vấn đáp, thảo luận theo cặp. * Phương tiện - Mục 2 SGK - giấy note, bút màu, bảng hoạt động nhóm -Video:Thực trạng của lao động Việt Nam: https://www.youtube.com/watch?v=aWo_iDpWVzQ * Tiến trình hoạt động HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS NỘI DUNG CHÍNH Bước 1: Giáo viên yêu cầu HS làm việc theo cặp: Bảng số liệu thể hiện tỉ lệ thất nghiệp ở thành thị và thiếu việc làm ở nông thôn phân theo vùng ở nước ta năm 2015 (đơn vị: %) Vùng Tỉ lệ thất nghiệ ở thành thị Tỉ lệ thiếu việc làm ở nông thôn Trung du và miền núi Bắc Bộ 3,1 1 6 Đồng bằng sông Hồng 3,4 2 0 Bắc Trung Bộ và D NTB 4,5 3,1 Tây Nguyên 2 2,0 Đông Nam Bộ 3,1 0,8 ĐB Sông Cửu Long 3,2 3,5 Qua bảng số liệu trên em hãy nhận xét vùng nào có tỉ lệ thất nghiệp ở thành thị cao nhất, thấp nhất và tỉ lệ thiếu việc làm ở nông thôn cao nhất và thấp nhất? Bước 2: HS trả lời. Gv chuẩn kiến thức: như vậy vùng có tỉ lệ thất nghiệp cao nhất ở thành thị là vùng Bắc Trung Bộ và DHNTB 4.5%, thấp nhất là ở vùng Tây Nguyên 2,3%. Tỉ lệ thiếu việc làm ở nông thôn cao nhất là ĐBSCL (3.5%), thấp nhất là ĐNB ( 0.8%) - Giải thích vì sao xảy ra tình trạng thất nghiệp ở thành thị và thiếu việc làm ở nông thôn? Tại sao nói việc làm đang là vấn đề gay gắt ở nước ta? ?Để giải quyết vấn đề việc làm, theo em cần phải có những giải pháp nào ? - Hs thảo luận theo cặp đôi theo kĩ thuật khăn trải bàn. Mỗi thành viên viết ý kiến cả mình sau đó thống nhất ý kiến chung và viết vào chính giữa của tờ giấy. Đại diện các cặp trả lời. GV chuẩn kiến thức: *Nguyên nhân: - Nguồn lao động dồi dào trong điều kiện kinh tế chưa phát triển đã tạo nên sức ép rất lớn đối với vấn đề giải quyết việc làm ở nước ta hiện nay. - Do đặc điểm mùa vụ của sản xuất nông nghiệp và sự phát triển ngành nghề ở nông thôn còn hạn chế nên tình trạng thiếu việc làm là nét đặc trưng của khu vực nông thôn. - Tỉ lệ thất nghiệp của khu vực thành thị cả nước tương đối cao khoảng 6% (năm 2003). - Tỉ lệ thất nghiệp và thiếu việc làm cao ảnh hưởng xấu tới sự phát triển kinh tế - xã hội ở nước ta. * Giải pháp: – Phân bố lại dân cư và nguồn lao động. – Thực hiện tốt chính sách dân số, sức khoẻ sinh sản. – Thực hiện đa dạng hoá các hoạt động sản xuất nông thôn (nghề truyền thống, thủ công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp…) - Phát triển hoạt động công nghiệp, dịch vụ ở đô thị. – Tăng cường hợp tác liên kết để thu hút vốn đầu tư nước ngoài, mở rộng sản xuất hàng xuất khẩu. – Mở rộng, đa dạng các loại hình đào tạo hướng nghiệp dạy nghề, giới thiệu việc làm. – Đẩy mạnh xuất khẩu lao động. Chuyển ý: Như vậy, nguồn lao động dồi dào gây sức ép lớn đến vấn đề việc làm thì chất lượng cuộc sống của nhân dân nước ta sẽ như thế nào? Chúng ta cùng tìm hiều phần III. 2. Vấn đề việc làm - Nguồn lao động dồi dào trong điều kiện kinh tế phát triển chưa cao đã tạo nên sức ép lớn đối với vấn đề giải quyết việc làm ở nước ta hiện nay. - Năm 2014, tỉ lệ thiếu việc làm ở khu vực nông thôn nước ta là 2,9%. Tỉ lệ thất nghiệp của khu vực thành thị cả nước là 3,4%. - Biện pháp: + Phân bố lại lao động và dân cư giữa các vùng. + Đa dạng hóa các hoạt động kinh tế ở nông thôn. + Phát triển các hoạt động công nghiệp, dịch vụ để tạo việc làm mới ở đô thị. + Đa dạng hóa các loại hình đào tạo, đẩy mạnh hướng nghiệp, giới thiệu việc làm. + Xuất khẩu lao động,... HOẠT ĐỘNG 3: Tìm hiểu về chất lượng cuộc sống (8 phút) * Mục tiêu - Trình bày được hiện trạng chất lượng cuộc sống ở nước ta. - Phân tích được sự phân hóa thu nhập theo vùng. * Phương pháp/kĩ thuật dạy học - Phương pháp: đàm thoại, động não, thảo luận nhóm. * Phương tiện - Bảng học tập/giấy Note - Tranh ảnh/video thể hiện sự tiến bộ về nâng cao chất lượng cuộc sống. * Tiến trình hoạt động HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS NỘI DUNG Bước 1: ?Nêu dẫn chứng chứng minh rằng chất lượng cuộc sống của nhân dân ta đang được cải thiện. - HS trả lời, GV chuẩn kiến thức: - Tỉ lệ người biết chữ 97,3% (2018) - Tuổi thọ trung bình cao nam 70,9 tuổi, nữ 76,2 tuổi ( 2018) - Mức thu nhập bình quân đầu người cao 58,5 triệu đồng ( 2018) - Các hoạt động dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản, y tế, xã hội .... ngày càng tốt hơn. ?Nêu ví dụ chứng minh chất lượng cuộc sống của dân cư có sự chênh lệch giữa các vùng, giữa thành thị và nông thôn, giữa các tầng lớp. - HS trả lời - GV chuẩn kiến thức. Mở rộng: Nhà nước có nhiều chính sách quan tâm đến chất lượng cuộc sống như xóa đói giảm nghèo, hỗ trợ vay vốn để sản xuất, quỹ hỗ trọ người nghèo... Bước 2: - GV yêu cầu trình bày rõ khái niệm “ chỉ số phát triển con người HDI” ở Bảng tra cứu thuật ngữ cuối SGK. - HS trả lời. 3. Chất lượng cuộc sống - Chất lượng cuộc sống của nhân dân ta ngày càng được cải thiện. - Nâng cao chất lượng cuộc sống là nhiệm vụ hàng đầu trong chiến lược phát triển con người của thời kì công nghiệp hóa, hiện đại hóa. 3.3. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP (3 phút) - GV tổ chức trò chơi: MỞ MẢNH GHÉP: HS chọn mảnh ghép tương ứng với câu hỏi: Câu 1: Nêu những mặt thuận lợi của lao động nước ta? Câu 2: Nêu những mặt hạn chế của nguồn lao động nào? Câu 3: Tại sao vấn đề việc làm là vấn đề gay gắt của nước ta? Câu 4: Nguồn lao động chủ yếu phân bố ở đâu và hoạt đông trong ngành kinh tế nào? => Sau 4 mảnh ghép đó là: hình ảnh các em bé vùng núi có cuộc sống khó khăn. Em hãy nêu ý nghĩa của bức tranh đó? - TL: Hiện nay, chất lượng cuộc sống vẫn còn có sự chênh lệch giữa các vùng, giữa thành thị và nông thôn. 3.4. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG (2 phút) Bước 1: GV giao nhiệm vụ: Hiện nay mỗi năm có 127000 cử nhân, thạc sĩ thất nghiệp sau khi tốt nghiệp đại học cao đẳng. Vậy theo em đây là tín hiệu vui hay buồn cho lao động Việt Nam ? Bước 2: HS trao đổi và phát biểu nhanh ý kiến Bước 3: GV chốt ý và khen ngợi HS 3.5. HOẠT ĐỘNG TÌM TÒI/MỞ RỘNG - Sưu tầm, tranh ảnh về vấn đề lao động, viêc làm ở một số thành phố lớn nước ta. - Về nhà làm bài tập. - Chuẩn bị bài thực hành. IV. RÚT KINH NGHIỆM SAU BÀI HỌC