Dưới đây là mẫu giáo án VNEN bài: Việt Nam nửa đầu thế kỉ XIX. Bài học nằm trong chương trình Khoa học xã hội 7 tập 2. Bài mẫu có: văn bản text, file PDF, file word đính kèm. Thầy cô giáo có thể tải về để tham khảo. Hi vọng, mẫu giáo án này mang đến sự hữu ích.
Ngày soạn: Ngày dạy: Điều chỉnh: Bài 33 - Tiết: 63,64,65,66,67: VIỆT NAM NỬA ĐẦU THẾ KỈ XIX I. MỤC TIÊU BÀI HỌC: 1. Kiến thức: - Nhà Nguyễn lập lại chế độ phong kiến tập quyền; các Vua Nguyễn thần phục nhà Thanh và khước từ tiếp xúc với các nước phương tây. 2. Kĩ năng: - Phân tích nguyên nhân các hiện trạng chính trị , kinh tế thời Nguyễn. 3. Thái độ: - Có thái độ đồng tình, khâm phục, kính trọng với những nhân vật có công với đất nước như Quang Trung – Nguyễn Huệ, Nguyễn Thiếp, Phan Huy Ích, Ngô Thì Nhậm, đồng thời phê phán lên án hành động bán nước của Lê Chiêu Thống. 4. Định hướng hình thành phát triển năng lực - Năng lực chung: Giải quyết kiến thức chế độ phong kiến nhà Nguyễn, sử dụng ngôn ngữ, sáng tạo. - Năng lực chuyên biệt: Tái tạo kiến thức đã học trong bài 32, thể hiện xúc cảm, hành vi của bản thân đối với nội dung đã học; Xác định mối liên hệ giữa các sự kiện, hiện tượng lịch sử, giải thích. - Tích hợp: + Tích hợp nhiều kiến thức Văn học: liên hệ tới những bài thơ ca như: Truyện Kiều, Chinh phụ ngâm, Cung oán ngâm khúc, Thơ Hồ Xuân Hương, Bà Huyện Thanh Quan, Cao Bá Quát, Nguyễn Văn Siêu .... +Tích hợp kiến thức về địa lý, y học II. NỘI DUNG TRỌNG TÂM - Nội dung: + Tình hình chính trị nước ta nửa đầu thế kỉ XIX. + Tình hình kinh tế nước ta nửa đầu thế kỉ XIX. + Các cuộc khởi nghĩa nông dân nửa đầu thế kỉ XIX. III. PHƯƠNG PHÁP TRỌNG TÂM - Phương pháp: vấn đáp thuyết trình trực quan, nhóm IV. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH: 1. Giáo viên: - Tranh vẽ quan võ thời Nguyễn. - Tranh vẽ lính cận vệ thời Nguyễn. - Lược đồ các đơn vị hành chính Việt Nam thời Nguyễn. - Lược đồ những nơi bùng nổ các cuộc khởi nghĩa lớn chống vương triều Nguyễn nửa đầu thế kỉ XIX. - Tranh Đông Hồ: Chăn trâu thổi sáo. - Ảnh chùa Tây Phương. - Ảnh Ngọ Môn (Huế). - Tranh vẽ Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác. 2. Học sinh: Chuẩn bị bài theo câu hỏi SGK. V. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC 1. Ổn định lớp. 2. Kiểm tra bài cũ. 3. Bài mới. 1. Khởi động: HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG - Mục tiêu: tạo hứng thú, tâm thế cho học sinh. - Phương pháp: vấn đáp - Thời gian: - Khởi động: GV giới thiệu: Vua Quang Trung mất đi là một tổn thất lớn cho cả nước. Thái tử Quang Toản lên ngôi đã không đập tan được âm mưu xâm chiếm của Nguyễn Ánh. Triều Tây Sơn tồn tại được 25 năm (1778 - 1802) thì sụp đổ. Chế độ phong kiến nhà Nguyễn được thiết lập. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC - Mục tiêu: trang bị cho học sinh những kiến thức mới liên quan đến tình huống/vấn đề học tập nêu ra ở hoạt động khởi động. - Phương pháp: thuyết trình, pháp vấn, gợi mở, phân tích, nêu vấn đề, giảng bình, thảo luận nhóm… - Thời gian: HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS NỘI DUNG BÀI HỌC Hoạt động 1 : Tìm hiểu chính trị nước ta nửa đầu thế kỉ XIX. GV: Tình hình triều Tây Sơn sau khi Quang Trung mất, Quang Toản không đủ sức gánh vác công việc đất nước. Nguyễn Nhạc an phận không lo việc nước về sau. ? Nhân cơ hội triều Tây Sơn suy yếu, Nguyễn Ánh đã có hành động gì? - Hàng năm đến mùa gió đông nam, Nguyễn Ánh đem thủy binh ra lấn dần vùng đất của Tây Sơn. GV: Sau khi chiếm được Quy Nhơn (6/1801) Nguyễn Ánh đánh thẳng ra Phú Xuân. Nguyễn Quang Toản phải chạy ra Bắc Hà. Khoảng giữa 1802 Nguyễn Ánh huy động nhiều cánh quân thủy bộ đồng thời tiến ra bắc. Quân của Nguyễn Ánh lần lượt đánh chiếm vùng đất từ Quảng trị đến Nam Định rồi tiến thẳng ra Thăng Long. Nguyễn Quang Toản vượt sông Nhị (sông Hồng) chạy lên mạn Bắc Giang thì bị bắt, chấm dứt triều Tây Sơn. ? Nhà Nguyễn làm gì để lập lại chế độ phong kiến tập quyền. GV : giới thiệu lược đồ các đơn vị hành chính Việt Nam thời Nguyễn. ? Em hãy kể tên một số tỉnh và phủ trực thuộc? - Đứng đầu mỗi tỉnh lớn là chức Tổng đốc, còn tỉnh vừa và nhỏ là chức Tuần phủ. ? Em có nhận xét gì về cách tổ chức đơn vị hành chính dưới triều Nguyễn. - Đây là lần đầu tiên trong lãnh thổ thống nhất, các tổ chức hành chính được sắp đặt chính quy như vậy. ? Vua Gia Long chú trọng củng cố luật pháp như thế nào ? - 1815 bộ " Hoàng triều hình luật" gồm 22 quyển với 398 điều luật đã được ban hành, nội dung dựa hẳn vào bộ luật nhà Thanh. - Thể hiện rõ ý đồ bảo vệ quyền hành tuyệt đối của nhà vua, đề cao địa vị quan lại và gia trưởng. ? Nhà Nguyễn đã thi hành biện pháp gì để củng cố quân đội. GV: Nhân dân ta phải đi phu, đi lính để xây dựng những thành trì nguy nga tráng lệ GV : cho HS quan sát hình 1 + 2 (SHD - 128) ? Mô tả và rút ra nhận xét - Quan Văn, quan Võ thời Nguyễn mặc áo bào, ngồi trên lưng ngựa có lọng che rất oai phong. - Lính cận vệ thời Nguyễn được trang bị đầy đủ về khí giới, quân phục đồng bộ. ? Em có nhận xét gì về quân đội thời Nguyễn? ? Em hãy cho biết chính sách đối ngoại của nhà Nguyễn? - Đóng cửa không tiếp xúc với nước ngoài, nhưng thần phục nhà Thanh một cách mù quáng. GV: Nhà Nguyễn lập lại chế độ phong kiến tập quyền, mọi điều hành đều tập trung trong tay Vua, các Vua Nguyễn thần phục nhà Thanh, khước từ mọi tiếp xúc với các nước phương tây. ? Hậu quả của chính sách đó là gì? - Thúc đẩy nước Pháp chuẩn bị xâm lược nước ta. Hoạt động 2 : Tìm hiểu tình hình kinh tế nước ta nửa đầu thế kỉ XIX. ? Hãy cho biết tình hình kinh tế nông nghiệp nước ta đầu thế kỷ XIX. - Nông nghiệp xa sút nghiêm trọng, ruộng đồng bỏ hoang. ? Các Vua Nguyễn có việc gì làm để chú trọng phát triển nông nghiệp ? - Nguyễn Công Chứ chiêu mộ dân lưu vong khai phá miền ven biển. ? Công cuộc khai hoang ở triều Nguyễn có tác dụng như thế nào? => Tăng thêm diện tích canh tác. ? Mặc dù diện tích canh tác tăng thêm nhưng vẫn còn tình trạng dân lưu vong ? Tại sao? - Ruộng đất vẫn còn bỏ hoang nhiều - Bọn địa chủ cường hào vẫn cướp ruộng đất của nhân dân. - Chế độ quân điền không còn tác dụng. ? Ở thời Nguyễn có biện pháp gì để tu sửa đê điều? ? Tại sao việc đắp đê lại khó khăn như vậy ? - Tài chính thiếu hụt, nạn tham nhũng phổ biến, hạn hán lũ lụt xảy ra liên tiếp như phủ Khoái Châu. ? Tình trạng trên dẫn đến hậu quả gì? - Kinh tế nông nghiệp ngày càng sa sút, không phát triển được. ? Ở nông nghiệp thì như vậy thủ công nghiệp thời Nguyễn có đặc điểm gì? ? Qua phần nhận xét đó, em có suy nghĩ gì về tài năng của thợ thủ công nước ta đầu thế kỷ XIX? - Thông minh, cần cù, sáng tạo, tay nghề cao. - Bước đầu làm quen với một số thành tựu Khoa học kỹ thuật ở phương tây. ? Mặc dù có nhiều tiềm lực nhưng vì sao thủ công nghiệp không phát triển được? - Thợ thủ công giỏi bị bắt vào các xưởng của nhà nước, bị mai một tài năng. - Các mỏ khoáng sản khai thác thất thường và sa sút dần. - Thợ thủ công phải nộp thuế sản phẩm nặng nề. ? Em có nhận xét gì về tình hình thủ công nghiệp dưới thời Nguyễn? ? Em có nhận xét gì về hoạt động buôn bán trong nước? - Buôn bán được mở rộng ở các thành phố , thị tứ. - Phố chợ đông đúc, sầm uất, các mặt hàng phong phú. - Thương cảng ở Hội an, đông vui và tấp nập thuyền bè trên biển như mắc cửi, gần bờ có những điểm canh quản lý các hoạt động buôn bán ven biển. ? Chính sách ngoại thương của nhà Nguyễn được biểu hiện như thế nào? GV: Mặc dù nền kinh tế còn nhiều điều kiện để phát triển, nhưng chính sách phản động của nhà Nguyễn đã không đáp ứng được nhu cầu lịch sử của nền kinh tế - xã hội. Hoạt động 3: Tìm hiểu các cuộc khởi nghĩa nông dân nửa đầu thế kỉ XIX ? Dưới chính sách bảo thủ của nhà Nguyễn, đời sống của nhân dân ta ra sao? Biểu hiện như thế nào? GV: -1842 bão to ở Nghệ An làm đổ trên 4 vạn nóc nhà, hơn 5000 người chết. - 1849 - 1850 dịch lớn trên cả nước làm 60 vạn người chết. ? Qua đoạn trích em có nhận xét gì về chính quyền phong kiến nhà Nguyễn. - Quan lại từ trung ương -> địa phương ra sức bóc lột, đục khoét nhân dân. - Xã hội loạn lạc, không còn kỷ cương, phép nước. ? Trước những hành động đó, thái độ của nhân dân đối với chính quyền nhà Nguyễn như thế nào? - Căn phẫn oán ghét triều đình nhà Nguyễn => họ đã vùng dậy đấu tranh. GV dùng lược đồ: Nơi nổi dậy của nhân dân chống vương triều Nguyễn. - Các con số là để chỉ tên cuộc khởi nghĩa được gọi theo tên thủ lĩnh. GV : giới thiệu ngắn gọn các cuộc khởi nghĩa tiêu biểu (về thủ lĩnh, nơi hoạt động). ? Nhìn vào lược đồ, em có nhận xét gì? về địa bàn của các cuộc đấu tranh của nhân dân. - Quy mô rộng lớn khắp cả nước từ bắc chí nam, từ miền xuôi đến miền ngược đã bùng lên suốt hơn nửa thế kỷ thống trị của nhà Nguyễn. ? Hãy trình bày hiểu biết của em về Phan Bá Vành? - Người làng Minh Giám (Thái Bình) - Xuất thân nghèo ? Nguyên nhân nào khiến Phan Bá Vành khởi nghĩa. - Sớm bất bình với giai cấp thống trị. - Năm 1821 nhân một nạn đói lớn ở Nam Định, Thái Bình -> ông kêu gọi nhân dân khởi nghĩa. ? Căn cứ chính cuộc khởi nghĩa ở đâu? - Cuộc khởi nghĩa lan rộng khắp các tỉnh Nam Định, Thái Bình, Hải Dương, Quảng Yên - Đầu năm 1827 quân triều đình theo các ngả về bao vây Trà Lũ, trong lúc tình thế nguy khốn Phan Bá Vành lại trì hoãn việc chuẩn bị đối phó, tháng 3 năm ấy, quân triều đình tấn công dữ dội, vào đêm ông cho quân đào một con sông dài 800m để rạng sáng chạy ra biển nhưng súng bắn dữ, ông bị thương và bị bắt, ông đã cắn lưỡi tự vẫn. GV: Đây là một cuộc khởi nghĩa của nông dân điển hình nhất nửa đầu thế kỷ XIX dưới triều Nguyễn. ? Nêu hiểu biết của em về Nông Văn Vân? Vì sao ông nổi dậy khởi nghĩa. - Ông là tù trưởng người dân tộc Tày, giữ chức Tri châu Bảo Lạc (Cao Bằng). - Không chịu nổi sự chèn ép của triều đình nhà Nguyễn, Nông Văn Vân cùng một số tù trưởng tập hợp dân chúng nổi dậy. GV : tường thuật cuộc khởi nghĩa. - Khởi nghĩa lan rộng khắp miền núi Việt bắc, liên hệ với các tù tưởng Mường và một số làng Việt ở Trung du. - Bọn quan tỉnh bị bắt đã bị nghĩa quân thích vào mặt các chữ "quan tỉnh hay ăn hối lộ" rồi đuổi về. Nhiều quan chức nhà Nguyễn đã tự sát để khỏi nghĩa quân bắt. - Hai lần nhà Nguyễn đem quân đàn áp đều bị thất bại, đến lần thứ 3 ông bị bao vây và chết trong rừng. ? Em có nhận xét gì về cuộc khởi nghĩa của Nông Văn Vân? - Đây là cuộc đấu tranh rộng lớn và tiêu biểu nhất của dân tộc thiểu số. ? Em hãy cho biết một vài nét về Lê Văn Khôi ? GV giới thiệu: "Thổ hào" là người có thế lực ở địa phương (Miền núi) thời phong kiến. GV: Thuật diễn biến: Tháng 6 năm 1833 Lê Văn Khôi khởi binh chiếm thành Phiên An tự xưng là Bình nam đại nguyên soái. Giết tên quan Bạch Xuân Nguyên, cuộc khởi nghĩa được nhân dân 6 tỉnh nam kỳ tham gia. - Viên tướng Thái Công Triều làm phản đầu hàng, Lê Văn Khôi bị cô lập. - Năm 1834 ông qua đời, con trai ông lên thay => ? Cho biết một vài nét về Cao Bá Quát? - Thông cảm, đau xót trước nỗi thống khổ của nhân dân, căm ghét nhà Nguyễn nổi dậy khởi nghĩa. GV thuật : Cao Bá Quát suy tôn một người chắt xa của Vua Lê là Lê Duy Cự làm minh chủ, giương cao lá cờ "Phù Lê" và định khởi nghĩa ở Hà Nội, Bắc Ninh, kế hoạch bị lộ nên khởi nghĩa nổ ra lớn hơn dự tính. (Đây là cuộc khởi nghĩa của nông dân có sự tham gia tích cực của các nho sỹ) ? Các cuộc khởi nghĩa trên có điểm gì giống nhau và khác nhau( thảo luận) * Giống: - Chống chính quyền phong kiến nhà Nguyễn - Kết quả: Đều bị thất bại * Khác nhau: - Tính chất: + Khởi nghĩa của Phan Bá Vành và Cao Bá Quát là khởi nghĩa nông dân. + Khởi nghĩa Nông Văn Vân là dân tộc ít người - Địa bàn hoạt động: + Phan Bá Vành, Cao Bá Quát => Vùng đồng bằng. + Nông Văn Vân => Vùng núi. - Người lãnh đạo: + Phan Bá Vành: Nông dân + Nông Văn Vân: Dân tộc Tày + Cao Bá Quát: Nho sỹ - Thời gian cách xa nhau ? Vì sao các cuộc khởi nghĩa đều thất bại. - Phong trào nông dân tuy rầm rộ, rộng khắp nhưng phân tán thiếu sự liên kết lực lượng. - Triều đình nhà Nguyễn đàn áp dã man các cuộc khởi nghĩa. ? Các cuộc khởi nghĩa trên chứng tỏ điều gì ? ? Hàng trăm cuộc khởi nghĩa nổi dậy chống nhà Nguyễn nói lên thực trạng xã hội bấy giờ như thế nào? - Cuộc sống của nhân dân ngày càng khổ cực, mâu thuẫn giai cấp ngày càng trở lên sâu sắc. - Chính quyền phong kiến nhà Nguyễn sớm muộn sẽ nhanh chóng sụp đổ. GV: Cuộc đấu tranh của nông dân và nhân dân các dân tộc chống triều Nguyễn liên tục quyết liệt trong hơn 50 năm, là cuộc đấu tranh bảo vệ sự sinh tồn và thực lực của dân tộc. - Cuộc đấu tranh không mệt mỏi của nhân dân các dân tộc chống áp bức cường quyền dưới chế độ phong kiến nhà Nguyễn đã góp phần củng cố khối đoàn kết, thống nhất cộng đồng dân tộc Việt Nam. Hoạt động 4 : Tìm hiểu sự phát triển của văn hóa dân tộc cuối thể kỉ XVIII-nửa đầu thế kỉ XIX ? Văn học bao gồm những thể loại nào? - Văn học dân gian - Văn học chữ Nôm Vậy 2 thể loại này phát triển ra sao gồm những tác phẩm gì ..... ? Văn học dân gian bao gồm những thể loại nào. ? Em hãy kể một vài tác phẩm mà em biết? - Các bài ca dao tục ngữ đã nói lên nguyện vọng , tư tưởng tình cảm của nhân dân đồng thời đã lên án phê phán thói xấu trong xã hội đặc biệt là các quan tướng chỉ là cái danh nhưng thực chất chỉ là kẻ bù nhìn, kẻ đầy tớ không làm được việc gì cả " Đồn rằng quan tướng có danh Cưỡi ngựa 1 mình chẳng phải vịn ai Ban khen rằng ấy mới tài Ban cho cái áo với 2 đồng tiền Đánh giặc thì chạy trước tiên Xông vào trận tiền cởi khố giặc ra.." * Vè: Vè chàng Lía, "Ai vào bình định mà nghe Nghe thơ chàng Lía, hát vè Quảng nam Chiều chiều én liệng Truông Mây Cảm thương chú Lía bị vây trong thành Những câu vè này cho ta thấy tuy cuộc khởi nghĩa bị dập tắt nhưng hình ảnh chàng Lía vẫn còn mãi trong Nhân dân. Vè Bá Vành có câu "Trên trời có ông sao tua Ở làng Minh Giám có ông Vua Bá vành" Từ đây có thể nói rằng Phan Bá Vành là người có công lớn đối với nhân dân, đặc biệt là đối với dân làng Minh Giám. GV: Với những tư tưởng xây dựng 1 nền văn hoá riêng của mình người dân lao động VN đã truyền nhau hàng loạt những bài thơ ca nói lên phong cảnh, kinh nghiệm sản xuất các nghành nghề sinh hoạt xã hội, quan hệ nam nữ. Đương thời nhà nước Lê Trịnh cũng như nhà Nguyễn cấm nhân dân khắc in truyện dân gian của mình cho nên việc sáng tác cũng ít đi mà thơ văn truyền lại đến nay cũng không nhiều, văn học trào phúng cũng phát triển dưới dạng truyền miệng mà thôi * Về truyện khôi hài có truyện trạng lợn, trạng quỳnh, Trê cóc. * Truyện nôm dài như Nhị Độ Mai, Phạm Công Cúc Hoa, Thạch Sanh, Thánh Gióng.. ? Các tác phẩm trên phản ánh nội dung gì? Bằng những tiếng cười châm biếm, mỉa mai nhân dân ta đã đả kích phê phán những thói hư tật xấu của XHPK, lột trần bộ mặt giả dối, tham lam, dâm ô thối nát của bọn vua quan, địa chủ cường hào. => Trong cuộc đấu tranh chống phong kiến chống áp bức bóc lột không những chỉ biểu hiện bằng vũ khí, bạo lực mà còn đấu tranh trên mặt trận văn học nữa. Như trong chuyện Thạch Sanh thì đã nói lên được nguyện vọng của người dân hiền lành, yêu quý lao động và chân lý đương thời lúc bấy giờ. Người dân chưa hiểu rằng cần phải có 1 chế độ XH mới không có vua, quan. Ông vua mà họ mong muốn là 1 ông vua nông dân, xuất thân từ lao động nghèo nàn, còn những tên tham nhũng, vô lại thì sẽ bị trừng trị, ác giả ác báo, họ mong muốn những người hiền lành thì sẽ được đền đáp còn kẻ ác thì sẽ bị trừng trị Như vậy văn học dân gian cuối thế kỷ 18 đầu thế kỷ 19 đã phát triển phong phú phản ánh cuộc sống lao động hay thói hư tật xấu của XHPK đương thời lúc bấy giờ. GV: Bên cạnh dòng văn học dân gian phát triển thì văn học chữ Nôm thời kỳ này cũng phát triển rực rỡ, vậy văn học chữ Nôm thời kỳ này có điểm gì nổi bật .... - Điểm nổi bật trong văn học VN cuối thế kỷ XVIII - nửa đầu TK XIX là sự phát triển rực rỡ của văn học viết bằng chữ Nôm . - Chữ Nôm là chữ viết cổ do ông cha ta sáng tạo dựa trên cơ sở chữ hán và qua nhiều lần sửa đổi dân tộc ta đã tự sáng tạo ra chữ viết riêng của dân tộc mình. ? Trong thời kỳ này văn học chữ nôm có tác giả, tác phẩm nào tiêu biểu GV: Nguyễn Du xuất thân từ 1gia đình quan lại lâu đời của nhà lê, nổi tiếng thơ văn từ nhỏ, Nguyễn Du không những được học hành mà còn được tiếp xúc với nhiều lớp người khác nhau ở kinh thành thăng long, ông đã từng được chứng kiến cả 1 giai đoạn lịch sử hào hùng của dân tộc, tuy đứng về phía đối lập, nhưng hình ảnh những người anh hùng áo vải Quang trung và phong trào tây sơn luôn ghi sâu trong trí óc ông - Khi nhà Nguyễn thành lập ông đã ra làm việc và được tận mắt chứng kiến những đổi thay của các thập kỷ đầu thế kỷ XIX và Truyện Kiều cũng ra đời từ thực trạng đó của XH. ? Trong tác phẩm truyện Kiều phản ánh nội dung gì. - Trong tác phẩm này nói về cuộc đời trôi nổi của người phụ nữ đó là Thuý Kiều bị đày đoạ trong 1 xã hội rối loạn đầy bất công: " Thương thay phận đàn bà Dù rằng bạc mệnh cũng là lời chung" Tác phẩm này vừa phản ánh tinh thần nhân đạo nhưng cũng là bản cáo trạng của XH đương thời và Truyện Kiều là tiếng nói đanh thép lên án những thế lực tàn bạo, XH đồng tiền chà đạp lên cuộc sống và mọi giá trị con người " Trong tay có sẵn đồng tiền Dẫu lòng đổi trắng thay đen khó gì" Trong Truyện Kiều phần nào đó đã ca ngợi cuộc đấu tranh của nông dân. Nội dung cụ thể các em sẽ được tìm hiểu trong chương trình ngữ văn 9. - Với tác phẩm Truyện Kiều, Nguyễn Du là 1 trong những người được đánh giá là danh nhân văn hoá thế giới - Còn ở thế kỷ XIX có tác phẩm Người con gái Nam Xương của Nguyễn Dữ Tác phẩm này ca ngợi vẻ đẹp tài sắc và đức hạnh của người phụ nữ và cảm thông trước số phận, bất hạnh bởi chế độ phong kiến nam quyền độc đoán. ? Ngoài tác giả Nguyễn Du, Nguyễn Dữ, em hãy kể tên 1 số tác giả nổi tiếng cuối TK XVIII, XIX. Nổi lên những nữ thi sĩ - Công chúa Ngọc Hân, Hồ Xuân Hương, Đoàn thị Điểm, Bà huyện thanh Quan, Cao Bá quát, Nguyễn Văn Siêu Ngoài ra còn nhiều truyện nôm khuyết danh GV: Trong chế độ phong kiến, tư tưởng trọng nam khinh nữ thống trị, phụ nữ không được tôn trọng, không được đi học, đi thi, do đó cả 1 thời gian dài người ta không thấy xuất hiện những nhà văn nhà thơ nữ nổi tiếng cuối thế kỷ 18, nửa đầu thế kỷ 19 những con người như vậy mới có điều kiện thể hiện tài năng không thua kém gì nam giới ? Em hãy trích dẫn vài câu hay 1 đoạn thơ của 1 trong các tác giả nói trên GV: Như tác giả Hồ Xuân Hương được mệnh danh là Bà Chúa thơ Nôm là tài năng hiếm có, 1 nhà thơ châm biếm nổi tiếng, thơ của bà đã kích sâu cay bọn quan võ hay hoạnh họe lầm lầm như 1 thứ sát khí rỗng tếch HXH đã dành cho họ 1 cái choảng đích đáng như " Bác mẹ sinh ra vốn thằng hèn Tối tuy không mắt sáng hơn đèn Đầu đội nón ra lèo chớp đỏ Lưng đeo bị đạn rủ thao đen" Và còn bài thơ mang đậm sắc dân gian nói lên ý thức đòi quyền bình đẳng của phụ nữ trong bài có câu "Ví đây đổi phận làm trai được Thì sự anh hùng há bấy nhiêu" Trong bài bánh trôi nước đã ca ngợi sự trong trắng của người phụ nữ trong XHPK, dù trong hoàn cảnh nào họ cũng giữ được phẩm chất ấy " Thân em vừa trắng lại vừa tròn Bẩy nổi 3 chìm với nước non Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn mà em vẵn giữ tấm lòng son" - Còn Bà Huyện Thanh Quan có những bài thơ mang đậm chất hoài cổ, lưu luyến thơì quá khứ đẹp đã qua - Qua Đèo Ngang " Nhớ nước đau lòng con quốc quốc Thương nhà mỏi miệng cái gia gia" *Chinh phụ ngâm khúc của Đoàn thị Điểm là khúc ngâm về nỗi lòng sầu nhớ của người vợ có người chồng ra trận Chàng thì đi cõi xa mưa gió Thiếp thì về buồng cũ chiếu chăn.." Và còn nhiều bài thơ khác... ? Vậy qua tìm hiểu em hãy cho biết nền văn học VN cuối thế ký XVIII - XIX đề cập đến nội dung gì? ? Tại sao đến cuối thế kỷ XVIII nền văn học dân gian ở nước ta lại phát triển rực rỡ và đạt tới đỉnh cao như vậy HS: Thảo luận nhóm - Vì đây là giai đoạn khủng khoảng trầm trọng của chế độ phong kiến và cũng là giai đoạn bão táp cánh mạng sôi động trong lịch sử Văn học phản ánh hiện thực xã hội là cơ sở để văn học phát triển mạnh hơn nữa. GV Về văn học thì như vậy còn nghệ thuật thời này đã đạt được những thành tựu gì .... ? Qua phần vừa đọc em có nhận xét gì về nghệ thuật dân giạn ở thời kỳ này ? Văn nghệ dân gian gồm những thể loại nào GV: Được phổ biến khắp nơi nhất là vào các dịp hội làng như ở miền xuôi có các làn điệu quan họ Bắc Ninh trống quân hát lý, hát dặm, ở miền núi có hát lượn, hát khắp, hát xoan Nhà Nguyễn cũng xây nhà hát có chỗ diễn chỗ ngồi cho khán giả ở kinh đô, trong nhân dân còn sân đình, sân chùa cũng trở thành sân khấu chèo vào những ngày hội ? Còn ở địa phương em có những điệu hát dân gian nào - Trên mảnh đất Điện Biên phủ có rất nhiều các dân tộc sinh sống đoàn kết, gắn bó cùng nhau xây dựng 1 thành phố ngày càng phát triển như DT Thái, Tày, Nùng, dao. Mỗi dân tộc có làn điệu khác nhau DT thái có hát khắp, múa xoè, DT Tày có hát lượn. ? Ngoài nghệ thuật dân gian còn có nghệ thuật nào? ? Trong tranh dân gian xuất hiện dòng tranh nào HS: quan sát bức tranh chăn trâu thổi sáo ? Quan sát em có nhận xét gì bức tranh này * Bức tranh trăn trâu thổi sáo vừa hiện thực vừa đa dạng mô tả 2 em bé chăn trâu 1 em vừa chăn trâu vừa thả diều, 1 em ngồi vắt chân lên lưng trâu vừa thổi sáo say sưa. Trong lúc 2 chú trâu có vẻ vểnh tai nghe nhưng chẳng hiểu gì cả người ta ví “đàn gảy tai trâu” - Người xem có thể tưởng tượng ở đây không phải là 1 công việc nặng nhọc, vất vả, mà đã trở thành 1 cảnh vui nhàn nhã vẻ thơ mộng, nói lên sự yêu đời lạc quan, ước vọng thanh bình của nhân dân ta. ? Vậy qua phần vừa tìm hiểu em có suy nghĩ gì về đề tài hình thức tranh dân gian GV: Tranh dân gian thường được lấy đề tài về cuộc sống đời thường của nhân dân như chăn trâu, thổi sáo, đấu vật đây chính là những nét độc đáo của tranh dân gian VN Với hình thức đơn giản thanh thoát nhưng chân thực hấp dẫn, tranh dân gian là hình thức nghệ thuật rất đời thường, đậm đà bản sắc dân tộc còn có tính chiến đấu cao. ? Nêu những thành tựu nổi bật về kiến trúc về thời kỳ này Chùa tây phương - Hà tây, Chùa thiên mụ - Huế, Cố đô Huế, Đình làng Đình Bảng- Từ Sơn bắc ninh GV: Giới thiệu Ngọ Môn Huế, chùa Tây Phương HS: quan sát bức tranh, Em hãy nêu 1 số hiểu biết về Ngọ Môn Huế - Vòng thành ngoài chu vi chừng 10 km, mặt trước trên đường trục dựng kỳ đài xung quanh trổ 10 cửa, có hào sâu bao quanh, bên trong có nơi làm việc trụ sở của triều đình, vườn cảnh, Cửa chính của Ngọ Môn của Hoàng thành xây năm 1833 triều vua Minh Mạng, Ngọ Môn Huế cao 14m 80. Ngọ Môn mang những nét tiêu biểu của kinh thành Huế. - Chùa Tây Phương nay ở xã Thạch Xá, huyện Thạch Thất tỉnh Hà Tây chùa do nhân dân Nguyên Xá làm vào khoảng 1794 ? Qua bức tranh này em có nhận xét gì nghệ thuật kiến trúc chùa Tây Phương - Kiểu kiến trúc đặc sắc, mái uốn cong kiểu cung đình tạo ra sự tôn vinh cao quý chùa tây phương còn có 18 pho tượng la hán với những phong cách khác nhau ? Qua đó em có nhận xét gì về kiến trúc thời kỳ này GV: Cho học sinh quan sát bức ảnh chụp tượng La Hán chùa Tây Phương 2 vị la Hán xuất thân từ nông dân, chúng ta quan sát thấy cả 2 vị đều thông minh, vui vẻ riêng với 1 vị thì có vẻ mặt hơi buồn, đăm chiêu suy tưởng thân hình gày gò, toàn thân tượng nói lên đây là 1 con người khổ hạnh đang tập trung tâm trí cho việc tu luyện, ngoài ra trong cung điện Huế còn có 9 đỉnh đồng lớn và nhiều công trình điêu khắc khác ? Qua đó em có nhận xét gì về nghệ thuật đúc đồng tạc tượng thời kỳ này ? ? Hãy kể thêm 1 số công trình kiến trúc điêu khắc mà em biết Chùa Hương, chùa Thiên Mụ, tượng Thánh Trấn Võ, Ngọ Môn Huế ? Qua phần em vừa đọc em có suy nghĩ gì về công trình kiến trúc cố đô Huế. Cố đô Huế là 1 trong những công trình nghệ thuật hài hoà giữa kiến trúc và cảnh quan năm 1993 đã được UNESCO công nhận là di sản văn hoá thế giới ngoài cố đô Huế còn có di sản được UNESCO công nhận như vịnh Hạ Long, Phố cổ Hội An, Thánh địa Mĩ Sơn, động Phong Nha.. ? Trong thời kỳ này, sử học nước ta có những tác giả tác phẩm nào tiêu biêu? - Tác phẩm "Đại Nam thực lục" gồm 144 quyểm viết về những năm thống trị của nhà Nguyễn. Ngoài ra còn có " Đại Nam liệt truyện". - Tác giả: Lê Quý Đôn, Phan Huy Chú. + Lê Quý Đôn (1726 - 1783) người làng Diên Hà - Thái Bình, 17 tuổi thi đỗ giải Nguyên, 26 tuổi đỗ bảng là nhà Bác học của thế kỷ XVIII (một người học giỏi nổi tiếng thủa nhỏ, 6 tuổi biết làm thơ có trí nhớ kỳ lạ ham đọc sách). Tác phẩm nổi tiếng của ông là Đại Việt thông sử, Phủ biên tạp lục.. + Phan Huy Chú (1782 - 1840) là con của Phan Huy Ích sinh ở Quốc Oai - Hà Tây, học giỏi nổi tiếng hay chữ, chán cảnh quan trường ông lui về quê dạy học và viết sách. Tác phẩm: Lịch triều hiến chương ngoại chí ? Cho biết những công trình nghiên cứu tiêu biểu về địa lý học. - Gia Định thành công chí của Trịnh Hoài Đức. - Nhất thống Dư địa chí của Lê Quang Định và Ngô Nhân Tỉnh là 3 tác giả ở Gia Định "Gia Định tam gia" GV: giới thiệu ảnh chân dung Lê Hữu Trác (1720 - 1791). GV: Lê Hữu Trác xuất thân từ một gia đình nho học ở Hưng Yên, cảm thông sâu sắc với cuộc sống khổ cực của nhân dân, ông từ bỏ con đường làm quan để trở thành thầy thuốc của dân. ? Những cống hiến của ông đối với ngành y học dân tộc. - Ông phát hiện công dụng của 305 vị thuốc nam, 2854 phương thuốc trị bệnh. - Nghiên cứu viết sách "Hải Thượng y tông tâm lĩnh" ? Nêu những thành tựu về nghề thủ công nước ta cuối thế kỷ XVIII nửa đầu thế kỷ XIX. ? Những thành tựu khoa học kỹ thuật phản ánh điều gì? - Nhân dân ta biết tiếp thu những thành tựu khoa học kỹ thuật mới của các nước phương tây, nó chứng tỏ nhân dân ta có khả năng vươn mạnh lên phía trước vượt qua được tình trạng nghèo làn lạc hậu. ? Cho biết thái độ của chính quyền họ Nguyễn đối với sự phát triển đó? - Triều Nguyễn với tư tưởng bảo thủ lạc hạu đã ngăn cản, không tạo được cơ hội đưa nước ta tiến lên. 1. Tình hình chính trị nước ta nửa đầu thế kỉ XIX. - Khoảng giữa năm 1802, Nguyễn Ánh kéo quân ra Bắc rồi tiến thẳng về Thăng Long, Quang Toản chậy đến Bắc Giang thì bị bắt. Triều đại Tây Sơn chấm dứt. - 1802 Nguyễn Ánh lên ngôi vua, đặt niên hiệu là Gia Long, chọn Phú Xuân làm kinh đô, lập ra triều Nguyễn - Năm 1804 đặt tên nước là Việt Nam - Lập lại chế độ phong kiến tập quyền + Vua trực tiếp điều hành mọi việc từ trung ương đến địa phương + Chia cắt nước ta thành 30 tỉnh và một phủ trực thuộc. - Pháp luật: năm 1815 nhà Nguyễn ban hành luật Gia Long. - Quân đội: + Quân đội gồm nhiều binh chủng. + Xây thành trì vững chắc. + Lập hệ thống trạm ngựa từ Nam Quan đến Cà Mau. => Nhà nước quan tâm củng cố quân đội. - Đối ngoại: Thần phục nhà Thanh. 2. Tình hình kinh tế nước ta nửa đầu thế kỉ XIX. a. Nông nghiệp. - Chú trọng khai hoang. - Lập ấp đồn điền - Đặt lại chế độ quân điền ... - Đê điều không được tu sửa: thời Tự Đức đê Văn Giang 18 lần bị vỡ. b. Thủ công nghiệp - Lập nhiều xưởng sản xuất: Đúc tiền, đúc súng, đóng tàu... - Ngành khai thác mỏ được mở rộng - Làng nghề thủ công ở nông thôn và thành thị phát triển - Thủ công nghiệp có điều kiện phát triển nhưng bị kìm hãm. c. Thương nghiệp - Nội thương: buôn bán phát triển, xuất hiện thêm những thị tứ mới. - Ngoại thương: Mở rộng buôn bán với các nước trong khu vực, nhất là Trung Quốc hạn chế buôn bán với các nước phương tây. 3. Các cuộc khởi nghĩa nông dân nửa đầu thế kỉ XIX. a) Đời sống nhân dân dưới triều Nguyễn - Đời sống nhân dân cực khổ, nặng nề. + Địa chủ, hào lý cướp ruộng đất. + Quan lại tham nhũng + Tô thuế nặng nề, dịch bệnh, đói kém. b) Các cuộc khởi nghĩa nông dân nửa đầu thế kỉ XIX * Khởi nghĩa Phan bá Vành ( 1821 - 1827) - Người làng Minh Giám (Thái Bình) => ông kêu gọi nhân dân khởi nghĩa. - Căn cứ chính: Trà Lũ (Nam Định) - Địa bàn hoạt động bao gồm các tỉnh : Thái Bình, Nam Định, Hải Dương và Quảng Yên - 1827 quân triều đình bao vây khởi nghĩa bị đàn áp. * Cuộc khởi nghĩa Nông Văn Vân (1833- 1835) - Ông là tù trưởng người dân tộc Tày, Nông Văn Vân cùng một số tù trưởng tập hợp dân chúng nổi dậy. - Địa bàn hoạt động rộng khắp miền núi Việt bắc và một số vùng trung du. - 1835 Khởi nghĩa bị dập tắt. * Khởi nghĩa Lê Văn Khôi ( 1833 --1835). - Là một thổ hào Cao Bằng, sau vào Nam khởi nghĩa. - Năm 1833 khởi binh chiếm thành Phiên An - Tháng 7 năm 1835 cuộc khởi nghĩa bị dập tắt. * Khởi nghĩa của Cao Bá Quát. - Là một nhà thơ lỗi lạc, một nho sỹ yêu nước. - Tập hợp nông dân nổi dậy ở miền trung du - Đầu năm 1855 Cao Bá Quát hy sinh. - 1857 khởi nghĩa bị dập tắt. * Ý nghĩa: - Là các cuộc đấu tranh thể hiện sự kế thừa truyền thống chống áp bức cường quyền của dân tộc. - Góp phần củng cố khối đoàn kết thống nhất của cộng đồng các dân tộc Việt Nam. 4. Sự phát triển của văn hóa dân tộc cuối thế kỉ XVIII – nửa đầu thế kỉ XIX * Văn học - Văn học dân gian: tục ngữ, ca dao, truyện thơ, truyện tiếu lâm. - Văn học chữ Nôm - Truyện Kiều của Nguyễn Du, Chinh phụ ngâm, Cung oán ngâm khúc, Thơ Hồ Xuân Hương, Bà Huyện Thanh Quan, Cao Bá Quát, Nguyễn Văn Siêu .... - Phản ánh phong phú, sâu sắc cuộc sống xã hội đương thời. - Thể hiện tâm tư nguyện vọng của nhân dân. * Văn nghệ dân gian - Phát triển phong phú - Sân khấu, chèo tuồng phổ biến. - Tranh dân gian đậm đà bản sắc dân tộc: Dòng tranh đông hồ * Kiến trúc - Có nhiều công trình kiến trúc nổi tiếng và độc đáo: chùa Tây Phương, đình làng Đình Bảng, lăng tẩm các vua Nguyễn ở Huế... - Nghệ thuật đúc đồng tạc tượng rất tài hoa. * Sử học: ”Đại Việt sử kí tiền biên” (Triều Tây Sơn) Đại Nam thực lục, Đại Nam liệt truyện (Thời nhà Nguyễn). - Tác giả: Lê Quý Đôn, Phan Huy Chú. * Địa lý. - Gia Định thành công chí của Trịnh Hoài Đức. - Nhất thống Dư địa chí của Lê Quang Định và Ngô Nhân Tỉnh * Y học: Lê Hữu Trác (Hải Thượng Lãn Ông) * Những thành tựu về kỹ thuật. - Kỹ thuật làm đồng hồ, kính thiên lý, tàu thủy, máy xẻ gỗ. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP - Mục tiêu: hoàn thiện kiến thức vừa chiếm lĩnh được. - Phương pháp: Vấn đáp - Thời gian: + HS: làm việc cá nhân, hoàn thành bài tập trong SHDH. + HS: báo cáo kết quả; bổ sung + GV: nhận xét, đánh giá, kết luận + Bài tập luyện tập: Câu 1: Qua những chính sách của triều Nguyễn nửa đầu thế kỉ XIX về kinh tế, chính trị, ngoại giao, hãy nêu nhận xét của em về những chính sách đó. - Về chính trị: Đây là lần đầu tiên trong lãnh thổ thống nhất, các tổ chức hành chính được sắp đặt chính quy. - Về kinh tế: chính sách phản động của nhà Nguyễn đã không đáp ứng được nhu cầu lịch sử của nền kinh tế - xã hội. - Về ngoại giao: Cản trở giao lưu với các nước có nền kinh tế, KHKT phát triển. Câu 2: Vì sao các cuộc khởi nghĩa nông dân nửa đầu thế kỉ XIX đều thất bại? - Phong trào nông dân tuy rầm rộ, rộng khắp nhưng phân tán thiếu sự liên kết lực lượng. - Triều đình nhà Nguyễn đàn áp dã man các cuộc khởi nghĩa. Câu 3: Hãy nối ô chữ ở cột bên trái với ô chữ cột bên phải cho phù hợp. - Nối: 1 – b; 2 – d; 3 – g; 4 – c; 5 – e. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG - Mục tiêu: phát hiện các tình huống thực tiễn và vận dụng được các kiến thức, kĩ năng trong cuộc sống tương tự tình huống/vấn đề đã học. - Phương pháp: Vấn đáp - Thời gian: GV: Hướng dẫn HS về nhà thực hiện các yêu cầu theo SHDH HS: Thực hiện ở nhà HOẠT ĐỘNG TÌM TÒI, MỞ RỘNG - Mục tiêu: sưu tầm, mở rộng các kiến thức đã học - Phương pháp: đàm thoại - Thời gian: GV: Hướng dẫn HS về nhà thực hiện các yêu cầu theo SHDH HS: Tìm đọc một số tài liệu tham khảo. 4. Hướng dẫn về nhà - Học bài, trả lời câu hỏi sgk - Ôn tập chuyển bị bài tiếp theo: Ôn tập