Dưới đây là mẫu giáo án VNEN bài: Cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp từ năm 1858- đến năm 1884. Bài học nằm trong chương trình Khoa học xã hội 8 tập 2. Bài mẫu có: văn bản text, file PDF, file word đính kèm. Thầy cô giáo có thể tải về để tham khảo. Hi vọng, mẫu giáo án này mang đến sự hữu ích.
Ngày soạn: Ngày giảng: Điều chỉnh: LỊCH SỬ VIỆT NAM BÀI 16 - TIẾT 41, 42, 43: CUỘC KHÁNG CHIẾN CHỐNG THỰC DÂN PHÁP TỪ 1858 ĐẾN NĂM 1884 I. Mục tiêu bài học. Sau bài học HS đạt được 1. Kiến thức. - Trình bày được nguyên nhân, âm mưu và quá trình xâm lược nước ta của thực dân Pháp. - Trình bày được phong trào kháng chiến chống Pháp của nhân dân ta tù năm 1858 đến năm 1884 và nội dung hai bản hiệp ước 1883, 1884. - Lí giải trách nhiệm của triều đình nhà Nguyễn trong việc để mất nước vào tay thực dân Pháp. 2. Kĩ năng: - Trình bày diễn biến trên lược đồ, kĩ năng giải thích, phân tích, đánh giá, khai thác tranh ảnh lịch sử. 3. Thái độ: - Nhận thức rõ bản chất của thực dân Pháp xâm lược, đánh giá trách nhiệm của nhà Nguyễn đối với việc mất nước. - Khâm phục tinh thần chiến đấu anh dũng của quân và dân ta trong kháng chiến chống Pháp từ năm 1858 đến năm 1884. 4. Định hướng hình thành phát triển năng lực - Tái tạo kiến thức, tổng hợp, giải thích, nhận xét, phân tích, đánh giá sự kiện lịch sử. II. NỘI DUNG TRỌNG TÂM - Nội dung: + Sự kiện thực dân Pháp xâm lược Việt Nam. + Cuộc kháng chiến chống Pháp từ năm 1858 đến năm 1873 + Cuộc kháng chiến lan rộng ra toàn quốc 1873- 1884 + Hai bản Hiệp ước Hácmăng (1883), Pa- tơ-nốt (1884) và sự sụp đổ nhà nước phong kiến Việt Nam. III. PHƯƠNG PHÁP TRỌNG TÂM - Phương pháp: Nêu vấn đề, gợi mở, vấn đáp, thảo luận nhóm, trình bày một phút kết quả thảo luận IV. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH: 1. Giáo viên: - Lược đồ ĐNA trước sự xâm lược của thực dân phương Tây. - Lược đồ chiến trường Đà Nẵng, Gia Định. - Tranh ảnh quân Pháp tấn công đại đồn Chí Hòa. 2. Học sinh: - Đọc trước bài mới. V. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC 1. Ổn định lớp. 2. Kiểm tra bài cũ. 3. Bài mới. III. Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy học. 1. Khởi động. * Ổn định tổ chức: * Kiểm tra bài cũ: không * Giới thiệu bài: Sau khi các cuộc CMTS ở Châu Âu & Bắc Mĩ hoàn thành, CNTB tiếp tục những cuộc XL ở Châu Á, Phi & MLT để mở rộng thị trường, vơ vét bóc lột các thuộc địa phục vụ cho sự phát triển của CNTB. ĐNA nói chung, VN nói riêng cũng nằm trong nguy cơ đó. Tuy nhiên bị xâm lược có đồng nghĩa với bị mất nước hay không …. 2. Hình thành kiến thức. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG - Mục tiêu: tạo hứng thú, tâm thế cho học sinh. - Phương pháp: vấn đáp - Thời gian: - Khởi động: + GV tổ chức HS hoạt động cá nhân. + HS trả lời GV nhận xét và kết luận Giới thiệu bài: Sau khi các cuộc CMTS ở Châu Âu & Bắc Mĩ hoàn thành, CNTB tiếp tục những cuộc XL ở Châu Á, Phi & MLT để mở rộng thị trường, vơ vét bóc lột các thuộc địa phục vụ cho sự phát triển của CNTB. ĐNA nói chung, VN nói riêng cũng nằm trong nguy cơ đó. Tuy nhiên bị xâm lược có đồng nghĩa với bị mất nước hay không …. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC - Mục tiêu: trang bị cho học sinh những kiến thức mới liên quan đến tình huống/vấn đề học tập nêu ra ở hoạt động khởi động. - Phương pháp: thuyết trình, pháp vấn, gợi mở, phân tích, nêu vấn đề, giảng bình, thảo luận nhóm… - Thời gian: HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS NỘI DUNG BÀI HỌC Hoạt động 1: Tìm hiểu sự kiện thực dân Pháp xâm lược Việt Nam GV sử dụng bản đồ: ĐNA trước sự xâm lược của CNTD phương Tây. GV trình bày: Sau khi các cuộc CMTS ở Châu Âu & Bắc Mĩ hoàn thành, CNTB tiếp tục những cuộc XL ở Châu Á, Phi, Mĩ la tinh. ? Mục đích XL của CNTB phương Tây đối với Châu Á, Phi, MLT là gì? - Để mở rộng thị trường, vơ vét bóc lột các thuộc địa phục vụ cho sự phát triển của CNTB. ? Cho biết cụ thể các nước ĐNA bị ĐQ nào XL? - In-đô-nê-xi-a: Thuộc địa của Hà Lan. - Miến Điện, Bru- nây, Xin-ga-po: của Anh. - Phi-líp-pin: Thuộc địa của Tây-Ban-Nha, sau đó là của Mĩ. -Việt Nam, Lào, CPC: Thuộc địa của Pháp. - Thái Lan: lệ thuộc vào các nước ĐQ. ? Nguyên nhân nào dẫn đến TDP xâm lược nước ta? * Nguyên nhân sâu xa: * Nguyên nhân trực tiếp: - Sự suy yếu, bạc nhược, các chính sách thủ cựu của triều đình Huế. - Lấy chiêu bài bảo vệ đạo Gia Tô. GV phân tích: - Âm mưu XL của TDP được thể hiện rõ nhất là từ khi bị Anh gạt khỏi Ấn Độ (1852) khi Na-pô-lê-ông III lên ngôi. Để thực hiện ý đồ của mình, TDP đã sử dụng các phần tử công giáo phản động đi trước 1 bước. - Lấy cớ bảo vệ đạo thiên chúa, Pháp đã liên minh với Tây Ban Nha để tiến đánh nước ta vào chiều ngày 31/8/1858. GV: sử dụng lược đồ chiến trường Đà Nẵng 1858-1859. ? Vì sao Pháp lại chọn Đà Nẵng là điểm mở đầu cho cuộc tấn công XLVN? - Âm mưu chiến lược của Pháp là “Đánh nhanh, thắng nhanh”. Chúng thấy Đà Nẵng có thể thực hiện được vì: + Vùng biển Đà Nẵng nước sâu, thuận lợi cho tàu chiến ra, vào. + Đà Nẵng gần Huế (cách Huế 100 km), nếu chiếm được Đà Nẵng thì tiến lên chiếm Huế, buộc triều đình Nguyễn (triều đại PK cuối cùng trong lịch sử phong kiến VN) đầu hàng, nhanh chóng kết thúc chiến tranh. ? Tình hình chiến sự ở Đà Nẵng diễn ra như thế nào? - Chiều 31/8/1858: liên quân Pháp & Tây Ban Nha đã dàn trận trước cửa biển Đà Nẵng: + Lực lượng tham gia tấn công Đà Nẵng có gần 3000 quân Pháp + Tây Ban Nha. + Sáng 1/9/1858: Quân Pháp gửi tối hậu thư cho quan trấn thủ Trần Hoàng yêu cầu nộp thành không điều kiện & phải trả lời trong vòng 2 tiếng đồng hồ. Chưa hết giờ hẹn, chúng đã nã đại bác như mưa vào các đồn lũy của ta. ? Trước tình hình này nhân dân ta đã kháng Pháp như thế nào? * GV phân tích: - Khi được điều làm tổng chỉ huy mặt trận Quảng Nam- Đà Nẵng, Nguyễn Tri Phương đã áp dụng kế hoạch gồm 2 điểm: + Triệt để sơ tán “vườn không nhà trống”, bất hợp tác với giặc. + Xây dựng phòng tuyết cản giặc từ Hải Châu tới Thạch Giản dài 4 km. + Được sự ủng hộ & phối hợp chiến đấu của ND, Nguyễn Tri Phương tạm thời ngăn chặn được quân Pháp, không cho chúng tiến sâu vào đất liền. GV: chuyển ý. => Như vậy kế hoạch đánh nhanh, thắng nhanh của TDP đã bị thất bại. GV: Sau 5 tháng ở Đà Nẵng, TDP hầu như dẫm chân tại chỗ, khó khăn ngày càng nhiều, vì quân lính không hợp khí hậu nên ốm đau, chết quá nhiều. Hơn nữa thuốc men, thực phẩm lại thiếu, chúng tiến thoái lưỡng nan, cuối cùng Giơ-nui-y quyết định chỉ để lại 1 bộ phận nhỏ ở Đà Nẵng còn đại quân kéo vào Gia Định. ? Theo em, Pháp kéo vào Gia Định vì lí do gì? - Nam Kì là kho lúa gạo, nếu cắt đứt sự viện trợ lương thực của Nam Kì thì Huế sẽ khó khăn. Nếu lấy được Nam Kì thì chúng sẽ đánh sang CPC. - Chính vì vậy, TDP phải hành động ngay, vì Anh đang ngấp nghé đánh Sài Gòn. => ? Em có nhận xét gì về thái độ chống quân Pháp xâm lược của triều đình Huế? - Khiếp sợ, bạc nhược không dám tấn công quân Pháp. Trong khi đó quân lại đông hơn, vũ khí, lương thực lại nhiều hơn… ? Trong lúc quan quân nhà Nguyễn bỏ thành mà chạy thì nhân dân kháng chiến như thế nào? - Nhân dân tự động đứng lên kháng chiến chống lại TDP làm cho chúng gặp rất nhiều khó khăn. ? Sau khi mất thành Gia Định, triều đình Huế chống Pháp như thế nào? - Triều đình không có quyết tâm chống giặc, chỉ “thủ hiểm” ở Chí Hòa. GV thuật: - Sau khi chiếm được Gia Định, TDP đã biết rõ sự bạc nhược của triều đình Huế, cho nên 7/1860: khi tô giới Pháp ở Hoa Bắc TQ gặp khó khăn, chúng đã điều đại quân ở Gia Định sang ứng cứu, chúng chỉ để lại ở Gia Định chưa đến 1000 quân dàn mỏng trên phòng tuyến dài 10 km, thế nhưng quan quân nhà Nguyễn vẫn án binh bất động, khi nào bị đánh mới chống trả, nếu không thì thôi. Cho nên lực lượng của Pháp ở Gia Định ít nhưng chúng vẫn không sợ bị tiêu diệt. - Trong lúc PT kháng chiến của ND Gia Định rất mạnh, quân địch bị tập kích, đột kích khắp nơi, chúng không dám đóng quân xa ngoài tầm đại bác & đóng quân trên tàu chiến ở sông Sài Gòn, thì triều đình đã không biết dựa vào dân, dựa vào chỗ yếu của giặc để đánh lại mà chỉ tập trung lực lượng xây dựng đại đồn Chí Hòa. - Sau khi hiệp ước Bắc Kinh được kí kết (25/10/1860) tình hình TQ tạm thời ổn định, TDP kéo quân về tiêu diệt đại đồn của nhà Nguyễn. Như vậy phương châm tác chiến “trì cửu”, “án binh bất động” không chủ động đánh giặc của triều đình Huế là hết sức sai lầm. Sau khi đại đồn thất thủ, triều đình Nguyễn từng bước trượt dài trên con đường đầu hàng TDP. ? Thực dân Pháp tấn công đại đồn Chí Hòa như thế nào? GV: hướng dẫn HS quan sát hình 6: Quân Pháp tấn công đại đồn Chí Hòa. ? Trước tình hình đó triều đình Huế đã làm gì? HS: suy nghĩ. ? Em hãy nêu những nội dung cơ bản của hiệp ước 5/6/1862? ? Tại sao triều đình Huế kí hiệp ước Nhâm Tuất? - Mục đích là nhân nhượng với Pháp để giữ lấy quyền lợi giai cấp & dòng họ. - Rảnh tay ở phía Nam để đối phó với phong trào nông dân khởi nghĩa ở phía Bắc. ? Điều ước này đã vi phạm chủ quyền nước ta như thế nào? - Đây là hiệp ước đầu tiên nhà Nguyễn kí với Pháp, nhượng 3 tỉnh Đông Nam Kì & Côn Đảo cho Pháp. ? Hiệp ước này có ảnh hưởng gì tới phong trào kháng chiến của dân tộc? GV: kết luận. GV: chuyển ý 1. Sự kiện thực dân Pháp xâm lược Việt Nam. a. Chiến sự ở Đà Nẵng những năm 1858-1859. * Nguyên nhân TDP xâm lược Việt Nam. - Từ giữa thế kỉ XIX các nước Phương Tây đẩy mạnh xâm lược các nước Phương Đông để mở rộng thị trường, vơ vét nguyên liệu. - Việt Nam có vị trí thuận lợi, giàu tài nguyên thiên nhiên. - Chế độ phong kiến Việt Nam khủng hoảng suy yếu. * Chiến sự ở Đà Nẵng: - Lấy cớ bênh vực đạo Gia Tô liên quân Pháp Tây Ban Nha kéo đến Việt Nam - Sáng 1/9/1858: TDP nổ súng XL nước ta. - Dưới sự lãnh đạo của Nguyễn Tri Phương ta đã thu được thắng lợi bước đầu. - Sau 5 tháng XL, TDP chiếm được bán đảo Sơn Trà. b. Chiến sự ở Gia Định 1859. - Ngày 17/2/1859: Pháp tấn công thành Gia Định quân triều đình chống cự yếu ớt rồi tan rã. - Sáng 24/12/1861: TDP tấn công đại đồn Chí Hòa thừa thắng chiếm 3 tỉnh miền Đông và thành vĩnh Long. - 5/6/1862: Triều đình Huế kí hiệp ước Nhâm Tuất với Pháp thừa nhận quyền cai quản của Pháp ở ba tỉnh miền Đông Nam Kì và đảo Côn Lôn. + Nội dung: (SGK-116). Hoạt động 2: Cuộc kháng chiến chống Pháp từ năm 1858 đến năm 1873. GV: Yêu cầu HS nghiên cứu SGK quan sát hình ? Em hãy xác định những địa danh nổ ra phong trào kháng chiến của nhân dân ta ở Đà Nẵng & 3 tỉnh miền Đông Nam Kì? ? Cho biết thái độ của nhân dân ta khi thực dân Pháp xâm lược Đà Nẵng? - Nhân dân ta rất căm phẫn trước sự xâm lược của TDP, khi TDP nổ súng XL Đà Nẵng cũng là lúc bắt đầu cuộc kháng chiến của nhân ta chống TDP xâm lược. GV: - Khi biết Pháp đánh Đà Nẵng, đốc học Phạm Văn Nghị (Nam Định) đã chiêu mộ 300 quân (nho sĩ) khỏe mạnh vào ứng cứu cho Đà Nẵng, nhưng khi họ vào Huế thì Pháp đã rút khỏi Đà Nẵng vào Gia Định, họ xin vào Gia Định, nhưng triều đình không đồng ý, buộc Phạm Văn Nghị phải đưa quân ra Bắc. - Nhân dân Đà Nẵng đã đánh địch bằng mọi vũ khí có sẵn trong tay nên 5 tháng (từ 1/9/1858->2/1959) Pháp chỉ chiếm được bán đảo Sơn Trà. ? Sau khi thất bại ở Đà Nẵng, TDP kéo vào Gia Định, phong trào kháng chiến ở Gia Định ra sao? - 1859: TDP kéo vào Gia Định, thì=> GV nêu: Nguyễn Trung Trực đã đốt cháy chiếc tàu Ét-pê-răng (Hi Vọng) của Pháp trên sông vàm cỏ đông (10/12/1861). - Nghĩa quân Nguyễn Trung Trực đã sáng tạo ra cách đánh phá thuyền rất hiệu quả làm cho TDP lúng túng trên chiến trường. Nhiều nơi ở Nam Bộ đã lợi dụng cách đánh này. ? Em có biết gì về cuộc khởi nghĩa của Trương Định? - Là cuộc KN điển hình nhất ở Nam kì lúc đó, làm cho địch thất điên bát đảo. GV: lược thuật cuộc KN của Trương Định: - Ngay từ khi Pháp đánh Gia Định (17/2/1859), Trương Định đã phối hợp với quân đội triều đình đánh giặc. Lực lượng nghĩa quân phát triển rất nhanh, địa bàn hoạt động rất rộng lớn như: Gò Công, Tân An, Mĩ Tho, Chợ Lớn, Gia Định, 2 nhánh sông Vàm Cỏ, từ biển đông lên tới Căm-Pu-Chia. Ông kiêm lãnh hay liên lạc với hầu hết các toán quân như: Đỗ Trình Thoại, Lê Cao Dõng, Nguyễn Trung Trực, Võ Duy Dương. - 1862: Phong trào gần như tổng khởi nghĩa toàn miền, trừ ngoại vi trực tiếp Sài Gòn, Khi thấy lực lượng khởi nghĩa lớn nhanh, quân Pháp & triều đình đã cấu kết với nhau dẹp tắt khởi nghĩa bằng cách cử ông đi trấn nhậm tại An Giang & cử người phá hoại khởi nghĩa nhưng quần chúng đã tôn ông là Bình Tây Đại Nguyên Soái, vì thế ông đã ở lại chống giặc với nhân dân tới cùng. GV: Giới thiệu H8: Trương Định nhận phong soái. HS: quan sát ? Em hãy mô tả quang cảnh buổi lễ phong soái Trương Định? - Buổi lễ giản dị nhưng trang nghiêm, tại một vùng nông thôn ở Nam bộ xưa. Có một lễ đài bằng gỗ, trên đặt hương án, có bức trướng ghi dòng chữ “Bình Tây đại Nguyên Soái”, đông đảo các tầng lớp nhân dân có mặt, đại diên nhân dân trịnh trọng dâng kiếm lệnh cho Trương Định. ? Theo em cuộc khởi nghĩa của Trương Định có những nét gì đặc sắc nhất? - Ông vốn là quan lại của triều đình, nhưng ông đã đứng về phía nhân dân, phản đối lệnh bãi binh, tổ chức cuộc kháng chiến. - Căn cứ chính của cuộc khởi nghĩa ở Tân Hòa, nó còn là đại bản doanh của phong trào kháng chiến chống Pháp toàn miền Nam. - Nghĩa quân chiến đấu anh dũng không chịu đầu hàng, tiêu biểu là chủ tướng Trương Định. ? Sau KN của Trương Định thất bại, phong trào kháng chiến ở Nam Bộ phát triển ra sao? - Trương Quyền (con Trương Định) tiếp tục đưa một bộ phận nghĩa quân lên Tây Ninh, kết hợp với người Căm Pu Chia chống Pháp, còn các bộ phận khác tỏa đi các nơi lập căn cứ kháng chiến chống Pháp. ? Nhận xét đánh giá như thế nào về tinh thần đấu tranh chống thực dân Pháp ngay từ khi Pháp xâm lược nước ta? GV: Từ khi TDP xâm lược VN ở Đà Nẵng & 3 tỉnh miền Đông, Nam Kì, nhân dân ta đã quyết tâm kháng Pháp, phong trào ở 3 tỉnh miền đông phát triển sôi nổi, đã hình thành các trung tâm kháng chiến lớn. GV: chuyển ý ? Cho biết tình hình nước ta sau điều ước 5/6/1962? ? Thực dân Pháp chiếm 3 tỉnh miền Tây Nam Kì như thế nào? - Lợi dụng sự nhu nhược của triều đình Huế, TDP đã chiếm 3 tỉnh miền Tây Nam Kì không tốn 1 viên đạn. GV: dùng lược đồ hình 9 SGK: Xác định 3 tỉnh miền Tây & giải thích: - 1863: TDP chiếm CPC, sau đó nhiều lần vu cáo quan lại triều đình 3 tỉnh miền Tây ủng hộ phong trào kháng chiến cho 3 tỉnh miền Đông, vì thế buộc chúng phải thôn tính nốt 3 tỉnh miền Tây. - 10/1866: chúng cử phái viên ra Huế để thăm dò thái độ của triều đình & hứa hẹn nếu triều đình giao 3 tỉnh miền Tây cho Pháp thì chúng sẽ giúp triều đình trừ giặc biển & đình mọi khoản bồi thường chiến phí. - 2/1867: Pháp cử người ra Huế đòi chiến phí & nhượng 3 tỉnh miền Tây cho Pháp, triều đình không đồng ý. - Từ 20-24/6/1867 chúng chiếm 3 tỉnh miền Tây Nam Kì. GV: dùng lược đồ: những địa điểm nổ ra K/N ở Nam Kì (1860-1875). GV thuật (SGK-118+119). ? Dựa vào lược đồ, trình bày những nét chính về cuộc K/C chống TDP của ND Nam Kì? - Nhân dân Nam Kì nêu cao tinh thần quyết tâm chống giặc, họ nổi lên khởi nghĩa khắp nơi. - Nhiều trung tâm K/C được thành lập: Đồng Tháp Mười, Tây Ninh, Vĩnh Long, Sa Đéc, Trà Vinh với những lãnh tụ nổi tiếng như: Trương Quyền, Phan Tôn, Phan Liêm, Nguyễn Trung Trực, Nguyễn Hữu Huân… - Một số do hoàn cảnh không trực tiếp tham gia chiến đấu đã dùng văn thơ để cổ vũ tinh thần chiến đấu của nghĩa quân như: Nguyễn Đình Chiểu, Phan Văn Trị… - Một số người bị Pháp hành hình đã giữ được tinh thần chiến đấu kiên cường bất khuất đến cùng như Nguyễn Trung Trực, Nguyễn Hữu Huân. ? Em lấy ví dụ về một số bài thơ của tác giả Nguyễn Đình Chiểu, Phan Văn Trị? - Chạy giặc, Thà đui, Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc…. GV: yêu cầu HS nhắc lại câu nói của Nguyễn Trung Trực khi bị chém đầu: “Bao giờ người Tây nhổ hết cỏ nước Nam thì mới hết người Nam đánh Tây”. ? Em hiểu gì về câu nói của Nguyễn Trung Trực? - Từ 1867->1875: Hàng loạt các cuộc khởi nghĩa chống Pháp vẫn tiếp tục nổ ra ở Nam Kì. * Thảo luận nhóm: ? Phong trào K/C của nhân dân 3 tỉnh miền Đông & miền Tây Nam Kì giống & khác nhau như thế nào? HS: đại diện nhóm trình bày, nhóm khác bổ sung Giống: Phát triển sôi nổi, đều khắp ở những nơi TDP xâm lược. Khác: + Phong trào ở 3 tỉnh miền Đông sôi nổi & quyết liệt hơn. Hình thành những trung tâm kháng chiến lớn như của: Trương Định, Võ Duy Dương. + Ba tỉnh miền Tây không có những trung tâm kháng chiến lớn. ? Vì sao lại có sự khác nhau đó? - Pháp rút kinh nghiệm ở 3 tỉnh miền Đông, cho nên chúng thành lập sẵn hệ thống chính quyền ở miền Đông sang áp đặt vào 3 tỉnh miền Tây, vì thế phong trào 3 tỉnh miền Tây phát triển khó khăn hơn. GV: chuyển ý. 2. Cuộc kháng chiến chống Pháp từ năm 1858 đến năm 1873 a. Kháng chiến ở Đà Nẵng và ba tỉnh miền Đông Nam Kì. - Tại Đà Nẵng: nhiều toán nghĩa binh đã kết hợp với quân đội triều đình để đánh Pháp. - Tại Gia Định và ba tỉnh miền Đông Nam Kì: + Phong trào kháng chiến càng sôi nổi hơn. + Nghĩa quân của Nguyễn Trung Trực đốt cháy tàu Hi Vọng của Pháp trên sông Vàm Cỏ Đông (10.12.1861). + Cuộc khởi nghĩa của Trương Định ở Gò Công làm cho quân Pháp khốn đốn gây cho chúng nhiều thiệt hại. + Khởi nghĩa của Trương Quyền ở Tây Ninh. b. Kháng chiến lan rộng ba tỉnh miền Tây Nam Kì. * Tình hình nước ta sau điều ước 5/6/1862. - Triều đình Huế ngăn cản phong trào chống Pháp của nhân dân ta ở Nam Kì và ra lệnh bãi binh. - Thái độ cầu hòa của triều đình Huế Pháp chiếm được ba tỉnh miền tây Nam Kì không tốn một viên đạn nào. - Phòng trào chống Pháp diễn ra dưới nhiều hình thức phong phú: + Bất hợp tác với giặc kiên quyết đấu tranh vũ trang nhiều trung tâm kháng chiến ra đời. + Một bộ phận dùng văn thơ lên án TDP và tay sai cổ vũ lòng yêu nước Phan Văn Trị, Nguyễn Đình Chiểu… * Phong trào K/C của nhân dân 6 tỉnh Nam Kì: (SGK-7). Hoạt động 3: Tìm hiểu cuộc kháng chiến lan rộng ra toàn quốc 1873-1884 GV: yêu cầu HS đọc thông tin quan sát hình ảnh 10, 11SGk ? Vì sao khi chiếm Nam Kì, Pháp lại xúc tiến việc xâm chiếm Bắc Kì? - Âm mưu của Pháp là muốn chiếm toàn bộ VN để làm thuộc điạ, nên chiếm xong Nam Kì, tất nhiên là chúng xúc tiến chiếm Bắc Kì. -Bắc Kì là nơi giàu tài nguyên, đông dân, lại có con sông Hồng nối liền với Hoa Nam -Trung Quốc…Chính vì vậy, Pháp coi việc đánh chiếm Bắc Kì là 1 vấn đề sống còn cho tương lai của sự thống trị của Pháp ở vùng Viễn Đông này. ? Nguyên nhân sâu xa & nguyên cớ trực tiếp nào khiến TDP đánh chiếm Bắc Kì lần1? GV: Phân tích. -TDP muốn nhảy vào Vân Nam (Trung Quốc) bằng đường sông Mê Công, nhưng không thành, (vì sông nhiều ghềnh thác), cho nên chúng đã chuyển sang do thám sông Hồng để nhảy vào Vân Nam TQ bằng con đường này. GV: Giải thích thêm về vụ Giăng-duy-puy: - Để dọn đường cho đạo quân XL, việc làm đầu tiên là từ cuối 1872 Pháp đã tung tên lái súng Đuy- Puy ra bắc với nhiệm vụ khai phóng sông Hồng & khiêu khích triều đình Huế. - Đuy-puy đã có những hành động ngang ngược như: tự tiện ngược sông Hồng để buôn bán với TQ. + Bắt người đưa xuống tàu giam giữ, cướp phá thuyền bè trên sông… ? Việc Pháp cử Gác-ni- ê kéo quân ra Bắc thực chất có phải để giải quyết vụ Đuy-puy không? Em có nhận xét gì về cách bố trí này của TDP? - Việc Đuy-puy ra khiêu khích ngoài Bắc là nằm trong kế hoạch đánh chiếm Bắc Kì của TDP. - Còn Gác- ni- ê ra giải quyết vụ Đuy puy chỉ là cái cớ hợp pháp mà chúng không mất thời gian, không tốn súng đạn để tấn công Bắc Kì…-> Đây là kế hoạch vừa khôn khéo vừa thâm hiểm của TDP mà triều đình Huế không hay biết, bị mắc mưu kẻ thù. ? Cho biết tình hình chiến sự ở Bắc Kì diễn ra như thế nào? GV: Thuật diễn biến. ? Sau khi chiếm thành Hà Nội, chiến sự ở các tỉnh Bắc Kì diễn ra như thế nào? => Như vậy chỉ trong vòng không đầy 1 tháng, toàn bộ đồng bằng châu thổ sông Hồng đã rơi vào tay Pháp. ? Tại sao quân triều đình ở Hà Nội đông gấp nhiều lần quân địch mà không thắng chúng? - Vì: quân triều đình không chủ động tấn công địch. + Trang thiết bị lạc hậu, thô sơ. GV: chuyển ý ? Trình bày phong trào kháng chiến của nhân dân Hà Nội 1873? HS: suy nghĩ. ? Trong thời kì này, quân & dân Hà Nội đã lập nên chiến thắng điển hình nào? Em biết gì về chiến thắng đó? HS: suy nghĩ. GV: Minh họa thêm về trận Cầu Giấy - Từ 2 phía: Bắc Ninh & Sơn Tây 2 cánh quân của Trương Quang Đản & Hoàng Tá Viêm phối hợp với quân cờ đen của Lưu Vĩnh Phúc tạo thành thế bao vây uy hiếp giặc ở Hà Nội. - Để phá vây, Gác- ni-ê liều mạng tổ chức cuộc hành quân lên Sơn Tây vào sáng 21.12.1873. Đến Cầu giấy bị ta phục kích, quân ta chiến đấu dũng cảm, mưu trí đã diệt nhiều tên Pháp, tên chỉ huy Gác- ni- ê bị giết tại trận. ? Chiến thắng ở Cầu Giấy có ảnh hưởng lớn đến tình hình của ta & Pháp lúc đó như thế nào? HS: suy nghĩ. ? Cho biết phong trào kháng chiến tại các tỉnh Bắc Kì trong thời gian này(1873-1874)? GV: Phân tích: - Sau trận Cầu Giấy, nhân dân Nam Định đánh mạnh hơn, quân Pháp đóng trong thành Nam Định đã toan bỏ chạy về Hà Nội, sau đó tàu chiến yểm trợ, chúng mới dám ở lại. - Lúc này chính giới Pháp gặp nhiều khó khăn, chúng rất lo Anh & Trung Quốc can thiệp vào Bắc Kì. Cho nên, TDP ở Đông Dương muốn nghị hòa. Triều đình nhu nhược không biết dựa vào dân để chống giặc nên đã kí với Pháp điều ước Giáp Tuất (1874). ? Cho biết nội dung của điều ước Giáp Tuất 15/3/1874? * Thảo luận nhóm ? Tại sao nhà Nguyễn lại kí điều ước 1874? HS: đại diện nhóm trình bày. - Vì sự nhu nhược của triều đình nhà Nguyễn. - Vì tư tưởng “chủ hòa” để bảo vệ quyền lợi của giai cấp & dòng họ. GV phân tích: Sau điều ước 1874, chúng lại ép triều đình Huế kí thương ước 1874, xác lập quyền kinh tế khắp đất nước Việt Nam. ? Vì sao TDP đánh Bắc Kì lần thứ 1 (1873) mà mãi gần 10 năm sau chúng mới dám đánh Bắc Kì lần thứ 2 (1882)? - Phong trào kháng chiến của nhân dân lên cao. - Nước Pháp gặp nhiều khó khăn. - Đầu những năm 80 nước Pháp tương đối ổn định, cho nên giới cầm quyền Pháp mới đẩy mạnh xâm lược Bắc Kì. ? Thực dân Pháp đánh Bắc Kì lần thứ 2 trong hoàn cảnh nào? GV: nêu dẫn chứng: - Nhiều cuộc khởi nghĩa bùng nổ, điển hình là cuộc khởi nghĩa của Trần Tấn & đặng Như Mai (Nghệ Tĩnh). - Cuộc K/N đã nêu cao khẩu hiệu “Phen này quyết đánh cả triều lẫn Tây”. - Lúc này triều đình phải càu cứu cả quân Pháp & quân Thanh đanh dẹp. Các đề nghị cải cách Duy Tân đều bị khước từ. ? Em có biết gì về tình hình nước Pháp đầu thập niên 80 thế kỉ XIX? ? Cho biết duyên cớ TDP đánh Bắc Kì lần thứ 2? - TDP vin cớ triều đình Huế vi phạm điều ước 1874 & tiếp tục giao thiệp với nhà Thanh mà không hỏi ý kiến Pháp. GV: dùng bản đồ TDP đánh Bắc Kì lần thứ 2 để thuật diễn biến. ? Cho biết tình hình chiến sự ở Hà Nội khi TDP đánh Bắc Kì lần thứ 2 (1882)? GV thuật diễn biến (SGK-122). - Ngày 3/4/1882: quân Pháp do viên đại tá Ri-vi-e chỉ huy, đã đổ bộ lên Hà Nội. - 25/4/1882: Ri-vi-e gửi tối hậu thư cho tổng đốc Hoàng Diệu, đòi nộp khí giới & giao thành không điều kiện. - Không đợi trả lời, quân Pháp nổ súng tấn công. Quân ta anh dũng chống trả, nhưng chỉ cầm cự được gần một buổi sáng. Đến trưa, thành mất. Hoàng Diệu thắt cổ tự tử. GV: Giới thiệu H12- Hoàng Diệu (1829-1882). ? Sau khi thành Hà Nội thất thủ, thái độ của triều đình Huế ra sao? - Triều đình Huế rất lúng túng, vội vàng cầu cứu quân Thanh & cử người ra Hà nội thương lượng với Pháp. - Đồng thời ra lệnh cho quân ta phải rút lên mạn ngược. Thừa dịp, quân Thanh ồ ạt kéo sang nước ta, đóng ở nhiều nơi. Trong khi đó, quân Pháp nhanh chóng tỏa đi chiếm Hòn Gai, Nam Định & các tỉnh khác thuộc đồng bằng Bắc Kì. GV: kết luận. GV: chuyển ý ? Phong trào kháng chiến của nhân dân Hà Nội khi TDP đánh Bắc Kì lần thứ 2 như thế nào? - Nhân dân đã tích cực phối hợp với quan quân triều đình kháng chiến. ? Nhân dân Hà Nội kháng Pháp bằng những biện pháp gì? ? Phong trào KC của nhân dân các tỉnh Bắc Kì phối hợp với quân đội triều đình đánh Pháp như thế nào? =>Với cách đánh đó, quân dân ta từ Sơn Tây, Bắc Ninh kéo về áp sát thành Hà Nội uy hiếp địch. Ri-vi-e hoảng sợ, phải trở về Hà Nội đối phó. GV: Sau khi Ri vi e kéo quân về Hà Nội, quân dân ta lập nên chiến thắng Cầu Giấy lần 2. GV: dùng lược đồ: Trận Cầu Giấy lần 2 để tường thuật: ? Em hãy trình bày diễn biến trận Cầu Giấy lần2? - 19/5/1883: hơn 500 tên địch kéo ra Cầu Giấy đã lọt vào trận địa mai phục của ta. Quân Cờ Đen lại phối hợp với quân của Hoàng Tá Viêm đổ ra đánh. Nhiều sĩ quan & lính Pháp bị giết, trong đó có Ri vi e. ? Sau chiến thắng Cầu Giấy lần thứ 2, tình hình ta, địch như thế nào? - Chiến thắng Cầu Giấy lần 2 càng làm cho quân Pháp thêm hoang mang, dao động. Chúng đã toan bỏ chạy nhưng triều đình Huế lại chủ trương thương lượng với Pháp, hi vọng địch sẽ rút quân như năm 1873. Song tình hình lúc này đã khác trước. Sau khi có thêm viện binh, cuối 7.1883 nhân cơ hội vua Tự Đức mới qua đời, nội bộ triều đình đang lục đục, chủ nghĩa tư bản Pháp đang trên đà phát triển, TDP quyết định đem quân tấn công thẳng vào Thuận An , cửa ngõ kinh thành Huế. GV: chuyển ý. 3. Cuộc kháng chiến lan rộng ra toàn quốc 1873- 1884 a. Thực dân Pháp đánh chiếm Bắc Kì lần thứ nhất(1873). * Âm mưu: - Lợi dụng việc triều đình nhờ Pháp đem tàu ra vùng biển Hạ Long đánh dẹp “hải Phi” cho tên lái buôn Đuy-puy vào gây rối ở Hà Nội. - Lấy cớ giải quyết vụ Đuy-puy, Pháp cử Gác ni ê chỉ huy 200 quân kéo ra Bắc * Diễn biến: - Chiến sự ở Hà Nội: + Sáng 20.11.1873: Pháp nổ súng đánh thành Hà Nội. +Trưa 20.11.1873: Thành Hà Nội bị thất thủ. -TDP mở rộng xâm lược Bắc Kì như: Hải Dương, Hưng Yên, Phủ Lí, Ninh Bình, Nam Định. b. Kháng chiến ở Hà Nội và các tỉnh đồng bằng Bắc Kì (1873-1874). * Tại Hà Nội: - Khi Pháp kéo ra Hà Nội nhân dân ta anh dũng chống Pháp như trận chiến ở Ô Thanh Hà. * Tại các tỉnh Bắc Kì: - Quân Pháp đi tới đâu cũng bị đột kích, tập kích. - Tiêu biếu ở Thái Bình: có PT của cha con Nguyễn Mậu Kiến. - Ở Nam Định có phong trào của Phạm Văn Nghị. - Ngày 21/12/1873 quân Pháp bị thất bại ở trận Cầu Giấy, Gác ni ê bị giết. - Song triều đình Huế lại kí hiệp ước Giáp Tuất (15/3/1874) c. Thực dân Pháp đánh chiếm Bắc Kì lần thứ hai (1882). - Sau Hiệp ước 1874, Pháp quyết tâm chiếm được Bắc Kì biến nước ta thành thuộc địa. - Lấy cớ triều Huế vi phạm Hiệp ước 1874 tiếp tục giao thiệp với nhà Thanh => Pháp đánh Bắc kỳ lần hai. * Diễn biến. - Ngày 3/4/1882 quân Pháp do Ri vi e chỉ huy kéo ra Hà Nội khiêu khích. - 25/4/1882 Ri vi e gửi thư cho Tổng đốc thành Hà Nội là Hoàng Diệu đòi ta nộp thành. Không đợi trả lời Pháp mở cuộc tiến công chiếm thành Hà Nội. - Cuộc kháng chiến diễn ra ác liệt quân ta anh dũng chống trả => thành mất, Hoàng Diệu tự tử. - Sau đó Pháp chiếm một số nơi khác như Hòn Gai, Nam Định. d. Nhân dân Bắc Kì tiếp tục kháng Pháp: * Ở Hà Nội: - Nhân dân thực hiện chiến thuật “vườn không nhà trống” - Đốt nhà tạo thành bức tường lửa chặn giặc - Không bán lương thực cho Pháp. - Đào hào, đắp lũy để cản địch. * Tại các tỉnh Bắc Kì: - Nhân dân tích cực đắp đập, cắm kè, làm hầm chông, cạm bẫy…chống Pháp. -19/5/1883: Quân ta lập nên chiến thắng Cầu Giấy lần 2. Ri- vi-e bị giết. - Chiến thắng Cầu Giấy lần thứ 2 làm cho quân Pháp hoang mang dao động, chúng định bỏ chạy nhưng triều đình Huế lại chủ trương thương lượng với Pháp với hi vọng Pháp sẽ rút quân HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP - Mục tiêu: hoàn thiện kiến thức vừa chiếm lĩnh được. - Phương pháp: Vấn đáp - Thời gian: + HS: làm việc cá nhân, hoàn thành bài tập trong SHDH. + HS: báo cáo kết quả; bổ sung + GV: nhận xét, đánh giá, kết luận + Bài tập luyện tập: Bài 1: Em hãy điền các sự kiện lịch sử sao cho đúng với thời gian ở cột bên? Thời gian. Sự kiện lịch sử. - 31.8.1858 …………………………………… - 1.9.1858 ……………………………………. - 17.2.1859 ……………………………………. - 24.2.1861 ……………………………………. - 5.6.1862 ……………………………………. Bài tập2: Sau hiệp ước Nhâm Tuất 5.6.1862: triều đình nhà Nguyễn đã làm những việc làm nào dưới đây? A. Tập trung lực lượng đàn áp các cuộc K/N của nông dân. B. Nhăn cản phong trào kháng chiến chống Pháp của nhân dân ta. C. Cử phái bộ sang Pháp thương thuyết để chuộc lại các tỉnh đã mất. D. Tất cả các việc làm trên. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG - Mục tiêu: phát hiện các tình huống thực tiễn và vận dụng được các kiến thức, kĩ năng trong cuộc sống tương tự tình huống/vấn đề đã học. - Phương pháp: Vấn đáp các câu hỏi sau khi hình thành kiến thức mới - Thời gian: GV: Hướng dẫn HS về nhà thực hiện các yêu cầu theo SHDH HOẠT ĐỘNG TÌM TÒI, MỞ RỘNG - Mục tiêu: sưu tầm, mở rộng các kiến thức đã học - Phương pháp: đàm thoại - Thời gian: GV: Hướng dẫn HS về nhà thực hiện các yêu cầu theo SHDH HS: Tìm hiểu và đọc thêm kiến thức, tài liệu 4. Hướng dẫn về nhà. a. Học bài cũ: b. Đọc & tìm hiểu nội dung phần II: Cuộc K/C chống Pháp từ 1858-1873