Dưới đây là mẫu giáo án vnen bài Hoàng Lê nhất thống chí – Hồi thứ mười bốn. Bài học nằm trong chương trình vnen ngữ văn 9 tập 1. Bài mẫu có: văn bản text, file PDF, file word đính kèm. Thầy cô giáo có thể tải về để tham khảo. Hi vọng, mẫu giáo án này mang đến sự hữu ích..
Ngày soạn: .../.../20... Ngày dạy: .../.../20... BÀI 5: HOÀNG LÊ NHẤT THỐNG CHÍ – HỒI THỨ MƯỜI BỐN I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức • Hiểu biết chung về nhóm tác giả thuộc Ngô gia văn phái, về phong trào Tây Sơn và ng anh hùng dân tộc Quang Trung - Nguyễn Huệ. Nhân vật , sự kiện, cốt truyện trong tác phẩm viết theo thể loại tiểu thuyết chương hồi. • Nắm vững việc tạo từ ngữ mới và mượn từ ngữ của tiếng nước ngoài. 2. Kỹ năng: • Cảm nhận sức trỗi dậy kỳ diệu của tinh thần dân tộc, cảm quan hiện thực nhạy bén, cảm hứng yêu nước của tác giả trước những sự kiện lịch sử trọng đại của dân tộc. • Nhận biết từ ngữ mới đc tạo ra và những từ ngữ mượn của tiếng nước ngoài. Biết sử dụng từ ngữ mượn tiếng nước ngoài phù hợp. 3. Thái độ • Giáo dục tinh thần yêu nước, lòng tự hào dt về truyền thống chống ngoại xâm. • Thấy được tầm quan trọng của việc phát triển và sử dụng thích hợp từ ngữ TV. 4. Phẩm chất, năng lực: • Phẩm chất: sống yêu thương, sống tự chủ; sống trách nhiệm • Năng lực: tự học; hợp tác; sử dụng CNTT và TT; năng lực giao tiếp; năng lực thưởng thức văn học; năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo II. CHUẨN BỊ 1. Giáo viên: • Máy chiếu, bảng phụ • Phương pháp: đọc sáng tạo; dùng lời có NT; vấn đáp; trực quan; thảo luận nhóm ; nêu và giải quyết vấn đề; quan sát và phân tích ngôn ngữ, rèn luyện theo mẫu • Kĩ thuật trình bày một phút, kĩ thuật chia nhóm; kĩ thuật đặt câu hỏi; kĩ thuật động não; KT đọc tích cực, KT lắng nghe và phản hồi tích 2. Học sinh: Đọc bài, soạn bài, chuẩn bị dụng cụ học tập đầy đủ như giáo viên đã hướng dẫn. III. NỘI DUNG Tiết 21 Hình thức tổ chức Nội dung A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG - PP: trực quan, vấn đáp, thuyết trình - Năng lực: tự học, giao tiếp * HĐ nhóm; KT lắng nghe và phản hồi tích cực, máy chiếu - Yêu cầu 1 nhóm trình bày bài thuyết trình đã chuẩn bị trước ở nhà theo câu hỏi sgk ? Có ý kiến cho rằng cuộc tấn công đại phá quân Thanh của vua Quang Trung là cuộc tấn công thần tốc trong lịch sử đấu tranh chống ngoại xâm của Việt Nam. Hãy tìm một số dẫn chứng lịch sử tiêu biểu để khẳng định điều đó và nêu lên suy nghĩ của em. - Hs thảo luận, trả lời - Gv nhận xét, đánh giá -> Giới thiệu bài mới Ví dụ: Cuộc tiến công ra Bắc tiêu diệt quân xâm lược nhà Thanh chỉ trong khoảng 5 ngày từ đêm 30 tháng Chạp năm Mậu Thân (tức ngày 25/1/1789 dương lịch) đến chiều mồng 5 Tết Kỷ Dậu (30/1/1789), quân Tây Sơn dưới sự chỉ huy tài tình của vua Quang Trung, đã đánh tan 29 vạn quân Thanh, hoàn thành vẻ vang nhiệm vụ giải phóng kinh thành Thăng Long, giải phóng đất nước. Chiến thắng quân Thanh mùa xuân Kỷ Dậu (1789) là đỉnh phát triển cao nhất của phong trào Tây Sơn, chứng tỏ tài năng quân sự của Hoàng đế Quang Trung và sức sống bền bỉ của dân tộc. Đó là một chiến công vô cùng oanh liệt trong lịch sử đấu tranh chống xâm lăng của dân tộc ta, là kết quả của tinh thần chiến đấu dũng cảm của quân sĩ, với sự tham gia ủng hộ của nhân dân và tài chỉ huy lỗi lạc của vua Quang Trung. B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC - PP: đọc sáng tạo; vấn đáp; trực quan; thảo luận nhóm; dùng lời có NT; - NL: tự học, giao tiếp, hợp tác, thưởng thức văn học * Hoạt động cá nhân, KT trình bày một phút, máy chiếu - GV chiếu câu hỏi ? Nêu những nét chính về tác giả ? Trình bày những hiểu biết về tác phẩm - HS suy nghĩ trả lời, bổ sung - Bổ sung về tác giả, tác phẩm * Hoạt động cả lớp - Hướng dẫn đọc , GV cùng với HS kết hợp vừa đọc vừa tóm tắt - Yêu cầu hs đọc thầm chú thích Sgk. * Hoạt động cặp, máy chiếu - HS xác định nhiệm vụ trên MC ? Văn bản được viết theo bằng thể loại nào? Nêu hiểu biết của em về thể loại đó. ? Phương thức biểu đạt. ? Bố cục văn bản chia mấy phần ? Nội dung từng phần? - HSHĐCN, trao đổi - HS trình bày, bổ sung - GV chiếu, HS tự đánh giá * Hoạt động cá nhân, máy chiếu - GV nêu câu hỏi ? Khi nghe quân Thanh đến Thăng Long, Nguyễn Huệ có phản ứng như thế nào? Tìm chi tiết ? Hành động đó cho thấy ông là người như thế nào? - HS suy nghĩ trả lời, bổ sung - GV chuẩn kiến thức, HS tự đánh giá * Dạy học cả lớp, máy chiếu ? Sau khi nghe mọi người bàn bạc, Nguyễn Huệ đã có quyết định và hành động gì ? Tìm chi tiết ? Tìm các chi tiết nói về các việc làm của vua Quang Trung khi đến Nghệ An ? Qua những việc làm trên, em thấy được phẩm chất gì ở người anh hùng Nguyễn Huệ. Giảng về lời dụ * Hoạt động cá nhân, máy chiếu, GV đánh giá - Nêu câu hỏi ? Khi đến Tam Điệp, Quang Trung gặp gỡ ai và xử sự như thế nào? Tìm chi tiết ? Lời nói của vua Quang Trung cho em thấy điều gì? - HS suy nghĩ trả lời, bổ sung - GV chuẩn kiến thức, HS đánh giá chéo * Bình I. Tìm hiểu chung 1. Tác giả, tác phẩm - Tác giả: Ngô gia văn phái ( nhóm viết văn thuộc dòng họ Ngô như: Ngô Thì Du, Ngô Thì Chí… đều làm quan. - Tác phẩm: Trích từ hồi 14 của tác phẩm “ Hoàng Lê nhất thống chí ”. 2. Đọc, tóm tắt, và tìm hiểu chú thích 3. Tìm hiểu chung về văn bản - Thể loại: Chí là một lối văn ghi chép sự vật, sự việc. - PTBĐ: Tự sự + miêu tả - Bố cục: 2 phần + P1 (đầu -> kéo vào thành): Hình ảnh Quang Trung - Nguyễn Huệ + P2 (Còn lại): Hình ảnh quân tướng nhà Thanh, vua Lê Chiêu Thống cùng bè lũ tay sai II - Phân tích 1. Hình tượng người anh hùng Nguyễn Huệ - Quang Trung a. Quang Trung tiến quân ra Bắc - Phản ứng Nguyễn Huệ khi nghe tin: giận lắm, định cầm quân đi ngay - Ông là người: Ngay thẳng, cương trực, lo lắng cho vận mệnh của đất nước. - Quyết định và hành động: Lên ngôi hoàng đế, lấy hiệu là Quang Trung, tự mình đốc suất đại binh ra Bắc - Việc làm khi đến Nghệ An: + Gặp gỡ Nguyễn Thiếp + Tuyển mộ quân lính + Mở cuộc duyệt binh + Ra lời dụ tướng sĩ: => Nguyễn Huệ hành động mạnh mẽ, quyết đoán; có ý chí và quyết tâm đánh đuổi quân xâm lược. - Đối với Sở, Lân: + Chỉ rõ tội trạng + Ghi nhận công lao + Tha tội -> Hiểu sở trường, sở đoản của tướng sĩ, khen chê đều đúng người, đúng việc => Có tài dùng người Tiết 22 Hình thức tổ chức Nội dung B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC - NL: tự học, giao tiếp, hợp tác, thưởng thức văn học - PP: đọc sáng tạo; vấn đáp; trực quan; thảo luận nhóm; dùng lời có NT; * Dạy học cả lớp, máy chiếu ? Sau đó, Quang Trung quyết định và hành động như thế nào? Tác dụng của những việc làm đó. ? Qua cách xử sự và những việc làm trên, ta thấy Qung Trung là người có trí tuệ như thế nào? ? Lời nói của Quang Trung với Ngô Thì Nhậm cho thấy Quang Trung đã chuẩn bị những gì. ? Em hiểu thêm điều gì về Quang Trung? Bình * Hoạt động bàn, KT đọc tích cực, máy chiếu, GV đánh giá - Chiếu câu hỏi ? Tìm chi tiết kể về cuộc hành quân của nghĩa quân Tây Sơn. ? Qua các chi tiết đó, hãy nhận xét về cuộc hành quân. ? QT đã tổ chức đội ngũ ntn? Nhận xét về cách tổ chức ấy. ? Qua đó, nhận xét về cách dùng binh của QT. - HSHĐCN, trao đổi - HS trình bày, bổ sung - GV chiếu chuẩn đáp án, HS đánh giá chéo. * Giảng bổ sung về cách hành quân * Dạy học cả lớp, máy chiếu ? Qua phân tích phần 1, nêu cảm nhận của em về hình ảnh vua Quang Trung khi tiến quân ra Bắc ? Tình cảm của tác giả. Bình * Hoạt động nhóm, KT chia nhóm (ngẫu nhiên), máy chiếu, BP - Chiếu câu hỏi ? Tìm chi tiết miêu tả trận đánh Hà Hồi và Ngọc Hồi ? Nhận xét về cách đánh. ? Biện pháp nghệ thuật? Tác dụng. ? Tìm chi tiết miêu tả vua QT trong các trận đánh ? Nhận xét về cách khắc họa nhân vật ? Hình ảnh vua QT hiện lên như thế nào qua các trận đánh. - HSHĐCN, thảo luận - GV quan sát, gợi ý - HS trình bày, bổ sung - GV chuẩn kiến thức, GV-HS đánh giá Bình II - Phân tích (tiếp) 1. Hình tượng người anh hùng Nguyễn Huệ - Quang Trung (tiếp) - Quang Trung quyết định: Mở tiệc khao quân, ăn Tết trước -> động viên quân sĩ - Tối 30 Tết lập tức lên đường, cho quân tấn công TL đúng dịp Tết => Trí tuệ sáng suốt, sâu sắc và nhạy bén - Phương lược tiến đánh đã có tính sẵn - Nhưng nghĩ…người khéo lời lẽ mới dẹp binh đao (kế hoạch ngoại giao sau CT) - Hẹn ngày mồng 7 năm mới vào thành TL…đừng cho là ta nói khoác. => Có tầm nhìn xa trông rộng và ý chí quyết thắng - Cuộc hành quân: Sgk -> Hành quân thần tốc - Tổ chức: Sgk -> Tổ chức chỉnh tề, khéo léo => Tài dụng binh như thần * Quang Trung: nhà quân sự - nhà chính trị tài giỏi, mưu lược, sáng suốt - Tác giả: kín đáo bộc lộ sự ngưỡng mộ b. Quang trung đại phá quân Thanh - Chi tiết: Sgk -> Cách đánh: bí mật, bất ngờ (+) NT: Kể xen tả tỉ mỉ, giọng điệu: gấp gáp, dồn dập -> Chiến thắng dồn dập, liên tiếp. - Giữa khói lửa mù mịt, vua QT cưỡi voi đi đốc thúc (+) Khắc hoạ NV đậm nét, chân thực => Vua Quang Trung: mưu trí, dũng cảm, oai phong, lẫm liệt - linh hồn của chiến thắng. - Nguyễn Huệ - Quang Trung: anh hùng dân tộc, trí dũng song toàn - Tác giả: ngưỡng mộ, ca ngợi, tự hào, có ý thức dân tộc, tôn trọng sự thật lịch sử * Hướng dẫn học tập - Học và nhớ được nội dung bài học - Chuẩn bị mục B.2.3; C1.2 + Sự thảm hại của quân tướng nhà Thanh + Sự bi đát của vua tôi Lê Chiêu Thống + Đọc ngữ liệu + Trả lời các câu hỏi + Làm các bài tập ________________________________________ Tuần 5 Ngày soạn: …/…/20… Ngày dạy: …/…/20… BÀI 5: HOÀNG LÊ NHẤT THỐNG CHÍ – HỒI THỨ MƯỜI BỐN III. NỘI DUNG Tiết 23 Hình thức tổ chức Nội dung B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC - NL: tự học, giao tiếp, hợp tác, thưởng thức văn học - PP: đọc sáng tạo; vấn đáp; trực quan; thảo luận nhóm; dùng lời có NT; * Dạy học cả lớp, máy chiếu ? Tôn Sĩ Nghị được miêu tả qua chi tiết nào. ? Đó là thái độ gì. ? Tìm chi tiết miêu tả hành động của TSN khi quân Tây Sơn kéo vào TL. ? Giọng văn như thế nào. ? Qua đó, hình ảnh TSN hiện lên ntn. ? Thái độ của tác giả * Hoạt động cặp, máy chiếu - Chiếu câu hỏi ? Tìm chi tiết miêu tả hình ảnh miêu tả quân Thanh. ? Nhận xét biện pháp nghệ thuật, giọng văn. ? Lũ giặc Thanh hiện lên như thế nào. - HSHĐCN, trao đổi - HS trình bày, bổ sung - Chuẩn xác, HS tự đánh giá * Dạy học cả lớp, máy chiếu ? Vua Lê Chiêu Thống đã có hành động gì khi nghe Ngọc Hồi thất thủ. ? Nhận xét về NT. Giảng: về sự khác biệt về giọng điệu... ? Hình ảnh bè lũ bán nước hiện lên như thế nào? * Dạy học cả lớp, kĩ thuật trình bày một phút ? Nêu những nét đặc sắc về NT của VB. ? ND chính của VB. 2. Hình ảnh quân tướng nhà Thanh a. Tướng Tôn Sĩ Nghị - Chỉ chăm chú yến tiệc, không lo bất trắc -> Thái độ chủ quan, khinh địch - Chi tiết: Sgk + Giọng văn: mỉa mai => Tướng bất tài, hèn nhát, vô trách nhiệm - Tác giả: khinh bỉ, coi thường b. Quân Thanh - Chi tiết: sgk + NT: miêu tả tỉ mỉ, sinh động; nói quá; nhịp điệu: nhanh, dồn dập (hả hê, sung sướng) => Đội quân tham sống sợ chết, thất bại thảm hại 3. Hình ảnh vua tôi Lê Chiêu Thống - Chi tiết: SHD - Nhận xét: Kể xen tả sinh động, cụ thể; - Nhịp điệu: chậm, trầm lắng (ngậm ngùi, xót xa) => Thảm hại, nhục nhã, bi đát 4. Tổng kết a. Nghệ thuật: + Kể xen tả sinh động + Giọng điệu thay đổi linh hoạt b. Nội dung: Đoạn trích tái hiện chân thực hình ảnh người anh hùng dân tộc Nguyễn Huệ qua chiến công thần tốc đại phá quân Thanh, sự thảm bại của quân tướng nhà Thanh và số phận bi đát của vua tôi Lê Chiêu Thống. C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP - NL: giao tiếp, hợp tác, giải quyết vấn đề và sáng tạo - PP: vấn đáp; thảo luận nhóm; * Hoạt nhóm, KT hợp tác, máy chiếu, BP - Yêu cầu HS hoàn thành BT1 a. Đoạn trích sau đây gợi nhớ đến những câu thơ nào đã học? Điểm chung mà các tác giả thể hiện trong đoạn trích và trong những câu thơ đó là gì? b. Theo em, nguồn cảm hứng nào đã chi phối ngòi bút tác giả khi tạo dựng hình ảnh người anh hùng dân tộc Quang Trung - Nguyễn Huệ? Chia sẻ với các bạn trong lớp về suy nghĩ của em. - GV hướng dẫn - HSHĐCN, thảo luận - GV quan sát, giúp đỡ - HS trình bày, bổ sung - Chuẩn kiến thức, GV-HS đánh giá Bài tập 1 a. Đoạn trích gợi nhớ đến VB Nước Đại Việt ta - Điểm chung mà các tác giả thể hiện : + KĐ chủ quyền dân tộc + Tố cáo tội ác của giặc + Nêu bật truyền thống đánh giặc ngoại xâm của dân tộc b. - Nguồn cảm hứng yêu nước đã chi phối ngòi bút của các tác giả Ngô gia văn phái. Dù là cựu thần của nhà Lê song các tác giả đã tôn trọng sự thực lịch sử và có ý thức dân tộc. D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG - NL: giải quyết vấn đề và sáng tạo - PP: nêu và giải quyết vấn đề * Hoạt nhóm, KT hợp tác, máy chiếu, BP - Yêu cầu HS hoàn thành BT 1 ? Giả sử có một đoàn khách du lịch muốn tìm hiểu về cuộc tiến công thần tốc đại phá quân Thanh của vua Quang Trung, nhóm em sẽ thuyết trình giới thiệu như thế nào? Lập dàn ý cho bài thuyết trình đó. - GV hướng dẫn - HSHĐCN, thảo luận - GV quan sát, giúp đỡ - HS trình bày, bổ sung - GV định hướng, đánh giá Bài tập 1 Dàn ý: - Mở bài: Giới thiệu về vua QT và chiến thắng đại phá quân Thanh - Thân bài: + GT về sự chuẩn bị của QT + GT về cuộc hành quân của quân TS + Kể về chiến thắng Hà Hồi và Ngọc Hồi - Kết bài: nêu ý nghĩa của chiến thắng Tiết 24 Hình thức tổ chức Nội dung B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC - NL: giao tiếp, hợp tác - PP: vấn đáp; quan sát và phân tích ngữ liệu; thảo luận nhóm; * Hoạt động nhóm, KT hợp tác, bảng phụ, máy chiếu - Yêu cầu HS hoàn thành nội dung mục 3a,b,c,d,e a. Hãy tìm những từ ngữ phù hợp với phần giải thích sau: (sgk) b. Có thể tạo nên những từ ngữ mới nào trên cơ sở ghép các từ sau: điện thoại, kinh tế, di động, sở hữu, tri thức, đặc khu, trí tuệ? Giải thích nghĩa của những từ ngữ đó. c. Em hãy cho biết ngoài cách phát triển nghĩa của từ trên cơ sở nghĩa gốc thì còn cách nào khác để phát triển từ vựng? d. Tìm từ Hán Việt có nghĩa tương đương ở mỗi từ ngữ sau (ghi vào vở): (sgk) e. Tiếng Việt dùng những từ nào để chỉ các khái niệm dưới đây? Chỉ ra nguồn gốc của các từ này. - HSHĐCN, trao đổi - HS trình bày, bổ sung - Chuẩn kiến thức, GV-HS đánh giá * Hoạt động cả lớp, máy chiếu ? Để phát triển từ vựng, người ta còn dùng cách nào khác? III. Tìm hiểu về sự phát triển của từ vựng (Tiếp theo) 1.Tìm hiểu ví dụ a. 1. chợ cóc 2. cháy hàng 3. chém gió 4. ném đá b. - Điện thoại di động: Điện thoại vô tuyến nhỏ, mang theo người, được sử dụng trong vùng phủ sóng của cơ sở cho thuê bao. - Kinh tế tri thức: Nền KT dựa chủ yếu vào sx, lưu thông, phân phối sản phẩm có hàm lượng T. Thức cao - Đặc khu kinh tế: Khu vực dành thu hút vốn, CN nước ngoài, với những chính sách ưu đãi. - Sở hữu trí tuệ: Quyền sở hữu những sản phẩm do hoạt động trí tuệ mang lại, được pháp luật bảo hộ như quyền tác giả…. c. -> Tạo ra những từ ngữ mới dựa trên những từ ngữ vốn có d. Từ thuần Việt Từ Hán Việt Vợ Phu nhân Nhà thơ Thi sĩ Bạn cũ Cố nhân Sông núi Giang sơn Anh em Huynh đệ Ít người Thiểu số Trẻ em Nhi đồng Rất lớn Vĩ đại e. 1. AIDS 2. Ma-ket-ting 3. In-ter-net -> Mượn từ ngữ của tiếng nước ngoài 2. Ghi nhớ - Tạo từ ngữ mới để làm cho vốn từ ngữ tăng lên cũng là một cách để phát triển từ vựng tiếng Việt. - Mượn từ ngữ của tiếng nước ngoài cũng là một cách để phát triển từ vựng tiếng Việt. C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP - NL: hợp tác, giải quyết vấn đề và sáng tạo - PP: thảo luận nhóm * Hoạt động cá nhân, MC - Yêu cầu HS hoàn thành mục 2.a a. Sắp xếp những từ dưới đây vào hai cột, một cột là những từ mượn của tiếng Hán, một cột là những từ mượn của các ngôn ngữ châu Âu (ghi vào vở)? - HS suy nghĩ trả lời - HS bổ sung - Chuẩn kiến thức, HS tự đánh giá * Trò chơi Ai nhanh hơn (2 dãy), GV – HS đánh giá - HD HS cách chơi - HS thi tìm từ nhanh theo công thức mục 2.b ? Hãy tìm những từ ngữ được tạo ra từ mô hình dưới đây + X + tặc (Ví dụ: hải tặc) + X + hóa (Ví dụ: đô thị hóa) + X + điện tử (Ví dụ: thư điện tử) - GV chuẩn xác, nhận xét ý thức chơi, tuyên dương đội thắng. * Hoạt động nhóm (bàn), KT hợp tác, máy chiếu - HS hoàn thành mục 2.c ? Cùng bạn tìm ra một số từ ngữ mới được sử dụng phổ biến gần đây và giải thích nghĩa của những từ ngữ đó. - HSHĐCN, trao đổi - HS trình bày, bổ sung, đổi chéo kết quả - Chuẩn kiến thức, HS đánh giá chéo Bài tập 2 a. Từ mượn của tiếng Hán Từ mượn của các ngôn ngữ châu Âu Mãng xà, biên phòng, tham ô, tô thuế, phê bình, phê phán, ca sĩ, nô lệ Xà phòng, ô tô, ra đi ô, ô xi, cà phê, ca nô b. - X+ tặc: Lâm tặc, tin tặc, hải tặc, gian tặc nghịch tặc... - X+ hóa: Ôxi hoá, lão hoá, cơ giới hoá, điện khí hoá, CN hoá, hiện đại hoá… - X + điện tử: Thư điện tử, thương mại điện tử, … c. - Cơm bụi: cơm giá rẻ, thường bán trong hàng quán nhỏ, tạm bợ - Công viên nước: công viên trong đó chủ yếu là những trò chơi dưới nước như trượt nước, bơi thuyền - Công nghệ cao: CN dựa trên cơ sở KHKT hiện đại, có độ chính xác và hiệu quả kinh tế cao. - Thương hiệu: nhãn hiệu thương mại. D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG - NL: giải quyết vấn đề và sáng tạo - PP: thuyết trình * Hoạt động cá nhân, KT sơ đồ tư duy - Yêu cầu HS hoàn thành BT 2 ? Hệ thống lại các cách phát triển từ vựng bằng sơ đồ tư duy - GV hướng dẫn - HS vẽ sơ đồ - GV kiểm tra, nhận xét. Bài tập 2 Vẽ sơ đồ: * Hướng dẫn học tập - Học và nhớ được nội dung bài học + Nắm vững các cách phát triển từ vựng + Hoàn thành các BT - Chuẩn bị mục C.3 + Lập lại dàn ý bài văn + Tác dụng của BPNT, yếu tố miêu tả trong văn TM + Lưu ý khi sử dụng BPNT, yếu tố miêu tả trong văn TM ________________________________________ Tuần 6 (Tiết 25 -> Tiết 29) Ngày soạn: .../.../20... Ngày dạy: .../.../20... BÀI 5: HOÀNG LÊ NHẤT THỐNG CHÍ – HỒI THỨ MƯỜI BỐN III. NỘI DUNG Tiết 25 Hình thức tổ chức Nội dung C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP - PP: thuyết trình; thảo luận nhóm; - NL: giao tiếp, hợp tác * Hoạt động nhóm, KT chia nhóm (ngẫu nhiên), bảng phụ, máy chiếu - Yêu cầu HS thảo luận nội dung câu hỏi ý a - HD HS hình thành nhóm, vị trí nhóm, cách trình bày bảng phụ - HSHĐCN, thảo luận - HS trình bày, bổ sung, phản biện - Chiếu, chuẩn xác như tiết viết bài, GV-HS đánh giá * Hoạt động cả lớp - GV nhận xét, đánh giá chung 3.Trả bài viết số 1 – Văn thuyết minh a. Xác định yêu cầu về KT, KN b. Trả bài - đánh giá a. Ưu điểm + Hầu hết HS viết đúng kiểu bài văn TM + Nhiều em biết kết hợp yếu tố miêu tả và BPNT linh hoạt, hấp dẫn, sinh động: T.Ánh, Hương, Quỳnh. + Một số em trình bày đẹp, sạch, diễn đạt khá lưu loát, trôi chảy: T.Ánh, Ly, Hương b. Khuyết điểm + Bài văn còn sơ sài, sót ý: Tá, Mạnh, Hiếu + Chia tách ý chưa rõ, lẫn ý: Tú, N.Khánh + Tri thức về đối tượng TM còn chưa chính xác: N.Đạt, T.Khánh, Hải + Vận dụng các BPNT và yếu tố miêu tả còn mờ nhạt, chưa phù hợp: nhiều HS + Nhiều HS diễn đạt lủng củng, thiếu mạch lạc, thiếu liên kết: B.Sơn, Thế, Tùng + Mắc nhiều lỗi chính tả: nhiều HS + Trình bày ẩu, chữ xấu: N.Đạt, N.Khánh, Tá * Hoạt động cá nhân - Yêu cầu HS đọc lại bài viết, trả lời các ý b,c,d - HS đọc bài, trả lời, nhận xét - GV đánh giá * Hoạt động cặp - Yêu cầu HS thực hiện theo yêu cầu e. - HS trao đổi bài, đọc bài, nhận xét, bổ sung * Hướng dẫn học tập - Đọc lại văn, sửa chữa - Xem lại đặc điểm văn TM, vai trò, cách sử dụng các BPNT và yếu tố miêu tả trong văn TM. - Chuẩn bị mục bài 6: mục A, B.1,2 + Đọc kĩ SHD, tìm hiểu về tác giả, tác phẩm + Tìm bố cục đoạn trích + Trả lời các câu hỏi Rút kinh nghiệm .........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................