Dưới đây là mẫu giáo án VNEN bài: Thế giới rộng lớn và đa dạng. Bài học nằm trong chương trình Khoa học xã hội 7. Bài mẫu có: văn bản text, file PDF, file word đính kèm. Thầy cô giáo có thể tải về để tham khảo. Hi vọng, mẫu giáo án này mang đến sự hữu ích.
Tuần
Ngày soạn:
Ngày dạy:
Tiết 5 - 8:
Bài 2: Thế giới rộng lớn và đa dạng
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:
- Kiến thức
- Biết tên các lục địa, châu lục và các chủng tộc trên Trái Đất.
- Hiểu được sự khác nhau giữa châu lục và lục địa, sự khác nhau giữa các chủng tộc trên thế giới
- Giải thích sự đa dạng về văn hóa trên thế giới thời phong kiến
- Vận dụng cách quan sát, đọc thông tin và phân tích bảng số liệu
- Kỹ năng.
- Quan sát, đọc hiểu, thảo luận nhóm
- Sử dụng biểu đồ, tranh ảnh địa lí
- Phân tích bản đồ/ biểu đồ/ bảng số liệu
- Thái độ.
- Ham học hỏi
- Định hướng phát triển phẩm chất, năng lực.
- Phẩm chất: chăm chỉ, trung thực.
- Năng lực: tự học, hợp tác, giao tiếp, sử dụng số liệu thống kê, giải quyết vấn đề.
II. PHƯƠNG PHÁP TRỌNG TÂM
- Nêu vấn đề, gợi mở, vấn đáp, thảo luận nhóm, trình bày một phút kết quả thảo luận
III. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
- Giáo viên:
- Phương pháp: Nêu và giải quyết vấn đề, sử dụng số liệu thống kê, …
- Kỹ thuật: Đặt câu hỏi, động não...
- Phương tiện - thiết bị: Bản đồ Thế Giới , bảng số liệu thống kê về GDP, dân số, trẻ em, máy chiếu
- Học sinh.
Chuẩn bị theo hướng dẫn của GV (Đọc bài, tìm tư liệu liên quan)
IV. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC
- Ổn định lớp (1 phút)
- Kiểm tra bài cũ (3 phút)
- Bài mới
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG ( 5 phút) Góp phần phát triển năng lực: Tự học, giao tiếp, liên hệ... |
|||
Hoạt động của giáo viên |
Hoạt động của HS |
Kiến thức cần đạt |
|
- Yêu cầu học sinh thực hiện nhiệm vụ SHD/11 - GV nhận xét, dẫn vào bài mới |
Hoạt động cá nhân HS đọc yêu cầu. HS trả lời.
|
- Thế giới rộng lớn và đa dạng về tự nhiên, dân cư, văn hóa, tôn giáo,... |
|
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC (35 phút) Góp phần phát triển năng lực: Tự học, giao tiếp, hợp tác, sử dụng lược đồ, tranh ảnh, số liệu địa lý... |
|||
Hoạt động của giáo viên |
Hoạt động của HS |
Kiến thức cần đạt |
|
*Phương pháp: Hướng dẫn sử dụng bản đồ. *Kỹ thuật: chỉ bản đồ, đặt câu hỏi. - GV chiếu lược đồ các châu lục trên thế giới. - Giáo viên đặt câu hỏi: ? Nêu tên và xác định các lục địa trên Trái Đất?
? Lục địa là gì? Kể tên các biển và đại dương bao quanh?
? Sự phân chia các lục địa căn cứ và đâu? - GV nhận xét, chuẩn kiến thức - GV chiếu H2/SHD-12
- Giáo viên đặt câu hỏi: Nêu hiểu biết của em về châu lục theo những phương diện sau: ? Có mấy châu lục ? Xác định vị trí trên lược đồ. ? Thế nào là châu lục?
? Căn cứ vào đâu để phân chia các châu lục? ? Châu Mĩ gồm mấy lục địa?
? Châu Nam Cực có gì đặc biệt?
- GV nhận xét, chuẩn kiến thức
- GV đặt câu hỏi: ? Sự khác nhau giữa lục địa và châu lục ?
? VN thuộc châu lục, và lục địa nào ? Hãy xác định trên lược đồ ?
*Kỹ thuật thuyết trình. - GV đặt câu hỏi: ? Dựa vào hiểu biết của bản thân, hãy giới thiệu những nét độc đáo, đặc sắc về một châu lục nào đó trên Thế giới? - GV nhận xét, tuyên dương |
Hoạt động cá nhân - HS quan sát.
- HS trả lời.
HS quan sát.
HS trả lời, xác định trên lược đồ.
HS ghi vở.
Hoạt động chung HS trả lời.
HS xác định trên lược đồ
HĐ cá nhân HS thuyết trình.
|
1. Khám phá các lục địa và các châu lục: a. Lục địa
- TĐ có 6 lục địa: lục địa Á - Âu, lục địa Phi, lục địa Bắc Mĩ, lục địa Nam Mĩ, lục địa Ô-xtrây-li-a, lục địa Nam Cực. - Lục địa là khối đất liền rộng lớn, có biển – đại dương bao quanh. Bốn đại dương là Thái Bình Dương, Đại Tây Dương, Ấn Độ Dương, Bắc Băng Dương. - Sự phân chia các lục địa dựa vào đặc điểm tự nhiên.
b) Châu lục
- Có 6 châu lục. Xác định trên lược đồ. - Châu lục bao gồm phần lục địa và các đảo, quần đảo xung quanh. - Căn cứ phân chia: Dựa vào lịch sử, KT, chính trị. - Châu Mĩ gồm 2 lục địa: Bắc Mĩ và Nam Mĩ. - Châu Nam Cực là châu lục lạnh nhất trên thế giới, nhiệt độ quanh năm chỉ ở 0 độ C. Bề mặt được phủ một lớp băng dày khoảng 2000m.
- Lục địa là khối đất liền rộng hàng triệu ki lô mét vuông, có biển và đại dương bao quanh. Sự phân chia các lục địa mang ý nghĩa về mặt tự nhiên là chính. - Châu lục bao gồm phần lục địa và các đảo, quần đảo chung quanh. Sự phân chia này chủ yếu mang ý nghĩa lịch sử, kinh tế, chính trị. - Việt Nam thuộc Châu Á và lục địa Á - Âu.
- Giới thiệu được vị trí, đặc điểm tự nhiên, nét độc đáo của châu lục đó.
|
|
Hướng dẫn về nhà 1. Học bài cũ. 2. Tìm hiểu thêm về các châu lục và lục địa trên Trái Đất. 3. Chuẩn bị mục 2: nhận biết sự khác nhau giữa các chủng tộc Ø Đọc SHD. Ø Trả lời các câu hỏi. |
|||
Tiết 2 ( Ngày dạy : /9/2020) |
|||
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG ( 3 phút) Góp phần phát triển năng lực tự học, giao tiếp... |
|||
Hoạt động của giáo viên |
Hoạt động của HS |
Kiến thức cần đạt |
|
- Gv đặt câu hỏi: ? Em thuộc chủng tộc nào? Đặc điểm của chủng tộc đó?
- GV nhận xét, dẫn vào bài mới |
Hoạt động chung HS trả lời |
- Căn cứ cứ vào hình thái bên ngoài cơ thể (màu da, tóc, mắt, mũi,...), các nhà khoa học đã chia dân cư trên thế giới thành các chủng tộc.
|
|
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC (35 phút) Góp phần phát triển năng lực: tự học, giao tiếp, hợp tác, sử dụng lược đồ, tranh ảnh, số liệu địa lý... |
|||
Hoạt động của giáo viên |
Hoạt động của HS |
Kiến thức cần đạt |
|
Phương pháp: dạy học hợp tác Kỹ thuật: đặt câu hỏi. -GV yêu cầu HS đọc thông tin, quan sát hình ảnh trong SHD/13 - GV đặt câu hỏi: ? Em hiểu thế nào là “ Chủng tộc”
? Trên thế giới có mấy chủng tộc chính? Kể tên?
? Căn cứ vào đâu để phân chia các chủng tộc trên thế giới? - GV yêu cầu HS thảo luận nhóm theo bàn hoàn thành phiếu học tập số 1 - GV nhận xét trên máy chiếu. |
Hoạt động chung HS đọc, quan sát HS trả lời.
Hoạt động nhóm HS làm việc cá nhân-trao đổi-hoàn thiện-bổ sung |
2. Nhận biết sự khác nhau giữa các chủng tộc.
- Chủng tộc là một quần thể hay một tập hợp quần thể người được phân biệt bởi những đặc điểm di truyền về hình thái - sinh lý. - Nguồn gốc và quá trình hình thành các đặc điểm ấy liên quan đến một vùng địa vực nhất định. - Trên thế giới có 3 chủng tộc chính: + Môn-gô-lô-it (thường gọi là người da vàng). + Nê-grô-it (người da đen). + Ơ-rô-pê-ô-it (người da trắng). - Căn cứ phân chia: dựa vào đặc điểm hình thái bên ngoài. |
|
KẾT QUẢ PHIẾU HỌC TẬP |
|||
Tên chủng tộc |
Đặc điểm hình thái cơ thể |
Địa bàn sinh sống chủ yếu |
|
Môn- gô-lô-it. |
Da vàng, mũi tẹt, mắt và tóc đen, tóc thẳng, dáng người thấp bé. |
Châu Á |
|
Ơ-rô-pê-ô-it. |
Da trắng, tóc và mắt vàng, nâu, mũi cao, dáng người cao to. |
Châu Âu, Bắc Mĩ, Châu Đại Dương. |
|
Nê-grô-it. |
Da đen, tóc và mắt đều đen, tóc xoăn, mũi to, môi dày, răng trắng, dáng người đô con. |
Châu Phi. |
|
Hoạt động của giáo viên |
Hoạt động của HS |
Kiến thức cần đạt |
|
-GV giới thiệu tranh ảnh về các chủng tộc trên thế giới. * Liên hệ: GV đặt câu hỏi ? VN thuộc nhóm chủng tộc nào? ? Màu da và hình thái cơ thể các chủng tộc khác nhau có tạo sự khác biệt về địa vị, việc làm của họ không ?
Kỹ thuật: Thuyết trình.
- GV đặt câu hỏi: ? Trình bày hiểu biết của em về nạn phân biệt chủng tộc trên thế giới
? Lớp em có tồn tại sự phân biệt giữa các thành viên hay không? Em cần làm gì để xây dựng tập thể lớp đoàn kết, vững mạnh? |
Hoạt động chung HS quan sát. HS trả lời
Hoạt động cá nhân HS thuyết trình HS trả lời. |
- Việt Nam thuộc nhóm chủng tộc Môn-gô-lô-it - Các chủng tộc phấn bố khắp thế giới, bình đẳng về địa vị, việc làm...
- Phân biệt chủng tộc là định kiến, phân biệt đối xử hoặc đối kháng nhắm vào người khác vì họ thuộc chủng tộc khác. + Là việc con người luôn phân biệt lại sự khác biệt của người khác, ngay cả những người cùng chủng tộc, quốc gia ( ví dụ như xấu, đẹp, giàu, nghèo). + Nạn phân biệt chủng tộc đã và đang trở thành một thách thức lớn của nhân loại. Đặc biệt tại các quốc gia như Mỹ.
- HS trả lời theo quan điểm cá nhân. Sự phân biệt giữa các thành viên lớp có thể đến từ ngoại hình, kết quả học tập.... + HS cần có cái nhìn bình đẳng, thân thiện với tất cả thành viên trong lớp. Nói không với phân biệt, cùng chia sẻ, đoàn kết với nhau để tạo nên một tập thể lớp vững mạnh.
|
|
Hướng dẫn về nhà 1. Học bài cũ. 2. Tìm hiểu thêm về sự khác nhau giữa các chủng tộc. 3. Chuẩn bị trước mục 3: sự đa dạng về văn hóa thế giới thời phong kiến. Ø Đọc SHD. Ø Trả lời các câu hỏi. 4. Chia lớp thành 4 nhóm. Các nhóm tìm hiểu về nhà thơ Lý Bạch, danh họa Lê-ô-na đơ Vanh-xi, công trình chùa hang A-gian-ta, nhà thờ thánh Ba-xin ( làm trên Poverpoint). |
|||
Tiết 3 ( Ngày dạy / /2020) |
|||
HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG (5 phút) Góp phần phát triển năng lực tự học, hợp tác... |
|||
Hoạt động của giáo viên |
Hoạt động của HS |
Kiến thức cần đạt |
|
- GV tổ chức cho HS chơi trò chơi “ ghép cây chủng tộc”. Giáo viên chia lớp thành 3 nhóm, mỗi nhóm cử 2 đại diện lên tham gia trò chơi. - Các nhóm sẽ tìm các mảnh ghép cho trước về đặc điểm của các chủng tộc ghép vào cây chủng tộc. - Nhóm nào nhanh, chính xác sẽ giành chiến thắng. - GV nhận xét, dẫn vào nội dung mới. |
Hoạt động nhóm. HS tham gia trò chơi. |
- Tìm hiểu được các đặc điểm khái quát của các chủng tộc trên thế giới như: màu da, tóc, mắt, mũi,.. |
|
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC (35 phút) Góp phần phát triển năng lực: tự học, giao tiếp, hợp tác, sử dụng lược đồ, tranh ảnh, số liệu địa lý... |
|||
Hoạt động của giáo viên |
Hoạt động của HS |
Kiến thức cần đạt |
|
*Phương pháp: dạy học dự án. GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi thứ nhất SHD/ trang 13, mục 3. - GV nhận xét, chuẩn kiến thức
- GV yêu cầu các nhóm lần lượt lên trình bày sản phẩm đã được giao chuẩn bị ở nhà.
- GV đánh giá , tuyên dương sản phẩm của các nhóm. |
Hoạt động cá nhân HS trả lời
HS ghi vở.
Hoạt động nhóm Các nhóm lần lượt trình bày sản phẩm của mình. + Nhóm 1: Chùa Hang A-gian-ta + Nhóm 2: Nhà thờ thánh Ba-xin + Nhóm 3: nhà thơ Lý Bạch. + Nhóm 4: danh họa Lê-ô-na đơ Vanh-xi. |
3. Khám phá sự đa dạng về văn hóa trên thế giới thời phong kiến. - P.Đông: Trung Quốc, Ấn độ là 2 trung tâm văn hóa lớn, đa dạng và chịu chi phối sâu sắc bởi hệ tư tưởng và tôn giáo, rất phát triển về văn học nghệ thuật; có ảnh hưởng tới nước xung quanh. - P.Tây: + Giai đoạn đầu, nhà thờ và đạo Ki-tô chi phối văn hóa, xã hội. + Từ TK XI, văn hóa Châu Âu phát triển đậm tư tưởng dân chủ + TK XVI- XVII, phong trào Văn hóa Phục hưng là đỉnh cao văn hóa hậu kì Trung đại Châu Âu , thành tựu vĩ đại ở nhiều lĩnh vực.
|
|
Hướng dẫn về nhà 1. Tìm hiểu thêm về sự đa dạng về văn hóa thế giới thời phong kiến. 2. Chuẩn bị trước mục 4: Nhận biết các nhóm nước trên thế giới hiện nay là làm bài tập phần hoạt động luyện tập. Ø Đọc SHD. Ø Phân tích BSL. Ø Trả lời các câu hỏi. |
|||
Tiết 4 (Ngày dạy / /2020) |
|||
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC ( 20 phút) Góp phần phát triển năng lực: tự học, giao tiếp, hợp tác, sử dụng lược đồ, tranh ảnh, số liệu địa lý... |
|||
Hoạt động của giáo viên |
Hoạt động của HS |
Kiến thức cần đạt |
|
*Phương pháp: sử dụng số liệu thống kê *Kỹ thuật: chỉ bản đồ. - GV đặt câu hỏi: ? Hiện nay trên TG có bao nhiêu quốc gia và vùng lãnh thổ? ? Hãy kể tên các quốc gia em biết ở các châu lục?
-Yêu cầu học sinh trả lời câu hỏi thứ nhất SHD/tr15
- GV nhận xét, chuẩn kiến thức *GV mở rộng: HDI (Chỉ số phát triển con ng: chỉ số bình quân của 3 chỉ số : tuổi thọ, Giáo dục, GDP). - GV đặt câu hỏi: ? Có cách nào khác để phân nhóm các nước trên TG ? Là những cách nào?
- GV yêu cầu HS quan sát bảng số liệu : “ GDP /người ở một số quốc gia (USD)”. - GV chiếu lược đồ GDP trên người của các quốc gia trên thế giới.
? Xác định các quốc gia có thu nhập thấp nhất TG ? VN thuộc nhóm nào?
|
Hoạt động chung HS trả lời, kể tên.
Hoạt động cặp đôi. - Làm việc cá nhân. - Trao đổi - Trình bày, bổ sung.
Hoạt động chung. HS trả lời.
Hoạt động cá nhân HS phân tích BSL.
Hoạt động chung. HS Quan sát.
HS xác định. |
4. Nhận biết các nhóm nước trên thế giới hiện nay. - Hiện nay trên TG có 193 quốc gia và 11 vùng lãnh thổ. - Các quốc gia ở các châu lục như: + Châu Á: Việt Nam, Nhật Bản, Trung Quốc... + Châu Âu: Pháp, Tây Ban Nha, Đức... + Châu Mĩ: Canada, Hoa Kỳ, Mexico... + Châu Phi: Angola, Ai Cập...
- Cách phân chia các nhóm nước : + Dựa vào các chi tiêu : thu nhập bình quân đầu người, tỉ lệ tử vong trẻ em... hoặc chỉ số phát triển con người (HDI) để phân loại các quốc gia trên thế giới và đánh giá sự phát triển kinh tế - xã hội của từng nước, từng châu lục. + Căn cứ vào cơ cấu kinh tế, người ta chia các quốc gia trên thế giới ra các nhóm nước : nước công nghiệp, nước nông nghiệp... - GDP của các quốc gia đều có xu hướng tăng.
- Việt Nam thuộc nhóm có thu nhập trung bình thấp. |
|
C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP. ( 20 phút) Góp phần phát triển năng lực: tự học, xử lý bảng số liệu. |
|||
Phương pháp: sử dụng số liệu thống kê. - GV yêu cầu HS phân tích bảng số liệu, hoàn thành yêu cầu của bài 1/SHD/tr16 - GV nhận xét, chuẩn kiến thức - GV đặt câu hỏi: ? Tại sao nói “Thế giới chúng ta đang sống rộng lớn và đa dạng”? Gv hướng dẫn HS lấy ví dụ về sự rộng lớn thể hiện ở các đặc điểm đã học và tự tìm hiểu được. |
Hoạt động cá nhân. HS phân tích BSL. HS làm bài tập.
Hoạt động chung HS trả lời. |
1. Bài tập 1 - Các nước phát triển: Hoa Kì, Nhật Bản, Thái Lan, Ô-xtrây-li-a. - Các nước đang phát triển: Ni-giê, Việt Nam.
- Thế giới chúng ta đang sống rộng lớn và đa dạng vì: + Rộng lớn: - Số lượng các quốc gia. - Diện tích một số lãnh thổ. - Các châu lục.... + Sự đa dạng - Phong tục tập quán. - Đời sống kinh tế.
|
|
D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG VÀ TÌM TÒI MỞ RỘNG Sưu tầm tư liệu , hình ảnh hoặc video clip về nền văn minh ở phương Đông hoặc phương Tây thời phong kiến. |
|||
Hướng dẫn về nhà. 1. Học bài và hoàn thành bài tập: Tập bản đồ. 2. ĐỊA: Chuẩn bị bài 3: Môi trường đới nóng. 3. SỬ: chuẩn bị bài 11: Châu Âu thời kì sơ- trung kì, trung đại. Đọc SHD. Quan sát tranh, trả lời các câu hỏi. |