Dưới đây là mẫu giáo án VNEN bài Tài nguyên thiên nhiên (T5). Bài học nằm trong chương trình Khoa học tự nhiên 8. Bài mẫu có: văn bản text, file PDF, file word đính kèm. Thầy cô giáo có thể tải về để tham khảo. Hi vọng, mẫu giáo án này mang đến sự hữu ích.

Tuần: Ngày soạn: Ngày dạy: Tiết: BÀI 33: TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN (T5) I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức - Trình bày được khái niệm tài nguyên thiên nhiên. Nêu được tiêu chí phân loại và phân loại được các dạng tài nguyên thiên nhiên. - Phân tích được vai trò của các dạng tài nguyên chủ yếu đối với đời sống của con người và sự phát triển kinh tế xã hội. - Thình bày được thực trạng sử dụng, khai thác và giải pháp quản lí, bảo vệ nguồn TNTN. 2. Kĩ năng - Quan sát; làm việc với bảng biểu; phân tích, so sánh, tổng hợp. - Kĩ năng hợp tác nhóm. 3. Thái độ - Tự hào về sự đa dạng TNTN của đất nước. Phản đối các hoạt động khai thác và sử dụng TNTN lãng phí, không hiệu quả. - Tích cực thực hiện và tuyên truyền các hoạt động bảo vệ TNTN ( rừng, đất, nước, năng lượng,...). 4. Năng lực, phẩm chất - Năng lực chung: Năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, tư duy logic. - Năng lực riêng: Năng lực nghiên cứu, quan sát, NL vận dụng kiến thức vào thực tiễn, năng lực sử dụng công nghệ thông tin. - Phẩm chất: Tự lập, tự chủ, tự tin; có trách nhiệm với bản thân và cộng đồng; bảo vệ môi trường. II. TRỌNG TÂM - Các dạng tài nguyên thiên nhiên - Sử dụng hợp lí tài nguyên thiên nhiên III. CHUẨN BỊ 1. Giáo viên - Tranh về các nguồn tài nguyên thiên nhiên, phiếu học tập, máy chiếu. - Bảng nhóm, bút dạ, máy chiếu. 2. Học sinh - Tìm hiểu về môi trường. IV. CÁC PHƯƠNG PHÁP VÀ KĨ THUẬT DẠY HOC 1. Phương pháp dạy học - Dạy học nhóm, nêu và giải quyết vấn đề, trực quan, dự án. 2. Kĩ thuật dạy học - Giao nhiệm vụ, chia nhóm, khăn phủ bàn, lắng nghe và phản hồi tích cực, chia sẻ nhóm đôi, phòng tranh. V. TIẾN TRÌNH TIẾT HỌC 1. Ổn định tổ chức 2. Kiểm tra bài cũ 3. Bài mới Hoạt động của GV và HS Nội dung cần đạt A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG 1. Hình thức tổ chức dạy học: Hoạt động cá nhân 2. Phương pháp: Dạy học Nêu và giải quyết vấn đề. 3. Kĩ thuật: Giao nhiệm vụ, đặt câu hỏi 4. Năng lực: NL sử dụng ngôn ngữ, NL tìm tòi khám phá dưới góc độ sinh học, NL nhận thức kiến thức sinh học. 5. Phẩm chất: Tự tin, tự chủ. GV: Yêu cầu HS hoạt động cá nhân trả lời câu hỏi: + Kể tên cá nguồn năng lượng? + Theo em những ngồn năng lượng nào sẽ được sử dụng nhiều trong tương lai. HS: trả lời các câu hỏi. HS khác nhận xét, đánh giá cho nhau. GV: Nhận xét và đặt vấn đề vào bài mới. A. Hoạt động khởi động C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP 1. Hình thức tổ chức dạy học: HĐ cá nhân, nhóm, cả lớp 2. Phương pháp: Vấn đáp, dạy học nhóm 3. Kĩ thuật: Giao nhiệm vụ, lắng nghe và phản hồi tích cực. 4. Năng lực: NL tìm tòi khám phá dưới góc độ sinh học, NL vận dụng kiến thức sinh học vào thực tiễn. 5. Phẩm chất: Tự tin, tự chủ, trách nhiệm, trung thực. GV: Yêu cầu HS hoạt động cá nhân: + Kể tên một số nguồn năng lượng đã và đang sử dụng ở Việt Nam. + Hiện có những nguồn năng lượng sạch nào mà Việt Nam sử dụng? HS: Đại diện một vài nhóm báo cáo kết quả, nhóm khác nhận xét, bổ sung. GV: Nhận xét và đánh giá C. Hoạt động luyện tập D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG 1. Hình thức tổ chức dạy học: HĐ cá nhân, nhóm 2. Phương pháp: Dạy học giải quyết vấn đề, PP thuyết trình 3. Kĩ thuật: Đặt câu hỏi, giao nhiệm vụ 4. Năng lực: NL tìm tòi khám phá dưới góc độ sinh học, NL vận dụng kiến thức sinh học vào thực tiễn. 5. Phẩm chất: Tự tin, tự chủ, trách nhiệm, trung thực. GV: Yêu cầu mỗi nhóm báo cáo nội dụng D.1 tại lớp. D. Hoạt động vận dụng E. HOẠT ĐỘNG TÌM TÒI MỞ RỘNG 1. Hình thức tổ chức dạy học: HĐ cá nhân, nhóm nhỏ 2. Phương pháp: Dạy học theo nhóm, dạy học giải quyết vấn đề. 3. Kĩ thuật: Đặt câu hỏi, giao nhiệm vụ, chia nhóm, cộng não. 4. Năng lực: NL tìm tòi khám phá dưới góc độ sinh học, NL vận dụng kiến thức sinh học vào thực tiễn. 5. Phẩm chất: Tự tin, tự chủ, trách nhiệm, trung thực. GV: Yêu cầu HS về nhà Tiếp tục tìm kiếm, thu thập tư liệu về thực trạng sử dụng, khai thác tài nguyên thiên nhiên từ mạng internet, từ ghi hình thực tế, …. E. Hoạt động tìm tòi mở rộng