Dưới đây là mẫu giáo án phát triển năng lực bài: Trung Quốc thời phong kiến (tiếp). Bài học nằm trong chương trình Lịch sử lớp 6. Bài mẫu có: văn bản text, file PDF, file word đính kèm. Thầy cô giáo có thể tải về để tham khảo. Hi vọng, mẫu giáo án này mang đến sự hữu ích và tham khảo cần thiết.
Ngày soạn………………………… Ngày dạy…………………………… TIẾT 5 - BÀI 4: TRUNG QUỐC THỜI PHONG KIẾN (Tiếp theo) I. MỤC TIÊU 1.Kiến thức - HS biết: những nét chính về XHPK ở Trung Quốc dưới thời Tống-Nguyên, Minh - Thanh. - HS hiểu:những thành tựu cơ bản của Trung Quốc trên các lĩnh vực: Văn học, Sử học và KHKT. - HS vận dụng:Đánh giá về những thành tựu cơ bản của Trung Quốc 2.Kĩ năng,năng lực a.Rèn kĩ năng: phân tích, so sánh và sưu tầm tài liệu. b.Năng lực cần hình thành:Tái hiện sự kiện lịch sử,giải quyết vấn đề,thực hành bộ môn. 3.Tư tưởng,thái độ - Hs hiểu rõ Trung Quốc là một quốc gia phong kiến, điển hình ở Phương Đông, là nước láng giềng gần gũi với Việt Nam có ảnh hưởng không nhỏ tới quá trình phát triển của lịch sử Việt Nam 4. Định hướng năng lực được hình thành: - Năng lực chung: Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực sáng tạo, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác, năng lực sử dụng ngôn ngữ, năng lực tính toán. - Năng lực chuyên biệt: Tư duy nghiên cứu khoa học lịch sử, tái hiện sự kiện, sử dụng hình vẽ, tranh ảnh, mô hình, video clip… II. PHƯƠNG PHÁP , KĨ THUẬT DẠY HỌC - Dạy học nêu và giải quyết vấn đề; phương pháp thuyết trình; sử dụng đồ dung trực quan,.. III. CHUẨN BỊ 1.Giáo viên - Phương pháp: Trực quan,so sánh,phân tích đánh giá,tổ chức các hoạt động học tập cho học sinh - Chương trình giáo dục,Hướng dẫn chuẩn kiến thức kĩ năng - Sách giáo khoa, sách giáo viên, vở bài tập - Bản đồ Trung Quốc thời phong kiến. - Tranh, Tư liệu về một số nhà văn, sử học ... 2. Học sinh - Chuẩn bị theo sự hướng dẫn của GV IV.TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC 1. Ổn định tổ chức 2. Kiểm tra bài cũ: + Nêu chính sách đối nội của các vua Tần - Hán? Những chính sách đó có tác động như thế nào đến XHPK Trung Quốc? + Sự thịnh vượng của Trung Quốc dưới thời Đường được thể hiện ở những mặt nào? 3.Dạy và học bài mới Hoạt động của GV Hoạt động của HS Nội dung kiến thức cần đạt HOẠT ĐỘNG 1: Khởi động (2’) Mục tiêu: HS biết được các nội dung cơ bản của bài học cần đạt được, tạo tâm thế cho học sinh đi vào tìm hiểu bài mới. Phương pháp dạy học: Dạy học nhóm; dạy học nêu và giải quyết vấn đề; phương pháp thuyết trình; sử dụng đồ dung trực qua Định hướng phát triển năng lực: Năng lực tư duy logic, năng lực nhận thức, quan sát tranh ảnh lịch sử, nhận xét nhân vật lịch sử, sử dụng lược đồ lịch sử Sau khi phát triển đến độ cực thịnh dưới thời nhà Đường,Trung Quốc lại lâm vào tình trạng chia cắt suốt hơn nửa thế kỉ(907-960).Trung Quốc thống nhất và tiếp tục phát triển tuy không mạnh mẽ như trước.Để tìm hiểu rõ hơn cô trò chúng ta cùng tìm hiểu tiếp bài học hôm nay HOẠT ĐỘNG 2: Hình thành kiến thức (20’) Mục tiêu: - HS biết: những nét chính về XHPK ở Trung Quốc dưới thời Tống-Nguyên, Minh - Thanh. - HS hiểu:những thành tựu cơ bản của Trung Quốc trên các lĩnh vực: Văn học, Sử học và KHKT. - HS vận dụng:Đánh giá về những thành tựu cơ bản của Trung Quốc Phương pháp dạy học: Dạy học nhóm; dạy học nêu và giải quyết vấn đề; phương pháp thuyết trình; sử dụng đồ dung trực qua Định hướng phát triển năng lực: Năng lực tư duy logic, năng lực nhận thức, quan sát tranh ảnh lịch sử, nhận xét nhân vật lịch sử, sử dụng lược đồ lịch sử Hoạt động của Thầy Hoạt động của trò Nội dung cần đạt Hoạt động 1(10’) : tìm hiểu Trung Quốc thời Tống -Nguyên. Phương pháp: sử dụng đồ dùng trực quan,đàm thoại,nêu vấn đề Cách tiến hành:HS làm việc cá nhân GV:. Năm 960 nhà Tống thống nhất Trung Quốc sau hơn nửa thế kỉ loạn lạc H : Nhà Tống đã thi hành những chính sách gì ? H : Những chính sách đó có tác dụng như thế nào? H: Nhà Nguyên ở Trung Quốc được thành lập như thế nào? GV : Thế kỉ XIII,quân Mông Cổ rất hùng mạnh,vó ngựa của người Mông Cổ đã tràn ngập lãnh thổ các nước Châu Âu,Châu á. H : Khi thống trị Trung Quốc các vua Nguyên đã thi hành những chính sách gì? H: Sự phân biệt đối xử đó được thể hiện như thế nào? GV nhấn mạnh: Chính sách phân biệt đối xử đó làm cho nhân dân Trung Quốc vô cùng bất bình Họ nhiều lần nổi dậy khởi nghĩa chống nhà Nguyên. Hoạt động 2(10’) tìm hiểu Trung Quốc thời Minh –Thanh nhân GV: Năm 1368,nhà Nguyên bị lật đổ.Chu Nguyên Chương,một thủ lĩnh của phong trào nông dân lên ngôi hoàng đế lập ra nhà Minh.Nhưng cuộc khởi nghĩa nông dân do Lý Tự Thành lãnh đạo lại lật đổ nhà Minh.Sau đó quân Mãn Thanh từ phương bắc kéo xuống chiế toàn bộ Trung Quốc lập ra nhà Thanh H: Ở cuối thời Minh - Thanh tình hình xã hội như thế nào? GV: Nêu rõ dưới triều Minh mầm mống nền kinh tế TBCN đã xuất hiện. H : Vậy em hãy cho biết những biểu hiện nào chứng tỏ mầm mống kinh tế TBCN đã xuất hiện ở Trung Quốc dưới thời Minh - Thanh ? GV giảng: Thời Minh - Thanh tồn tại khoảng hơn 500 năm ở Trung Quốc. Trong mỗi quá trình lịch sử ấy mặc dù còn nhiều hạn chế song cũng đạt được nhiều thành tựu trên nhiều lĩnh vực. Hoạt động 3(10’) tìm hiểu Văn hóa, Khoa học - Kĩ thuật Trung Quốc thời PK. GV: Dưới thời phong kiến Trung Quốc đạt nhiều thành tựu tiêu biểu trên nhiều lĩnh vực: Văn học, Sử học, Khoa học -kĩ thuật. GV : Nho giáo là hệ thống tư tưởng và đạo đức thống trị XHTQ thời PK. Quan điểm của Nho giáo về quan hệ “Tam Cương” (Vua - tôi; chồng - vợ; cha - con) và “Ngũ Thường” (nhân, nghĩa, lễ, trí tín) *Tích hợp giáo dục môi trường H: Trình bày những thành tựu nổi bật về văn hoá TQ thời phong kiến ? H :Kể tên một số tác phẩm văn học lớn mà em biết ? H: Em hãy kể một số công trình kiến trúc, điêu khắc, hội họa tiêu biểu mà em biết? GV: Sử dụng H.9 SGK “Cố cung” giới thiệu vài nét về công trình tiêu biểu này. H :Em có nhận xét gì về công trình này ? H: Trung Quốc thời PK đã có những phát minh quan trọng nào về khoa học - kĩ thuật ? GV giới thiệu: Bốn phát minh lớn về khoa học – kĩ thuật. + Kĩ thuật làm giấy. + Kĩ thuật in. + Thuốc Súng. + Kim chỉ nam. GV yêu cầu HS : Quan sát hình 10 SGK “Liễn men trắng xanh thời Minh”, Tượng phật bằng đá cẩm thạch . H: Qua quan sát hình 10 em có nhận xét gì về cách trang trí hoa văn trên đế sứ và trình độ của thợ thủ công Trung Quốc? GV: nhấn mạnh trình độ thợ thủ công của TQ: giỏi, điêu luyện, kì công. H: Em hãy đánh giá những thành tựu mà TQ đã đạt được ( đối với TQ , đối với thế giới) -KN tóm tắt sự kiện,phân tích,nhận xét,tổng hợp -1 HS trình bày những chính sách của nhà Tống - Xóa bỏ, miễm giảm sưu thuế, mở mang các công trinh thủy lợi, khuyến khích phát triển thủ công nghiệp: khai mỏ, luyện kim, dệt tơ lụa, đúc vũ khí… -1 HS trình bày những tác dụng -1 HS trình bày sự thành lập nhà Nguyên - Vua Mông Cổ là Hốt Tất Liệt diệt nhà Tống, lập nên nhà Nguyên ở Trung Quốc -1 HS trình những chính sách của nhà Nguyên - Phân biệt đối xử giữa người Mông cổ và ngưởi Hán. -1 HS trình bày theo SGK Họ nhiều lần nổi dậy khởi nghĩa chống nhà Nguyên. -KN tóm tắt sự kiện,phân tích,nhận xét,tổng hợp -1 HS trình bày tình hình xã hội Ở cuối thời Minh – Thanh -1 HS trình bày những biểu hiện nào chứng tỏ mầm mống kinh tế TBCN đã xuất hiện ở Trung Quốc dưới thời Minh - Thanh ---> Xuất hiện các công trường thủ công (xưởng dệt lưới, đồ sứ ...) chuyên môn hóa cao, thuê nhiều nhân công như ở Tô Châu, Tùng Giang ...thương nghiệp phát triển, thành thị được mở rộng -KN tóm tắt sự kiện,phân tích,nhận xét,tổng hợp - HS lắng nghe và lĩnh hội -1 HS trình bày - Đạt được thành tựu trên rất nhiều lĩnh vực văn hóa khác nhau: văn học, sử học, nghệ thuật điêu khắc, hội họa. - “ Tây du ký”, “ Tam quốc diễn nghĩa” “ Đông chu liệt quốc”… - đạt đến đỉnh cao, trang trí tin xảo, nét vẽ điêu luyện… đó là tác phẩm nghệ thuật. - Cố cung, Vạn lý trường thành, khu lăng tẫm của các vị vua. Gợi ý: đồ sộ, rộng lớn, kiên cố, kiến trúc hài hòa, đẹp… ---> Đồ sộ,rộng lớn,kiên cố,kiến trúc hài hoà,đẹp,.. -2 HS nhận xét,đánh giá về cách trang trí hoa văn trên đế sứ và trình độ của thợ thủ công Trung Quốc -1 Vài HS trình bày ý kiến cá nhân. Có nhiều phát minh lớn đóng góp cho sự phát tri6ẻn của nhân loại như giấy viết, kĩ thuật in ấn, la bàn, thuốc súng… - ngoài ra Trung quốc còn là nơi đặc nền móng cho các nghành khoa học – kĩ thuật hiện đại khác: đóng tàu, khia mỏ, luyện kim… 4. Trung Quốc thời Tống -Nguyên. a) Thời Tống: - Xóa bỏ hoặc miễn giảm các thứ thuế, sưu dịch. - Mở mang các công trình thủy lợi. - Khuyến khích phát triển một số ngành thủ công nghiệp . --> ổn định đời sống nhân dân sau nhiều năm chiến tranh b) Thời Nguyên: - Hốt Tất Liệt đã tiêu diệt nhà Tống, lập nên nhà Nguyên - Phân biệt đối xử giữa người Hán và ngừơi Mông Cổ. 5. Trung Quốc thời Minh -Thanh a) Thay đổi về chính trị: - 1368 nhà Minh được thàh lập. - Lý Tự Thành khởi nghĩa lật đổ nhà Minh. - 1644: Nhà Thanh được thành lập. b) Biến đổi trong xã hội cuối thời Minh-Thanh - Vua quan sa đọa. - Nông dân đói khổ. c) Biến đổi về kinh tế: - Mầm mống kinh tế TBCN xuất hiện. - Buôn bán với nước ngoài được mở rộng. 6.Văn hóa, Khoa học - Kĩ thuật Trung Quốc thời PK. a) Văn hóa: - Về tư tưởng: Nho giáo là hệ thống tư tưởng và đạo đức xã hội của giai cấp phong kiến. - Văn học: Rất phát triển đặc biệt là thơ Đường.(SGK) - Sử học: + Bộ Sử Kí của Tư Mã Thiên, Hán Thư, Đường Thư, Minh sử ... - Nghệ thuật: Hội họa, kiến trúc, điêu khắc ... đều đạt trình độ cao. b) Khoa học - Kĩ thụât: - Có nhiều phát minh quan trọng: giấy viết, nghề in, la bàn và thuốc súng ... - Kĩ thuật đóng tàu, luyện sắt, khai mỏ ... có đóng góp lớn đối với nhân loại. HOẠT ĐỘNG 3: Hoạt động luyện tập (10') Mục tiêu: Luyện tập củng cố nội dung bài học Phương pháp dạy học: Dạy học nhóm; dạy học nêu và giải quyết vấn đề; phương pháp thuyết trình; sử dụng đồ dung trực qua Định hướng phát triển năng lực: Năng lực tư duy logic, năng lực nhận thức, quan sát tranh ảnh lịch sử, nhận xét nhân vật lịch sử, sử dụng lược đồ lịch sử - Hoàn thành bảng thống kê sau : Triều đại Đối nội Đối ngoại Kết quả( thành tựu) Tần (221-206tcn)_ Hán (206tcn- 220) Đường (918-907 ) Tống ( 960-1279) Nguyên (1271-1368) Minh (1368-1644) Thanh (1644-1911) HOẠT ĐỘNG 4: Hoạt động vận dụng (8’) Mục tiêu: Vận dụng làm bài tập Phương pháp dạy học: Dạy học nhóm; dạy học nêu và giải quyết vấn đề; phương pháp thuyết trình; sử dụng đồ dung trực qua Định hướng phát triển năng lực: Năng lực tư duy logic, năng lực nhận thức, quan sát tranh ảnh lịch sử, nhận xét nhân vật lịch sử, sử dụng lược đồ lịch sử - Em có biết di sản văn hóa nào của Việt Nam thể hiện sự ảnh hưởng của văn hóa Trung Quốc, Ấn Độ?( Thánh địa Mỹ Sơn - Quảng Nam; Hoàng thành Thăng Long...) HOẠT ĐỘNG 5: Hoạt động tìm tòi và mở rộng (2’) Mục tiêu: Tìm tòi và mở rộng kiến thức, khái quát lại toàn bộ nội dung kiến thức đã học Phương pháp dạy học: Dạy học nhóm; dạy học nêu và giải quyết vấn đề; phương pháp thuyết trình; sử dụng đồ dung trực qua Định hướng phát triển năng lực: Năng lực tư duy logic, năng lực nhận thức, quan sát tranh ảnh lịch sử, nhận xét nhân vật lịch sử, sử dụng lược đồ lịch sử Vẽ sơ đồ tư duy khái quát lại nội dung bài học Sưu tầm một số hình ảnh * Bài tiếp theo - Tìm hiểu bài 5 : + Lập niên biểu các giai đoạn lớn của lịch sử Ấn Độ thời phong kiến + Một số thành tựu của văn hoá Ấn Độ + Sưu tầm các tranh ảnh về kiến trúc của Ấn Độ