Dưới đây là mẫu giáo án vnen bài Tuyên bố thế giới về sự sống còn, quyền được bảo vệ và sự phát triển của trẻ em. Bài học nằm trong chương trình vnen ngữ văn 9 tập 1. Bài mẫu có: văn bản text, file PDF, file word đính kèm. Thầy cô giáo có thể tải về để tham khảo. Hi vọng, mẫu giáo án này mang đến sự hữu ích..
TUẦN 3 (Tiết 11-> Tiết 14) Ngày soạn: …/…/20… Ngày dạy: …/…/20… BÀI 3: TUYÊN BỐ THẾ GIỚI VỀ SỰ SỐNG CÒN, QUYỀN ĐƯỢC BẢO VỆ VÀ PHÁT TRIỂN CỦA TRẺ EM I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức • Thực trạng cuộc sống của trẻ em trên thế giới hiện nay,những thách thức cơ hội và nhiệm vụ của chúng ta. • Mối quan hệ chặt chẽ giữa các phương châm hội thoại và các tình huống giao tiếp. Những trường hợp không tuân thủ phương châm hội thoại. • Hệ thống các từ ngữ dùng xưng hô trong TV. Đặc điểm của việc sử dụng từ ngữ xưng hô trong TV. 2. Kĩ năng • Học tập phương pháp tìm hiểu, phân tích trong tạo lập 1 văn bản nhật dụng. Tìm hiểu và biết đc quan điểm của Đảng, nhà nước ta về vấn đề được nêu trong văn bản. • Lựa chọn đúng phương châm hội thoại trong quá trình giao tiếp. Hiểu đúng nguyên nhân của việc không tuân thủ đúng phương châm hội thoại. • Phân tích để thấy rõ mối quan hệ trong việc sở dụng từ ngữ xưng hô trong văn bản cụ thể. Sử dụng thích hợp từ ngữ xưng hô trong giao tiếp. 3. Thái độ • Giáo dục lòng yêu trẻ.Có ý thức trách nhiệm với trẻ thơ. • Giáo dục ý thức vận dụng các phương châm hội thoại phù hợp với đặc điểm của tình huống giao tiếp. • Thái độ học tập nghiêm túc, có ý thức lựa chọn từ ngữ xưng hô phù hợp với hoàn cảnh giao tiếp. 4. Phẩm chất và năng lực. • Phẩm chất: sống yêu thương, sống tự chủ; sống trách nhiệm • Năng lực: tự học; hợp tác; sử dụng CNTT và TT; năng lực giao tiếp; năng lực thưởng thức văn học; năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo II. CHUẨN BỊ 1. Giáo viên: • Máy chiếu, bảng phụ • Phương pháp: đọc sáng tạo; dùng lời có NT; vấn đáp; trực quan; thảo luận nhóm ; nêu và giải quyết vấn đề; quan sát và phân tích ngôn ngữ, rèn luyện theo mẫu • Kĩ thuật trình bày một phút, kĩ thuật chia nhóm; kĩ thuật đặt câu hỏi; kĩ thuật động não; kĩ thuật bản đồ tư duy; KT đọc tích cực, KT lắng 2. Học sinh: Đọc bài, soạn bài và chuẩn bị đồ dùng học tập theo sự hướng dẫn của giáo viên. III. NỘI DUNG Tiết 11 Hình thức tổ chức Nội dung A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG - PP: trực quan, thảo luận nhóm; thuyết trình - Năng lực: tự học, giao tiếp * HĐ cá nhân; KT trình bày một phút, KT lắng nghe và phản hồi tích cực, máy chiếu - Gv trình chiếu hình ảnh và câu hỏi ở mục A. ? Trẻ em có những quyền gì? Bản thân em và các bạn đã và đang được hưởng những quyền đó như thế nào? - HS thảo luận, trình bày, nêu cảm nhận - GV nhận xét, đánh giá -> Giới thiệu bài mới. - Pháp luật Việt Nam quy định một số quyền cơ bản của trẻ em như sau: +Điều 12. Quyền sống + Điều 13. Quyền được khai sinh và có quốc tịch + Điều 14. Quyền được chăm sóc sức khỏe + Điều 15. Quyền được chăm sóc, nuôi dưỡng + Điều 16. Quyền được giáo dục, học tập và phát triển năng khiếu + Điều 17. Quyền vui chơi, giải trí + Điều 19. Quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo + Điều 25. Quyền được bảo vệ để không bị xâm hại tình dục + Điều 22. Quyền được sống chung với cha, mẹ + Điều 26. Quyền được bảo vệ để không bị bóc lột sức lao động + Điều 27. Quyền được bảo vệ để không bị bạo lực, bỏ rơi, bỏ mặc … - Bản thân em và các bạn đều đang được hưởng đúng những quyền lợi của mình. B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC - PP: đọc sáng tạo; vấn đáp; trực quan; thảo luận nhóm; dùng lời có NT; nêu và giải quyết vấn đề - NL: tự học, giao tiếp, hợp tác, thưởng thức văn học * Dạy học cả lớp - Gv hỏi, hs trả lời ? Bài đọc với giọng như thế nào? ? Giải thích nghĩa của các từ “ Công ước, hiểm hoạ, tăng trưởng, vô gia cư¬” - Gv đọc mẫu, gọi hs đứng dậy đọc bài. * Hoạt động cá nhân, KT đọc tích cực, máy chiếu - Chiếu câu hỏi ? Văn bản thuộc cụm văn bản nào? Phương thức biểu đạt là gì? ? Văn bản chia làm mấy phần? Nội dung chính của từng phần? ? Em có nhận xét gì về bố cục trên? - HS suy nghĩ, trả lời, nhận xét - GV chuẩn kiến thức, HS tự đánh giá. * Dạy học cả lớp, máy chiếu ? Tìm chi tiết nêu lên nhận thức về trẻ em? ? Với đặc điểm đó, trẻ em xứng đáng được hưởng một cuộc sống như thế nào? Tìm chi tiết ? Từ đó, bản tuyên bố đ¬ưa ra lời kêu gọi nào? Tìm câu nói đó. ? Em có nhận xét gì về vấn đề này? Giảng * Hoạt động bàn, MC - HS xác định NV trên MC ? Câu văn nào khái quát thực trạng sống của trẻ em hiện nay ? Bản tuyên bố đưa ra những dẫn chứng gì? Tìm dẫn chứng ? Nhận xét về những dẫn chứng tác giả đưa ra ? Cách sử dụng từ ngữ? ? Từ đó, em có nhận xét gì về thực trạng cuộc sống của trẻ em hiện nay? - HS HĐCN, trình bày, trao đổi - GV chuẩn xác, HS đánh giá chéo - Chiếu bổ sung một số hình ảnh và giảng Bình I. Tìm hiểu chung 1. Đọc, tìm hiểu chú thích - Đọc: Mạch lạc, rõ ràng - Chú thích: sgk 2. Tìm hiểu chung - Văn bản nhật dụng. - PTBĐ: Nghị luận chính trị - xã hội. - Bố cục + Phần 1: “Từ đầu... kinh nghiệm mới”: Nhận thức của cộng đồng thế giới về trẻ em và quyền trẻ em ( Lí do) + Phần 2: Gồm 3 phần - Sự thách thức: Thực trạng bất hạnh của trẻ em trên thế giới. - Cơ hội: Khả năng và điều kiện thuận lợi để cộng đồng chăm sóc trẻ em. - Nhiệm vụ: Những giải pháp cụ thể mà cộng đồng quyết tâm phải làm vì trẻ em. => Bố cục chặt chẽ, hợp lí. II. Phân tích 1. Nhận thức về trẻ em và quyền trẻ em - Chi tiết nêu lên nhận thức về trẻ em: + Trẻ em trong trắng, dễ bị tổn thư¬ơng, còn phụ thuộc, hiểu biết, ham hoạt động, đầy -ước vọng. + Trẻ em có quyền đ¬ược sống, đ¬ược bảo vệ và phát triển - Hãy đảm bảo cho tất cả trẻ em một tư¬ơng lai tốt đẹp hơn. => Vấn đề quan trọng, cấp bách, mang tính toàn cầu và nhân văn sâu sắc 2. Thực trạng cuộc sống của trẻ em - Thực trạng cuộc sống trẻ em: “ Thực tế cuộc sống thời thơ ấu của nhiều trẻ em lại không như vậy” - Dẫn chứng: sgk trang 20 - Nhận xét: Dẫn chứng toàn diện, chính xác - Sử dụng từ ngữ chỉ sự lặp lại: mỗi ngày, hàng ngày * Nhận xét: Cuộc sống của nhiều trẻ em còn khổ cực, bất hạnh - đó là thách thức đối với các nhà lãnh đạo Tiết 12 Hình thức tổ chức Nội dung B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC - PP: đọc sáng tạo; vấn đáp; trực quan; thảo luận nhóm; dùng lời có NT; nêu và giải quyết vấn đề - NL: tự học, giao tiếp, hợp tác, thưởng thức văn học * Hoạt động cặp, KT đọc tích cực, máy chiếu - GV nêu câu hỏi ? Dựa vào mục 8,9, hãy tóm tắt các điều kiện có thể đẩy mạnh công tác chăm sóc, bảo vệ và phát triển trẻ em ? Nhận xét về những điều kiện trên - HSHĐCN, trao đổi - HS trình bày, nhận xét - GV chuẩn kiến thức, đánh giá Giảng, liên hệ nước ta : + Đất n¬ước đ¬ược hoà bình, độc lập, tự do + Đảng và nhà nước quan tâm + Kinh tế, văn hoá, xã hội ngày càng phát triển + Việt Nam là thành viên của nhiều tổ chức quốc tế + Ý thức của người dân về vấn đề này ngày càng cao... * Hoạt động cá nhân, KT đọc tích cực, máy chiếu - GV nêu câu hỏi ? Những nhiệm vụ và biện pháp nào đ¬ược nêu ra để bảo vệ quyền trẻ em? ? Nhận xét về lời văn, ý văn ở phần này ? Qua đó, em có nhận xét gì về những nhiệm vụ và biện pháp đề ra - HS thảo luận và trả lời - Gv đánh giá, bổ sung, chuẩn kiến thức. Bình * Dạy học cả lớp, KT trình bày một phút, máy chiếu ? Văn bản có những đặc sắc gì về nghệ thuật? Qua đó văn bản thể hiện nội dung gì - Gv nhận xét, chuẩn kiến thức. II. Phân tích (Tiếp) 3. Cơ hội - Những điều kiện thuận lợi để cộng đồng thế giới chăm sóc trẻ em - Có sự đoàn kết quốc tế - Có cơ sở pháp lí: công ư¬ớc về quền trẻ em. - Những cải thiện của bầu chính trị thế giới. => Điều kiện thuận lợi trên nhiều lĩnh vực 4. Nhịêm vụ, các giải pháp của cộng đồng quyết tâm vì quyền trẻ em. a. Nhiệm vụ: sgk trang 21 (mục 10->16) b. Biện pháp: sgk trang 21 (mục 17) - Nhận xét: Lời văn, ý văn mạch lạc, dứt khoát => Nhiệm vụ, biện pháp cụ thể, cấp bách, cần phải làm ngay 5. Tổng kết a. Nghệ thuật: + Dẫn chứng toàn diện, chính xác + Lời văn, ý văn mạch lạc, dứt khoát b. Nội dung: Bảo vệ quyền lợi, chăm lo đến sự phát triển của trẻ em là một trong những vấn đề quan trọng, cấp bách có ý nghĩa toàn cầu vì sự sống còn, phát triển của trẻ em, vì tương lai của toàn nhân loại. C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP - PP: nêu và giải quyết vấn đề - NL: giải quyết vấn đề và sáng tạo * HĐ cá nhân, KT viết tích cực, KT sơ đồ tư duy - GV yêu cầu HS hoạt động cá nhân thực hiện bài tập 1 phần C. a. Vẽ sơ đồ tư duy tóm tắt nội dung chính của văn bản Tuyên bố thế giới về sự sống còn, quyền được bảo vệ và phát triển của trẻ em. b. Trong số 8 nhiệm vụ mà bản Tuyên bố nêu ra, theo em nhiệm vụ nào là quan trọng nhất? Vì sao? - HS làm việc cá nhân, chia sẻ với các bạn - Gv chuẩn xác, sửa chữa. Bài tập 1 a. H/s tự vẽ sơ đồ. b. Nhiệm vụ: “Tăng cường sức khỏe và chế độ dinh dưỡng của trẻ em, cứu vãn sinh mệnh trẻ em, giảm tỉ lệ tử vong của trẻ sơ sinh” là nhiệm vụ quan trọng nhất. D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG - PP: thuyết trình, nêu và giải quyết vấn đề - NL: giải quyết vấn đề và sáng tạo * Hoạt động cá nhân, KT lắng nghe và phản hồi tích cực - Hướng dẫn HS làm BT 1 tại lớp ? Trình bày suy nghĩ của em về sự quan tâm, chăm sóc của chính quyền địa phương, của các tổ chức xã hội nơi em ở hiện nay đối với trẻ em? + Chiếu một số hình ảnh về sự quan tâm, chăm sóc của địa phương + HS quan sát hình ảnh, kết hợp kiến thức thực tế, chia sẻ với các bạn - GV định hướng, đánh giá. Hành động quan tâm, chăm sóc của chính quyền địa phương: + Hỗ trợ kt trẻ em nghèo để các em được đến trường. + Tặng đồ dùng học tập + Xây dựng lại trường lớp, khu vui chơi khang trang, sạch đẹp. + Giúp đỡ trẻ em tàn tật, nhiễm chất độc da cam.. + Mở các lớp học dạy nghề... => Chính quyền địa phương cùng các tổ chức xã hội luôn hết sức coi trọng việc đảm bảo những quyền được quy định của trẻ em. E. HOẠT ĐỘNG TÌM TÒI MỞ RỘNG - PP: thuyết trình - NL: tự học - Yêu cầu HS tìm hiểu mục E.1 ở nhà, chia sẻ với các bạn trong nhóm, trong lớp. 1E. Xung quanh chúng ta, còn khá nhiều trẻ em đang phải đối mặt với cuộc sống rất khó khăn cần sự chung tay giúp đỡ của cộng đồng. Ghi chép tóm tắt một số thông tin em đã đọc hoặc đã biết về vấn đề này. * Hướng dẫn học tập - Học và nhớ được nội dung bài học + Nội dung chính của bản tuyên bố + Tìm hiểu thêm về hiện trạng cuộc sống của trẻ em hiện nay + Quan hệ giữa phương châm hội thoại với tình huống giao tiếp + Những trường hợp không tuân thủ phương châm hội thoại - Hoàn thành các bài tập - Chuẩn bị mục B.3.4, C.2; D.2 + Đọc ngữ liệu + Trả lời các câu hỏi + Làm các bài tập ____________________________________________ Ngày soạn: …/…/20… Ngày dạy: …/…/20… BÀI 3: TUYÊN BỐ THẾ GIỚI VỀ SỰ SỐNG CÒN, QUYỀN ĐƯỢC BẢO VỆ VÀ PHÁT TRIỂN CỦA TRẺ EM Tiết 13 Hình thức tổ chức Nội dung A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG - PP: vấn đáp - Năng lực: tự học, giao tiếp * HĐ cả lớp, KT hỏi chuyên gia - HS tự ứng cử làm chuyên gia - HS trong lớp hỏi nhóm CG các câu hỏi xoay quanh nội dung các phương châm hội thoại đã học. - GV nhận xét, đánh giá -> Giới thiệu bài mới. Phương châm hội thoại đã học: + Phương châm về lượng +Phương châm về chất + Phương châm quan hệ + Phương châm lịch sự + Phương châm cách thức B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC - PP: vấn đáp, quan sát và phân tích ngữ liệu, thảo luận nhóm - NL: tự học, giao tiếp,hợp tác, giải quyết vấn đề và sáng tạo * Hoạt động cặp, MC - GV yêu cầu HS trả lời các câu hỏi mục 2a phần B. Quan hệ giữa phương châm hội thoại với tình huống giao tiếp: 1) Nhân vật chàng rể đã tuân thủ đúng phương châm lịch sự. Dẫn chứng nào trong câu chuyện cho em biết điều đó? (2) Việc tuân thủ phương châm lịch sự trong tình huống này có nên hay không? Vì sao? (3) Qua câu chuyện trên, em có thể rút ra bài học gì về việc vận dụng các phương châm hội thoại? - HSHĐCN, trao đổi - HS trình bày, nhận xét, bổ sung - GV chuẩn kiến thức, đánh giá * Dạy học cả lớp - GV chốt việc vận dụng các phương châm hội thoại ? Qua ví dụ, em có nhận xét gì về mối quan hệ giữa phương châm hội thoại và tình huống giao tiếp ? * Hoạt động nhóm, KT chia nhóm (theo vị trí), BP, MC - GV chiếu câu hỏi: ? Trong các ví dụ, các nhân vật đã vi phạm phương châm hội thoại nào? ? Do đâu mà các nhân vật lại vi phạm phương châm hội thoại? - HSHĐCN, thảo luận, ghi BP - HS trình bày, bổ sung, phản biện - GV chuẩn kiến thức, GV-HS đánh giá * Dạy học cả lớp ? Từ kết quả các bài tập trên, em hãy cho biết việc không tuân thủ các phương châm hội thoại có thể bắt nguồn từ những nguyên nhân nào? - GV chiếu chuẩn xác từ các ý đã chốt III. Tìm hiểu về các phương châm hội thoại (Tiếp theo) 1) Quan hệ giữa phương châm hội thoại với tình huống giao tiếp. a. Tìm hiểu ví dụ - Chàng rể tuân thủ phương châm lịch sự: chào hỏi, tôn trọng người khác. - Tuân thủ phương châm lịch sự không phù hợp vì gọi người đang làm việc trên cây cao xuống chào - > Người được hỏi bị gây phiền toái, bực tức (chào hỏi không đúng lúc, đúng chỗ) b. Ghi nhớ - Việc vận dụng các phương châm hội thoại cần phù hợp với đặc điểm của tình huống giao tiếp. (Nói với ai? Nói khi nào? Nói ở đâu? Nói để làm gì?) 2. Những trường hợp không tuân thủ phương châm hội thoại a. Tìm hiểu ví dụ * Ví dụ 1 - Người cô không tuân thủ phương châm lịch sự (thì cô cũng chỉ để cho lợn...) -> Do người nói vô ý, vụng về, thiếu văn hóa giao tiếp * Ví dụ 2 - Câu trả lời không đáp ứng điều Mai muốn biết vì không có thông tin chính xác về năm. - Không tuân thủ phương châm về lượng - Nếu cứ trả lời Khanh sẽ không tuân thủ PC về chất -> Người nói ưu tiên 1 PC hội thoại khác quan trọng hơn. * Tình huống 3 - Bác sĩ không tuân thủ PC về chất (nói dối) vì yêu cầu quan trọng: giúp bệnh nhân lạc quan để điều trị bệnh ->Người nói phải ưu tiên một yêu cầu khác quan trọng hơn. * Tình huống 4 - Không tuân thủ phương châm về lượng vì không cho người nghe biết thông tin gì (nghĩa tường minh) - Tiền dù quý nhưng nó không phải là tất cả, không phải là tình cảm, là sự chân thành, không phải là thước đo các giá trị khác của cuộc sống. Tiền bạc chỉ là phương tiện để sống chứ không phải là mục đích cuối cùng của con người( nghĩa hàm ý) - Câu này có ý nghĩa răn dạy con người ta không nên chạy theo tiền bạc mà quên tất cả. -> Gây chú ý, để người nghe hiểu câu nói theo một hàm ý nào đó b. Ghi nhớ C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP - PP: thảo luận nhóm, nêu và giải quyết vấn đề - NL: hợp tác, giao tiếp, giải quyết vấn đề và sáng tạo * Hoạt động cặp, KT hẹn hò, MC - HS làm ý 2a, phần C. ? Thái độ và lời nói của các nhân vật Chân, Tay đã vi phạm phương châm nào trong giao tiếp? Việc không tuân thủ phương châm ấy có lí do chính đáng không? Vì sao? - HSHĐCN, trao đổi - HS trình bày, bổ sung - GV định hướng, đánh giá Bài tập 2 a. - Chân, Tay vi phạm phương châm lịch sự - Lí do không chính đáng vì Chân, Tay tị nạnh, không hiểu được sự vất vả của lão Miệng. D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG - PP: thuyết trình - NL: tự học * Dạy học cả lớp - Hướng dẫn HS làm BT 2 ở nhà ? Ghi lại một đoạn hội thoại (hoặc tình huống) thể hiện sự không tuân thủ phương châm hội thoại do người nói phải ưu tiên cho một phương châm hội thoại hoặc một yêu cầu khác quan trọng hơn. Ví dụ tham khảo: Một bệnh nhân bị mắc bệnh HIV nặng đến bệnh viện để khám tổng thể . Sau khi khám xong , anh ta hỏi bác sĩ : - Bác sĩ ! Bệnh của tôi sao rồi ? Tôi còn sống được bao lâu nữa ? Bác sĩ tươi cười nhìn anh : Anh cứ lạc quan, ăn uống đầy đủ , điều dưỡng đều đặn là được. => Bác sĩ đã vi phạm phương châm hội thoại về chất nhưng hoàn toàn không chê trách bác sĩ. Tiết 14 Hình thức tổ chức Nội dung B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC - PP: vấn đáp; trực quan, quan sát và phân tích ngữ liệu, thảo luận nhóm - NL: tự học, giao tiếp, hợp tác, giải quyết vấn đề và sáng tạo * Hoạt động nhóm – KT hợp tác, KT động não, máy chiếu, bảng phụ - - Yêu cầu HS trả lời các câu hỏi mục a ? Chỉ ra cách dùng của một số từ ngữ xưng hô trong tiếng Việt và cho ví dụ cụ thể - HSHĐCN, thảo luận - HS trình bày, bố sung - GV chuẩn kiến thức, GV-HS đánh giá. * Hoạt động nhóm (bàn), máy chiếu - Yêu cầu HS trả lời các câu hỏi mục b, bổ sung ? Xác định những từ ngữ xưng hô trong đoạn trích trên. Chỉ ra sự thay đổi về cách xưng hô của Dế mèn và Dế Choắt trong hai đoạn trích. Giải thích lí do của sự thay đổi đó. ? Vì sao có sự thay đổi trong cách xưng hô của 2 nhân vật ? - HSHĐCN, thảo luận - HS trình bày, bố sung - GV chuẩn xác, HS tự đánh giá * Hoạt động cá nhân, KT động não - HS đọc yêu cầu mục c ? Chọn một mục ở cột A ghép với một mục ở cột B (ghi vào vở) để có được những lưu ý đúng về xưng hô trong hội thoại. - HS suy nghĩ, trả lời - GV chuẩn kiến thức. IV. Tìm hiểu về xưng hô trong hội thoại 1. Tìm hiểu ví dụ a. Ví dụ 1 Từ ngữ xưng hô Cách dùng/Ví dụ Tôi Chỉ ngôi thứ nhất ví dụ: Anh cho tôi xin. Anh Chỉ ngôi thứ nhất và thứ hai/ ví dụ: Anh đi nhé. Chúng tôi Chỉ ngôi thứ nhất/ ví dụ: Chúng tôi đi xem đá bóng Chúng ta Chỉ ngôi thứ nhất/ ví dụ: Chúng ta tự hào về đội tuyển U 23. Ông Chỉ ngôi thứ nhất và thứ hai/ ví dụ: Ông đang xem ti vi. Cháu Chỉ ngôi thứ nhất và thứ hai/ ví dụ: Bà tặng cháu chiếc cặp sách. -> Từ ngữ xưng hô phong phú , tinh tế, giàu sắc thái biểu cảm. b. Ví dụ 2 + Đoạn 1 : em( Dế Choắt) - anh( Dế Mèn) ta( Dế Mèn) - chú mày( Dế Choắt) + Đoạn 2 : Cả Dế Mèn và Dế Choắt đều xưng ‘‘tôi’’- gọi người kia là ‘‘anh’’. - Phân tích sự thay đổi về cách xưng hô : + Đoạn 1: Dế Choắt là kẻ yếu cần nhờ vả nên xưng em gọi Dế Mèn là anh một cách nhún nhường ; Dế Mèn là kẻ mạnh, được nhờ vả nên xưng ta và gọi Dế Choắt là chú mày một cách kiêu căng, trịch thượng. + Đoạn 2: Xưng hô bình đẳng vì Dế Choắt không coi mình là đàn em, nhờ vả mà trăng trối với tư cách một người bạn -> Cách xưng hô thay đổi do hoàn cảnh giao tiếp thay đổi c. Nối: 1 – b, 2 - a + Hệ thống từ ngữ xưng hô trong tiếng Việt rất phong phú, tinh tế, giàu sắc thái biểu cảm. + Cần căn cứ vào đối tượng và đặc điểm của tình huống giao tiếp để xưng hô cho phù hợp C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP - PP: trực quan, thảo luận nhóm, nêu và giải quyết vấn đề - NL: hợp tác, giao tiếp, giải quyết vấn đề và sáng tạo * Hoạt động nhóm – KT hợp tác, máy chiếu, bảng phụ - Yêu cầu HS làm các mục 2.b.c.d b. Minh nhận được tin nhắn mời dự đám cưới của bạn là một cô gái người Anh đang học Tiếng Việt: Thứ bảy tuần sau, chúng ta làm lễ thành hôn, mời anh tới dự. Lời mời trên có sự nhầm lẫn trong cách dùng từ ngữ xưng hô như thế nào? Vì sao có sự nhầm lẫn đó? c. Nhận xét về cách dùng từ ngữ xưng hô và thái độ của người nói trong câu chuyện sau: sgk d. Xác định vị thế xã hội, thái độ, tính cách của hai nhân vật (chị Dậu và cai lệ) trong đoạn trích. Nhận xét về sự thay đổi trong cách xưng hô của chị Dậu và giải thích lí do. - HSHĐCN, thảo luận - HS trình bày, bố sung - GV chuẩn kiến thức, GV- HS đánh giá. Bài tập 2 b. + Dùng sai từ xưng hô: lẽ ra phải viết chúng tôi hoặc chúng em + Người viết không phân biệt được tuy cùng là ngôi thứ nhất số nhiều nhưng chúng ta là ngôi gộp (gồm người nói và người nghe) c. + Vị tướng tuy đã trở thành một nhân vật nổi tiếng quyền cao chức trọng nhưng vẫn dùng từ xưng hô thầy - con thể hiện thái độ kính cẩn , lòng biết ơn (tôn sư trọng đạo) + Người thầy: gọi học trò là ngài -> thầy tôn trọng cương vị hiện tại của trò. d. * Cai lệ: + Kẻ có vị thế, quyền lực + Xưng hô: trịch thượng, hống hách * Chị Dậu: + Một người dân bị áp bức + Lục đầu: hạ mình, nhẫn nhục (nhà cháu - ông) + Sau: tôi-ông, bà-mày -> Sự thay đổi thể hiện sự phản kháng quyết liệt của một con người bị dồn đến bước đường cùng. D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG - PP: thuyết trình, vấn đáp, nêu và giải quyết vấn đề - NL: hợp tác, giao tiếp, giải quyết vấn đề và sáng tạo * Hoạt động cá nhân, KT viết tích cực - Hướng dẫn HS làm BT ở nhà : Viết một đoạn văn có sử dụng ít nhất 4 từ dùng để xưng hô, gạch chân các từ ngữ xưng hô. Hs hoàn thành nhiệm vụ Gv giao E. HOẠT ĐỘNG TÌM TÒI MỞ RỘNG - PP: thuyết trình - NL: tự học * Dạy học cả lớp - Yêu cầu HS đọc mục E.2 ở nhà ? Đọc và tóm tắt những ý chính trong đoạn trích: sgk Tham khảo: /de-bai/doc-va-tom-tat-nhung-y-chinh-trong-doan-trich.html * Hướng dẫn học tập - Học và nhớ được nội dung bài học + Những trường hợp không tuân thủ PCHT + Hệ thống từ ngữ xưng hô trong TV + Mối quan hệ giữa từ ngữ xưng hô và tình huống giao tiếp - Hoàn thành các bài tập - Chuẩn bị mục C.3 + Xem lại vai trò của BPNT và yếu tố miêu tả trong bài văn TM + Cách sử dụng các BPNT và yếu tố miêu tả trong bài văn TM + Tìm tri thức cho đối tượng cho các đề văn trong SHD + Luyện tập lập dàn ý - Chuẩn bị bài 4: mục A, B1.2 + Đọc, tóm tắt văn bản + Kiến thức về tác giả và tác phẩm + Trả lời các câu hỏi mục 2 Tiết 15 Hình thức tổ chức Nội dung B. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP - PP: nêu và giải quyết vấn đề - NL: giao tiếp, giải quyết vấn đề và sáng tạo * HĐ cá nhân, KT viết tích cực - Yêu cầu HS hoạt động cá nhân viết bài văn thuyết minh. Bài tập 3: Luyện tập viết bài văn thuyết minh I. Đề bài Viết một bài văn ngắn (không quá 2 trang giấy ) thuyết minh về một loại cây gắn bó với đời sống của người dân quê em. II. Yêu cầu 1. Kĩ năng: + Biết viết bài văn thuyết minh ngắn. + Sử dụng đúng những phư¬ơng pháp thuyết minh khi làm bài: Nêu định nghĩa, giải thích, liệt kê, dùng số liệu, phân loại, phân tích... + Biết vận dụng hợp lí yếu tố miêu tả . + Sử dụng một số biện pháp nghệ thuật như: so sánh, liệt kê, kể chuyện, tự thuật... + Bố cục hợp lí; đảm bảo tính liên kết, mạch lạc + Diễn đạt lưu loát. + Dùng từ, đặt câu chuẩn xác. 2. Nội dung: Bài làm cần nêu đ¬ược những nội dung cơ bản sau: * Mở bài: Giới thiệu chung về loài cây * Thân bài: + Một số đặc điểm sinh học của loài cây + Phân loại + Vai trò của loài cây đối với cuộc sống của người dân quê em * Kết bài: Nêu cảm nghĩ của em về loài cây. Rút kinh nghiệm ........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................