Dưới đây là mẫu giáo án vnen bài Chuyện người con gái Nam Xương. Bài học nằm trong chương trình vnen ngữ văn 9 tập 1. Bài mẫu có: văn bản text, file PDF, file word đính kèm. Thầy cô giáo có thể tải về để tham khảo. Hi vọng, mẫu giáo án này mang đến sự hữu ích..

Ngày soạn: .../.../20... Ngày dạy: .../.../20... BÀI 4: CHUYỆN NGƯỜI CON GÁI NAM XƯƠNG I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức • Nắm được cốt truyện, nhân vật sự kiện trong một tác phẩm truyện truyền kì. Hiện thực về số phận ng phụ nữ VN dưới chế độ cũ và vẻ đẹp truyền thống của họ. • Nắm được sự biến đổi và phát triển của từ ngữ và hai phương thức phát triển nghĩa của từ. • Biết cách dẫn trực tiếp và lời dẫn trực tiếp.Cách dãn gián tiếp và lời dẫn gián tiếp. Biết lựa chọn cách dẫn thích hợp trong từng hoàn cảnh giao tiếp cụ thể. 2. Kỹ năng • Vận dụng kiến thức đã học để đọc hiểu tác phẩm viết theo thể loại truyền kì. Cảm nhận đc những chi tiết nghệ thuật độc đáo trong tác phẩm tự sự có nguồn gốc dân gian. Kể lại được truyện. • Phân biệt các phương thức tạo nghĩa mới của từ với các phép tu từ ẩn dụ, hoán dụ. • Sử dụng được cách dẫn trực tiếp và cách dẫn gián tiếp trong quá trình tạo lập văn bản. 3. Thái độ • Giáo dục lòng yêu mến sự cảm thông với những người phụ nữ bất hạnh. • Ý thức giữ gìn sự trong sáng của tiếng việt. • Có ý thức sử dụng lời dẫn trực tiếp,gián tiếp trong nói và viết. 4. Phẩm chất và năng lực • Phẩm chất: sống yêu thương, sống tự chủ; sống trách nhiệm • Năng lực: tự học; hợp tác; sử dụng CNTT và TT; năng lực giao tiếp; năng lực thưởng thức văn học; năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo II. CHUẨN BỊ 1. Giáo viên: • Máy chiếu, bảng phụ • Phương pháp: đọc sáng tạo; dùng lời có NT; vấn đáp; trực quan; thảo luận nhóm ; nêu và giải quyết vấn đề; quan sát và phân tích ngôn ngữ, rèn luyện theo mẫu • Kĩ thuật trình bày một phút, kĩ thuật chia nhóm; kĩ thuật đặt câu hỏi; kĩ thuật động não; kĩ thuật bản đồ tư duy; KT đọc tích cực, KT lắng 2. Học sinh: Đọc bài, soạn bài, chuẩn bị dụng cụ học tập theo sự hướng dẫn của Gv. III. NỘI DUNG Tiết 16 Hình thức tổ chức Nội dung A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG - PP: trực quan, vấn đáp, thuyết trình - Năng lực: tự học, giao tiếp * HĐ cá nhân; KT trình bày một phút, KT lắng nghe và phản hồi tích cực, máy chiếu, GV- HS đánh giá - Chiếu một số câu thơ, ca dao viết về thân phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến. ? Những câu thơ, câu ca dao gợi cho em suy nghĩ về vẻ đẹp và thân phận của người phụ nữ trong xã hội phong kiến? - HS suy nghĩ, trả lời, nhận xét - GV nhận xét, bổ sung -> Giới thiệu bài mới. Ví dụ: (1) Thân em như hạt mưa rào, Hạt rơi xuống giếng, hạt vào vườn hoa. Thân em như hạt mưa sa, Hạt vào đài các hạt ra ruộng cày. (2) Thân em như giếng giữa đàng Người khôn rửa mặt, người phàm rửa chân A. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC - PP: vấn đáp; trực quan; thảo luận nhóm; dùng lời có NT; nêu và giải quyết vấn đề - NL: tự học, giao tiếp, hợp tác, thưởng thức văn học * Hoạt động cá nhân, KT trình bày một phút, máy chiếu - GV chiếu yêu cầu ? Nêu những nét chính về tác giả ? Trình bày những hiểu biết về tác phẩm - HS suy nghĩ, trả lời, nhận xét - GV nhận xét, bổ sung * Hoạt động cả lớp - Hướng dẫn đọc , GV cùng với HS kết hợp vừa đọc vừa tóm tắt - Yêu cầu hs đọc thầm chú thích sgk * Hoạt động cặp, KT đọc tích cực, máy chiếu - HS xác định NV trên MC ? Văn bản được viết theo thể loại nào? ? Nêu vài nét về đặc điểm của thể loại này (về nguồn gốc, NT, nhân vật) ? VB chia làm mấy phần? Giới hạn và nội dung chính của từng phần - HSHĐCN, trao đổi, - HS trình bày, bổ sung - GV chiếu chuẩn xác, HS tự đánh giá * Hoạt động nhóm, KT mảnh ghép, PHT, BP, MC - GV giao nhiệm vụ + Vòng 1: 6 nhóm, mỗi nhóm tìm hiểu về phẩm chất của Vũ Nương trong từng tình huống (PHT) Phiếu học tập 1 (N1) ? Tìm câu văn giới thiệu khái quát về Vũ Nương ? Qua lời giới thiệu đó, em thấy Vũ Nương là người như thế nào? Phiếu học tập 1 (N2) ? Chồng của Vũ Nương là người ntn ? Biết điều đó, Vũ Nương đã xử sự ra sao ? Tìm chi tiết ? Nhận xét về cách cư xử của Vũ Nương. ? Qua đó, em thấy Vũ Nương là người như thế nào? Phiếu học tập 1 (N3) ? Khi tiễn chồng đi lính, Vũ Nương đã nói với chồng những gì ? Tìm lời nói ? Em hiểu gì về tình cảm cũng như mong ước của Vũ Nương qua lời nói đó ? Kết cấu của các câu văn trên có gì đặc biệt, giọng điệu ? ? Qua đó, ta hiểu thêm điều gì về Vũ Nương ? Phiếu học tập 1 (N4) ? Chi tiết nào diễn tả nỗi lòng của Vũ Nương trong những ngày xa chồng ? Tác giả sử dụng những hình ảnh gì ? Ý nghĩa của những hình ảnh này. ? Hãy tìm chi tiết thể hiện tấm lòng của Vũ Nương với Thúc Sinh ? Qua đó, em thấy nàng là một người vợ như thế nào? Phiếu học tập 1 (N5) ? Tóm tắt các chi tiết thể hiện tình cảm của Vũ Nương dành cho con ? Qua những việc làm ấy, em thấy Vũ Nương là một người mẹ như thế nào? Phiếu học tập 1 (N6) ? Chi tiết nào diễn tả cách cư xử của Vũ Nương với mẹ chồng ? Nhận xét hành động của Vũ Nương? ? Lời trăng trối của bà mẹ chồng trước lúc chết ở cuối đoạn 1 có ý nghĩa gì ? ? VN còn có phẩm chất tốt đẹp nào. + Vòng 2: 6 nhóm mới hoàn thiện các câu hỏi: 1. Qua phân tích, hãy khái quát lại vẻ đẹp của Vũ Nương 2. Tình cảm của tác giả dành cho Vũ Nương. - HSHĐCN, thảo luận - HS trình bày, bổ sung, phản biện - GV nhận xét, chuẩn xác, GV-HS đánh giá - Giảng, bình I. Tìm hiểu chung 1. Tác giả, tác phẩm - Tác giả: Nguyễn Dữ + Ông sống vào nửa đầu thế kỉ XVI, là học trò giỏi của Tuyết Giang Phu Tử Nguyễn Bỉnh Khiêm. + Sống vào thời kì chế độ phong kiến Lê-Mạc-Trịnh tranh giành quyền lực, loạn lạc triền miên, dân tình khốn khổ. + Thi đỗ hương cống, chỉ làm quan một năm rồi cáo về, sống ẩn dật ở vùng núi rừng Thanh Hoá. - Tác phẩm: là truyện thứ 16 của tác phẩm " Truyền kỳ mạn lục” có nguồn gốc từ truyện Vợ chàng Trương 2. Đọc, tóm tắt, và tìm hiểu chú thích 3. Tìm hiểu chung về văn bản - Thể loại: truyện truyền kì - Đặc điểm của truyện truyền kì: (Sgk) - Bố cục: 3 phần + P1(đầu->cha mẹ đẻ mình): Những phẩm chất của Vũ Nương + P2 (tiếp-> trót qua rồi): Nỗi oan khuất của Vũ Nương + P3(còn lại): Vũ Nương được cứu sống và giải oan II. Phân tích 1. Những phẩm chất của Vũ Nương a. Khi chưa lấy chồng - Tính thuỳ mị, nết na... tư dung tốt đẹp => Đẹp người, đẹp nết b. Khi mới lấy chồng - Trương Sinh ít học, đa nghi, ...phòng ngừa quá mức - Nàng: “giữ gìn khuôn phép”, không từng để “thất hoà”. -> Cư xử khéo léo, đúng mực => Hiểu chồng, hết lòng vun vén hạnh phúc gia đình c. Khi tiễn chồng đi lính - Lời nói: SHD -> Ước nguyện bình dị, chính đáng - Thương xót, lo lắng cho chồng - Bày tỏ nỗi nhớ thương khắc khoải (+)NT: Câu văn biền ngẫu nhịp nhàng . Giọng điệu chân thành, tha thiết => Yêu chồng, coi trọng, khát khao hạnh phúc gia đình d. Tình cảm với chồng khi chồng vắng nhà - Chi tiết: SHD (+) NT: Hình ảnh ước lệ: “ bướm lượn đầy vườn, mây che kín núi”-> Sự trôi chảy của thời gian - Cách biệt ba năm giữ gìn một tiết...chưa hề bén gót => Một người vợ thủy chung, son sắt, yêu thương chồng hết mực đ. Tình cảm với con - Sinh con, đặt tên là Đản, một mình nuôi dạy con - Mỗi tối bên ngọn đèn... chỉ bóng mình ... bảo là cha đứa bé => Người mẹ hiền rất mực yêu thương con e. Tình cảm với mẹ chồng - Chi tiết: SHD -> Chăm sóc chu đáo; tận tình, tận hiếu - Lời trăng trối của mẹ chồng“ Xanh kia...mẹ“ -> Ghi nhận công lao, tấm lòng của nàng, niềm tin VN sẽ hạnh phúc khi TS trở về => Người con dâu đảm đang, hiếu thảo - Vũ Nương: có nhiều phẩm chất tốt đẹp - tiêu biểu cho vẻ đẹp truyền thống của người phụ nữ VN. - Tác giả: trân trọng, đề cao, ca ngợi (Giá trị nhân đạo) Tiết 17 Hình thức tổ chức Nội dung B.HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC - PP: vấn đáp; trực quan; thảo luận nhóm; dùng lời có NT; nêu và giải quyết vấn đề - NL: tự học, giao tiếp, hợp tác, thưởng thức văn học * Hoạt động cá nhân, KT đọc tích cực, máy chiếu - GV nêu câu hỏi ? Nỗi oan của Vũ Nương được khởi nguồn từ sự việc nào ? ? Nhận xét lời nói của bé Đản - HS suy nghĩ, trả lời, bổ sung - GV chuẩn kiến thức, HS tự đánh giá * Hoạt động cả lớp, máy chiếu ? Trương Sinh phản ứng như thế nào? Tìm chi tiết ? Nhận xét về cách xây dựng tình huống truyện ? Tác dụng của những tình tiết này đối với diễn biến truyện và HPGĐ Vũ Nương. Giảng về tình huống truyện ? Về nhà, Trương Sinh có lời nói và hành động gì? Tìm chi tiết ? Em thấy Trương Sinh là người ntn * Hoạt động nhóm (bàn), KT động não, máy chiếu - Chiếu câu hỏi ? Trước việc làm của Trương Sinh, Vũ Nương có phản ứng gì ? Tìm chi tiết ? Tâm trạng của nàng ? ? Sau đó, Vũ Nương đã có hành động gì? ? Em có nhận xét gì về hành động của Vũ Nương? Ý nghĩa của việc làm đó ? Vậy em có nhận xét gì về cái chết của nàng ? Cảm nhận về số phận của VN. - HSHĐCN, trao đổi - HS trình bày, bổ sung - GV chuẩn kiến thức, HS đánh giá chéo * Dạy học cả lớp, máy chiếu ? Thái độ của tác giả Bình * Hoạt động cặp, KT đọc tích cực, MC - HS xác định nhiệm vụ trên MC ? Sau khi Vũ Nương chết, chi tiết nào giúp Thúc Sinh hiểu ra vợ mình bị oan? ? Nhận xét nghệ thuật sắp xếp tình tiết truyện, nghệ thuật kể chuyện? ? Chi tiết cái bóng có ý nghĩa gì? - HSHĐCN, trao đổi - HS trình bày, bổ sung - GV chuẩn kiến thức, GV đánh giá Giảng chi tiết cái bóng * Hoạt động cả lớp, máy chiếu, ? Tìm những chi tiết được sử dụng ở cuối truyện ? Nhận xét những chi tiết sử dụng và NT kể chuyện ( so sánh với truyện Vợ chàng Trương) ? Tác dụng của những chi tiết kì ảo? ? Qua toàn bộ tác phẩm, nêu cảm nhận chung về nhân vật Vũ Nương. Bình, liên hệ với tác phẩm Bánh trôi nước, Truyện Kiều * Dạy học cả lớp, KT trình bày một phút, máy chiếu ? Nêu những đặc sắc NT của truyện ? Tác phẩm thể hiện điều gì. - GV định hướng II. Phân tích (tiếp) 2. Nỗi oan khuất của Vũ Nương - Khởi nguồn từ: Cuộc trò chuyện giữa Trương Sinh và bé Đản -> Lời nói hồn nhiên, ngây thơ, chứa đựng nhiều yếu tố đáng ngờ. - Trương Sinh: Ngạc nhiên... đinh ninh vợ hư - Nhận xét: Tình huống bất ngờ nhưng rất tự nhiên và hợp lí. - Tác dụng: Tạo bước ngoặt và kịch tính cho truyện - Chi tiết: sgk - Trương Sinh là người: Nông cạn, hồ đồ, ghen tuông mù quáng, vũ phu, độc đoán - Phản ứng Vũ Nương: + Lời thoại 1: Phân trần để chồng hiểu rõ tấm lòng mình + Lời thoại 2: Đau đớn, thất vọng vì bị đối xử bất công + Lời thoại 3: Tuyệt vọng - Nói xong nàng gieo mình xuống sông mà chết - Hành động: bình tĩnh, quyết liệt để bảo toàn danh dự, thức tỉnh người chồng mù quáng. -> Một cái chết oan khuất, đầy tính bi kịch - Số phận: oan trái, bất hạnh - số phận của nhiều người phụ nữ dưới chế độ phong kiến. - Tác giả: + Tố cáo XHPK với những tư tưởng cổ hủ, lạc hậu đã đẩy những người phụ nữ đức hạnh xuống vực thẳm oan khiên + Cảm thông sâu sắc với bi kịch của người pn (giá trị nhân đạo) 3. Vũ Nương được giải oan - Chi tiết: Trương Sinh ngồi dưới ngọn đèn. Bé Đản chỉ lên chiếc bóng trên tường nói: Cha Đản lại đến kìa” => Trương Sinh tỉnh ngộ, hiểu ra nỗi oan của vợ, lập đàn giải oan cho Vũ Nương. - Nhận xét: NT kể chuyện, sắp xếp tình tiết truyện khéo léo, hấp dẫn - Chi tiết chiếc bóng vừa là tình tiết thắt nút, vừa là tình tiết mở nút, có ý nghĩa giải oan cho Vũ Nương - VN không chết và trở về trong ảo ảnh - Chi tiết sử dụng: Các yếu tố kì ảo hoang đường; kể chuyện sáng tạo, tài tình -> Tạo kết thúc phần nào có hậu cho truyện; + Hoàn thiện phẩm chất của Vũ Nương: sống tình nghĩa, trọng danh dự, vị tha... + Tăng tính bi kịch: Không thể làm lại hạnh phúc cuộc đời ở chốn nhân gian => Vũ Nương đức hạnh nhưng số phận bất hạnh. 4. Tổng kết a. Nghệ thuật: + Chi tiết kì ảo + Sắp xếp tình tiết khéo léo b. Nội dung: Tác phẩm thể hiện niềm cảm thương đối với số phận oan nghiệt của người phụ nữ dưới chế độ phong kiến, đồng thời khẳng định vẻ đẹp truyền thống của họ. * Hướng dẫn học tập - Học và nhớ được nội dung bài học + Nỗi oan của Vũ Nương + Số phận của Vũ Nương - Chuẩn bị mục B.3. 4, C1.2 + Đọc ngữ liệu + Trả lời các câu hỏi + Làm các bài tập _______________________________________ Ngày soạn: .../.../20... Ngày dạy: .../.../20... BÀI 4: CHUYỆN NGƯỜI CON GÁI NAM XƯƠNG Tiết 18 Hình thức tổ chức Nội dung A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG - PP: trực quan, vấn đáp, thuyết trình - Năng lực: tự học, giao tiếp * HĐ cá nhân; KT trình bày một phút, KT lắng nghe và phản hồi tích cực, máy chiếu, GV- HS đánh giá - Chiếu một số ví dụ: 1. Chân trái của Nam bị đau. 2. Buồn trông nội cỏ rầu rầu Chân mây mặt đất một màu xanh xanh. ? Xác định nghĩa gốc, nghĩa chuyển của từ chân trong 2 câu trên. - HS suy nghĩ, trả lời, nhận xét - GV nhận xét, bổ sung -> Giới thiệu bài mới. - Xác định nghĩa từ chân: • Câu 1 là nghĩa gốc • Câu 2 là nghĩa chuyển B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC - PP: thuyết trình, quan sát và phân tích ngữ liệu, thảo luận nhóm - NL: giao tiếp,hợp tác, giải quyết vấn đề và sáng tạo * Hoạt động nhóm, KT hợp tác, KT chia nhóm (đếm số), bảng phụ, máy chiếu - Yêu cầu HS trả lời các câu hỏi mục 3a.b.c phần B. a. Hãy nêu nghĩa của các từ được in đậm trong những ví dụ trên. b. Theo em, từ nào được dùng theo nghĩa gốc, từ nào được dùng theo nghĩa chuyển? c. Nghĩa chuyển của những từ nào được hình thành theo phương thức ẩn dụ, từ nào theo phương thức hoán dụ? - HSHĐCN, trao đổi - HS trình bày, thảo luận, phản biện - GV chuẩn xác, GV-HS đánh giá * Hoạt động cặp, KT động não, máy chiếu - Yêu cầu HS hoàn thành ý 3.d ? Những nội dung sau nói về sự phát triển của từ vựng. Chọn các phương án đúng - HSHĐCN, trao đổi - HS trình bày, thảo luận - GV chốt ghi nhớ, HS tự đánh giá III. Tìm hiểu về sự phát triển của từ vựng Tìm hiểu ví dụ - Xuân 1 : Nghĩa gốc ( mùa chuyển tiếp từ đông sang hạ, thời tiết ấm dần lên , thường được coi là mở đầu của năm ) - Xuân 2 : Nghĩa chuyển ( tuổi trẻ ) -> Hình thành nghĩa mới theo phương thức ẩn dụ - Tay1: Bộ phận phía trên của cơ thể , từ vai đến các ngón , dùng để cầm , nắm (nghĩa gốc) - Tay2: người chuyên hoạt động hay giỏi về một môn , nghề nào đó (nghĩa chuyển) -> Hình thành nghĩa mới theo phương thức hoán dụ - Nóng 1 : Nghĩa gốc (nói về trạng thái thời tiết cao hơn mức được coi là trung bình ; trái với lạnh). - Nóng2 : Nghĩa chuyển ( có sự mong muốn thôi thúc cao độ về điều gì) ; dùng trước động từ. -> Hình thành nghĩa mới theo phương thức ẩn dụ - Ghế1: Đồ dùng để ngồi (nghĩa gốc) - Ghế2: Dùng để chỉ một địa vị, chức vụ cao trong bộ máy nhà nước (nghĩa chuyển) -> Hình thành nghĩa mới theo phương thức hoán dụ Ý đúng: + Từ vựng của ngôn ngữ luôn phát triển. + Một trong những cách phát triển của từ vựng là phát triển nghĩa của từ dựa trên nghĩa gốc. + Hai phương thức chủ yếu phát triển nghĩa của từ ngữ là ẩn dụ và hoán dụ. B. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP - PP: thuyết trình,nêu và giải quyết vấn đề - NL: giao tiếp, giải quyết vấn đề và sáng tạo * Hoạt động cả lớp, KT lắng nghe và phản hồi tích cực - Gọi 1 số HS tóm tắt VB Chuyện người con gái Nam Xương * Hoạt động cá nhân, KT viết tích cực - Hướng dẫn HS chọn nhân vật và viết đoạn văn + HT: đoạn văn có câu chủ đề, đảm bảo sự liên kết, không mắc lỗi chính tả, dùng từ, liên kết. + ND: nêu được cảm nhận đúng đắn về nhân vật, biết bày tỏ quan điểm riêng của cá nhân. - Trao đổi với bạn để hoàn thiện - Gọi đọc, nhận xét, sửa chữa Bài tập 1 a. Hs kể tóm tắt b.c. Viết đoạn văn Tham khảo: /de-bai//bai-hoc/viet-doan-van-trinh-bay-cam-nhan-cua-em-ve-mot-trong-hai-nhan-vat-me-truong-sinh-truong-sinh.html Tiết 19 B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC - PP: thuyết trình, quan sát và phân tích ngữ liệu, thảo luận nhóm - NL: giao tiếp,hợp tác, giải quyết vấn đề và sáng tạo * Hoạt động nhóm (bàn), KT hợp tác, máy chiếu - Yêu cầu HS trả lời các câu hỏi mục 4a.b a. Những phần được in đậm là trích dẫn lời nói hay ý nghĩ? Nó được ngăn cách với bộ phận đứng trước bởi dấu gì? b. Chỉ ra sự giống nhau và khác nhau về nội dung và hình thức của hai cách dẫn trên. - HSHĐCN, trao đổi - HS trình bày, bổ sung - GV chuẩn xác, HS đánh giá chéo * Hoạt động cặp, máy chiếu - HS trả lời ý 4.c, hoàn thiện nội dung ? Cách dẫn thứ nhất được gọi là dẫn trực tiếp. Cách dẫn thứ 2 được gọi là dẫn gián tiếp. Hãy hoàn thiện (vào vở) những thông tin còn thiếu để có được những khái niệm đúng. - HSHĐCN, trao đổi - HS trình bày, bổ sung - GV chuẩn xác, HS tự đánh giá III. Tìm hiểu về cách dẫn trực tiếp và cách dẫn gián tiếp 1. Tìm hiểu ví dụ - Phần in đậm thứ nhất - Phần in đậm thứ nhất + Là lời nói vì trước đó có từ “nói” + Lời nói được nhắc lại nguyên văn + Tách với phần câu trước bằng dấu (:) và được đặt trong dấu (“ ”) + Là ý nghĩ vì trước có từ “ nghĩ” + Thuật lại có điều chỉnh + Không đặt trong dấu ngoặc kép + Phía trước có thể thêm từ “rằng” , từ “là” -> Cách dẫn trực tiếp -> Cách dẫn gián tiếp * Ghi nhớ: - Dẫn gián tiếp : là thuật lại lời nói hay ý nghĩ của người hoặc nhân vật, có sự điều chỉnh nhất định, phần dẫn không được đặt trong dấu ngoặc kép. - Dẫn trực tiếp : là nhắc lại lời nói hay ý nghĩ của người hoặc nhân vật, không có sự điều chỉnh, phần dẫn không được đặt trong dấu ngoặc kép. C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP - PP: vấn đáp, thảo luận nhóm, nêu và giải quyết vấn đề - NL: giao tiếp, hợp tác, giải quyết vấn đề và sáng tạo * Hoạt động cá nhân, KT tia chớp - Yêu cầu HS trả lời ý a, b a. Nghĩa gốc của từ mũi là: bộ phận nhô lên ở giữa mặt người và động vật có xương sống dùng để thở, ngửi. Trong những câu sau, từ mũi được dùng với nghĩa gốc hay nghĩa chuyển: b. Từ chân trong các câu sau là từ nhiều nghĩa. Hãy xác định: + Ở câu nào, từ chân dùng với nghĩa gốc? + Ở câu nào từ chân dùng với nghĩa chuyển theo phương thức ẩn dụ? + Ở câu nào từ chân dùng với nghĩa chuyển theo phương thức hoán dụ? - HS suy nghĩ, trả lời, nhận xét - GV chuẩn kiến thức. * Hoạt động nhóm, KT hợp tác, BP, MC - GV yêu cầu HS làm ý c,d c. Vì sao nói các từ: ngân hàng, sốt, vua là những từ có nghĩa chuyển. Cho ví dụ để chứng minh điều đó. d. Trong hai câu thơ, từ mặt trời ở câu thứ hai được dùng theo phép tu từ nào? Mang ý nghĩa gì? Có thể coi đây là hiện tượng phát triển nghĩa từ nghĩa gốc của từ mặt trời được hay không? Vì sao? - HSHĐCN, trao đổi - HS trình bày, bổ sung - GV chuẩn kiến thức, GV-HS đánh giá. Bài tập 2 a. (1) Nghĩa chuyển (2) Nghĩa chuyển (3) Nghĩa chuyển (4) Nghĩa gốc b. (1) Nghĩa gốc (2) Nghĩa chuyển theo phương thức hoán dụ (3), (4) Nghĩa chuyển theo phương thức ẩn dụ c. * Ngân hàng : tổ chức kinh tế hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh và quản lí các nghiệp vụ tiền tệ , tín dụng . - Nghĩa chuyển ( ngân hàng máu, đề thi …) tập hợp, lưu giữ, bảo quản . * Sốt : Tăng nhiệt độ cơ thể lên quá mức bình thường do bị bệnh . - Nghĩa chuyển (sốt đất): Tăng đột ngột về nhu cầu, khiến hàng trở nên khan hiếm, giá tăng nhanh. * Vua : Người đứng đầu nhà nước quân chủ . - Nghĩa chuyển (vua bóng đá ...) : người được coi là nhất trong một lĩnh vực nhất định (Chú ý: danh hiệu này chỉ dùng cho nam, với nữ dùng nữ hoàng) d. - Từ mặt trời trong câu thơ thứ hai được sử dụng theo phép ẩn dụ tu từ. Tác giả gọi Bác Hồ là mặt trời dựa trên mối quan hệ tương đồng. - Đây không phải là hiện tượng phát triển nghĩa của từ, bởi vì sự chuyển nghĩa của từ mặt trời trong câu thơ chỉ có tính chất lâm thời, nó không làm cho từ có thêm nghĩa mới và không thể đưa vào để giải thích trong từ điển. * Hướng dẫn học tập - Học và nhớ được nội dung bài học - Hoàn thành các bài tập - Chuẩn bị mục C.3; D.1.2; E + Đọc ngữ liệu + Trả lời các câu hỏi + Làm các bài tập + Luyện viết đoạn văn _________________________________________ Tuần 5 (Tiết 20 -> 24) Ngày soạn: .../.../20... Ngày dạy: .../.../20... BÀI 4: CHUYỆN NGƯỜI CON GÁI NAM XƯƠNG Tiết 20 Hình thức tổ chức Nội dung C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP - NL: giao tiếp,hợp tác, giải quyết vấn đề và sáng tạo - PP: thuyết trình, thảo luận nhóm * Hoạt động cặp, KT học tập hợp tác, máy chiếu - Sử dụng các câu hỏi mục 3a.b a. Tìm lời dẫn trong những đoạn trích sau (trích từ truyện ngắn Lão Hạc của Nam Cao). Em hãy cho biết đó là lời nói hay ý nghĩ và được dẫn theo cách nào? b. Hãy thuật lại lời nhân vật Vũ Nương trong các đoạn trích sau theo cách dẫn gián tiếp: (sgk) - Hướng dẫn chuyển cách dẫn gián tiếp + Xác định vai thoại (chuyển từ tôi -> nàng, Vũ Nương) + Thêm từ ngữ để rõ ý. - HSHĐCN, trao đổi - HS trình bày, bổ sung - GV chuẩn kiến thức, HS tự đánh giá. * Hoạt động cá nhân, KT viết tích cực, GV- HS đánh giá - Sử dụng các câu hỏi mục 3c ? Viết đoạn văn trình bày suy nghĩ của em về phần kết thúc của văn bản Chuyện người con gái Nam Xương. Trong đoạn văn có sử dụng cách dẫn trực tiếp và cách dẫn gián tiếp - Hướng dẫn HS viết đoạn văn, cần nêu được: + NT: sử dụng các chi tiết kì ảo hoang đường + ND: VN trở về để giải oan. + Dẫn lại lời Vũ Nương hoặc Trương Sinh theo cách trực tiếp hoặc gián tiếp - Yêu cầu HS trao đổi, nhận xét Bài tập 3 a. (1) hãy dằn lòng...mà sợ -> Lời nói của lão Hạc -> Lời dẫn gián tiếp (2) ”A! ...này à?” -> Ý nghĩ của lão Hạc gán cho con chó -> Lời dẫn trực tiếp (3) ”Cái vườn...rẻ cả...?”. -> Ý nghĩ của lão Hạc (tự bảo rằng) -> Lời dẫn trực tiếp b. (1) Nàng nói nàng ngày trước không may ....thương nàng ....cho nàng ...gặp ông. (2) Vũ Nương ... Vũ Nương sẽ trở về. c. Tham khảo tại đây: /de-bai//bai-hoc/viet-doan-van-trinh-bay-suy-nghi-cua-em-ve-phan-ket-thuc-cua-van-ban-chuyen-nguoi-con-gai-nam-xuong.html D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG - NL: giao tiếp, giải quyết vấn đề và sáng tạo - PP: thuyết trình,nêu và giải quyết vấn đề * Hoạt động cả lớp, KT lắng nghe và phản hồi tích cực ? Trong khi viết, lúc nào chúng ta nên dùng cách dẫn trực tiếp, lúc nào chúng ta nên dùng cách dẫn gián tiếp? Vì sao? - Gọi 1 số HS trình bày quan điểm - Nhận xét, đánh giá Bài tập 2 Trong khi viết, lúc nào chúng ta nên dùng: + Dẫn trực tiếp khi ta nhắc lại nguyên văn lời nói hay ý nghĩ của người hoặc nhân vật, lời nói trực tiếp được đặt trong dấu ngoặc kép. + Dẫn gián tiếp khi ta thuật lại lời nói hay ý nghĩ của hoặc nhân vật, có điều chỉnh cho thích hợp, lời dẫn gián tiếp không đặt trong dấu ngoặc kép. - Bởi vì: + Cách dẫn trực tiếp: nhắc lại nguyên văn và được đạt trong đấu ngoặc kép. + Cách dẫn gián tiếp : thuật lại nhưng có điều chỉnh cho thích hợp và không đặt trong dấu ngoặc kép. * Hướng dẫn học tập - Học và nhớ được nội dung bài học + Cách dẫn trực tiếp, cách dẫn trực tiếp - Hoàn thành các bài tập - Chuẩn bị mục bài 5, mục A, B.2 + Tìm hiểu về Quang Trung và chiến công đại phá quân Thanh + Đọc văn bản, tìm bố cục + Tìm hiểu về tác giả + Trả lời các câu hỏi mục B.2