Dưới đây là mẫu giáo án VNEN bài: Chính sách khai thác thuộc địa và những chuyển biến về kinh tế xã hội (từ năm 1897 đến năm 1918). Bài học nằm trong chương trình Khoa học xã hội 8 tập 2. Bài mẫu có: văn bản text, file PDF, file word đính kèm. Thầy cô giáo có thể tải về để tham khảo. Hi vọng, mẫu giáo án này mang đến sự hữu ích.

Ngày soạn: Ngày giảng: Điều chỉnh: BÀI 18- TIẾT 48, 49: CHÍNH SÁCH KHAI THÁC THUỘC ĐỊA VÀ NHỮNG CHUYỂN BIẾN VỀ KINH TẾ XÃ HỘI (TỪ NĂM 1897 ĐẾN NĂM 1918) I. MỤC TIÊU BÀI HỌC. Qua bài học học sinh đạt được 1. Kiến thức: - Trình bày tổ chức bộ máy chính quyền thực dân Pháp ở Việt Nam cuối thế kỉ XIX- đầu thế kỉ XX. - Nêu được các chính sách về kinh tế, văn hóa, giáo dục của thực dân Pháp ở Việt Nam. - Trình bày được những chuyển biến của xã hội Việt Nam cuối thế kỉ XIX- đầu thế kỉ XX và xu hướng trong cuộc giải phóng dân tộc. 2. Kỹ năng: - Rèn luyện các kĩ năng thuyết trình, kĩ năng phân tích, đánh giá chính sách khai thác thuộc địa của thực dân Pháp, kĩ năng khai thác tranh ảnh lược đồ. 3. Thái độ: - Trân trọng tinh thần đấu tranh của các trí thức Nho học trong hoàn cảnh lịch sử mới. 4. Định hướng hình thành phát triển năng lực - Tái tạo kiến thức, tổng hợp, giải thích, nhận xét. II. NỘI DUNG TRỌNG TÂM - Nội dung: Tìm hiểu giai đoạn cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX về + Tổ chức bộ máy Nhà nước + Chính sách kinh tế + Chính sách văn hóa giáo dục + Những chuyển biến của xã hội Việt Nam cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX. III. PHƯƠNG PHÁP TRỌNG TÂM - Phương pháp: Nêu vấn đề, gợi mở, vấn đáp, thảo luận nhóm, trình bày một phút kết quả thảo luận IV. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH: 1. Giáo viên: Lược đồ về cuộc phản công ở kinh thành Huế (sgk). Bản đồ phong trào Cần Vương. 2. Học sinh: Đọc trước bài. V. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC 1. Ổn định lớp. 2. Kiểm tra bài cũ. Câu hỏi: Trình bày nội dung hiệp ước 1883 và 1884? 3. Bài mới. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG - Mục tiêu: tạo hứng thú, tâm thế cho học sinh. - Phương pháp: vấn đáp - Thời gian: - Khởi động: + GV tổ chức HS hoạt động cá nhân trả lời các câu hỏi sgk + HS trả lời GV nhận xét và kết luận. Giới thiệu bài mới: Sau khi tiến hành xâm lược VN, TDP lần lượt thực hiện các chính sách chính trị, kinh tế, văn hóa, giáo dục thực dân để phục vụ cho công cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất của TDP. Cuộc khai thác này đã làm cho nền kinh tế, chính trị, xã hội nước ta có những biến đổi quan trọng. Để hiểu được những biến đổi đó như thế nào bài học hôm nay… HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC - Mục tiêu: trang bị cho học sinh những kiến thức mới liên quan đến tình huống/vấn đề học tập nêu ra ở hoạt động khởi động. - Phương pháp: thuyết trình, pháp vấn, gợi mở, phân tích, nêu vấn đề, giảng bình, thảo luận nhóm… - Thời gian: HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS NỘI DUNG BÀI HỌC Hoạt động 1: Tìm hiểu về tổ chức bộ máy nhà nước GV: treo sơ đồ bộ máy nhà nước. HS: đọc phần 1. ? Em có nhận xét gì về hệ thống chính quyền của Pháp. - Chia 3 xứ. ? Tổ chức bộ máy nhà nước được xây dựng thế nào? - Mỗi xứ gồm nhiều tỉnh. ? Chính sách của Pháp tạo ra điểm giả tạo nào? - Cai trị từ trên xuống dưới. ? Tác dụng của bộ máy này đối với Pháp như thế nào? - Thâu tóm toàn bộ quyền lực. ? Mục đích của Pháp khi tổ chức bộ máy nhà nước như vậy? GV: chuyển ý. 1. Tổ chức bộ máy Nhà nước : - Việt Nam chia 3 xứ : Bắc Kỳ, Trung Kỳ và Nam Kỳ. - Mỗi xứ gồm nhiều tỉnh. Đứng đầu là quan viên người Pháp ; dưới tỉnh là phủ, huyện, châu. * Mục đích: - Chia rẽ các dân tộc Đông Dương. Tăng cường áp bức làm giàu cho Pháp, biến Đông Dương thành 1 tỉnh xoá tên 3 nước trên bản đồ. Hoạt động 2: Tìm hiểu về chính sách kinh tế. ? Nêu chính sách của Pháp trong ngành nông nghiệp? - Cướp ruộng đất. ? Trong công nghiệp Pháp đã đầu tư vào ngành nào? Tại sao? - Khai mỏ. HS: đọc dòng chữ in nghiêng (sgk – 138) ? Pháp xây dựng hệ thống giao thông vận tải nhằm múc đích gì? - Tăng cường bóc lột. ? Về thương nghiệp Pháp đã làm gì? HS: suy nghĩ. ? Tại sao Pháp nắm độc quyền về ngoại thương? HS: suy nghĩ. ? Về thuế có thay đổi gì? * Thảo luận nhóm ? Những chính sách bóc lột của Pháp đã ảnh thưởng đến nền kinh tế Việt Nam như thế nào. HS: Đại diện nhóm trình bày. GV: chuẩn xác ? Các chính sách trên của thực dân Pháp nhằm mục đích gì? - Vơ vét tài nguyên khoáng sản, bóc lột nhân dân ta làm giàu cho Pháp… ? Yêu cầu học sinh quan sát H.4 ga Hà Nội năm 1900 nhận xét. GV: chuyển ý 2. Chính sách kinh tế: - Nông nghiệp: Pháp đẩy mạnh cướp đoạt ruộng đất của nông dân mở đồn điền. - Công nghiệp: Tập trung vào khai thác than và kim loại. Ngoài ra Pháp dầu tư vào một số ngành khách như xi măng, điện, chế biến gỗ…. - Xây dựng hệ thống giao thông vận tải để tăng cường bóc lột về kinh tế phục vụ mục đích quân sự. - Thương nghiệp: độc chiếm thị trường Việt Nam, hàng hóa của Pháp vào Việt Nam đánh thuế rất nhẹ hoặc được miễn thuế nhưng đánh thuế cao hàng hóa các nước khác. - Tăng các loại thuế nhất là thuế muối, rượu, thuế thuốc phiện. => Chính sách của Pháp ảnh hưởng tới nền kinh tế Việt Nam. Tài nguyên bị bóc lột. - Nông nghiệp: giậm chân tại chỗ. - Công nghiệp: Phát triển chậm, nền kinh tế lạc hậu. Hoạt động 3: Tìm hiểu về chính sách văn hóa giáo dục ? Về văn hoá giáo dục Pháp đã có những chính sách gì? - Duy trì giáo dục thời phong kiến. ? Tại sao chúng vẫn duy trì chế độ giáo dục thời phong kiến? - Kìm hãm dân trí với chính sách ngu dân. ? Tại sao chúng mở thêm môn học tiếng Pháp? - Dễ cai trị. Dễ đồng hoá. ? Nhận xét của em về các chính sách ấy? HS: suy nghĩ. * Thảo luận cặp: ? Chính sách văn hoá giáo dục của Pháp có đúng là để khai hoá văn minh cho người Việt hay không? Tại sao? - Không. - Chỉ nhằm âm mưu khai thác thuộc địa GV: kết luận. GV: chuyển ý. 3. Chính sách văn hóa giáo dục. - Pháp vấn duy trì giáo dục thời phong kiến. Mở thêm môn tiếng Pháp. - Về sau chúng mở trường học mới nhằm đào tạo lớp người bản xứ phục vụ công việc cai trị. Cùng với đó mở một số cơ sở y tế. Hoạt động 4: Tìm hiểu về những chuyển biến của xã hội Việt Nam cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX. ? Theo em chính sách khai thác, bóc lột của Thực dân Pháp đã ảnh hưởng gì tới xó hội Việt Nam. - Làm cho xã hội Việt Nam có sự thay đổi. ? Vậy ở vùng nông thôn, giai cấp địa chủ phong kiến và nông dân thay đổi như thế nào? - Một số địa chủ vừa và nhỏ có tinh thần yêu nước. ? Thái độ chính trị của người nông dân như thế nào? GV: giới thiệu và giải thích hình 6, 7. HS: quan sát HS: đọc dòng chữ nhỏ sgk. ? Đầu thế kỷ XX Việt Nam xuất hiện các đô thị nào mới? - Nam Định, Vinh, Huế … ? Tại sao đô thị ra đời và phát triển nhanh chóng. ? Đô thị ra đời xuất hiện tầng lớp nào mới? Tại sao? - Tư sản. ? Tầng lớp tư sản là tầng lớp như thế nào? HS: đọc dòng chữ nhỏ sgk. ? Em hiểu như thế nào về tầng lớp tiểu tư sản? - Họ có ý thức dân tộc và tinh thần cách mạng. ? Nêu sự khác biệt giữa tầng lớp Tiểu tư sản với các tầng lớp khác. ? Số lượng công nhân thế kỷ XX? HS: suy nghĩ ? Họ làm việc ở đâu? Tư liệu sản xuất là gì. HS : đọc dòng chữ nhỏ sgk. * Thảo luận nhóm ? Phân tích vai trò và xứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân ? HS : Đại diện trình bày. ? Điểm lại cuộc đấu tranh của nhân dân ta đầu thế kỷ XX ? - Phong trào diễn ra sôi nổi. GV : chuyển ý. ? Những nhà yêu nước lúc bấy giờ muốn dựa vào nước nào ? Tại sao ? - Dựa vào Nhật Bản. ? Vậy xu hướng mới trong cuộc vận động giải phóng dân tộc là gì. ? Nêu điểm mới của xu hướng cứu nước đầu XX. - Theo con đường tư sản. ? Tại sao các nhà yêu nước Việt Nam bấy giờ lại muốn noi theo con đường cứu nước của Nhật Bản ? HS : suy nghĩ. ? Quan sát hình 8, 9 mô tả bức tranh trên ? GV : kết luận. 4. Những chuyển biến của xã hội Việt Nam cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX. a. Các vùng nông thôn. * Địa chủ phong kiến: đã đầu hàng làm chỗ dựa tay sai cho thực dân Pháp tuy nhiên có một bộ phận địa chủ vừa và nhỏ có tinh thần yêu nước. * Nông dân: Chiếm số lượng đông đảo, bị áp bức bóc lột nặng nề nhất, họ sẵn sàng hưởng ứng tham gia các cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc. Một bộ phận mất ruộng đất vào làm việc trong các đồn điền hầm mỏ. b. Sự xuất hiện các giai cấp tầng lớp mới. - Thế kỷ XX xuất hiện đô thị mới: Nam Định, Huế, Hòn Gai, Biên Hoà, Mĩ Tho. - Tư sản: đã xuất hiện có nguồn gốc từ các nhà thầu chủ xí nghiệp, chủ xưởng chủ hãng buôn bị chính quyền thực dân kìm hãm tư bản Pháp chèn ép. - Tiểu tư sản thành thị: bao gồm các chủ xưởng thủ công nhỏ cơ sở buôn bán nhỏ viên chức cấp thấp và những người làm việc tự do. - Công nhân xuất thân từ nông dân làm việc trong các đồn điền hầm mỏ, nhà máy xí nghiệp lương thấp nên đời sống cực khổ có tinh thần đấu tranh mạnh mẽ chống giới chủ nhằm cải thiện đời sống. c. Xu hướng mới trong cuộc vận động giải phóng dân tộc. - Với lòng yêu nước nồng nàn và sự hiểu biết mới, những trí thức nho học vận động cứu nước theo con đường dân chủ tư sản. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP - Mục tiêu: hoàn thiện kiến thức vừa chiếm lĩnh được. - Phương pháp: Vấn đáp - Thời gian: + HS: làm việc cá nhân, hoàn thành bài tập trong SHDH. + HS: báo cáo kết quả; bổ sung + GV: nhận xét, đánh giá, kết luận + Bài tập luyện tập: Bài tập 1: Khoanh vào câu trả lời đúng. Trong XH nước ta vào cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX đã tồn tại những mâu thuẫn cơ bản nào. A - Giữa nông dân với địa chủ. B- Giữa dân tộc Việt Nam với Pháp. C- Giữa triều Nhà Nguyễn với Pháp. D- Giữa công nhân với tư sản. E- Giữa tư sản với địa chủ HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG - Mục tiêu: phát hiện các tình huống thực tiễn và vận dụng được các kiến thức, kĩ năng trong cuộc sống tương tự tình huống/vấn đề đã học. - Phương pháp: Vấn đáp các câu hỏi sau khi hình thành kiến thức mới - Thời gian: GV: Hướng dẫn HS về nhà thực hiện các yêu cầu theo SHDH HOẠT ĐỘNG TÌM TÒI, MỞ RỘNG - Mục tiêu: sưu tầm, mở rộng các kiến thức đã học - Phương pháp: đàm thoại - Thời gian: GV: Hướng dẫn HS về nhà thực hiện các yêu cầu theo SHDH HS: Tìm hiểu và đọc thêm kiến thức, tài liệu 4. Hướng dẫn về nhà. - Học thuộc bài, trả lời câu hỏi sgk. - Làm bài tập tr 139. - Chuẩn bị bài 19 Việt Nam từ đầu thế kỉ XX đến năm 1918.