Dưới đây là mẫu giáo án VNEN bài: Sự phát triển của khoa học- kĩ thuật và văn hóa thế giới thế kỉ XVIII- nửa đầu thế kỉ XX. Bài học nằm trong chương trình Khoa học xã hội 8 tập 1. Bài mẫu có: văn bản text, file PDF, file word đính kèm. Thầy cô giáo có thể tải về để tham khảo. Hi vọng, mẫu giáo án này mang đến sự hữu ích.
Ngày soạn: Ngày giảng: Điều chỉnh: BÀI 11- TIẾT 37, 38, 39, 40: SỰ PHÁT TRIỂN CỦA KHOA HỌC- KĨ THUẬT VÀ VĂN HÓA THẾ GIỚI THẾ KỈ XVIII- NỬA ĐẦU THẾ KỈ XX I. MỤC TIÊU BÀI HỌC: Qua bài học HS đạt được 1. Kiến thức: - Trình bày về thành tựu kĩ thuật, những tiến bộ tiêu biểu về khoa học tụ nhiên, khoa học xã hội và sự phát triển của văn học, nghệ thuật thế kỉ XVIII- XIX. - Nêu được sự phát triển của khoa học kĩ thuật thế giới nửa đầu thế kỉ XX, sự hình thành và phát triển của nền văn hóa Xô viết. 2. Kĩ năng: - Rèn luyện kĩ năng thuyết trình một nội dung lịch sử, kĩ năng so sánh, phân tích đánh giá khai thác tranh ảnh lịch sử. 3. Thái độ: - Khâm phục phát minh về khoa học kĩ thuật, trân trọng gìn giữ phát huy những giá trị văn hóa của nhân loại. 4. Định hướng hình thành phát triển năng lực - Phát triển năng lực đánh giá sự kiện, hiện tượng nhân vật theo quan điểm lịch sử. Biết vận dụng kiến thức về sự phát triển của khoa học- kĩ thuật và văn hóa thế giới thế kỉ XVIII- nửa đầu thế kỉ XX II. NỘI DUNG TRỌNG TÂM - Nội dung: + Sự phát triển của kĩ thuật, khoa học, văn học và nghệ thuật thế kỉ XVIII- XIX. + Sự phát triển của khoa học kĩ thuật và văn hóa thế giới nửa đầu thế kỉ XX. III. PHƯƠNG PHÁP TRỌNG TÂM - Phương pháp: Nêu vấn đề, gợi mở, vấn đáp, thảo luận nhóm, trình bày một phút kết quả thảo luận IV. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH: 1. Giáo viên: Tranh ảnh, tư liệu về sự phát triển của KH-KT & các nhà bác học điển hình đầu TK XX. 2. Học sinh: Đọc –tìm hiểu bài mới V. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC 1. Ổn định lớp. 2. Kiểm tra bài cũ. Câu hỏi: Nguyên nhân nào dẫn đến cuộc CTTGT2 (1939-1945)? Trình bày tóm lược DB cuộc CTTGT2? 3. Bài mới. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG - Mục tiêu: tạo hứng thú, tâm thế cho học sinh. - Phương pháp: vấn đáp - Thời gian: - Khởi động: + GV tổ chức HS hoạt động cá nhân. Giới thiệu bài: Trong thời gian đầu của TK XX, mặc dù nhân loại đã trải qua nhiều cuộc chiến tranh lớn nhỏ ở các khu vực trên thế giới, đặc biệt là 2 cuộc chiến tranh thế giới với những hậu quả nặng nề về người & của. Nhưng nhân loại cũng đạt được những thành tựu rực rỡ về VH, KH-KT. Những tiến bộ đó đã được ứng dụng vào cuộc sống, nâng cao đời sống cho con người, đó là… HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC - Mục tiêu: trang bị cho học sinh những kiến thức mới liên quan đến tình huống/vấn đề học tập nêu ra ở hoạt động khởi động. - Phương pháp: thuyết trình, pháp vấn, gợi mở, phân tích, nêu vấn đề, giảng bình, thảo luận nhóm… - Thời gian: HỌAT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS NỘI DUNG BÀI HỌC Hoạt động 1: Tìm hiểu sự phát triển của kĩ thuật, khoa học, văn học và nghệ thuật thế kỉ XVIII- XIX. Bước 1: Những thành tựu chủ yếu về kĩ thuật. GV: yêu cầu h/s nghiên cứu SGK. GV: để hoàn toàn chiến thắng chế độ phong kiến về kinh tế giai cấp tư sản cần tiếp tục cuộc cách mạng thứ hai sau cách mạng tư sản đó là cách mạng công nghiệp thế kỉ XVIII- XIX. * Thảo luận nhóm: ? Vì sao giai cấp tư sản phải đẩy mạnh cuộc cách mạng này? HS: đại diện nhóm trình bày. Nhóm khác bổ xung GV: đẩy mạnh sự phát triển của nền sản xuất từ sản xuất nhỏ sang sản xuất lớn. - Sản xuất tư bản quyết định tồn tại giai cấp tư sản, giai cấp tư sản không thể tồn tại nếu không luôn cách mạng công cụ lao động. ? CM công nghiệp bắt đầu ở đâu? Tại sao? - Ở Anh. * Thảo luận nhóm: ? Tại sao nói thế kỉ XIX được gọi là thế kỉ của sắt, máy móc và động cơ hơi nước? HS: Đại diện nhóm trình bày kết quả. GV: tổng hợp ý thảo luận. GV: kĩ thuật luyện kim được cải tiến lò Mác tanh, lò Bét xơ me thúc đẩy ngành sản xuất công nghiệp chế tạo máy, công cụ (máy tiện, máy phay…) sản xuất than, dầu hỏa, sắt…. - Động cơ hơi nước Giêm-Oát được ứng dụng rộng rãi đặc biệt trong giao thông liên lạc. ? Nêu những thành tựu chủ yếu trong giao thông liên lạc? ? Lấy dẫn chứng? HS: đọc dòng chữ nhỏ sgk - Máy tiện. - Máy phay, đường sắt. - Máy hơi nước. GV: giới thiệu hình 4, 5 và giải thích. HS: quan sát hình. ? Về nông nghiệp đã có thành tựu gì? - Phân hoá học. - Máy kéo. - Máy gặt đập. - Năng xuất cao. ? Thành quả đạt được trong lĩnh vực quân sự có tiến bộ gì ? - Đại bác, súng trường. - Chiến hạm vỏ thép. - Ngư lôi. - Khí cầu. * Thảo luận cặp đôi: ? Thành quả đạt được trong lĩnh vực quân sự gây hậu quả ntn đối với cuộc sống của con người ? HS: đại diện trình bày cặp đôi khác bổ sung. GV: bổ sung ý kiến chốt kiến thức GV: chuyển ý. Bước 2: Tìm hiểu về những tiến bộ KHTN, KHXH GV: Yêu cầu học sinh đọc thông tin quan sát ảnh 6, 7, 8, 9 SGK * Thảo luận cặp đôi: ? Nêu những phát minh lớn về khoa học tự nhiên trong các thể kỉ XVIII – XIX? HS: đại diện trình bày. GV: chuẩn xác kiến thức. GV: Thể kỉ XVIII- XIX đạt được nhiều thành tựu tiến bộ toán học Niu tơn, Lép ních, Lô-ba-sepxki.. Hóa học: Men-đê-lê-ép - Vật lí: Niu-tơn - Sinh vật: Đác uyn thúc đẩy xã hội phát triển. GV: chuyển ý. ? Vai trò của khoa học xã hội đối với đời sống xã hội loài người trong các thế kỉ XVIII- XIX? GV: Điểm lại các ngành khoa học xã hội ? - Ở Đức ra đời chủ nghĩa khoa học và phép biện chứng Phoi ơ bách, Hê ghen. - Học thuyết kinh tế chính trị Xmit, Ri-các-đô. - Học thuyết chủ nghĩa xã hội không tưởng Xanh xi mông, Phu ri ê( Pháp) Ô oen( Anh) - Học thuyết chủ nghĩa xã hội khoa học: Mác - Ăng ghen. GV: chuyển ý ? Các tác phẩm, tác giả nào nổi tiếng về văn học? - Mô da, Sô panh, Đa vít, Cuốc bê … ? Có các tác phẩm, tác giả nào nổi tiếng về nghệ thuật ? GV: Các tác phẩm, tác giả nổi tiếng về hội họa. Mô da, Sô panh, Đa vít, Cuốc bê. Các tác phẩm, tác giả nổi tiếng về nghệ thuật về nhà các em tìm hiểu rõ hơn SGK GV: kết luận. GV: chuyển ý. I. Sự phát triển của kĩ thuật, khoa học, văn học và nghệ thuật thế kỉ XVIII- XIX. 1. Những thành tựu chủ yếu về kĩ thuật. - Thế kỉ XVIII CM công nghiệp đầu tiên ở Anh sau đó Anh, Pháp, Mĩ…đã tạo nên một cuộc cách mạng trong sản xuất chuyển từ lao động thủ công sang lao động bằng máy móc, đưa nền kinh tế các nước tư bản phát triển nhanh chóng. - Việc phát minh ra máy hơi nước thúc đẩy ngành giao thông vận tải đường thủy và đường sắt ra đời. năm 1807 Phơn-tơn đóng tàu thủy chạy bằng động cơ hơi nước vượt đại dương. - Năm 1814 Xti-phen xơn chế tạo thành công xe lửa chạy trên đường sắt chở nhiều hành khách hàng hóa. - Máy điện tín được phát minh ở Nga, Mĩ tiêu biểu Mooc-xơ thế kỉ XIX. - Nông nghiệp: tiến bộ về kĩ thuật, phương pháp canh tác nâng cao năng xuất lao động. - Quân sự: sản xuất nhiều vũ khí mới: Ngư lôi, khí cầu, chiến hạm… phục vụ cho chiến tranh 2. Những tiến bộ về khoa học tự nhiên, khoa học xã hội. a. Khoa học tự nhiên: - Đầu thế kỉ XVIII Niu- tơn tìm ra thuyết vạn vật hấp dẫn. - Giữa thế kỉ XVIII Lô mô nô xốp tìm ra định luật bảo toàn vật chất và năng lượng. - Năm 1859 Đác- uyn tìm ra thuyết tiến hóa di truyền. b. Khoa học xã hội. - Triết học xuất hiện chủ nghĩa duy vật và phép biện chứng của Phoi-ơ-bách, Hê ghen (người Đức). - Về kinh tế học: A đam Xmít và Ri các đô xây dựng học thuyết chính trị kinh tế. - Chủ nghĩa xã hội không tưởng gắn liền với Xanh Xi mông, Phu ri ê, Ooen. - Học thuyết chủ nghĩa xã hội khoa học: Mác - Ăng ghen. c. Văn học nghệ thuật. - Văn học có những đóng góp cho cuộc đấu tranh chống chế độ phong kiến. - Pháp có Vôn-te, Mông-te-xki-ơ, rút xô. - Anh có bai rơn dùng văn học phê phán bất công trong xã hội. - Pháp có Ban-zac - Âm nhạc: Mô da, Bét tô ven, Sô-panh. - Hội hoạ: Đa vít, Cuốc-bê Hoạt động 2: Tìm hiểu sự phát triển của KHKT và văn hóa thế giới nửa đầu thế kỉ XX. GV nêu: bước vào thế kỉ XX, trên đà tiến của CM công nghiệp, nhân loại tiếp tục đạt được những thành tựu rực rỡ về KH-KT. ? Tại sao KH-KT lại luôn phát triển? - Do nhu cầu cuộc sống & SX luôn đòi hỏi ngày một cao. ? Cho biết những phát minh mới về vật lí đầu thế kỉ XX? GV phân tích: Lí thuyết tương đối của nhà bác học Anh-Xtanh đã mang lại 1 dấu ấn sâu sắc cho KH hiện đại khi xét lại các khái niệm vật lí về không gian & thời gian. - Các phát minh lớn về vật lí của TK XX: từ năng lượng nguyên tử đến la de, bán dẫn…đều liên quan đến lí thuyết này. GV giới thiệu hình 10- (SGK-112): Anh-Xtanh: - Ông là nhà bác học danh tiếng đầu TK XX có nhiều phát minh vĩ đại: + 1905: công bố công trình về lí thuyết tương đối hẹp. + 1907: Tìm ra công thức sự liên hệ giữa năng lượng & khối lượng của 1 vật làm cơ sở cho ngành vật lí hạt nhân. GV giới thiệu hình 81 (SGK-110): Chiếc máy bay đầu tiên trên thế giới do 2 anh em người Mĩ O vin & Uyn-bơ- rai chế tạo. ? Trong các lĩnh vực khác, khoa học có những phát minh mới nào? ? Em hãy nêu những phát minh K/H mà em biết trong nửa đầu TK XX? GV phân tích+ Chứng minh: - Các nhà K/H đã cho ra đời lí thuyết nguyên tử hiện đại mà trọng tâm là nguyên tử & cấu trúc bên trong (hạt nhân) của nó. - Người ta đã chứng minh được rằng: ở giữa nguyên tử có hạt nhân, xung quanh có các điện tử chạy theo một quỹ đạo nhất định, giống như các hành tinh chạy xung quanh mặt trời. => Như vậy thuyết nguyên tử hiện đại được ra đời & xuất hiện: hiện tượng phóng xạ, chế tạo ra chất đồng vị phóng xạ… + 1945: Bom nguyên tử được ra đời ở Mĩ. + 1946: Máy tính điện tử được ra đời, làm được vài ngàn phép tính trong một giây. - Trong lĩnh vực sinh học: Phản xạ có điều kiện, sinh học phân tử, chất kháng sinh Pi-ni-xi-lin ra đời. ? Những thành tựu KH-KT cuối TK XIX- đầu TK XX đã được sử dụng trong thực tiễn như thế nào? (Yêu cầu HS lấy dẫn chứng thêm trong cuộc sống). ? Theo em, các thành tựu KH-KT đó có tác dụng to lớn như thế nào? HS: lấy dẫn chứng GV phân tích: KH-KT đã giải phóng sức LĐ nặng nhọc để con người có điều kiện sáng tạo hơn nữa trong LĐ. Thúc đẩy nền KT nhiều nước phát triển vượt bậc. Đưa nhân loại tiến 1 bước nhảy vọt trong cuộc sống văn minh, tạo điều kiện cho con người phát triển toàn diện cả vật chất lẫn tinh thần. - Giúp cho các nước mới giành được độc lập, xây dựng đất nước trở nên hùng mạnh. ? Cách mạng KH-KT có hạn chế gì không? HS: suy nghĩ ? Em hiểu như thế nào về lời nói của nhà khoa học A-nô-ben “Tôi hi vọng rằng nhân loại sẽ rút ra được từ những phát minh khoa học những điều tốt hơn là điều xấu”? HS: suy nghĩ GV: liên hệ việc Mĩ ném 2 quả bom nguyên tử xuống Hi-rô-si-ma & Na-ga-sa-ki. => KH-KT cần phải được sử dụng vì tương lai tốt đẹp của nhân loại. GV: kết luận- chuyển ý. GV giải thích khái niệm “Văn hóa”: Là tổng thể nói chung những giá trị vật chất, tinh thần do con người sáng tạo ra trong lịch sử hoặc văn hóa là những hoạt động của con người nhằm thỏa mãn nhu cầu đời sống tinh thần. ? Nền văn hóa Xô Viết ra đời trong hoàn cảnh nào? ? Nền văn hóa Xô Viết được hình thành trên cơ sở nào? =>Ta gọi nền văn hóa Xô Viết là nền văn hóa mới ? Giáo dục Xô Viết nửa đầu thế kỉ XX đạt được những thành tựu gì? GV chứng minh: -Xóa bỏ mù chữ, thất học. - Sáng tạo ra chữ viết cho các dân tộc trước đây chưa có chữ viết. - Thực hiện chế độ phổ cập giáo dục bắt buộc 7 năm. - Các thành phố phổ cập THCS. Giáo dục đại học thu được thành tựu lớn. - 1932: 198.000 người có trình độ đại học. 319.000 người có trình độ cao đẳng… - Phát triển hệ thống giáo dục, nghệ thuật… - Chống tàn dư của chế độ cũ… ? Vì sao nói: Xóa nạn mù chữ là nhiệm vụ hàng đầu trong việc xây dựng nền văn hóa mới ở Liên Xô? HS: suy nghĩ GV: giới thiệu hình 12: Một lớp học xóa nạn mù chữ ở Liên Xô 1926. GV: liên hệ với Việt Nam năm 1946& hiện nay đảng ta có chủ trương như thế nào… => Như vậy trong gần 30 năm đầu của TK XX, Liên Xô có đội ngũ trí thức đông đảo để xây dựng & bảo vệ tổ quốc. ? Khoa học- kĩ thuật LX đã đạt được những thành tựu gì? HS: suy nghĩ HS xem ảnh (13/113): Xi-ôn-cốp-xki. - Ngay sau CTTGT2, Liên Xô đã giải quyết thành công vấn đề nguyên tử, phá thế độc quyền của Mĩ. Sử dụng nguyên tử vào mục đích hòa bình như: xây dựng nhà máy điện nguyên tử, tàu phá băng nguyên tử. ? Cho biết những thành tựu của văn hóa- nghệ thuật của Xô Viết? Ví dụ: Thi ca, sân khấu, điện ảnh. -Mooc-ki, Sô-lê-khốp, Lép-tôn-xtôi. ? Bằng sự hiểu biết của em hãy kể những tác phẩm văn học XV mà em biết? HS: suy nghĩ GV: kết luận II. Sự phát triển của khoa học kĩ thuật và văn hóa thế giới nửa đầu thế kỉ XX. 1. Sự phát triển của khoa học kĩ thuật. *Về vật lí: - Sự ra đời của lí thuyết nguyên tử hiện đại. - Đặc biệt lí thuyết tương đối của nhà bác học An- be- anh- Xtanh (Đức). * Các lĩnh vực K/H khác. - Hóa học, sinh học, khoa học Trái Đất đều đạt được những thành tựu to lớn. * Tác dụng: Nhiều phát minh được sử dụng: Điện thoại, điện tín, ra đa, hàng không, điện ảnh. - Nâng cao đời sống con người. * Hạn chế: - Sử dụng phương tiện gây chiến tranh để lại thảm họa cho nhân loại. - Các loại bệnh dịch mới - Ô nhiễm môi trường… 2. Sự hình thành và phát triển của nền văn hóa Xô viết. * Cơ sở hình thành: - Ra đời sau cách mạng tháng Mười Nga thành công. - Tư tưởng của chủ nghĩa Mác Lê nin. tinh hoa văn hóa nhân loại. * Những thành tựu: - Giáo dục: + Từ năm 1921-1941: 60 triệu người thoát nạn mù chữ. * Khoa học- kĩ thuật: - Đạt được nhiều thành tựu, chiếm lĩnh nhiều đỉnh cao của khoa học thế giới. * Văn hóa- nghệ thuật: + Có những cống hiến lớn lao cho văn hóa nhân loại. + Xuất hiện nhiều nhà văn nổi tiếng. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP - Mục tiêu: hoàn thiện kiến thức vừa chiếm lĩnh được. - Phương pháp: Vấn đáp - Thời gian: + HS: làm việc cá nhân, hoàn thành bài tập trong SHDH. + HS: báo cáo kết quả; bổ sung + GV: nhận xét, đánh giá, kết luận + Bài tập luyện tập: * Bài tập1: đánh dấu X vào đầu những phát minh khoa học nửa đầu thế kỉ XX? a- Lí thuyết tương đối. c - Điện tín. – Ra-đa. b- Phản xạ có điều kiện. d- Chất kháng sinh Pê-ni- xi-lin. - Sinh học phân tử. * Bài tập 2: Kể tên những tác phẩm văn học thế kỉ XV mà em biết? HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG - Mục tiêu: phát hiện các tình huống thực tiễn và vận dụng được các kiến thức, kĩ năng trong cuộc sống tương tự tình huống/vấn đề đã học. - Phương pháp: Vấn đáp các câu hỏi sau khi hình thành kiến thức mới - Thời gian: GV: Hướng dẫn HS về nhà thực hiện các yêu cầu theo SHDH HOẠT ĐỘNG TÌM TÒI, MỞ RỘNG - Mục tiêu: sưu tầm, mở rộng các kiến thức đã học - Phương pháp: đàm thoại - Thời gian: GV: Hướng dẫn HS về nhà thực hiện các yêu cầu theo SHDH HS: Tìm hiểu và đọc thêm kiến thức, tài liệu 4. Hướng dẫn về nhà. - Học bài, biết liên hệ thực tiễn. - Chuẩn bị bài mới: Bài 16 Cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp từ năm 1858- đến năm 1884.