Dưới đây là mẫu giáo án phát triển năng lực bài: Cuộc đấu tranh của giai cấp tư sản chống phong kiến, Thời hậu kì trung đại ở châu Âu . Bài học nằm trong chương trình Lịch sử lớp 7. Bài mẫu có: văn bản text, file PDF, file word đính kèm. Thầy cô giáo có thể tải về để tham khảo. Hi vọng, mẫu giáo án này mang đến sự hữu ích và tham khảo cần thiết.
Ngày soạn………………………… Ngày dạy…………………………… TIẾT 3 - BÀI 3: CUỘC ĐẤU TRANH CỦA GIAI CẤP TƯ SẢN CHỐNG PHONG KIẾN.THỜI HẬU KÌ TRUNG ĐẠI Ở CHÂU ÂU I. MỤC TIÊU 1.Kiến thức: - HS biết cuộc đấu tranh của giai cấp tư sản chống phong kiến - HS hiểu: + Nguyên nhân xuất hiện và nội dung tư tưởng của phong trào văn hóa Phục Hưng. + Nguyên nhân dẫn đến phong trào cải cách tôn giáo và tác động trực tiếp của phong trào này đến XHPK Châu Âu lúc đó. - HS vận dụng: liên hệ các thành tựu của phong trào văn hoa Phục Hưng 2.Kĩ năngg,năng lực a.Rèn kĩ năng: phân tích. b.Năng lực cần hình thành:Tái hiện sự kiện lịch sử,giải quyết vấn đề,thực hành bộ môn. 3.Tư tưởng,thái độ - Bồi dưỡng cho HS nhận thức về sự phát triển hợp qui luật của xã hội loài người, về vai trò của giai cấp tư sản. Giúp HS thấy rõ loài người đang đứng trước một bước ngoặt lớn: Sự sụp đổ của CĐPK - 1 chế độ xã hội độc đoán, lạc hậu, lỗi thời. 4. Định hướng năng lực được hình thành: - Năng lực chung: Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực sáng tạo, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác, năng lực sử dụng ngôn ngữ, năng lực tính toán. - Năng lực chuyên biệt: Tư duy nghiên cứu khoa học lịch sử, tái hiện sự kiện, sử dụng hình vẽ, tranh ảnh, mô hình, video clip… II. PHƯƠNG PHÁP , KĨ THUẬT DẠY HỌC - Dạy học nêu và giải quyết vấn đề; phương pháp thuyết trình; sử dụng đồ dung trực quan,.. III. CHUẨN BỊ 1.Giáo viên - Phương pháp: Trực quan,so sánh,phân tích đánh giá,tổ chức các hoạt động học tập cho học sinh - Chương trình giáo dục,Hướng dẫn chuẩn kiến thức kĩ năng - Sách giáo khoa, sách giáo viên, vở bài tập - Bản đồ thế giới hoặc bản đồ Châu Âu - Tranh ảnh về thời kì văn hoá Phục hưng - Một số tư liệu nói về nhân vật,danh nhân văn hoá thời Phục hưng như Can Vanh,M.Lu Thơ 2. Học sinh - Chuẩn bị theo sự hướng dẫn của giáo viên. IV.TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC 1. Ổn định tổ chức 2. Kiểm tra bài cũ: - Hãy nêu nguyên nhân dẫn đến và kết quả các cuộc phát kiến địa lí thế kỷ XV - XVI? - Các cuộc phát kiến địa lý đã có tác động như thế nào đến xx hội Châu Âu? 3.Dạy và học bài mới Hoạt động của GV Hoạt động của HS Nội dung kiến thức cần đạt HOẠT ĐỘNG 1: Khởi động (2’) Mục tiêu: HS biết được các nội dung cơ bản của bài học cần đạt được, tạo tâm thế cho học sinh đi vào tìm hiểu bài mới. Phương pháp dạy học: Dạy học nhóm; dạy học nêu và giải quyết vấn đề; phương pháp thuyết trình; sử dụng đồ dung trực qua Định hướng phát triển năng lực: Năng lực tư duy logic, năng lực nhận thức, quan sát tranh ảnh lịch sử, nhận xét nhân vật lịch sử, sử dụng lược đồ lịch sử Ngay trong lòng XHPK,CNTB đã được hình thành.Giai cấp tư sản ngày càng lớn mạnh nhưng họ không có địa vị xã hội thích hợp.Do đó giai cấp tư sản đã chống lại giai cấp trên nhiều lĩnh vực.Cuộc đấu tranh diễn ra như thế nào,cô trò chúng ta cùng tìm hiểu bài học hôm nay HOẠT ĐỘNG 2: Hình thành kiến thức (20’) Mục tiêu: + Nguyên nhân xuất hiện và nội dung tư tưởng của phong trào văn hóa Phục Hưng. + Nguyên nhân dẫn đến phong trào cải cách tôn giáo và tác động trực tiếp của phong trào này đến XHPK Châu Âu lúc đó. Phương pháp dạy học: Dạy học nhóm; dạy học nêu và giải quyết vấn đề; phương pháp thuyết trình; sử dụng đồ dung trực qua Định hướng phát triển năng lực: Năng lực tư duy logic, năng lực nhận thức, quan sát tranh ảnh lịch sử, nhận xét nhân vật lịch sử, sử dụng lược đồ lịch sử Hoạt động của Thầy Hoạt động của trò Nội dung cần đạt Hoạt động 1(15’): tìm hiểu Phong trào “Văn hóa Phục Hưng”(Thế kỉ XIV - XVII). Phương pháp: sử dụng đồ dùng trực quan,đàm thoại,nêu vấn đề Cách tiến hành:HS làm việc cá nhân GV: giải thích khái niệm: “Văn Hóa Phục Hưng” : H: Vì sao có phong trào văn hóa Phục Hưng? GV: trong suốt 1000 năm đêm trường trung cổ,chế độ phong kiến đã kìm hãm sự phát triển của xã hội.Toàn xã hội chỉ có trường học để đào tạo giáo sĩ.Những di sản của nền văn hoá cổ đại bị phá huỷ hoàn toàn trừ nhà thờ và tu viện.Do đó giai cấp tư sản đấu tranh chống lại sự ràng buộc của tư tưởng phong kiến H: Vì sao giai cấp tư sản đứng lên đấu tranh chống quý tộc,phong kiến? GV : Như vậy giai cấp tư sản có thế lực về kinh tế nhưng không có địa vị xã hội, mở đầu là cuộc đấu tranh trên lĩnh vực văn hóa Phong trào văn hóa Phục Hưng. H: Tại sao giai cấp tư sản lại chọn đấu tranh trên lĩnh vực văn hoá để mở đường cho đấu tranh chống phong kiến? *Tích hợp giáo dục môi trường GV: Nêu một số thành tựu của phong trào văn hóa Phục Hưng: Văn học, Nghệ thuật , KH , Triết học . H: Qua các tác phẩm của mình,các tác giả thời Phục Hưng muốn nói lên điều gì? GV: Nêu dẫn chứng và phân tích nội dung tiến bộ của phong “Văn hóa Phục Hưng” GV nhấn mạnh: Tính chất của phong trào văn hóa Phục Hưng H: Phong trào văn hóa Phục Hưng có ý nghĩa như thế nào? GV: Nhận xét, đánh giá và nhân mạnh điểm tích cực, hạn chế, tính chất, ý nghĩa của phong trào văn hóa Phục Hưng và chuyển ý Hoạt động 2(15’): tìm hiểu Phong trào cải cách tôn giáo. H: Vì sao ở Châu Âu lại diễn ra các cuộc cải cách tôn giáo? GV sử dụng: Hình 7: M.Lu-Thơ (1483 - 1546) H: Quan sát hình 7 và dựa vào nội dung SGK em hãy giới thiệu một vài nét về M.Lu-Thơ? GV: Bổ sung vài nét về M.Lu-Thơ và trình bày cuộc cải cách tôn giáo của M.Lu-Thơ ở Đức . H: Nội dung cải cách tôn giáo của M.Lu-Thơ là gì ? GV giảng: Nội dung tư tưởng cải cách của CanVanh. H: Phong trào cải cách tôn giáo đã tác động như thế nào đến xã hội Châu Âu lúc bấy giờ? -KN tóm tắt sự kiện,phân tích,nhận xét,tổng hợp HS : Là phong trào khôi phục lại các giá trị của nền văn hoá Hi lạp và Rô Ma cổ đại đồng thời sáng tạo nền văn hoá mới của giai cấp tư sản -1 HS trình bày theo SGK nguyên nhân của phong trào văn hóa Phục Hưng -1 HS trình bày theo SGK HS: Những giá trị văn hoá cổ đại là tinh hoa của nhân loại,việc khôi phục nó sẽ tập hợp được đông đảo quần chúng để chống lại phong kiến Hs trả lời VD: Tác phẩm “Cuộc đời đáng chán của người khổng lồ” hoặc tác phẩm “Đôn -Ki - Hô - Tê” của Xéc - Van - Téc. -2 HS trình bày ý kiến cá nhân ý nghĩa -2 HS trình bày theo SGK nguyên nhân của cải cách tôn giáo HS: Kinh thánh của đạo ki - tô là cơ sở tư tưởng của QCPK. Là thế lực kinh tế, xã hội là tinh thần ngăn cản bước tiến của giai cấp tư sản giai cấp tư sản khởi kiến phong trào thay đổi và cải cách tổ chức Giáo Hội đó -1 HS trình bày theo SGK -1 HS trình bày theo SGK nội dung cải cách tôn giáo -1 HS trình bày theo SGK tác động đến xã hội Tác động mạnh đến cuộc đấu tranh vũ trang của tư sản chống phong kiến Rèn kĩ năng quan sát,hiểu sự kiện lịch sử,nhận xét sự kiện lịch sử. *Năng lực cần hình thành:Thực hành bộ môn lịch sử 1. Phong trào “Văn hóa Phục Hưng”(Thế kỉ XIV - XVII). a) Nguyên nhân: - Chế độ PK kìm hãm sự phát triển của xã hội. - Giai cấp tư sản có thế lực về kinh tế, nhưng không có địa vị xã hội. Phong trào văn hóa Phục Hưng. b) Nội dung: - Phê phán XHPK và Giáo Hội - Đề cao tinh thần dân tộc. - Đề cao Khoa học - tự nhiên - Xây dựng nhận thức thế giới quan liêu, quan điểm duy vật. Tính chất:Mang tính chất tư sản. * ý nghĩa: - Mở đường cho sự phát triển cao hơn của văn hóa Châu Âu và văn hóa nhân loại. 2. Phong trào cải cách tôn giáo. a. Nguyên nhân - Giáo hội tăng cường bóc lột nhân dân. - Giáo hội là lực lượng cản trở sự phát triển của giai cấp tư sản đang lên. b. Nội dung cải cách tôn giáo của M.Lu-Thơ. - Phủ nhận vai trò lãnh đạo của Giáo Hội, đòi bãi bỏ những nghi lễ phiền toái. - Đòi quay về với giáo lí Ki-Tô nguyên thủy. c. Tác động đến xã hội - Thúc đẩy, châm ngòi cho các cuộc KN nông dân. - ảnh hưởng mạnh mẽ tới các nước Châu Âu, hình thành 1 giáo phái mới: Đạo tin lành. HOẠT ĐỘNG 3: Hoạt động luyện tập (10') Mục tiêu: Luyện tập củng cố nội dung bài học Phương pháp dạy học: Dạy học nhóm; dạy học nêu và giải quyết vấn đề; phương pháp thuyết trình; sử dụng đồ dung trực qua Định hướng phát triển năng lực: Năng lực tư duy logic, năng lực nhận thức, quan sát tranh ảnh lịch sử, nhận xét nhân vật lịch sử, sử dụng lược đồ lịch sử Hoàn thành bảng thống kê sau: Lĩnh vực Các nhà văn hoá, khoa học Văn học Hội hoạ Khoa học tự nhiên , Triết học HOẠT ĐỘNG 4: Hoạt động vận dụng (8’) Mục tiêu: Vận dụng làm bài tập Phương pháp dạy học: Dạy học nhóm; dạy học nêu và giải quyết vấn đề; phương pháp thuyết trình; sử dụng đồ dung trực qua Định hướng phát triển năng lực: Năng lực tư duy logic, năng lực nhận thức, quan sát tranh ảnh lịch sử, nhận xét nhân vật lịch sử, sử dụng lược đồ lịch sử - Kể tên một số nhà thờ Thiên chúa giáo ở Việt Nam( hay ở địa phương) mà em biết? - Nếu sống ở thế kỉ XIV - XVII, em có hưởng ứng phong trào văn hóa Phục hưng không? Vì sao? HOẠT ĐỘNG 5: Hoạt động tìm tòi và mở rộng (2’) Mục tiêu: Tìm tòi và mở rộng kiến thức, khái quát lại toàn bộ nội dung kiến thức đã học Phương pháp dạy học: Dạy học nhóm; dạy học nêu và giải quyết vấn đề; phương pháp thuyết trình; sử dụng đồ dung trực qua Định hướng phát triển năng lực: Năng lực tư duy logic, năng lực nhận thức, quan sát tranh ảnh lịch sử, nhận xét nhân vật lịch sử, sử dụng lược đồ lịch sử - Tìm đọc cuốn sách và trang web sau: + Almanach, Những nền văn minh thế giới, NXB Văn hóa- Thông tin, Hà Nội, 2013. + http://vi.wikipedia.org. - Sưu tầm nội dung một số tác phẩm tiêu biểu của phong trào văn hóa Phục hưng. Đọc và tìm hiểu bài 4: Trung Quốc thời phong kiến - Sự hình thành xã hội phong kiến ở Trung Quốc như thế nào? - Xã hội Trung Quốc thời Tần-Hán - Sự thịnh vượng của Trung Quốc dưới thời Đường