Dưới đây là mẫu giáo án phát triển năng lực bài Phong cách Hồ Chí Minh. Bài học nằm trong chương trình ngữ văn 9 tập 1. Bài mẫu có : văn bản text, file PDF, file word đính kèm. Thầy cô giáo có thể tải về để tham khảo. Hi vọng, mẫu giáo án này mang đến sự hữu ích.

Ngày soạn: Ngày dạy: Tiết 4 : Bài: SỬ DỤNG MỘT SỐ BIỆN PHÁP NGHỆ THUẬT TRONG VĂN BẢN THUYẾT MINH A. MỤC TIÊU BÀI HỌC Sau bài học, HS có khả năng: 1 Kiến thức: + Văn bản thuyết minh và các phương pháp thuyết minh thường dùng. + Vai trò của các biện pháp nghệ thuật trong bài văn thuyết minh. 2. Kỹ năng: + Nhận ra các biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong các văn bản thuyết minh. + Vận dụng các biện pháp nghệ thuật khi viết văn thuyết minh 3. Định hướng phát triển năng lực: - Nhận thức, lắng nghe tích cực, giao tiếp- trao đổi, hợp tác để đặt câu, viết đoạn văn có sử dụng các biện pháp thuyết minh. - Kĩ năng tìm kiếm và xử lý thông tin hợp tác: tìm hiểu, thu thập tài liệu. - Thể hiện sự tự tin, quản lý thời gian, giải quyết vấn đề khi trình bày về đoạn văn của mình đã chuẩn bị ở nhà. 4. Thái độ: + Yêu thích viết văn thuyết minh có sử dụng một số BPNT. B. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH * Giáo viên: Đọc kĩ SGK, SGV, Tư liệu (“ Bồi dưỡng ngữ văn 9”, Bài tập rèn kĩ năng tích hợp ngữ văn 9”...), bảng phụ, các bài văn mẫu, phiếu học tập. * Học sinh: Ôn lại đặc điểm, phương pháp thuyết minh ở lớp 8. Trả lời các câu hỏi trong SGK. Đọc kỹ bài, trả lời câu hỏi theo hướng dẫn SGK. C.PHƯƠNG PHÁP + Vấn đáp, nêu vấn đề, phân tích, hỏi đáp, quy nạp, thảo luận nhóm, + Kĩ thuật chia nhóm, giao nhiệm vụ, đặt câu hỏi, động não.v.v… D.TIẾN TRÌNH GIỜ DẠY 1. Ổn định lớp: ( 1phút) 2. Kiểm tra bài cũ: Kết hợp kiểm tra kiến thức văn thuyết minh lớp 8 ở trong bài giảng 3. Bài mới HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG - Mục tiêu: tạo hứng thú, tâm thế cho học sinh; tạo tình huống/vấn đề học tập nhằm huy động kiến thức, kinh nghiệm hiện có của học sinh và nhu cầu tìm hiểu kiến thức mới liên quan đến tình huống/vấn đề học tập - Phương pháp, kĩ thuật: quan sát tranh ; - Thời gian: GV cho hs quan sát Video về hình ảnh hàng mai, hàng tùng ở Yên Tử. Viết đoạn văn miêu tả về chúng trong đó có sử dụng phép tu từ so sánh.(GV chiếu phần HS gửi đoạn văn chuẩn bị ở nhà trên trường học kết nối) GV lấy 1 đoạn văn mẫu : Đến với Yên Tử ta không thể không đến với rừng mai. Vào mùa xuân, thường vào dịp khai hội(10/1) mai tưng bừng khoe sắc. Sắc vàng của hoa mai làm sáng bừng không gian nơi rừng thiêng Yên Tử. Sắc màu ấy như níu chân du khách khi hành hương về đất phật. HS trình bày- nhận xét. Giáo viên vào bài : Như vậy, khi tiến hành viết văn thuyết minh, chúng ta cần sử dụng một số biện pháp nghệ thuật tu từ. Bài học hôm nay chúng ta sẽ cùng tìm hiểu. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC -Mục tiêu: + Ôn tập khái niệm, đặc điểm, phương pháp trong văn thuyết minh, + Việc sử dụng một số biện pháp nghệ thuật trong văn bản thuyết minh. - Phương pháp: nêu vấn đề, phát vấn, thuyết trình, khái quát, nhóm - Phương tiện: Máy chiếu( chiếu phiếu học tập, chiếu VD: văn bản Hạ Long- Đá và Nước) - Kĩ thuật: động não, trình bày một phút - Thời gian: 15 phút - GV cho HS tiến hành ôn kiến thức văn thuyết minh: Nhóm bàn (3 phút) Phiếu học tập Đặc điểm Phương pháp được sử dụng trong văn thuyết minh Các biện pháp Nt, tác dụng - HS báo cáo. Các nhóm khác bổ sung - GV nhận xét Khái niệm Đặc điểm Phương pháp được sử dụng trong văn thuyết minh Cung cấp tri thức về hiện tượng, sự vật trong tự nhiên Khách quan, xác thực, chính xác định nghĩa Giải thích Số liệu So sánh Phân tích Phân loại Các biện pháp NT, tác dụng Kể chuyện, tự thuật, đối thoại theo lối ẩn lối ẩn dụ, nhân hóa => làm rõ những đặc điểm của đối tượng được thuyết minh một cách sinh động nhằm gây hứng thú cho người đọc Hoạt động của GV - HS Nội dung bài học Hoạt động 1 : Tìm hiểu việc sử dụng một số biện pháp nghệ thuật trong văn bản thuyết minh: - GV đưa ví dụ lên màn hình máy chiếu. - GV gọi học sinh đọc văn bản “ Hạ Long - Đá và nước”. ? Văn bản này thuyết minh đối tượng nào? ? Bài văn thuyết minh đặc điểm gì của vịnh Hạ Long? - HS trả lời. Gv nhân xét, bổ sung I Tìm hiểu việc sử dụng một số biện pháp nghệ thuật trong văn bản thuyết minh: 1.Phân tích ngữ liệu: Văn bản “ Hạ Long - Đá và nước”. HS trả lời + Sự kỳ lạ vô tận của Hạ Long do đá và nước tạo nên. Đó chính là vẻ đẹp hấp dẫn kỳ diệu của Hạ Long. + Văn bản thuyết minh vấn đề: Sự kì lạ vô tận của Hạ Long. + Văn bản cung cấp tri thức khách quan về đối tượng đó là sự kỳ lạ của Hạ Long là vô tận. + Đối tượng thuyết minh: Trừu tượng ( Giống như trí tuệ, tâm hồn, có tình cảm, đạo đức). ? Thông thường khi thuyết minh về cảnh đẹp Hạ Long, người ta sẽ thuyết minh những khía cạnh nào? - HS trả lời. Gv nhân xét, bổ sung + Lịch sử, vị trí địa lí, độ dài + Có bao nhiêu hòn đảo lớn, nhỏ, bao nhiêu động đá. + Có những hòn đấ mang hình thù kì lạ như thế nào, có những hang đá đẹp ra sao - GV đặt câu hỏi : Nhà văn Nguyên Ngọc có thuyết minh theo những khía cạnh đó không? * Gợi ý ? Nhà văn Nguyên Ngọc thuyết minh Hạ Long theo một phương diện ít ai nói tới, đó là phương diện nào? HS trả lời : Đó là: Đá và nước Hạ Long đem đến cho du khách những cảm giác thú vị. GV đặt câu hỏi : ? Văn bản có cung cấp được tri thức khách Quan về đối tượng không? ? Đặc điểm này có dễ dàng thuyết minh bằng Cách đo đếm, liệt kê không? Vì sao? HS trả lời : + Không thể thuyết minh được đặc điểm này một cách dễ dàng bằng cách đo đếm, liệt kê được vì đối tượng thuyết minh rất trừu tượng. GV đặt câu hỏi : Trong văn bản này, tác giả đã sử dụng phương pháp thuyết minh nào là chủ yếu? - HS trả lời : Phương pháp liệt kê, phân tích, giải thích. GV đặt câu hỏi : ? Với các phương pháp thuyết minh này đã nêu ra được sự kỳ lạ của Hạ Long chưa? Tác giả hiểu sự kỳ lạ ở đây là gì? Thể hiện qua câu văn nào? HS trả lời : + Với các phương pháp thuyết minh trên chưa thể nêu ra được sự kỳ lạ của Hạ Long. + Tác giả hiểu sự kỳ lạ của Hạ Long là: “Chính nước làm cho đá sống dậy… hồn”. GV đặt câu hỏi : ? Để làm rõ “ Sự kỳ lạ của Hạ Long là vô tận” một cách sinh động, hấp dẫn, tác giả còn vận dụng biện pháp nghệ thuật nào? Thể hiện cụ thể ra sao? HS trả lời. GV nhận xét và bổ sung - “ Chính nước làm cho đá sống dậy… tâm hồn”. - “ Nước tạo nên sự di chuyển. Và di chuyển theo mọi cách” tạo nên sự thú vị của cảnh sắc. - Tuỳ theo góc độ và tốc độ di chuyển của du khách, tuỳ theo cả hướng ánh sáng dọi vào các đảo đá, mà thiên nhiên tạo nên thế giới sống động, biến hoá đến lạ lùng: Biến chúng từ những vật vô tri thành vật sống động có hồn. => Tác giả sử dụng biện pháp tưởng tượng và liên tưởng, tưởng tượng những cuộc dạo chơi với các khả năng dạo chơi (Tám chữ “Có thể”), khơi gợi những cảm giác có thể có (Thể hiện qua các từ: Đột nhiên, bỗng, bỗng nhiên, hoá thân). - Giới thiệu Vịnh Hạ Long không chỉ là đá và nước mà còn là một thế giới sống có hồn. GV đặt câu hỏi : ? Như vậy, tác giả đã trình bày được sự kỳ lạ của Hạ Long chưa? Nhờ biện pháp gì? ? Để bài văn thuyết minh được sinh động, hấp dẫn ta cần phải làm gì ?Tác dụng của việc sử dụng các biện pháp nghệ thuật đó? * Giáo viên: cho HS xem video về Vịnh Hạ Long nhấn mạnh vẻ đẹp của cảnh quan này: Hạ Long là cảnh quan thiên nhiên kì thú được tạo hóa tạo ra từ 2 chất liệu: Đá và nước. + Sử dụng một số biện pháp nghệ thuật: tưởng tượng, liên tưởng, nhân hóa... => Tác dụng của các biện pháp nghệ thuật: Làm cho cảnh vật có hồn sống động, bài văn hấp dẫn GV đặt câu hỏi : ?Cảnh quan đẹp đó đã được công nhận là Di sản thiên nhiên TG. Ý thức trách nhiệm của em với cảnh quan?( KN sống+ Tích hợp môi trường+ Nụ cười Hạ Long) - HS tự bày tỏ. * Gọi học sinh đọc ghi nhớ( SGK- 13) 2. Ghi nhớ: ( SGK-13) GV lưu ý : * Khi sử dụng các BPNT tạo lập các VBTM, cần phải: + Đảm bảo T/chất của VB. + Thực hiện được mục đích thuyết minh. + Thể hiện các phương thuyết minh. ? Ngoài các biện pháp nghệ thuật như liên tưởng, tưởng tượng, nhân hóa còn có thể sử dụng biện pháp nghệ thuật nào khác? HS trả lời : + Biện pháp tự thuật: Ví dụ thuyết minh về chiếc kèn, có thể để cho những chiếc kèn tự kể chuyện mình ( Chúng tôi là các kim khâu, bằng kim loại, bề ngang độ nửa mili mét + Biện pháp kể chuyện: Ngọc Hoàng xử tội ruồi xanh. + Vè: vè các chữ cái: O tròn như quả trứng gà Ô thời thêm mũ Ơ thì thêm râu GV đặt câu hỏi : ? Biện pháp nghệ thuật có phải là yếu tố chủ yếu trong một văn bản thuyết minh hay không? Vì sao? - HS trả lời * GV nhận xét, bổ sung, kết luận - Biện pháp nghệ thuật: có tác dụng phụ trợ làm cho văn bản thêm hấp dẫn, dễ nhớ, không thay thế được bản thân sự thuyết minh là của tri thức khách quan, chính xác về đối tượng ? Có những văn bản thuyết minh không thể sử dụng các yếu tố nghệ thuật? Hãy tìm Những kiểu văn bản thuyết minh đó? H khá HS trả lời : - SGK, các mục từ trong các từ điển, các bản giới thiệu danh tính lịch sử GV đặt câu hỏi : ? Người ta thường vận dụng một số biện pháp nghệ thuật vào kiểu bài thuyết minh nào? HS trả lời : + Những bài thuyết minh có tính chất phổ cập kiến thức hoặc một số bài có tính chất văn học HS đọc ghi nhớ - GV khái quát lại nội dung ghi nhớ HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP - Mục tiêu: củng cố kiến thức về sử dụng biện pháp nghệ thuật trong văn thuyết minh; rèn luyện kĩ năng áp dụng cách sử dụng biện pháp nghệ thuật trong văn thuyết minh. - Phương pháp, kĩ thuật : động não, hỏi và trả lời - Thời gian: 15 phút GV đặt câu hỏi : GV gọi học sinh đọc và xác định yêu cầu của bài tập số Thảo luận nhóm lớn GV phát phiếu học tập - Thời gian: (3 phút) - Văn bản: Ngọc hoàng xử tội Ruồi Xanh Học sinh đọc văn bản và điền phiếu học tập - Tích hợp liên môn: sinh vật( bài 1, 2: đặc tính sinh học của loài ruồi) II. Luyện tập: Bài tập số 1: ( SGK-14) + Văn bản là một câu chuyện vui có tính chất thuyết minh: Giới thiệu về họ, giống, loài, về các tập tính sinh sống, sinh đẻ đặc điểm cơ thể của Ruồi xanh + Phương pháp: Định nghĩa, phân loại, liệt kê. + Các biện pháp nghệ thuật: Nhân hoá, hư cấu, tưởng tượng có tình tiết -> gây hứng thú, hấp dẫn H Nhóm 1: Phương pháp thuyết minh Nhóm 2: Nét đặc sắc của văn bản Nhóm 3: Biện pháp NT- Tác dụng HS báo cáo theo nhóm GV đánh giá, nhận xét, tổng hợp HS ghi kiến thức cơ bản vào vở Đáp án: Nhóm 1: Phương pháp thuyết minh Nhóm 2: Nét đặc sắc của văn bản Nhóm 3: Biện pháp NT Phân loại Số liệu Liệt kê Hình thức Cấu trúc Nội dung Kể chuyện Tác dụng Ruồi Giấm, Ruồi Xanh... Vi khuẩn Mắt lưới, chất dính Phiên tòa Biên bản tranh luận về mặt pháp lí Kể về loài ruồi Nhân hóa - Văn bản sinh động - Người đọc hứng thú G * Em hãy chỉ ra tác hại của loài ruổi và ý thức trách nhiệm trong việc diệt ruồi? ( Kĩ năng sống, tích hợp môi trường) H Ruồi là loại côn trùng gây hại cho môi trường sống của con của con người, gây nhiều bệnh như: Đường ruột, hô hấp... GV đặt câu hỏi :Em có sáng kiến gì để diệt trừ được ruồi ? HS trả lời : ( Kĩ thuật khăn trải bàn) + Dùng thuốc nước có chất độc diệt ruồi + Keo dính ruồi + Vỉ ruồi(đập ruồi) GV đặt câu hỏi : ? Nhận xét về các biện pháp nghệ thuật được sử dụng để thuyết minh ? ? Tại sao có thể sử dụng một số biện pháp nghệ thuật để làm văn thuyết minh ? GV đặt câu hỏi : ? Nêu yêu cầu bài tập? Nhận xét về biện pháp nghệ thuật được sử dụng để thuyết minh. - GV Tích hợp liên môn: sinh vật( bài 1, 2: đặc tính sinh học của chim cú mèo) Bài tập số 2: ( SGK-15) Nhận xét về biện pháp nghệ thuật được sử dụng để thuyết minh. + Nói về tập tính của chim én. + Biện pháp nghệ thuật: Lấy ngộ nhận hồi nhỏ làm đầu mối câu chuyện. GV đặt câu hỏi : Sử dụng biện pháp NT để thuyết minh về hình ảnh hàng tùng Yên Tử? HS trả lời. GV bổ sung : Hàng tùng YT có mặt tại nơi rừng thiêng YT đã hơn 700 năm, nó có mặt từ khi vua Trần Nhân Tông về tu ở đây. Nó như những người lính kiên cường bám vào núi rừng Yên Tử mặc bão tố phong ba.... * GV hướng dẫn HS Bài tập thêm tạo lập VBTM có sử dụng một số BPNP. ( Tích hợp di sản Yên Tử) * Y/c: HS nhớ, trình bày lại dàn bài thuyết minh về Danh thắng Yên Tử đã học năm ngoái (tiết 85) (phần chuẩn bị ở nhà),có bổ sung các biện pháp NT khi thuyết minh. GV chiếu lại video phần khởi động để học sinh sử dụng biện pháp NT khi thuyết minh. HS thảo luận * Bài tập thêm: Thuyết minh về Yên Tử trong đó có sử dụng các biện pháp NT + Mở bài: vị trí địa lí danh thắng + Thân bài: tên gọi cũ, xuất xứ, diện tích tự nhiên, hệ thống chùa Yên Tử (xứ tên gọi, cấu trúc…) + Kết bài: giá trị của khu di tích được khẳng định. * Chú ý kết hợp TM + MT + BC + bình luận+ Các BPNT( chủ yếu) HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG - Mục tiêu: Hệ thống những kiến thức đã học và luyện tập - Phương pháp: Vấn đáp - Thời gian: 3’ GV đặt câu hỏi : Dựa vào văn bản tre Việt Nam(Nguyễn Duy), hãy viết một đoạn văn thuyết minh về cây tre trong đó có sử dụng các biện pháp nghệ thuật như liên tưởng, so sánh, nhân hóa... HOẠT ĐỘNG TÌM TÒI, SÁNG TẠO - Mục tiêu: HS vận dụng những kiến thức đã học và luyện tập để tìm, viết đoạn văn thuyết minh trong đó có sử dụng yếu tố miêu tả. - Phương pháp: tìm đọc trên sách, báo, mạng, trao đổi,… - Thời gian: 5’ ? Thuyết minh về một loài cây đặc trưng của địa phương em bằng cách điền vào sơ đồ tư duy sau 4. Hướng dẫn HS về nhà (2’) + Học thuộc ghi nhớ + Hoàn chỉnh các bài tậP: Chú ý bài thuyết minh về YT( Tích hợp di sản) + Tập viết đoạn thuyết minh ngắn có sử dụng các BPNT( Bài tập thêm) + Chuẩn bị : Luyện tập sử dụng một số biện pháp nghệ thuật trong văn bản ... ( Cần lập dàn ý, viết phần mở bài cho đề văn đã cho ở sgk/15. + Nhóm 1: Thuyết minh cái quạt. + Nhóm 2: Thuyết minh cái bút.)