Dưới đây là mẫu giáo án VNEN bài: Môi trường đới nóng. Bài học nằm trong chương trình Khoa học xã hội 7. Bài mẫu có: văn bản text, file PDF, file word đính kèm. Thầy cô giáo có thể tải về để tham khảo. Hi vọng, mẫu giáo án này mang đến sự hữu ích.
Tuần:
Ngày soạn: 27 /8/ 2020
Ngày dạy : /9/ 2020
Tiết 1-3:
Bài 3: Môi trường nóng
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC
- Kiến thức:
- Biết xác định vị trí địa lí của môi trường đới nóng
- Hiểu về các kiểu môi trường ở đới nóng
- Giải thích các đặc điểm của môi trường đới nóng
- Vận dụng đọc biểu đồ, phân tích lát cắt địa lí
- Kỹ năng:
- Đọc và phân tích bản đồ/ biểu đồ
- Phân tích lát cắt địa lí
- Quan sát hình ảnh, đọc hiểu, thảo luận nhóm
- Thái độ.
- Định hướng phát triển phẩm chất, năng lực.
- Phẩm chất: Sống tự chủ, yêu thương, quan tâm đến môi trường sống
- Năng lực: tự học, hợp tác, giao tiếp, sử dụng lược đồ, số liệu thống kê, giải quyết vấn đề, phân tích biểu đồ...
II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
- Giáo viên:
- Kỹ thuật: đặt câu hỏi, động não, sơ đồ tư duy, phòng tranh...
- Phương tiện - thiết bị: lược đồ các kiểu môi trường đới nóng, bảng phụ, tranh ảnh, máy chiếu....
- Học sinh:
Chuẩn bị theo hướng dẫn của GV (Đọc bài, tìm tư liệu liên quan)
III. Phương pháp
- Phương pháp: Nêu và giải quyết vấn đề, sử dụng số liệu thống kê, xác lập mối quan hệ nhân quả, hướng dẫn sử dụng bản đồ, biểu đồ....
IV. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG ( 5p) Góp phần phát triển năng lực: tự học, giao tiếp.... | ||||
Hoạt động của GV | Hoạt động của HS | Kiến thức cần đạt | ||
- Chiếu H1/18. - GV đặt câu hỏi: ? Kể tên các môi trường trên TĐ?
? Nêu những hiểu biết của em về môi trường đới nóng? - GV dẫn vào bài mới. |
Hoạt động chung HS quan sát. HS trả lời. |
- HS kê tên các môi trường trên Trái Đất: môi trường đới nóng, môi trường đới lạnh, môi trường đới ôn hòa. - HS nêu những hiểu biết ban đầu của mình về đới nóng | ||
A. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIÊN THỨC ( 25P) Góp phần phát triển năng lực: tự học, giao tiếp, chỉ bản đồ, tư duy tổng hợp theo lãnh thổ.... | ||||
*Phương pháp: hướng dẫn sử dụng bản đồ, thảo luận cặp đôi. *Kĩ thuật: Đặt câu hỏi, chỉ bản đồ. - Chiếu H1/18 - GV đặt câu hỏi: ? Xác định VTĐL của môi trường đới nóng?
? Nêu những đặc điểm nổi bật của môi trường đới nóng trên lược đồ?
? Em có nhận xét gì về giới hạn của đới nóng? - GV nhận xét, chuẩn kiến thức - GV đặt câu hỏi: ? Kể tên các kiểu môi trường của đới nóng? *Liên hệ: Việt Nam thuộc kiểu môi trường nào của đới nóng?( Nhiệt đới gió mùa). - GV chiếu bổ sung một số video, hình ảnh về động thực vật của đới nóng.
|
- HS quan sát. Hoạt động cặp đôi HS hoạt động cá nhân. Trao đổi kết quả. Báo cáo, bổ sung.
Hoạt động chung. HS kể.
HS quan sát |
1. Xác định vị trí địa lí và tìm hiểu đặc điểm của môi trường đới nóng *Vị trí địa lí: - Nằm khoảng giữa hai chí tuyến, kéo dài liên tục từ Tây sang Đông tạo thành vành đai bao quanh Trái Đất. * Đặc điểm: + Đới nóng là nơi có nhiệt độ cao, gió Tín phong thổi quanh năm + Đới nóng chiếm một phần khá lớn diện tích đất nổi trên Trái Đất. SV đa dạng phong phú. - Giới hạn của đới nóng: từ khoảng chí tuyến Bắc đến chí tuyến Nam
- Các môi trường ở đới nóng: Môi trường xích đạo ẩm, môi trường nhiệt đới, môi trường nhiệt đới gió mùa, môi trường hoang mạc.
| ||
B. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP ( 10 phút) Hoạt động chung Giáo viên cho học sinh làm một số câu hỏi trắc nghiệm. Câu 1. Đới nóng có mấy kiểu môi trường? A. 2 B. 3 C. 4 D. 5 Câu 2. Các kiểu môi trường của đới nóng là: A. Môi trường xích đạo ẩm, môi trường nhiệt đới, môi trường nhiệt đới gió mùa, môi trường vùng núi. B. Môi trường xích đạo ẩm, môi trường nhiệt đới, môi trường nhiệt đới gió mùa, môi trường địa trung hải. C. Môi trường xích đạo, môi trường nhiệt đới, môi trường cận nhiệt đới gió mùa, môi trường hoang mạc. D.Môi trường xích đạo ẩm, môi trường nhiệt đới, môi trường nhiệt đới gió mùa, môi trường hoang mạc. Câu 3. Có khoảng bao nhiêu phần trăm số loài cây và chim, thú trên Trái Đất sống ở môi trường đới nóng? A. 50% B. 60% C. 70% D. 80% Câu 4. Đặc điểm của môi trường đới nóng là: A. nhiệt độ cao, gió Tín phong thổi quanh năm. B. nhiệt độ cao, gió Tây ôn đới thổi quanh năm. C. nhiệt độ cao, gió Đông cực thổi quanh năm. D. nhiệt độ cao, thời tiết thay đổi thất thường. | ||||
HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ. 1. Học bài cũ. 2. Chuẩn bị phần 2: Tìm hiểu các kiểu môi trường đới nóng. Ø Đọc SHD. Ø Trả lời câu hỏi . Ø Hoàn thành bảng SHD/18. | ||||
Tiết 2 ( Ngày dạy : /9/2020) | ||||
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG ( 3 phút) Góp phần phát triển năng lực: tự học , giao tiếp.... | ||||
Hoạt động của GV | Hoạt động của HS | Kiến thức cần đạt | ||
- GV đặt câu hỏi: ? Trình bày đặc điểm và kể tên các kiểu môi trường của đới nóng.
- GV dẫn vào nội dung mới. | Hoạt động cá nhân HS trả lời. | - Đặc điểm: + Đới nóng là nơi có nhiệt độ cao, gió Tín phong thổi quanh năm, chiếm một phần khá lớn diện tích đất nổi trên Trái Đất. SV đa dạng phong phú. - Các kiểu môi trường đới nóng: Môi trường xích đạo ẩm, Môi trường nhiệt đới, Môi trường nhiệt đới gió mùa, Môi trường hoang mạc.
| ||
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC ( 30 phút) Góp phần phát triển năng lực: tự học, giao tiếp, sử dụng lược đồ, tranh ảnh... | ||||
+ Phương pháp: dạy học hợp tác, hình thành biểu tượng địa lí. + Kĩ thuật: đặt câu hỏi, động não. - GV hướng dẫn HS quan sát các hình 1,2,3,4. - GV chia lớp thành 4 nhóm. - Giao nhiệm vụ cho các nhóm. - GV nhận xét kết quả làm việc của các nhóm và chốt kiến thức. |
Hoạt động nhóm HS làm việc cá nhân Thảo luận nhóm (2p) Trưởng nhóm cử đại diện báo cáo kết quả. HS các nhóm bổ sung. |
2. Tìm hiểu các kiểu môi trường ở đới nóng
| ||
Đặc điểm | MT xích đạo ẩm
| MT nhiệt đới | MT nhiệt đới gió mùa | |
Giới hạn, phạm vi | 50B đến 50N | VT 50 đến CT | Nam Á, ĐNÁ | |
Nhiệt độ | Nóng, ẩm quanh năm TB 25o C Biên độ nhiệt nhỏ | Cao quanh năm, TB trên 200C, thay đổi theo mùa. | Cao quanh năm, TB trên 200C. Biên độ nhiệt trung bình 80C | |
Lượng mưa | 1500-2500mm. Mưa quanh năm | 500-1500mm Mưa theo mùa | 1000mm | |
Thực vật | Rừng rậm xanh quanh năm, có nhiều tầng | Thực vật thay đổi dần về phía 2 chí tuyến. Rừng thưa chuyển sang đồng cỏ, cây bụi gai (Xavan) | Thảm thực vật khác nhau thay đổi theo mùa -Nhiều thảm thực vật -Rừng nhiệt đới thường xanh -Rừng một mùa lá rụng -Đồng cỏ cao nhiệt đới -Rừng ngập mặn | |
Hoạt động của GV | Hoạt động của HS | Kiến thức cần đạt | ||
- GV Cho học sinh xem một số tranh ảnh về thực vật của các kiểu môi trường. - GV nhận xét, chuẩn kiến thức |
HS quan sát. |
| ||
C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP ( 10 phút) Góp phần phát triển năng lực: tự học, hợp tác, phân tích biểu đồ.... | ||||
*Phương pháp: phân tích biểu đồ. - Chiếu bản đồ nhiệt độ và lượng mưa của vùng nhiệt đới. ( Hình 1 phần phụ lục) - GV đặt câu hỏi: ? Cho biết biểu đồ nào thuộc BBC, biểu đồ nào ở NBC? Tại sao?
- GV nhận xét, chuẩn kiến thức
|
HS quan sát.
Hoạt động cặp đôi HS làm việc cá nhân HS trao đổi HS trình bày, bổ sung. |
- Biểu đồ 1: ở BBC vì nhiệt độ có 2 lần cực đại vào t5 và t10, mưa tập trung từ t5-t10 đây là mùa mưa ở BBC. - Biều đồ 2: ở NBC vì có 3 tháng nhiệt độ <200C vào các tháng 6,7,8. Mùa khô hạn kéo dài từ t5-t10. Đây là mùa khô ở NBC.
| ||
HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ. 1. Học bài cũ. 2. Chuẩn bị phần C hoạt động luyện tập. Ø Đọc SHD. Ø Trả lời câu hỏi . | ||||
Tiết 3 ( Ngày dạy : /9/2020) | ||||
Hoạt động của GV | Hoạt động của HS | Kiến thức cần đạt | ||
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG ( 5 phút) Góp phần hình thành năng lực: tự học, giao tiếp... | ||||
- GV đặt câu hỏi: ? Nêu đặc điểm nổi bật của khí hậu nhiệt đới gió mùa?
? Trình bày sự đa dạng của môi trường nhiệt đới gió mùa. | Hoạt động cá nhân Hs trả lời. |
- Đặc điểm nổi bật: + Nhiệt độ và lượng mưa thay đổi theo mùa gió. - Sự đa dạng môi trường nhiệt đới gió mùa: Cảnh quan thiên nhiên biến đổi theo thời gian và không gian. Thảm thực vật khác nhau tùy thuộc vào lượng mưa và sự phân bố mưa trong năm.
| ||
B. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP. (30p) Góp phần phát triển các năng lực: tự học, hợp tác, giao tiếp, phân tích biểu đồ, tranh ảnh... | ||||
Phương pháp: dạy học hợp tác. *Kĩ thuật phòng tranh - Chiếu H1/18 , chỉ ra 3 địa điểm trên lược đồ. - GV yêu cầu HS xác định nhiệm vụ /SHD – 50 - Chiếu PHT cụ thể hóa yêu cầu: + HS thảo luận + HS báo cáo- KT “ Phòng tranh” - GV tổ chức đánh gíá - GV chiếu kết quả, HS tự đánh giá, rút kinh nghiệm. *Kĩ thuật: phân tích tranh ảnh. - Chiếu H6/21 - GV yêu cầu HS hoạt động cặp đôi trả lời câu hỏi C2/21 - GV đặt câu hỏi cho cặp nào xong trước: “ Qua đây, em thấy khí hậu ảnh hưởng đến yếu tố tự nhiên nào ? -GV nhận xét |
Hoạt động nhóm Đọc biểu đồ nhiệt độ và lượng mưa của 3 trạm. - HS làm việc cá nhân. - HS thảo luận nhóm. - Nhóm trưởng tổng hợp kết quả. - Các nhóm trao đổi kết quả làm việc.
Hoạt động cặp đôi HS quan sát. HS trả lời HS thảo luận, trình bày, bổ sung.
|
Bài 1/ 20: * Kết quả PHT ( phụ lục).
- Câu 2/21: + Rừng rậm gồm 5 tầng: tầng cỏ quyết, tầng cây bụi, tầng cây gỗ cao trung bình, tầng cây gỗ cao, tàng cây vượt tán. + Rừng ở đây có nhiều tầng chủ yếu do ảnh hưởng của nhiệt độ và lượng mưa, nên phát triển xanh tốt.- vì khí hậu nóng ẩm quanh năm.
- Khí hậu ảnh hưởng trực tiếp tới sự phát triển và phân bố của sinh vật chủ yếu thông qua nhiệt độ, nước, độ ẩm không khí và ánh sáng. | ||
C. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG, MỞ RỘNG (5 phút) Góp phần phát triển năng lực: tự học, liên hệ thực tế.... | ||||
- GV hướng dẫn, giao nhiệm vụ cho HS: ? Tìm các biểu hiện của khí hậu ở địa phương em để chứng tỏ Việt Nam nằm trong kiểu MT nhiệt đới gió mùa. |
Hoạt động cá nhân HS về nhà thực hiện. |
- HS nêu được cơ bản một số biểu hiện khí hậu của địa phương. | ||
HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ. 1. Học bài cũ, hoàn thành bài tập. 2. Hệ thống lại kiến thức bài học bằng sơ đồ tư duy. 3. Chuẩn bị bài 4: Môi trường đới ôn hòa. Ø Đọc SHD, trả lời câu hỏi phần 1. Ø Xác định VTĐL và tìm hiểu đặc điểm tự nhiên đới ôn hòa. | ||||
PHỤ LỤC
PHT ở bài tập 1/ 20
Đ ặc điểm
| NHIỆT ĐỘ | MƯA | KIỂU MT
| |||||
Tháng cao nhất( bao nhiêu độ) | Tháng thấp nhất ( bao nhiêu độ) | Biên độ nhiệt | Những tháng mưa nhiều | Tháng không | ||||
Xin-ga-po | T4, T9 ( 26 0 C) | T6 (25 0 C) | 1 0 C) | Mưa mưa nhiều cả 12 tháng | 0 | Xích đạo ẩm | ||
Mum-bai | T4(28 0 C) | T12(24 0 C) | 4 0 C | T6-T9 | T12 | Nhiệt đới | ||
Gia-mê-na | T5(33 0 C) | T1( 23 0 C) | 10 0 C | T5- T10 | T11, T12, T1, T2, T3 | Nhiệt đới gió mùa |
HÌNH 1
RÚT KINH NGHIỆM:
...................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................