Dưới đây là mẫu giáo án VNEN bài: Phong trào kháng chiến chống pháp từ năm 1884 đến năm 1896. Bài học nằm trong chương trình Khoa học xã hội 8 tập 2. Bài mẫu có: văn bản text, file PDF, file word đính kèm. Thầy cô giáo có thể tải về để tham khảo. Hi vọng, mẫu giáo án này mang đến sự hữu ích.
Ngày soạn: Ngày giảng: Điều chỉnh: BÀI 17- TIẾT 46, 47: PHONG TRÀO KHÁNG CHIẾN CHỐNG PHÁP TỪ NĂM 1884 ĐẾN NĂM 1896 I. MỤC TIÊU BÀI HỌC. Qua bài học HS đạt được: 1. Kiến thức: - Nêu được nguyên nhân, diễn biến cuộc phản công quân Pháp của phái chủ chiến ở kinh thành Huế và sự bùng nổ phát triển của phong trào Cần Vương. - Giải thích được vì sao khởi nghĩa Hương Khê được coi là khởi nghĩa tiêu biểu trong phong trào Cần Vương. - Nhận xét đánh giá phong trào yêu nước chống Pháp cuối thế kỉ XIX. 2. Kỹ năng: - Rèn luyện các kĩ năng đọc hiểu thông tin, tái hiện lịch sử tranh luận trình bày chính kiến và xúc cảm lịch sử, khai thác thông tin kênh hình, hợp tác theo nhóm rút ra bài học lịch sử. 3. Thái độ: - Bồi dưỡng nâng cao lòng yêu nước, niềm tự hào dân tộc, phát huy truyền thống yêu nước, đoàn kết. 4. Định hướng hình thành phát triển năng lực: - Tái tạo kiến thức, tổng hợp, giải thích, nhận xét. II. NỘI DUNG TRỌNG TÂM - Nội dung: + Tìm hiểu về cuộc phản công của phái chủ chiến tại kinh thành Huế. Vua Hàm Nghi ra chiếu Cần Vương + Các cuộc khởi nghĩa tiêu biểu trong phong trào Cần Vương +Khởi nghĩa Cần vương III. PHƯƠNG PHÁP TRỌNG TÂM - Phương pháp: Nêu vấn đề, gợi mở, vấn đáp, thảo luận nhóm, trình bày một phút kết quả thảo luận IV. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH: 1. Giáo viên: Lược đồ về cuộc phản công ở kinh thành Huế (sgk). Bản đồ phong trào Cần Vương. 2. Học sinh: Đọc trước bài. V. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC 1. Ổn định lớp. 2. Kiểm tra bài cũ. Câu hỏi: Trình bày nội dung hiệp ước 1883 và 1884? 3. Bài mới. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG - Mục tiêu: tạo hứng thú, tâm thế cho học sinh. - Phương pháp: vấn đáp - Thời gian: - Khởi động: + GV giới thiệu bài mới: Giới thiệu bài mới: Sau hiệp ước 1884 và cuộc phản công của phái chủ chiến tại kinh thành Huế tháng 7/1885 triều đình hoàn toàn đầu hàng. Nhân dân ta tiếp tục đấu tranh dưới ngọn cờ Cần Vương… HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC - Mục tiêu: trang bị cho học sinh những kiến thức mới liên quan đến tình huống/vấn đề học tập nêu ra ở hoạt động khởi động. - Phương pháp: thuyết trình, pháp vấn, gợi mở, phân tích, nêu vấn đề, giảng bình, thảo luận nhóm… - Thời gian: HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS NỘI DUNG BÀI HỌC Hoạt động 1: Cuộc phản công của phái chủ chiến ở Huế. HS: đọc đoạn đầu sgk. ? Sau hiệp ước 1883 và 1884 thái độ của triều Huế thế nào? - Nuôi hy vọng giành chủ quyền ? Thái độ của nhân dân ta ra sao ? - Kiên quyết kháng chiến. GV : sơ lược tiểu sử Tôn Thất Thuyết ? Hành động chống Pháp của Tôn Thất Thuyết được thể hiện thế nào ? - Chuẩn bị chu đáo. GV : chiếu slides về Tôn Thất Thuyết giới thiệu ? Kế hoạch của Pháp ra sao ? HS : suy nghĩ. ? Tôn Thất Thuyết có kế hoạch gì? HS : Tấn công quân giặc ? Tại sao ta tấn công vào toà Khâm Sứ và đồn Mang Cá? HS : Gây bất ngờ. GV : chiếu slides tường thuật diễn biến trên bản đồ HS : quan sát. ? Tội ác của Pháp thể hiện như thế nào ? - Dã man. GV : chiếu slides * Thảo luận nhóm : ? Lý giải vì sao cuộc phản công quân Pháp của phái chủ chiến mặc dù diễn ra trong tư thế chủ động nhưng cuối cùng thất bại ? HS : đại diện nhóm trình bày nhóm khác bổ sung. GV : chuẩn xác GV : chuyển ý 1. Cuộc phản công của phái chủ chiến ở Huế. a. Hoàn cảnh. * Triều đình. - Sau hiệp ước 1883 và 1884 triều phe chủ chiến trong triều đình vẫn nuôi hi vọng giành chủ quyền từ tay Pháp. - Tôn Thất Thuyết cùng nhân dân xây dựng lực lượng, tích trữ lương thực chuẩn bị chiến đấu. - Đưa Hàm Nghi lên ngôi. * Thực dân Pháp. - Lo sợ tìm cách bắt cóc những người cầm đầu. b. Diễn biến. - Đêm 4 rạng sáng 5.7.1885 vụ biến kinh thành Huế bùng nổ. - 5/7/1885 ta tấn công Khâm Sứ và đồn Mang Cá. - Pháp hốt hoảng lo sợ sau đó chúng chiếm lại Hoàng thành. Chúng cướp bóc giết người dã man. Hoạt động 2 : Tìm hiểu về Phong trào Cần Vương. HS : nghiên cứu SGK. GV : Dùng bản đồ khởi nghĩa Ba Đình giới thiệu cho học sinh hiểu về cuộc khởi nghĩa Ba Đình GV: Dùng bản đồ HS: quan sát. ? Tại sao phong trào Cần Vương chọn cứ điểm Ba Đình ? ? Bộ phận lãnh đạo của cuộc khởi nghĩa? - Văn thân sĩ phu yêu nước. ? Lực lượng tham gia khởi nghĩa? - Đông đảo ? Cuộc chiến đấu ở Ba Đình diễn ra như thế nào? GV: sử dụng bản đồ. - Diễn ra từ 12/1886 đến 01/1887 ? Tại sao khởi nghĩa Thất bại.Ý nghĩa lịch sử? ? Khởi nghĩa Bãi Sậy diễn ra vào thời gian nào? - 1883 – 1892 ? Tại sao nghĩa quân lại chọn căn cứ Bãi Sậy. - Lau sậy um tùm thuận lợi cho lối đánh du kích. ? Bộ phận lãnh đạo? ? Nêu hiểu biết của em về nguyễn Thiện Thuật? ? Lực lượng tham gia? - Tham gia đông. ? Cách đánh địch? - Đánh du kích ? Khởi nghĩa diễn ra như thế nào? GV: dùng bản đồ. HS: quan sát. ? Tại sao khởi nghĩa tan rã? - Không tập trung ở một nơi mà trà chộn vào dân hoạt động.. GV: chuyển ý 2. Phong trào Cần Vương. - Tôn Thất Thuyết đưa vua Hàm Nghi chạy ra Tân Sở (Quảng Trị). - 7/1885 Ông nhân danh vua ra chiếu Cần Vương kêu gọi văn thân sĩ phu và nhân dân đứng lên giúp vua cứu nước. * Diễn biến: chia làm 2 giai đoạn. + Giai đoạn 1: 1885- 1888 phong trào bùng nổ trên khắp cả nước nhất là từ Phan Thiết trở ra. + Giai đoạn 2: 1888- 1896 phong trào quy tụ những cuộc khởi nghĩa lớn tiêu biểu ở Bắc Kì và Trung Kì. => Là phong trào kháng chiến lớn mạnh thể hiện truyền thống yêu nước và khí phách anh hùng của dân tộc. - 11/1888 vua Hàm Nghi bị bắt. Hoạt động 3: Các cuộc khởi nghĩa tiêu biểu trong phong trào Cần Vương. GV: yêu cầu HS nghiên cứu SGK. ? Địa bàn cuộc khởi nghĩa Ba Đình diễn ra ở đâu? ? Bộ phận lãnh đạo. HS: - Lãnh đạo: Phạm Bành, Đinh Công Tráng và Trần Xuân Soạn lãnh đạo. Địa bàn hoạt động?Ai lãnh đạo? ? Phan Đình Phùng là người như thế nào? GV: sơ lược tiểu sử Phan Đình Phùng. ? Nghĩa quân đã chuẩn bị khởi nghĩa như thế nào. HS: Chuẩn bị: về vũ khí, trữ lương thực… GV: dùng bản đồ trình bày diễn biến. ? Nêu tính chất của cuộc khởi nghĩa Hương Khê? Vì sao khởi nghĩa thất bại. HS: suy nghĩ. * Thảo luận nhóm: ? Tại sao khởi nghĩa Hương Khê là khởi nghĩa tiêu biểu nhất trong phong trào Cần Vương? HS: đại diện nhóm trình bày. - Lãnh đạo phần lớn là các văn thân các tỉnh Thanh- Nghệ - Tĩnh. - Thời gian diễn ra cuộc khởi nghĩa kéo dài 10 năm. - Quy mô rộng lớn trên địa bàn 4 tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình. - Thể hiện tính chất ác liệt chống Pháp và triều đình phong kiến bù nhìn. - Cuộc khởi nghĩa lập nhiều chiến công. GV: chuẩn xác - Thời gian dài, kháng chiến bền bỉ, quy mô lớn trình độ tổ chức cao … GV: kết luận. GV: chuyển ý. 3. Các cuộc khởi nghĩa tiêu biểu trong phong trào Cần Vương. a. Khởi nghĩa Ba Đình 1886 - 1887 - Địa bàn thuộc ba làng: Mậu Thịnh, Thượng Thọ, Mĩ Khê (Thanh Hóa). - Chiến đấu diễn ra ác liệt đẩy lùi nhiều cuộc tấn công quân Pháp. - Khởi nghĩa thất bại b. Khởi nghĩa Bãi Sậy 1883 – 1892. - Địa bàn Văn Lâm, Văn Giang, Khoái Châu (Hưng Yên). - Nhiều trận đánh diễn ra ác liệt giữa nghĩa quân và quân Pháp. - Cuối năm 1889 nghĩa quân dần dần tan rã. c. Khởi nghĩa Hương Khê 1885 – 1895. - Địa bàn thuộc Hương Khê, Hương Sơn (Hà Tĩnh) sau đó lan rộng ra nhiều tỉnh khác. - Lãnh đạo: Cao Thắng và Phan Đình Phùng. - Phan Đình Phùng là người thủ lĩnh uy tín nhất trong phong trào Cần Vương. - Từ năm 1885- 1889 nghĩa quân xây dựng lực lượng luyện tập quân đội rèn vũ khí… - Từ năm 1889 – 1895 khởi nghĩa bước vào giai đoạn quyết liệt đẩy lùi cuộc càn quét của địch. - Năm 1895 khởi nghĩa thất bại. Hoạt động 4: Tìm hiểu về khởi nghĩa Yên Thế. GV: yêu cầu HS nghiên cứu SGK ? Em hãy xác định căn cứ Yên Thế trên lược đồ? GV: Treo lược đồ căn cứ Yên Thế: ? Qua quan sát kênh chữ & kênh hình em hãy mô tả về căn cứ Yên Thế? (Căn cứ Yên Thế có đặc điểm gì?) HS: suy nghĩ. ? Em có nhận xét gì về căn cứ Yên Thế? ? Vì sao cuộc khởi nghĩa nông dân Yên Thế bùng nổ? HS: suy nghĩ. ? Thành phần lãnh đạo cuộc khởi nghĩa này là ai? (có giống với phong trào lãnh đạo phong trào Cần Vương không?) HS: suy nghĩ. -Trong tất cả các thủ lĩnh thì người có uy tín hơn cả là Đề Nắm & Đề Thám (Hoàng Hoa Thám). GV: - Giới thiệu ảnh chân dung Hoàng Hoa Thám (SGK-132). HS: đọc thầm đoạn còn lại. ? Theo em, cuộc khởi nghĩa này diễn ra qua mấy giai đoạn? Đó là những giai đoạn nào? - 3 giai đoạn: + Giai đoạn1: 1884-1892. + Giai đoạn2: 1893-1908. + Giai đoạn3: 1909-1913. GV: Dùng lược đồ thuật diễn biến qua các giai đoạn: GV: Thời gian này các cuộc khởi nghĩa khác hầu như đã bị dập tắt nên TDP rảnh tay tập trung lực lượng để tiêu diệt nghĩa quân Yên Thế. GV thuật: Thời gian này nghĩa quân vừa chiến đấu vừa xây dựng cơ sở, do tương quan lực lượng quá chênh lệch, nên nghĩa quân & Đề Thám phải 2 lần giảng hòa với Pháp. Lần 1: Sau khi phục kích bắt được tên điền chủ người Pháp là Sét-nay, Đề Thám đã tìm cách giảng hòa với Pháp. Chúng phải bỏ tiền ra để chuộc Sét nay & rút quân để Đề Thám được cai quản 4 tổng trong khu vực là: Nhã Nam, Mục Sơn, Yên Lễ & Hữu Thượng. ? Em có nhận xét gì về việc giảng hòa & cách đánh lần 1 của Đề Thám? HS: suy nghĩ. * Lần 2: (12/1897). - Thời gian giảng hòa không kéo dài vì ngay từ đầu địch đã ráo riết lập đồn bốt mở cuộc tấn công trở lại. Lực lượng của Đề Thám bị tổn thất, suy yếu nhanh chóng. - Để cứu vãn tình thế, Đề Thám phải chủ động xin giảng hòa lần thứ 2(tháng 12/1897). TDP chấp nhận nhưng đưa ra những điều kiện ngặt nghèo, buộc nghĩa quân phải thực hiện. ? Vì sao TDP phải thương lượng lần 2? - Vì TDP gặp khó khăn nên phải hòa hoãn. ? Trong thời gian hòa hoãn (1897-1908) cả TDP & nghĩa quân có những hành động gì? * Phía Đề Thám: -Chiêu mộ nhân dân các nơi về làm ruộng ở đồn điền Phồn Xương (nghĩa quân trở lại làm dân cày nhưng vẫn nuôi dưỡng ý chí chiến đấu, đề cao cảnh giác, đi làm ruộng cũng mang súng). - Thu nạp nghĩa quân các nơi khác. Đồng thời căn cứ của Đề Thám cũng là nơi lui tới của nhiều nhà yêu nước như: Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh… * Phía TDP: - Chuẩn bị ráo riết để tấn công tiêu diệt nghĩa quân. - Xây dựng đồn binh, gấp rút mở đường giao thông để dễ dàng hành quân, vận chuyển vũ khí, lương thực… - Hoàn thành đường xe lửa Hà Nội- lạng Sơn. * Thời gian tồn tại? Em có nhận xét gì về cuộc khởi nghĩa nông dân Yên Thế (về thời gian, quy mô, tính chất)? HS: lâu hơn bất cứ cuộc khởi nghĩa nào trong phong trào Cần Vương (gần 30 năm). Quy mô: Trên 1 địa bàn rộng lớn… lực lượng tham gia đông đảo là nông dân. * Tính chất: Mang tính dân tộc, yêu nước sâu sắc. ? Vì sao cuộc khởi nghĩa Yên Thế lại kéo dài được 30 năm? - Phong trào phần nào đã kết hợp được yêu cầu độc lập dân tộc với nguyện vọng dân chủ. - Bước đầu giải quyết vấn đề ruộng đất cho nông dân. - Có 1 nhà chỉ huy quân sự lỗi lạc tài ba, xuất sắc, trung thành tận tụy… ? Nguyên nhân nào => cuộc khởi nghĩa nông dân Yên Thế bị thất bại? ? Cuộc khởi nghĩa tuy thất bại song có ý nghĩa lịch sử như thế nào? GV: Sau cuộc KN Yên Thế thì phong trào chống Pháp của đồng bào miền núi cũng nổ ra kịp thời & phát triển mạnh mẽ. Vậy …. 4. Khởi nghĩa Yên Thế. Thời gian Hoạt động nghĩa quân Giai đoạn1: (1884-1892) - Nhiều toán nghĩa quân hoạt động riêng rẽ dưới sự chỉ huy của Đề Nắm. Giai đoạn 2: (1893-1908). - Nghĩa quân vừa xây dựng vừa chiến đấu dưới sự chỉ huy của Đề Thám. Giai đoạn 3: (1909-1913). - Pháp tập trung lực lượng tấn công lên Yên Thế lực lượng quân hao mòn 10.2.1913, Đề Thám bị sát hại phong trào tan rã. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP - Mục tiêu: hoàn thiện kiến thức vừa chiếm lĩnh được. - Phương pháp: Vấn đáp - Thời gian: + HS: làm việc cá nhân, hoàn thành bài tập trong SHDH. + HS: báo cáo kết quả; bổ sung + GV: nhận xét, đánh giá, kết luận + Bài tập luyện tập: * So sánh giống nhau và khác nhau giữa khởi nghĩa Yên Thế và phong trào cần Vương: Phong trào Cần Vương Phong trào nông dân Yên Thế + Giống nhau: - Đều là phong trào yêu nước chống Pháp của nhân dân ta. Có sự tham gia đông đảo của nhân dân. - Đều bị thất bại + Giống nhau: - Đều là phong trào yêu nước chống Pháp của nhân dân ta. Có sự tham gia đông đảo của nhân dân. - Đều bị thất bại + Khác nhau: - Lãnh đạo: Phong trào Cần Vương: Văn thân sĩ phu yêu nước dưới ngọn cờ Cần Vương. - Mục tiêu: Chống Pháp giành lại độc lập dân tộc. - Địa bàn hoạt động rộng khắp Bắc Kì và Trung Kì. - Tính chất: phong trào đấu tranh yêu nước chống Pháp theo khuynh hướng phong kiến. - Thời gian: phát triển qua hai giai đoạn và kết thúc sớm hơn. + Khác nhau: - Phong trào nông dân Yên Thế: Nông dân đứng đầu là Đề Thám. - PTND Yên Thế: Mong muốn xây dựng cuộc sống bình quân bình đẳng và sơ khai về kinh tế và xã hội. - Địa bàn hoạt động: Phong trào nông dân Yên Thế: Vùng núi rừng Yên Thế của Bắc Giang. - Phong trào Yên Thế: Là phong trào nông dân mang tính tự phát - Phát triển qua 3 giai đoạn và kết thúc trước khi chiến tranh thế giới thứ nhất nổ ra . HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG - Mục tiêu: phát hiện các tình huống thực tiễn và vận dụng được các kiến thức, kĩ năng trong cuộc sống tương tự tình huống/vấn đề đã học. - Phương pháp: Vấn đáp các câu hỏi sau khi hình thành kiến thức mới - Thời gian: GV: Hướng dẫn HS về nhà thực hiện các yêu cầu theo SHDH HOẠT ĐỘNG TÌM TÒI, MỞ RỘNG - Mục tiêu: sưu tầm, mở rộng các kiến thức đã học - Phương pháp: đàm thoại - Thời gian: GV: Hướng dẫn HS về nhà thực hiện các yêu cầu theo SHDH HS: Tìm hiểu và đọc thêm kiến thức, tài liệu 4. Hướng dẫn về nhà. - Học thuộc bài, trả lời câu hỏi sgk. - Tập vẽ bản đồ hình 91. - Chuẩn bị bài phần II – tr127.