Dưới đây là mẫu giáo án vnen bài Truyện Kiều – Chị em Thúy Kiều. Bài học nằm trong chương trình vnen ngữ văn 9 tập 1. Bài mẫu có: văn bản text, file PDF, file word đính kèm. Thầy cô giáo có thể tải về để tham khảo. Hi vọng, mẫu giáo án này mang đến sự hữu ích..
Ngày soạn: …/…/20… Ngày dạy: …/…/20… BÀI 6: TRUYỆN KIỀU – CHỊ EM THÚY KIỀU I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức • Cảm nhận được cảm hứng nhân đạo của Nguyễn Du: ngợi ca vẻ đẹp, tài năng của con người qua một đoạn trích cụ thể. • Nắm được khái niệm thuật ngữ và một số đặc điểm cơ bản của thuật ngữ. • Thấy được nội tâm nhân vật và miêu tả nội tâm nhân vật trong tác phẩm tự sự. 2. Kỹ năng • Có ý thức liên hệ với văn bản liên quan để tìm hiểu về nhân vật. Phân tích được một số chi tiết nt tiêu biểu cho bút pháp nt cổ điển của Nguyễn Du trong văn bản. • Tìm hiểu đặc điểm của thuật ngữ trong từ điển. Sử dụng thuật ngữ trong quá trình đọc-hiểu và tạo lập văn bản khoa học công nghệ. • Phát hiện và p/t được tác dụng của miêu tả nội tâm trong văn bản tự sự. Kết hợp kể chuyện với miêu tả nội tâm khi làm bài văn tự sự. 3. Thái độ • Giáo dục lòng trân trọng, yêu quí vẻ đẹp của con người, đặc biệt là vẻ đẹp tự nhiên và nhân cách , tài năng của con người. • Giáo dục lòng yêu mến tiếng việt, có ý thức rèn luyện ngôn ngữ tiếng việt. Có ý thức tìm tòi 1 số thuật ngữ mới. • Có ý thức sử dụng yếu tố miêu tả khi làm văn tự sự. 4. Phẩm chất, năng lực. • Phẩm chất: sống yêu thương, sống tự chủ; sống trách nhiệm • Năng lực: tự học; hợp tác; sử dụng CNTT và TT; năng lực giao tiếp; năng lực thưởng thức văn học; năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo II. CHUẨN BỊ 1. Giáo viên: • Máy chiếu, bảng phụ, tranh ảnh về Truyện Kiều • Phương pháp: đọc sáng tạo; dùng lời có NT; vấn đáp; trực quan; thảo luận nhóm ; nêu và giải quyết vấn đề; quan sát và phân tích ngôn ngữ, rèn luyện theo mẫu trò chơi • Kĩ thuật trình bày một phút, kĩ thuật chia nhóm; kĩ thuật đặt câu hỏi; kĩ thuật động não; KT đọc tích cực, KT lắng nghe và phản hồi tích 2. Học sinh: Đọc hiểu bài, soạn bài và chuẩn bị dụng cụ học tập như giáo viên đã hướng dẫn. III. NỘI DUNG Tiết 26 Hình thức tổ chức Nội dung A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG - Năng lực: tự học, giao tiếp - PP: trực quan, thuyết trình * HĐ cả lớp; máy chiếu - Chiếu đoạn thơ trong bài Kính gửi cụ Nguyễn Du của Tố Hữu ? Đoạn thơ viết về tác giả nào? Kể tên tác phẩm tiêu biểu nhất của tác giả mà em biết? - HS trả lời, nhận xét - GV giảng, bổ sung -> Giới thiệu bài mới. B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC - NL: giao tiếp, hợp tác, thưởng thức văn học - PP: vấn đáp; trực quan; thảo luận nhóm; dùng lời có NT; * Hoạt động cả lớp ? Giới thiệu những nét cơ bản về tác giả. * Hoạt động nhóm, KT phòng tranh, bảng phụ, máy chiếu - Yêu cầu các nhóm xem lại phần chuẩn bị theo ND câu hỏi mục 2.a ? Nêu những nét chính về thời đại, gia đình, cuộc đời của Nguyễn Du đã có ảnh hưởng đến việc sáng tác truyện kiều bằng cách hoàn thiện sơ đồ sau: - Yêu cầu các nhóm trưng bày sản phẩm - GV- HS tham quan, đánh giá các sản phẩm - GV chiếu, bổ sung, chuẩn xác, HS chỉnh sửa GV- HS đánh giá I - Tác giả Nguyễn Du - Nguyễn Du ( 1765-1820): tên chữ Tố Như, hiệu là Thanh Hiên, quê Hà Tĩnh *HĐ cả lớp ? Thời đại, gia đình, cuộc đời đã ảnh hưởng như thế nào tới văn nghiệp của Nguyễn Du, đặc biệt là Truyện Kiều Giảng ? Giới thiệu đôi nét về sự nghiệp văn học của Nguyễn Du? ? Đánh giá chung về t/g N.Du. Bình * Dạy học cả lớp - Giới thiệu tranh về Truyện Kiều ? Nêu nguồn gốc Truyện Kiều - Lúc đầu có tên là Đoạn trường tân thanh (Tiếng nói mới về nỗi đau thương đứt ruột) ? Thể loại của Truyện Kiều - Yêu cầu nhiều 3 HS tóm tắt, bổ sung - GV nhận xét - GV chiếu một số câu thơ tiêu biểu, giới thiệu về NT đặc sắc của Truyện Kiều - GV giảng, phân tích một nét NT đặc sắc qua 1 số câu thơ ? Đánh giá chung về nghệ thuật của Truyện Kiều? Bình: * Hoạt động cặp, máy chiếu - HS xác định nhiệm vụ trên MC ? Truyện Kiều cho em thấy điều gì về số phận con người cũng như xã hội đương thời? ? Tình cảm, thái độ của tác giả được bộc lộ như thế nào. - HSHĐCN, trao đổi + GV gợi ý những phương diện của GT hiện thực, GT nhân đạo - HS trình bày, bổ sung, phản biện - GV chuẩn xác, đánh giá - Chiếu một số câu thơ tiêu biểu, giảng * Dạy học cả lớp ? Từ giá trị ND, giá trị NT, đánh giá chung về Truyện Kiều Bình: dẫn một số nhận định, đánh giá về Truyện Kiều (Lời đề tựa của Mộng Liên Đường chủ nhân)... => Cuộc đời từng trải -> vốn sống phong phú + trái tim yêu thương + tài năng văn chương -> kiệt tác Truyện Kiều * Sự nghiệp văn học: + Ông sáng tác cả văn học bằng chữ Hán và chữ Nôm, sáng tác của ông mang tầm vóc của một thiên tài văn học. + Thơ chữ Hán có 3 tập thơ: “Thanh Hiên Thi tập”, “Nam trung tạp ngâm”, “Băc hành tạp lục” ⇒ gồm 243 bài . + Sáng tác chữ Nôm có nhiều tác phẩm có giá trị: “ Văn chiêu hồn”, “Truyện Kiều”. II. Truyện Kiều 1. Nguồn gốc - Dựa cốt truyện Kim Vân Kiều truyện của Thanh Tâm Tài Nhân 2. Thể loại: Truyện thơ Nôm, gồm 3254 câu thơ lục bát 3. Tóm tắt tác phẩm: 3 phần (sgk) 4. Giá trị của Truyện Kiều a. Giá trị nghệ thuật - NT xây dựng nhân vật: + NV chính diện: bp ước lệ tượng trưng + NV phản diện: bp tả thực - NT tả cảnh, tả cảnh ngụ tình - Ngôn ngữ: chọn lọc, tinh tế, hàm súc; bình dân mà bác học => Kết tinh nhiều thành tựu nghệ thuật b. Giá trị nội dung * Giá trị hiện thực: SHD/50,51 * Giá trị nhân đạo: SHD/50,51 * Truyện Kiều là một kiệt tác văn học BÀI 6: TRUYỆN KIỀU – CHỊ EM THÚY KIỀU (Tiết 2) Tiết 27 Hình thức tổ chức Nội dung B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC - NL: tự học, giao tiếp, hợp tác, thưởng thức văn học - PP: đọc sáng tạo; vấn đáp; trực quan; thảo luận nhóm; dùng lời có NT; * Dạy học cả lớp - GV đọc mẫu, nêu yêu cầu đọc - Yêu cầu HS tìm hiểu chú * Hoạt động cá nhân, máy chiếu, HS đánh giá - GV chiếu câu hỏi ? Đoạn trích thuộc phần nào của tác phẩm? ? Đoạn trích chia làm mấy phần ? - HS suy nghĩ trả lời, bổ sung - GV chuẩn xác, đánh giá * Dạy học cả lớp, máy chiếu ? Từ nào giới thiệu khái quát vẻ đẹp của 2 chị em? ? Qua hai câu thơ, tác giả giới thiệu cho chúng ta biết những gì về chị em Thúy Kiều? ? Để miêu tả vẻ đẹp của hai chị em, tác giả sử dụng những hình ảnh nào? ? Từ ngữ, bút pháp nghệ thuật? Giảng hình ảnh ước lệ tượng trưng ? Qua đó, em cảm nhận ntn về vẻ đẹp của hai chị em? * Hoạt động nhóm, KT chia nhóm (ngẫu nhiên), BP, máy chiếu - GV giao nhiệm vụ: chiếu câu hỏi 1. Từ trang trọng cho ta biết được điều gì về vẻ đẹp của Thúy Vân? Để miêu tả vẻ đẹp của TV, tác giả sử dụng NT gì? 2. Qua đó, nhận xét chung về vẻ đẹp, tính cách của Thúy Vân 3. Tác giả sử dụng bptt nào khi thể hiện thái độ của thiên nhiên trước vẻ đẹp của Thúy Vân? Tìm từ ngữ thể hiện. NT ấy thể hiện thái độ gì của thiên nhiên, tạo hóa trước vẻ đẹp của TV? 5. Vẻ đẹp và thái độ ấy dự báo điều gì về c/s của TV sau này? - HDHS hình thành nhóm - GV hướng dẫn cách trình bày bảng phụ, các BPNT - HS hoạt động - HS trình bày, bổ sung, phản biện - GV chốt, chiếu - Bổ sung câu hỏi: * Hoạt động cặp, KT hẹn hò, máy chiếu - GV nêu tên điểm hẹn: Làng Tiên Điền- Hà Tĩnh - HS hẹn hò và xác định nhiệm vụ trên MC 1. Tác giả khái quát vẻ đẹp của Thúy Kiều qua câu thơ nào? Biện pháp nghệ thuật? Tác dụng? 2. Tìm từ ngữ, hình ảnh miêu tả nhan sắc Thúy Kiều 3. Miêu tả nhan sắc của Kiều, tác gỉa tập trung miêu tả chi tiết nào 4. Miêu tả vẻ đẹp của Kiều, tác giả sử dụng nghệ thuật nào? 5. Nhận xét về nhan sắc của Thúy Kiều. - HS HĐ - HS trình bày, nhận xét - GV chốt, HS tự đánh giá III. Đoạn trích Chị em Thúy Kiều 1. Đọc, tìm hiểu chú thích 2. Tìm hiểu chung về văn bản - Vị trí đoạn trích: phần đầu tác phẩm. - Bố cục: + P1(4 câu đầu) : Vẻ đẹp chung của 2 chị em + P2 (4câu tiếp): Vẻ đẹp TVân + P3 (12 câu tiếp): Vẻ đẹp của Thuý Kiều + P4 (4 câu cuối): C/s của 2 chị em 3. Phân tích a. Vẻ đẹp chung của 2 chị em Thuý Kiều - Hai câu đầu giới thiệu khái quát - Hai câu thơ đầu giới thiệu về thứ bậc và nhan sắc của hai nàng là hai người con gái đẹp. - Tác giả sử dụng hình ảnh ước lệ, tượng trưng: - Tác giả sử dụng thành ngữ, bút pháp lí tưởng hóa nhân vật . => Vẻ đẹp của hai chị em: Duyên dáng, thanh tao, trong trắng. Mỗi người một vẻ song đều đạt đến độ hoàn mĩ. b. Vẻ đẹp của Thuý Vân - Từ trang trọng thể hiện vẻ đẹp cao sang, quý phái của Thúy Vân. - Nghệ thuật miêu tả: + Ước lệ, ẩn dụ: lấy vẻ đẹp của thiên nhiên để diễn tả vẻ đẹp của con người + Liệt kê, từ láy gợi hình - Nhận xét Thúy Vân: Đẹp thùy mị, đoan trang, phúc hậu, quý phái - T/g sử dụng NT: Nhân hóa mây thua tuyết nhường - Tạo hóa cũng nhún mình, nhường bước - Vẻ đẹp báo hiệu: Cuộc đời bình lặng, suôn sẻ c. Vẻ đẹp Thuý Kiều - Câu thơ tả Thúy Kiều: Làn thu thủy, nét xuân sơn/ Hoa ghen thua thắm, liễu hờn kém xanh. - BPNT: so sánh hơn -> Khẳng định Thúy Kiều vượt trội, hơn hẳn Thúy Vân cả về tài và sắc . - Tác giả tập trung tả đôi mắt Thúy Kiều. - Nghệ thuật miêu tả: ước lệ, ẩn dụ, sử dụng thành ngữ => Nhan sắc Thúy Kiều: Giai nhân tuyệt sắc, lộng lẫy, kiêu sa * Hướng dẫn học tập - Học và nhớ được nội dung bài học + Vẻ đẹp chung của 2 chị em + Vẻ đẹp của Thúy Vân + Vẻ đẹp của Thúy Kiều - Chuẩn bị mục B.2.3; C.1.2 + Đọc ngữ liệu + Trả lời các câu hỏi + Làm các bài tập Tuần 6 Ngày soạn: …/…/20… Ngày dạy: …/…/20… BÀI 6: TRUYỆN KIỀU – CHỊ EM THÚY KIỀU (Tiết 3) Tiết 28 Hình thức tổ chức Nội dung A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG - Năng lực: tự học, giao tiếp - PP: vấn đáp * HĐ cặp; KT động não, máy chiếu - GV chiếu câu hỏi ? Có điểm gì giống và khác nhau trong cách miêu tả nhan sắc của Thúy Vân và Thúy Kiểu? - HSHĐCN, trao đổi - HS trả lời, nhận xét - GV giảng, bổ sung -> GTB (Giống nhau: sử dụng hình ảnh ước lệ, ẩn dụ; khác nhau: PD miêu tả…) B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC - NL: tự học, giao tiếp, hợp tác, thưởng thức văn học - PP: đọc sáng tạo; vấn đáp; trực quan; thảo luận nhóm; dùng lời có NT; * Hoạt động cặp, máy chiếu - Chiếu câu hỏi ? Từ vốn sẵn tính trời cho ta biết được điều gì về tài năng của Kiều ? Cụ thể Kiều có những tài gì? Tìm câu thơ nói về các tài đó ? Nhận xét về cách sử dụng từ ngữ của tác giả ? BPTT? ? Nhận xét về tài năng của Kiều. - HSHĐCN, trao đổi - HS trình bày, bổ sung - GV chuẩn xác, HS tự đánh giá Giảng, chuyển ý * Hoạt động cả lớp, máy chiếu ? Vẻ đẹp tâm hồn của Thúy Kiều được tác giả hé lộ qua việc miêu tả tài năng nào của Kiều? ? Bản nhạc mang âm hưởng sầu thảm cho thấy Kiều là người có tâm hồn như thế nào. ? Qua phân tích, nhận xét chung về chân dung Thúy Kiều. Bình * Hoạt động nhóm (bàn), KT hợp tác - HS đọc câu hỏi trên MC 1. Tìm từ ngữ thể hiện thái độ của thiên nhiên, tạo hóa trước vẻ đẹp của Thúy Kiều. 2. Tác giả sử dụng biện pháp tu từ nào? 3. Nghệ thuật ấy thể hiện thái độ gì của thiên nhiên, tạo hóa trước vẻ đẹp của Thúy Kiều? 4. Vẻ đẹp và thái độ ấy dự báo điều gì về c/s của Thúy Vân sau này? 5. Tình cảm của Nguyễn Du khi miêu tả vẻ đẹp của Thúy Kiều? - HS hoạt động - HS trình bày, bổ sung - GV chốt vấn đề, HS đổi chéo kết quả đánh giá * Dạy học cả lớp ? Tác giả miêu tả cuộc sống của 2 chị em qua những từ ngữ gì. ? Nhận xét về cuộc sống đó. - HD HS tổng kết về nội dung và NT 3. Phân tích (Tiếp) c. Vẻ đẹp Thuý Kiều * Tài năng - Tài năng thiên bẩm - Kiều có đủ tài: thi, họa, ca, ngâm: - Nhận xét: Từ ngữ biểu thị sự tuyệt đối (vốn sẵn, pha nghề, đủ mùi, làu bậc, ăn đứt) + liệt kê => Thúy Kiều: Đa tài, đạt đến độ lí tưởng - Vẻ đẹp Tâm hồn thể hiện qua tài đánh đàn: Kiều tự sáng tác một bản nhạc có tên: ’’ Bạc mệnh” - Bản nhạc cho thấy Kiều có Tâm hồn đằm thắm, nhạy cảm và có phần đa sầu đa cảm. - Nhận xét: Kiều đẹp toàn diện cả nhan sắc, tài năng, tâm hồn - Thái độ thiên nhiên: Hoa ghen, liễu hờn. - Sử dụng BP: nhân hóa - Thể hiện thái độ: Trước vẻ đẹp của Kiều, thiên nhiên, tạo hóa cũng phải ghen ghét, đố kị - Vẻ đẹp dự báo: Thúy Kiều sẽ gặp cuộc đời sóng gió, trắc trở, đau khổ. - Tình cảm tác giả: + Trân trọng, ngưỡng mộ, ngợi ca + Dự cảm về kiếp người tài hoa bạc mệnh trong xã hội nói chung. d. Cuộc sống của 2 chị em * Cuộc sống phong lưu, nề nếp, yên bình 4. Tổng kết a. Nghệ thuật: + Hình ảnh ước lệ, tượng trưng + Lựa chọn và sử dụng ngôn ngữ miêu tả tài tình + Miêu tả chân dung mang tính cách số phận b. Nội dung: Đoạn thơ sử dụng bút pháp nghệ thuật ước lệ tượng trưng ca ngợi vẻ đẹp, tài năng của chị em Thúy Kiều. C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP - NL: giao tiếp, hợp tác - PP: thuyết trình, dạy học hợp tác, nêu và giải quyết vấn đề * Hoạt động cá nhân, KT sơ đồ tư duy - Yêu cầu HS hoàn thiện sơ đồ mục 1a,b phần C. vào vở, 1 HS vẽ lên bảng ? Vẽ sơ đồ thể hiện những giá trị nổi bật về nội dung và nghệ thuật của Truyện Kiều. ? Điều gì làm nên thành công của chân dung Thúy Kiều và Thúy Vân trong đoạn trích Chị em Thúy Kiều. Mỗi bức chân dung ấy dự báo điều gì về số phận hai nhân vật? - Nhận xét, sửa chữa, đánh giá * Hoạt động nhóm (bàn), KT động não - HS xác định nhiệm vụ - HS hoạt động, trình bày, bổ sung, phản biện - GV chốt, đánh giá 1. Bài tập 1 a. Tham khảo tại đây: /de-bai//bai-hoc/ve-so-do-the-hien-nhung-gia-tri-noi-bat-ve-noi-dung-va-nghe-thuat-cua-truyen-kieu.html b. Điều làm nên thành công: + Bút pháp ước lệ tượng trưng + Ẩn dụ, nhân hóa, liệt kê + NT lí tưởng hóa + Miêu tả chân dung mang tính cách số phận => Dự báo: Thúy Vân có cuộc sống bình lặng, suôn sẻ. Thúy Kiều có cuộc đời sóng gió, trắc trở. D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG - NL: tự học - PP: thuyết trình - GV hướng dẫn HS làm BT 1 ở nhà E. HOẠT ĐỘNG TÌM TÒI MỞ RỘNG - NL: tự học, CNTT - PP: thuyết trình - Tìm đọc Truyện Kiều và những bài viết về Truyện Kiều. Tiết 29 Hình thức tổ chức Nội dung A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG - Năng lực: tự học, giao tiếp - PP: vấn đáp * HĐ cả lớp ? Nêu một số khái niệm mà em đã được học trong các môn học ở lớp 9 từ đầu năm. ? Các khái niệm đó được sử dụng trong loại VB nào? Có đặc điểm gì? - HS trả lời, nhận xét - GV giảng, bổ sung -> Giới thiệu bài mới. Một số khái niệm: + Từ là đơn vị ngôn ngữ nhỏ nhất dùng để đặt câu... + Thụ phấn là hiện tượng hạt phấn tiếp xúc với đầy nhụy + Trọng lực là lực hút của trái đất... B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC - NL: giao tiếp, hợp tác - PP: vấn đáp; quan sát và phân tích ngữ liệu; thảo luận nhóm; * Hoạt động cặp, máy chiếu, KT động não, GV đánh giá - Yêu cầu HS trả lời các câu hỏi mục a B ? a. Tìm đọc các ví dụ và trả lời câu hỏi: Mỗi cách giải thích trên đây chú ý tới những đặc điểm nào của nước và muối? ? b. Đọc định nghĩa và trả lời câu hỏi: (1) Em đã gặp những định nghĩa này ở các môn học nào? (2) Những từ ngữ được định nghĩa (in đậm) chủ yếu được dùng trong văn bản nào? (3) Những từ ngữ này còn có nghĩa nào khác không? Chúng có tính biểu cảm không? - HS hoạt động + Gợi ý: cách giải thích chú ý đến đặc tính nào? Có cần kiến thức chuyên môn không? - HS trình bày, bổ sung - GV chốt các đáp án đúng, HS đánh giá chéo. - GV chốt : Những từ ngữ in đậm ở ví dụ 2/3a và mục b là thuật ngữ * Dạy học cả lớp - Yêu cầu HS hoàn thành mục c ? Thế nào là thuật ngữ ? + Chuẩn xác, chốt ghi nhớ + Yêu cầu hs đọc IV. Tìm hiểu về thuật ngữ 1. Tìm hiểu ví dụ a. - VD1 : Chú ý tới những đặc tính bên ngoài của sự vật . -> Hình thành trên cơ sở kinh nghiệm , có tính chất cảm tính . - VD2: Cách giải thích thứ hai thể hiện đặc tính bên trong của sự vật -> Nghiên cứu bằng lí thuyết và khoa học -> Phải có kiến thức chuyên môn về lĩnh vực này mới hiểu được . b. (1) Những định nghĩa này ở: + Thạch nhũ (Địa lí) + Ba- dơ (Hoá) + Ẩn dụ (Văn) + Phân số thập phân (Toán) (2) Những từ ngữ được định nghĩa biểu thị khái niệm khoa học, chủ yếu dùng trong văn bản khoa học, công nghệ; chỉ có một nghĩa và không có sắc thái biểu cảm. (3) Những từ ngữ này không còn nghĩa khác và không có tính biểu cảm 2. Ghi nhớ: mục c.1.2.4.5/Sgk-54 C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP - NL: giao tiếp, hợp tác, giải quyết vấn đề và sáng tạo - PP: dạy học hợp tác, nêu và giải quyết vấn đề * Tổ chức trò chơi “ Ai nhanh hơn” chia 2 đội thi tìm (theo dãy), KT hợp tác a. Vận dụng kiến thức đã học ở các môn Ngữ Văn, Lịch sử, Địa lý, toán học, vật lý, hóa học, sinh học để tìm thuật ngữ phù hợp với mỗi nội dung được giải thích sau. Cho biết mỗi thuật ngữ đó thuộc lĩnh vực khoa học nào (ghi vào vở) - HS xác định nhiệm vụ - GV hướng dẫn cách chơi - HS tham gia chơi - GV- HS kiểm tra đáp án, nhận xét, đánh giá, khen thưởng * Hoạt động nhóm (bàn), KT động não, máy chiếu - Yêu cầu HS làm ý b,c b. Điểm tựa là một thuật ngữ trong lĩnh vực Vật lý có nghĩa là điểm cố định của một đòn bẩy, thông qua đó lực tác động được chuyển tới lực cản. Trong đoạn trích sau, từ điểm tựa có dùng với nghĩa như vậy không? Nếu không, ý nghĩa của nó là gì? c. Đọc đoạn trích và trả lời câu hỏi: (1) Chỉ ra 3 thuật ngữ trong lĩnh vực địa lý được dùng trong đoạn trích trên. (2) Trao đổi với bạn để hiểu ý nghĩa của những thuật ngữ đó. - HS hoạt động - HS trình bày, bổ sung, phản biện - GV chốt các đáp án đúng, HS đánh giá chéo. Bài tập 2 a. 1. Lực (Vật lí) 2. Xâm thực (Địa lí) 3. Hiện tượng hoá học (Hoá) 4. Trường từ vựng (Ngữ văn) 5. Di chỉ (Lịch sử) 6. Thụ phấn (Sinh học) 7. Lưu lượng (Địa lí) 8. Trọng lực (Vật lí) 9. Khí áp (Địa lí) 10. Đơn chất (Hoá) 11. Thị tộc phụ hệ (LS) 12. Đường trung trực (Toán) b. Không phải là thuật ngữ vì điểm tựa chỉ nơi làm chỗ dựa chính. c. (1) Ba thuật ngữ: khí quyển, không khí và mặt trời: (2) Ý nghĩa của từng thuật ngữ: + Khí quyển: lớp không khí bao quanh Trái Đất hoặc một thiên thể. + Không khí: hỗn hợp khí bao quanh Trái Đất + Mặt trời: thiên thể nóng sáng, ở xa Trái Đất, là nguồn chiếu sáng và sưởi ấm chủ yếu cho Trái Đất. D. E. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG – TÌM TÒI MỞ RỘNG - NL: tự học - PP: thuyết trình - Hướng dẫn HS làm ở nhà: viết một đoạn văn có sử dụng thuật ngữ, sưu tầm một số thuật ngữ trong các môn học. * Hướng dẫn học tập - Học và nhớ được nội dung bài học: + Vẻ đẹp, tài năng của TK + Khái niệm thuật ngữ + Đặc điểm của thuật ngữ - Chuẩn bị mục B.4; C.3; D.2 + Đọc kĩ yêu cầu + Hoàn thành các bài tập Tuần 7 (Tiết 30->35) Ngày soạn: .../.../20... Ngày dạy: .../.../20... BÀI 6: TRUYỆN KIỀU – CHỊ EM THÚY KIỀU (Tiết 5) Tiết 30 Hình thức tổ chức Nội dung A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG - Năng lực: tự học, giao tiếp - PP: vấn đáp * HĐ cả lớp ? Trong văn tự sự, ngoài phương thức tự sự, ta có thể kết hợp các phương thức biểu đạt nào? - HS trả lời, bổ sung - GV giảng, bổ sung -> Giới thiệu bài mới. - Trong văn TS, ngoài PTTS, ta có thể kết hợp: miêu tả, nghị luận, biểu cảm... B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC - NL: giao tiếp, hợp tác - PP: quan sát và phân tích ngữ liệu; thảo luận nhóm; * Hoạt động nhóm (6), KT phòng tranh, bảng phụ, máy chiếu - Yêu cầu HS trả lời các câu hỏi mục a. ? (1) Đoạn trích trên sử dụng phương thức biểu đạt chính nào? Nội dung của đoạn trích. (2) Chỉ ra các yếu tố miêu tả có trong đoạn trích. Các yếu tố này nhằm thể hiện những nội dung gì? (3) Hãy nêu nhận xét của em về đoạn trích nếu chúng ta được bỏ những yếu tố miêu tả đó. - GV hướng dẫn: tìm yếu tố TS, yếu tố miêu tả - HS hoạt động - HS trưng bày sản phẩm - GV-HS tham quan, bổ sung, nhận xét - GV chuẩn kiến thức, GV-HS đánh giá - Bổ sung câu hỏi: * Hoạt động cặp - Yêu cầu HS hoàn thành mục b. b. Từ kết quả bài tập trên, hãy hoàn thiện thông tin ở bảng sau (vào vở) để hiểu được tác dụng của yếu tố miêu tả trong văn bản tự sự. - HSHĐCN, trao đổi - HS trình bày, bổ sung - Chuẩn xác, HS tự đánh giá V. Tìm hiểu về miêu tả trong văn bản tự sự 1. Tìm hiểu ví dụ - Đoạn trích sử dụng yếu tố tự sự : kể về việc vua Quang Trung đánh đồn Ngọc Hồi (Vua Quang Trung : Trực tiếp chỉ huy, cưỡi voi đốc thúc). - Yếu tố miêu tả trong đoạn trích: + Sáu chục tấm ván .. Chữ ‘’nhất ‘’ + Ống phun khói lửa ... thấy gì + Đội khiêng ván...mà đánh + Bỏ chạy...chết + Thây...suối - Nếu lược bỏ yếu tố miêu tả -> Đoạn văn đúng nhưng không hay, không hấp dẫn. => Trong văn bản tự sự, các yếu tố miêu tả cụ thể, chi tiết về cảnh vật, nhân vật và sự việc có tác dụng làm cho câu chuyện trở nên hấp dẫn, gợi cảm, sinh động. C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP - NL: hợp tác, giải quyết vấn đề và sáng tạo - PP: dạy học hợp tác, nêu và giải quyết vấn đề * Hoạt động cặp, máy chiếu - Yêu cầu HS trả lời các câu hỏi mục 3a ? Liệt kê những yếu tố miêu tả có trong đoạn trích Chị em Thúy Kiều. Chỉ ra tác dụng của những yếu tố miêu tả này trong việc khắc họa chân dung mỗi nhân vật. * Hoạt động cá nhân, KT viết tích cực - GV nêu yêu cầu và hướng dẫn + HT: có câu chủ đề, có sự liên kết, sử dụng yếu tố MT hợp lí + ND: GT chị em Thúy Vân, Thúy Kiều, vẻ đẹp chung và riêng của 2 chị em - HSHĐ cá nhân viết đoạn văn Bài tập 3 a. * Tả người - Tả Thuý Vân: + Khuôn trăng đầy đặn, nét ngài nở nang + Hoa cười, ngọc thốt đoan trang + Mây thua nước tóc, tuyết nhường màu da -> Vẻ đẹp tươi tắn , đoan trang, phúc hậu - Tả Thuý Kiều: tả đôi mắt + " Làn thu thủy nét xuân sơn" -> Vẻ đẹp sắc sảo, lộng lẫy b. Xem tham khảo tại đây: /de-bai//bai-hoc/em-hay-viet-mot-doan-van-gioi-thieu-ve-chi-em-thuy-kieu-trong-do.html D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG - NL: giải quyết vấn đề và sáng tạo - PP: thuyết trình - Hướng dẫn HS làm bài tập D.2 ở nhà, trao đổi cùng bạn trong nhóm E. HOẠT ĐỘNG TÌM TÒI MỞ RỘNG - NL: tự học, sử dụng CNTT - PP: thuyết trình - Yêu cầu HS thực hiện mục E.1 ở nhà Tìm đọc toàn bộ tác phẩm Truyện Kiều của Nguyễn Du, ghi lại một số câu thơ hay có yếu tố miêu tả. * Hướng dẫn học tập - Học và nhớ được nội dung bài học: + Vai trò của yếu tố miêu tả trong văn tự sự - Chuẩn bị bài 7 + Hoàn thành mục A, B1,2,3 + Đọc kĩ yêu cầu + Trả lời các câu hỏi + Hoàn thành các bài tập