Dưới đây là mẫu giáo án vnen bài Cảnh ngày xuân – Kiều ở lầu Ngưng Bích. Bài học nằm trong chương trình vnen ngữ văn 9 tập 1. Bài mẫu có: văn bản text, file PDF, file word đính kèm. Thầy cô giáo có thể tải về để tham khảo. Hi vọng, mẫu giáo án này mang đến sự hữu ích..
Ngày soạn: .../.../20... Ngày dạy: .../.../20... BÀI 7: CẢNH NGÀY XUÂN – KIỀU Ở LẦU NGƯNG BÍCH I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức • Cảm nhận được nỗi bẽ bàng, cô đơn, buồn tủi của Thúy Kiều khi bị giam lỏng ở lầu Ngưng Bích và tấm lòng thuỷ chung,hiếu thảo của nàng. • Những định hướng chính để trau rồi vốn từ. 2. Kỹ năng • Bổ sung kiến thức đọc hiểu truyện thơ trung đại. Nhận ra và thấy được tác dụng của ngôn ngữ độc thoại, của nghệ thuật tả cảnh ngụ tình . • Giải nghĩa từ và sử dụng đúng nghĩa phù hợp với ngữ cảnh. 3. Thái độ • Căm phẫn khinh bỉ bọn buôn thịt bán người, đau đớn xót xa trước cảnh con người bị chà đạp. • Ý thức giữ gìn sự trong sáng của Tiếng Việt. 4. Phẩm chất và năng lực • Phẩm chất: sống yêu thương, sống tự chủ; sống trách nhiệm • Năng lực: tự học; hợp tác; sử dụng CNTT và TT; năng lực giao tiếp; năng lực thưởng thức văn học; năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo II. CHUẨN BỊ 1. Giáo viên: • Máy chiếu, bảng phụ,phiếu học tập • Phương pháp: đọc sáng tạo; dùng lời có NT; vấn đáp; trực quan; thảo luận nhóm ; nêu và giải quyết vấn đề; quan sát và phân tích ngôn ngữ, rèn luyện theo mẫu • Kĩ thuật trình bày một phút, kĩ thuật chia nhóm; kĩ thuật đặt câu hỏi; kĩ thuật động não; KT đọc tích cực, KT lắng nghe và phản hồi tích 2. Học sinh: Đọc hiểu, soạn bài và chuẩn bị đồ dùng học tập theo sự hướng dẫn của giáo viên. III. NỘI DUNG Tiết 31 Hình thức tổ chức Nội dung A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG - Năng lực: tự học, giao tiếp - PP: vấn đáp * HĐ cá nhân, KT tia chớp - Yêu cầu HS trả lời câu hỏi SHD - HS trả lời, nhận xét - GV đánh giá -> GTB B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC - NL: tự học, giao tiếp, hợp tác, thưởng thức văn học - PP: đọc sáng tạo; vấn đáp; trực quan; thảo luận nhóm; dùng lời có NT; *Dạy học cả lớp - Hướng dẫn đọc ? Giải thích nghĩa của các từ “Thanh minh, đạp thanh, yến anh” * Hoạt động cá nhân, máy chiếu - GV chiếu câu hỏi: ? Em hãy nêu vị trí của đoạn trích? ? Nêu bố cục của đoạn trích? Nội dung của từng phần? ? Em có nhận xét gì về trình tự miêu tả của nhà thơ? - HS suy nghĩ trả lời, bổ sung - GV chuẩn xác, HS tự đánh giá * Hoạt động bàn, KT hợp tác, máy chiếu - HS xác định nhiệm vụ trên MC `? Ở câu thơ đầu, mùa xuân được nói đến qua hình ảnh nào? Nhận xét về hình ảnh này ? Hình ảnh đó có ý nghĩa gì ? Mùa xuân còn được hiện ra qua hình ảnh nào ở câu thơ thứ hai ? Hai chữ thiều quang gợi em liên tưởng đến điều gì ? Bút pháp miêu tả của tác giả có gì đặc sắc ? Qua đó gợi ra một không gian xuân ntn - HSHĐ, trao đổi - GV gợi ý về ý nghĩa của hình ảnh con én đưa thoi - HS trình bày, bổ sung - GV chuẩn xác, HS đánh giá chéo Giảng hình ảnh con én đưa thoi * Hoạt cả lớp, máy chiếu ? Hai câu thơ tiếp theo, tác giả miêu tả cảnh gì ? Nhận xét về về các hình ảnh, từ ngữ, bút pháp miêu tả được sử dụng trong hai câu thơ và phân tích tác dụng Giảng từ điểm ? Như vậy, hai câu thơ sau cho ta thấy một bức tranh mùa xuân như thế nào? ? Qua đó, em hãy nêu cảm nhận về bức tranh mùa xuân qua 4 câu thơ đầu ? Qua đây, em thấy tác giả là người như thế nào? Bình * Hoạt động nhóm (6), KT chia nhóm (ngẫu nhiên), KT hợp tác, máy chiếu, BP - GV chiếu câu hỏi ? Những từ ngữ nào gợi lên không khí và hoạt động của ngày hội? Em có nhận xét về cách sử dụng từ ngữ ? Biện pháp nghệ thuật được tác giả sử dụng? ? Những từ ngữ, h/ảnh ấygợi lên không khí và hoạt động của lễ hội như thế nào? ? Cảnh lễ được miêu tả thông qua những từ ngữ, hình ảnh nào? Gợi tả hành động gì? Nhận xét về cảnh lễ ? Nhận xét chung về khung cảnh lễ hội ? Thể hiện thái độ gì của tác giả - GV hướng dẫn cách trình bày bảng phụ: chia đôi bảng - HS hoạt động - HS trình bày, bổ sung - GV chuẩn kiến thức, GV-HS đánh giá. *Dạy học cả lớp, máy chiếu ? Cảnh chị em Thúy Kiều du xuân trở về được hiện ra qua các từ ngữ, hình ảnh nào ? Nhận xét về nhịp điệu thơ và cách sử dụng từ ngữ trong đoạn thơ? Tác dụng ? Qua đây, em có nhận xét gì về cảnh chị em Thúy Kiều du xuân trở về ? Em hiểu thêm được điều gì về chị em Thúy Kiều Bình ? Thái độ của tác giả *Dạy học cả lớp, KT trình bày một phút, máy chiếu - Yêu cầu HS khái quát những nét chính về NT, ND I. Tìm hiểu chung 1. Đọc, tìm hiểu chú thích - Đọc: giọng chậm rãi khoan thai, tình cảm trong sáng. - Chú thích: sgk 2. Tìm hiểu chung về đoạn trích - Vị trí đoạn trích: Thuộc phần 1(Gặp gỡ và đính ước). - Bố cục đoạn trích: + 4 câu đầu: Khung cảnh ngày xuân. + 8 câu tiếp: Khung cảnh lễ hội trong tiết Thanh minh. + 6 câu cuối: Cảnh chị em Thuý Kiều đi du xuân trở về. -> Theo trình tự thời gian của cuộc du xuân. II. Phân tích 1. Khung cảnh ngày xuân - Mùa xuân nói lên qua hình ảnh “con én đưa thoi”. -> Hình ảnh này đẹp, đặc trưng của mùa xuân. - Hình ảnh có ý nghĩa tả thực: những cánh én chao qua, liệng lại rất nhanh như thoi đưa trên bầu trời. - Ý nghĩa ẩn dụ, tượng trưng: Diễn tả bước đi gấp gáp của thời gian - Thiều quang gợi lên: ánh sáng đẹp của mùa xuân -> Gợi màu hồng của nắng xuân, cái ấm áp của khí xuân, cái trong trẻo của đất trời mùa xuân - Bút pháp: Kết hợp tả và gợi; từ ngữ giàu chất tạo hình => Không gian xuân tươi đẹp, ấm áp, thanh bình. * Vẻ đẹp của hoa cỏ mùa xuân + H/ảnh đẹp, gợi cảm + Tính từ chỉ màu sắc: xanh, trắng -> Sự kết hợp hài hòa đến tuyệt diệu của màu sắc + Từ ngữ tinh tế, gợi cảm: trắng điểm, xanh tận + bút pháp gợi tả -> Cảnh vật không tĩnh tại mà rất sinh động, khoáng đạt, có hồn + Bút pháp miêu tả giàu chất tạo hình => Mới mẻ, tinh khôi, sống động, giàu sức sống => Hai câu thơ tạo nên bức tranh mùa xuân đẹp, tươi sáng, tinh khôi, sống động - Tác giả: nhạy cảm, tinh tế, yêu thiên nhiên 2. Cảnh lễ, hội ngày xuân a. Cảnh hội (+) NT:+ Từ láy, danh từ, tính từ, động từ- là những từ 2 âm tiết ->nhịp thơ nhanh, dồn dập + H/ảnh ẩn dụ, so sánh, cường điệu => Tấp nập, rộn ràng, náo nức, tươi vui Đặc biệt thiên nhiên và con người đều trẻ trung, gắn kết đôi lứa b. Cảnh lễ - Hoạt động sửa sang phần mộ, tưởng nhớ người đã khuất => Cảnh lễ trang nghiêm, thể hiện một đạo lí tốt đẹp của dân tộc. => Khung cảnh lễ hội vừa tưng bừng, náo nhiệt vừa trang nghiêm, đậm đà bản sắc dân tộc. - Thái độ tác giả: trân trọng giá trị văn hoá cổ truyền 3. Cảnh chị em Thuý Kiều du xuân trở về. - Nhận xét: + Nhịp thơ: chậm rãi + Từ ngữ: Sử dụng hệ thống các từ láy gợi cảm (thanh thanh, nao nao) + giọng điệu trầm lắng. - Tác dụng: + Diễn tả những chuyển động nhẹ nhàng + Không khí ngày hội đã lắng xuống không còn náo nhiệt => Khung cảnh buồn vắng, man mác và tâm trạng lưu luyến của chị em Thúy Kiều - Chị em Thúy Kiều: đa cảm - Thai độ tác giả: đồng cảm ( giá trị nhân đạo) 4. Tổng kết - Nghệ thuật: + Miêu tả nội tâm nhân vật được thể hiện qua độc thoại nội tâm và tả cảnh ngụ tình. + Lựa chọn từ ngữ, sử dụng các biện pháp tu từ. - Nội dung: Đoạn trích thể hiện tâm trạng cô đơn, buồn tủi và tấm lòng thủy chung, hiếu thảo của Thúy Kiều. C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP - NL: giải quyết vấn đề và sáng tạo - PP: nêu và giải quyết vấn đề * Hoạt động cá nhân, KT viết tích cực - GV nêu nhiệm vụ: ? Viết đoạn văn nêu cảm nhận về 2 câu thơ Cỏ non xanh…bông hoa. - GV hướng dẫn viết: + HT: viết đúng đoạn văn cảm thụ thơ văn, hình thức tổng-phân-hợp, đảm bảo sự liên kết, không mắc lỗi chính tả, dùng từ, viết câu. + ND: nêu được cảm nhận về đặc sắc ND và NT của 2 câu thơ - HS viết đoạn văn - GV gọi đọc, sửa chữa - HS viết đoạn văn D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG - NL: tự học - PP: thuyết trình - GV hướng dẫn HS làm BT D.1 ở nhà ? Phân tích, so sánh cảnh mùa xuân trong câu thơ cổ Trung Quốc: “Phương thảo liên thiên bích – Lê chi sổ điểm hoa” (cỏ thơm liền với trời xanh - trên cành lê có mấy bông hoa) với cảnh mùa xuân trong câu thơ: “Cỏ non xanh tận chân trời - Cành lê trắng điểm một vài bông hoa” để thấy được sự tiếp thu và sáng tạo của Nguyễn Du. E. HOẠT ĐỘNG TÌM TÒI MỞ RỘNG - NL: tự học - PP: thuyết trình - GV hướng dẫn HS làm BT E.1 ở nhà ? Sưu tầm một số đoạn thơ (ngoài những đoạn trong sách Hướng dẫn học Ngữ Văn 8 tập 1) tả cảnh mùa xuân, tả cảnh ngụ tình trong Truyện Kiều .Trao đổi với bạn bè về giá trị đặc sắc của một trong những đoạn thơ đó. Tiết 32 Hình thức tổ chức Nội dung A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG - Năng lực: tự học, giao tiếp - PP: vấn đáp * HĐ cá nhân, KT tia chớp - Yêu cầu HS đọc các câu văn, phát hiện các từ dùng sai và sửa lại cho đúng 1. Những đứa trẻ chân chạy liến thoắng trên bãi biển. 2. Bức tranh treo không phụ họa với bức tường. 3. Nó có đôi mắt trắng toát. - HS trả lời, nhận xét - GV đánh giá -> Giới thiệu bài mới. - Các từ dùng sai và sửa lại: (1) Liến thoắng -> thoăn thoắt (2) phụ họa -> phù hợp (3) Trắng toát -> trắng dã B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC - NL: giao tiếp, hợp tác - PP: vấn đáp; quan sát và phân tích ngữ liệu; thảo luận nhóm; * Hoạt động cá nhân, máy chiếu - Yêu cầu HS trả lời ý 3.a ? Thông điệp mà tác giả muốn gửi gắm qua đoạn trích sau là gì? - HS suy nghĩ trả lời, nhận xét * Hoạt động nhóm, KT khăn phủ bàn, bảng phụ, máy chiếu - GV giao nhiệm vụ: trả lời ý 3b.c.d b. Chỉ ra lỗi diễn đạt trong những câu sau: (Sgk) c. Vì sao trong khi nói/viết thường có hiện tượng mắc lỗi diễn đạt như trên (do “tiếng ta nghèo” hay vì người viết “không biết dùng tiếng ta”)? Theo em cần phải làm gì để tránh được những lỗi diễn đạt ấy? d. Đọc đoạn trích sau và rút ra cho bản thân ít nhất 2 bài học về trau dồi vốn từ: (sgk) - HS hoạt động - HS trình bày, bổ sung, phản biện - GV chuẩn kiến thức, GV-HS đánh giá * Hoạt động cả lớp ? Từ các ví dụ, em rút ra được những bài học gì về việc trau dồi vốn từ? - GV chốt III. Trau dồi vốn từ 1.Tìm hiểu ví dụ a. Tiếng Việt có khả năng rất lớn để đáp ứng nhu cầu diễn đạt của người Việt. => Muốn phát huy tốt khả năng của tiếng Việt, mỗi cá nhân phải ngừng trau dồi trau dồi vốn từ. b,c.d b. Dùng sai từ dự đoán -> phỏng đoán, ước đoán, ước tính c. Dùng sai từ đẩy mạnh -> mở rộng - Nguyên nhân : chưa nắm đầy đủ, chính xác nghĩa của từ, chưa biết cách dùng từ => Phải nắm được đầy đủ và chính xác nghĩa của từ và cách dùng từ d. + Một trong các cách làm tăng vốn từ là học từ lời ăn tiếng nói của nhân dân. + Cần thường xuyên rèn luyện để biết thêm nhiều từ mới, tăng vốn từ 2. Ghi nhớ - Muốn sử dụng tốt tiếng Việt, trước hết cần phải trau dồi vốn từ. Rèn luyện để nắm được đầy đủ và chính xác nghĩa của từ và cách dùng từ là việc rất quan trọng để trau dồi vốn từ. - Rèn luyện để biết thêm những từ chưa biết, làm tăng vốn từ là việc thường xuyên phải làm để làm tăng vốn từ. C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP - NL: giao tiếp, hợp tác, giải quyết vấn đề và sáng tạo - PP: vấn đáp; thảo luận nhóm; nêu và giải quyết vấn đề * Hoạt động cặp, máy chiếu - Yêu cầu HS trả lời ý 2.a ? Hoàn thành việc sắp xếp các từ sau vào 3 cột cho phù hợp với từng nét nghĩa của tiếng đồng? - HSNĐCN, trao đổi - HS trình bày, bổ sung, nhận xét - Chuẩn kiến thức, HS đánh giá chéo * Hoạt động nhóm, KT phòng tranh, bảng phụ, máy chiếu - GV giao nhiệm vụ: HS trả lời ý 2b.c ? Phân biệt nghĩa của các từ ngữ sau và đặt câu với mỗi từ ngữ đó ? Cùng nói về màu xanh nhưng ở mỗi đoạn trích, Nguyễn Du lại có cách diễn đạt khác: xanh, xanh xanh… - GV hướng dẫn cách làm: giải thích nghĩa, đặt câu với từng từ - HS hoạt động - GV-HS tham quan, HS bổ sung ý kiến cho các nhóm - GV chuẩn kiến thức, GV-HS đánh giá * Hoạt động cá nhân, KT viết tích cực, GV đánh giá - Yêu cầu HS trả lời ý d ? Chủ tịch Hồ Chí Minh có nói tới việc lấy tài liệu để viết như sau: … Dựa theo ý kiến trên, hãy nêu cách em sẽ thực hiện để làm tăng vốn từ. Trình bày theo dạng sơ đồ), sau đó cùng trao đổi với bạn để thống nhất câu trả lời. - Gọi 1 số HS trình bày, nhận xét, đánh giá - GV sửa chữa, nhận xét, đánh giá. 2. Bài tập 2 a. Đồng (cùng nhau, giống nhau) Đồng (trẻ em) Đồng (chất) đồng âm, đồng bào, đồng bộ, đồng chí, đồng khởi, đồng dạng, đồng môn, đồng niên, đồng sự đồng ấu, đồng dao, đồng thoại đồng tiền b. - Xấu xa: Xấu đến mức tồi tệ, đáng khinh bỉ VD: Chị ấy thật xấu xa. - Xấu xí: Xấu đến mức không ai muốn nhìn VD: Bức vẽ nguệch ngoạc, xấu xí. - Tay trắng: Tình trạng không có chút vốn liếng, của cải gì VD: Từ tay trắng, anh ấy đã nên sự nghiệp. - Trắng tay: Bị mất hết tất cả tiền bạc của cải, hoàn toàn không còn gì. VD: Đã từng trắng tay, giờ anh ấy mới xây dựng lại được cơ nghiệp. - Nhuận bút: Tiền trả cho tác giả các công trình văn hóa, nghệ thuật, khoa học được xuất bản hoặc được sử dụng. VD: Bác ấy đã được tòa soạn trả nhuận bút . - Thù lao: Khoản tiền trả thù lao VD: Anh ấy được thanh toán thù lao. c. - Xanh: chỉ màu xanh của cỏ với thảm cỏ xanh non trải rộng tới chân trời, căng tràn sức sống -> Cảnh được khắc họa qua cái nhìn của chị em TK - những con người trẻ tuổi đứng trước ngưỡng cửa tình yêu, tâm hồn trẻ trung, tràn đầy sức sống. - Xanh xanh: miêu tả một khung cảnh thiên nhiên nhạt nhòa, cạn kiệt sức sống. -> Cảnh vật được cảm nhận qua đôi mắt của Kiều khi bị giam lỏng ở lầu Ngưng Bích => Tâm trạng chán chường, bế tắc của Kiều d. Cách trau dồi vốn từ: + Nghe + Đọc + Ghi + Thực hành sử dụng từ ngữ trong hoàn cảnh giao tiếp. D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG - NL: tự học - PP: thuyết trình - GV hướng dẫn HS làm BT D.1 ở nhà ? Phân tích, so sánh cảnh mùa xuân trong câu thơ cổ Trung Quốc: “Phương thảo liên thiên bích – Lê chi sổ điểm hoa” (cỏ thơm liền với trời xanh - trên cành lê có mấy bông hoa) với cảnh mùa xuân trong câu thơ: “Cỏ non xanh tận chân trời - Cành lê trắng điểm một vài bông hoa” để thấy được sự tiếp thu và sáng tạo của Nguyễn Du. E. HOẠT ĐỘNG TÌM TÒI MỞ RỘNG - NL: tự học - PP: thuyết trình - GV hướng dẫn HS làm BT ở nhà Tuần 8 Ngày soạn: …/…/20… Ngày dạy: …/…/20… BÀI 7: CẢNH NGÀY XUÂN – KIỀU Ở LẦU NGƯNG BÍCH (Tiết 3 ) Tiết 33 Hình thức tổ chức Nội dung A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG - NL: tự học, giao tiếp - PP: vấn đáp * Hoạt động cá nhân - GV nêu yêu cầu ? Nhắc lại những đặc sắc NT của Truyện Kiều - HS suy nghĩ trả lời - Bổ sung, dẫn dắt -> Giới thiệu bài mới - Đặc sắc nghệ thuật truyện Kiều: + Nghệ thuật kể chuyện + Nghệ thuật xây dựng nhân vật + Nghệ thuật tả cảnh. B. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP - NL: tự học, giao tiếp, hợp tác, thưởng thức văn học - PP: đọc sáng tạo; vấn đáp; trực quan; thảo luận nhóm; dùng lời có NT; * Dạy học cả lớp - Hướng dẫn đọc : trầm buồn, ngậm ngùi - Yêu cầu HS đọc thầm chú thích Sgk ? Nêu vị trí đoạn trích. ? Xác định bố cục đoạn trích ? Nội dung từng phần. * Hoạt động cá nhân, máy chiếu - Chiếu câu hỏi ? Tình cảnh của Kiều được giới thiệu qua câu thơ, từ ngữ nào? ? Trong hoàn cảnh của Kiều, khóa xuân nói lên một thực tế như thế nào? - HS suy nghĩ trả lời - GV chuẩn kiến thức, HS tự đánh giá * Hoạt động cặp, KT hẹn hò, máy chiếu - HS xác định nhiệm vụ ? Từ lầu ngưng Bích, Kiều nhìn thấy cảnh gì ? Tìm câu thơ ? Nhận xét về cách sử dụng từ ngữ và phân tích tác dụng ? Cảm nhận của em về không gian thiên nhiên trước lầu Ngưng Bích - HS hoạt động - HS trình bày, bổ sung - GV chuẩn kiến thức, HS đánh giá * Dạy học cả lớp ? Từ ngữ nào đặc tả tâm trạng Kiều trong tình cảnh ấy. ? Đó là tâm trạng như thế nào ? ? Như vậy, ở lầu Ngưng Bích, Kiều rơi vào tình cảnh ntn ? -Giảng * Hoạt động nhóm, KT hợp tác, bảng phụ, máy chiếu - Yêu cầu 1 nhóm trình bày ND đã chuẩn bị trước ở nhà theo câu hỏi trong PHT Phiếu học tập 1 ? Nhớ Kim Trọng, Kiều nhớ tới điều gì ? Hình dung ra cảnh gì. ? Nhận xét ngôn ngữ và Phương thức biểu đạt. ? Kiều tự nhủ điều gì ? Tìm câu thơ. ? Em có nhận xét về biện pháp tu từ được sử dụng ? Tác dụng của những biện pháp NT ấy. ? Lời tự nhủ cho em thấy tấm lòng gì của Thủy Kiều dành cho Kim Trọng ? ? Qua đó, em hiểu gì về nàng Phiếu học tập 2 ? Nhận xét về ngôn ngữ, giọng thơ ? Nhận xét về nỗi nhớ cha mẹ của Thúy Kiều ? Kiều là người con như thế nào ? ? Qua nỗi nhớ của Kiều với Kim Trọng và cha mẹ, nhận xét chung về tấm lòng của Kiều. ? Tình cảm của tác giả với Kiều. Biểu hiện của giá trị gì. - HS trình bày, bổ sung, phản biện - GV chuẩn kiến thức, GV-HS đánh giá. Bình Phiếu học tập 3 * Dạy học cả lớp, máy chiếu ? Hai câu thơ đầu miêu tả cảnh gì? ? Em cảm nhận gì về không gian và thời gian đó? ? Nhận xét về cách sử dụng từ ngữ của tác giả ? Từ ngữ đó diễn tả điều gì ? Hình ảnh đó gợi lên trong lòng Kiều tâm trạng, tình cảm gì? Phiếu học tập 4 * HĐ cá nhân, KT đọc tích cực - Chiếu câu hỏi ? Hai câu thơ 3 và 4 miêu tả cảnh gì? ? Em có nhận xét gì về hình ảnh trên ? Hình ảnh đó gợi ra một khung cảnh như thế nào? ? Bên cạnh đó, tác giả còn sử dụng từ ngữ và biện pháp tu từ gì? ? NT trên đó thể hiện tâm trạng gì của Kiều - HS trả lời, bổ sung - GV chuẩn xác, HS tự đánh giá * Hoạt động cả lớp, máy chiếu ? Cách sử dụng từ ngữ của tác giả ở hai câu này có gì đặc sắc ? Việc sử dụng các từ đó tạo nên một âm hưởng và vẽ lên một khung cảnh như thế nào? - Giảng ? Trong khung cảnh ấy, em cảm nhận được gì về tâm trạng của Kiều. Phiếu học tập 5 ? Chỉ ra những nét đặc sắc về Nghệ thuật ở hai câu cuối ( chú ý cách sử dụng từ ngữ). ? Hai câu thơ diễn tả một khung cảnh như thế nào? ? Cảm nhận về tâm trạng của Kiều ? ? Nhận xét về các biện pháp nghệ thuật, từ ngữ được tác giả sử dụng trong 8 câu thơ cuối? ? Nhận xét chung về tâm trạng của Thuý Kiều trong 8 câu thơ cuối. Bình ? Qua đó, tác giả bày tỏ tình cảm gì ? Đồng thời, qua đoạn trích. em thấy tác giả là một người ntn * HĐ cá nhân- KT trình bày một phút, máy chiếu ? Nêu những đặc sắc NT, ND của đoạn trích • Chuẩn xác 1. Luyện tập đọc hiểu VB: Kiều ở lầu Ngưng Bích a. Đọc và tìm hiểu chung đoạn trích - Đọc: trầm buồn, ngậm ngùi. - Chú thích: sgk - Vị trí đoạn trích: thuộc phần 2 - Bố cục: + P1(6 câu đầu) : Hoàn cảnh của Kiều . + P2(8 câu tiếp): Nỗi nhớ của Kiều + P3(8 câu cuối): Tâm trạng của Kiều c. Phân tích c.1. 6 câu đầu( Tình cảnh của Kiều) - Tình cảnh của Kiều: Trước lầu Ngưng Bích khoá xuân => Khóa xuân: Kiều bị giam lỏng, tuổi xuân bị khóa chặt. - Cảnh lầu Ngưng Bích: sgk - Nhận xét từ ngữ: + Từ láy, chỉ từ -> Không gian bao la, mênh mông + Tính từ chỉ màu sắc: vàng, hồng-> đường nét mờ mịt, màu sắc nhạt nhòa, hư ảo => Cảm nhận: Không gian rộng lớn, mênh mông, hoang vắng, rợn ngợp - Tâm trạng của Kiều: “bẽ bàng, chia tấm lòng” - Đó là tâm trạng buồn tủi, ngổn ngang trăm mối. => Kiều rơi vào tình cảnh tội nghiệp, đáng thương c.2. Tám câu tiếp ( Nỗi nhớ của Kiều) * Nỗi nhớ Kim Trọng - Nhớ Kim Trọng, Kiều nhớ kỉ niệm đêm trăng nguyện ước. Hình dung Kim Trọng đợi chờ nàng vô ích. Nhận xét ngôn ngữ: độc thoại, kể + phương thức biểu cảm. - Kiều tự nhủ: sgk - Nhận xét: + Ẩn dụ: tấm son-> Tấm lòng son sắt của Kiều đối với Kim Trọng + Câu hỏi tu từ -> Khẳng định tình yêu Kiều dành cho KT không bao giờ thay đổi - Lời tự nhủ cho thấy Kiều thủy chung, son sắt với Kim Trọng => Kiều là một người tình chung thủy. * Nỗi nhớ cha mẹ - Nhận xét: + Ngôn ngữ độc thoại, giọng điệu ngậm ngùi + Sử dụng nhiều thành ngữ, điển cố, điển tích văn học - Qua nỗi nhớ cha mẹ, cho thấy Kiều là người con hiếu thảo - Qua nỗi nhớ Kim Trọng và cha mẹ ta thấy Kiều là người hiếu tình trọn vẹn, giàu lòng vị tha và đức hi sinh. - Tình cảm tác giả: ca ngợi, trân trọng (giá trị nhân đạo). c.3 Tám câu cuối (Tâm trạng buồn lo của Kiều) - Hai câu đầu: Cảnh cửa biển vào lúc chiều hôm - Cảm nhận: Khoảng thời gian, không gian dễ gợi buồn, gợi nhớ. - Nhận xét từ ngữ: Từ láy thấp thoáng, xa xa -> Diễn tả hình ảnh con thuyền về bến trong buổi chiều tà. - Hình ảnh gợi nỗi nhớ quê hương, gia đình và nỗi buồn xa xứ * Câu 3, 4: Cảnh nước chảy, hoa trôi - Câu 3 và 4 tả cảnh bông hoa trôi dạt giữa dòng nước - Nhận xét: Hình ảnh gợi cảm -> Gợi ra khung cảnh chia lìa, tan tác, lênh đênh, vô định. - Tác giả sử dụng từ láy man mác và câu hỏi tu từ. -> Kiều buồn tủi, xót xa về thân phận nổi trôi vô định * Câu 5, 6: Cảnh nội cỏ Nhận xét từ ngữ: - Sử dụng từ láy rầu rầu, xanh xanh -> Tạo âm hưởng trầm buồn, dàn trải. - Vẽ lên một khung cảnh thiên nhiên nhạt nhòa, héo tàn, cạn kiệt sức sống - Trong khung cảnh đó tâm trạng Kiều chán ngán về một cuộc sống bế tắc, vô vọng. * Hai câu cuối: Cảnh sóng xô, gió cuốn - Nét đặc sắc về nghệ thuật: ĐT cuốn, kêu; từ láy ầm ầm. -> Khung cảnh dữ dội: từng đợt sóng cứ ầm ầm xô vào, bao quanh lấy chỗ ngồi của Kiều. -> Kiều hoang mang, lo sợ và dự cảm được những tai ương đang sắp ập đến - Nhận xét: Tả cảnh ngụ tình: + Sử dụng một loạt các từ láy + Điệp ngữ " buồn trông" như điệp khúc + Đảo ngữ, câu hỏi tu từ => Nỗi buồn triền miên, tăng tiến với nhiều cung bậc tinh tế: buồn nhớ, xót xa, lo sợ. - Tác giả: cảm thương sâu sắc với Thúy Kiều -> Có tấm lòng nhân đạo và có một tâm hồn tinh tế và cực kì tài hoa d. Tổng kết C. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG - NL: giao tiếp, hợp tác, giải quyết vấn đề và sáng tạo - PP: thảo luận nhóm; nêu và giải quyết vấn đề * Hoạt động nhóm (bàn), KT động não, máy chiếu, HS đánh giá - Yêu cầu HS thảo luận làm BT 2 - HS hoạt động - HS trình bày, bổ sung - Chuẩn xác các đáp án đúng, HS đánh giá chéo Bài tập 2 - Các từ đồng nghĩa: châu sa, lệ hoa, giọt hồng, giọt ngọc, giọt châu, giọt tương, dòng thu -> Chỉ giọt nước mắt => Nguyễn Du sử dụng ngôn ngữ tinh tế, tài hoa D. HOẠT ĐỘNG TÌM TÒI MỞ RỘNG - NL: tự học, sử dụng CNTT - PP: thuyết trình - Sưu tầm những đoạn thơ tả cảnh ngụ tình khác trong Truyện Kiều * Hướng dẫn học tập - Học và nhớ được nội dung bài học + NT, ND đặc sắc của đoạn trích Kiều ở lầu Ngưng Bích + Các cách trau dồi vốn từ - Hoàn thành các bài tập - Chuẩn bị bài 8 + Trả lời các câu hỏi mục A, B.1,2 Tuần 7 Ngày soạn: …/…/20… Ngày dạy: …/…/20… BÀI 7: CẢNH NGÀY XUÂN – KIỀU Ở LẦU NGƯNG BÍCH ( Tiết 4+5 ) Tiết 34+35 Hình thức tổ chức Nội dung B. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP - PP: nêu và giải quyết vấn đề - NL: giao tiếp, giải quyết vấn đề và sáng tạo * HĐ cá nhân, KT viết tích cực - Yêu cầu HS hoạt động cá nhân viết bài văn tự sự có sử dụng yếu tố miêu tả Bài tập 3: Viết bài tập làm văn số 2 – Văn tự sự I. Đề bài Kể lại giấc mơ gặp Kiều ở lầu Ngưng Bích và được nàng chia sẻ tâm trạng trong hoàn cảnh ấy. II. Yêu cầu 1. Kĩ năng - Viết bài văn tự sự kết hợp với miêu tả - Bố cục rõ ràng, chặt chẽ - Biết dựng đoạn và liên kết đoạn - Đảm bảo tính liên kết, mạch lạc - Diễn đạt lưu loát, trôi chảy - Dùng từ, đặt câu chính xác, viết đúng chính tả. - Kết hợp nhuần nhuyễn giữa yếu tố tự sự và yếu tố miêu tả. 2. Nội dung: Bài làm cần nêu đ¬ược những nội dung cơ bản sau: * MB: Giới thiệu về giấc mơ : em được gặp nhân vật Thúy Kiều ở lầu Ngưng Bích. * TB: Kể lại diễn biến cuộc gặp gỡ - Hoàn cảnh nơi diễn ra cuộc gặp gỡ (miêu tả cảnh vật, nhân vật...) - Các sự việc tiếp theo + Kiều chia sẻ về tâm trạng khi ở lầu Ngưng Bích + Sau đó, em và nhân vật có hành động, lời nói, việc làm gì... ( Miêu tả cảnh vật, nhân vật, sự việc...) - Sự việc kết thúc * KB: Ấn tượng, cảm nghĩ của em về cuộc gặp gỡ đó. Rút kinh nghiệm ........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................