Dưới đây là mẫu giáo án VNEN bài: Việt Nam từ đầu thế kỉ XX đến năm 1918. Bài học nằm trong chương trình Khoa học xã hội 8 tập 2. Bài mẫu có: văn bản text, file PDF, file word đính kèm. Thầy cô giáo có thể tải về để tham khảo. Hi vọng, mẫu giáo án này mang đến sự hữu ích.

Ngày soạn: Ngày giảng: Điều chỉnh: BÀI 19- TIẾT 50, 51: VIỆT NAM TỪ ĐẦU THẾ KỈ XX ĐẾN NĂM 1918 I. MỤC TIÊU BÀI HỌC. Qua bài học học học sinh đạt được. 1. Kiến thức: - Trình bày được nét chính về phong trào: Đông Du (1905 – 1909), Đông Kinh nghĩa thục (1907); Cuộc vận động Duy tân và chống thuế ở Trung kỳ (1908). - Nêu được chính sách của thực dân Pháp ở Đông Dương trong thời chiến những hoạt động đầu tiến của Nguyễn Tất Thành sau khi ra đi tìm đường cứu nước. 2. Kỹ năng: - Rèn luyện các kĩ năng thuyết trình so sánh, phân tích đánh giá khai thác tranh ảnh. 3. Thái độ: - Khâm phục tinh thần chiến đấu của nhân dân ta biết ơn các chiến sĩ cách mạng và Bác Hồ. 4. Định hướng hình thành phát triển năng lực: - Phát triển năng lực đánh giá sự kiện, hiện tượng nhân vật theo quan điểm lịch sử. * Tích hợp: - Giáo dục đạo đức: thức tỉnh lòng yêu nước truyền bá tư tưởng dân chủ dân quyền và một nền văn hóa mới ở nước ta II. NỘI DUNG TRỌNG TÂM - Nội dung: + Phong trào Đông Du 1905 – 1909 + Hoạt động của Đông kinh Nghĩa thục 1907. + Cuộc vận động Duy Tân và phong trào chống thuế Trung Kì 1908. + Chính sách của thực dân Pháp ở Đông Dương trong thời chiến. + Những hoạt động của Nguyễn Tất Thành sau khi ra đi tìm đường cứu nước. III. PHƯƠNG PHÁP TRỌNG TÂM - Phương pháp: Nêu vấn đề, gợi mở, vấn đáp, thảo luận nhóm, trình bày một phút kết quả thảo luận IV. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH: 1. Giáo viên: Tranh Phan Bội Châu và Phan Châu Trinh. 2. Học sinh: Tìm hiểu tiểu sử Phan Bội Châu. V. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC 1. Ổn định lớp. 2. Kiểm tra bài cũ. Câu hỏi: Tác động của chính sách khai thác thuộc địa với nền kinh tế xã hội Việt Nam. 3. Bài mới. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG - Mục tiêu: tạo hứng thú, tâm thế cho học sinh. - Phương pháp: vấn đáp - Thời gian: - Khởi động: + GV tổ chức HS hoạt động cá nhân trả lời các câu hỏi sgk + HS trả lời GV nhận xét và kết luận. Giới thiệu bài mới: Từ cuối thế kỉ XIX, TDP đó bắt tay vào công cuộc khai thác đại quy mô đối với thuộc địa Đông Dương. Cuộc khai thác này làm cho kinh tế, xã hội Việt Nam có nhiều biến đổi. Ách thống trị của TDP đó khiến cho mâu thuẫn xã hội và mâu thuẫn giai cấp ở Việt Nam ngày càng sâu sắc, xuất phát từ những vấn đề trên ở VN đầu thế kỉ XX đó xuất hiện một khuynh hướng đấu tranh mới với các lãnh tụ tiêu biểu là Phan Bội Châu và Phan Chu Trinh…. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC - Mục tiêu: trang bị cho học sinh những kiến thức mới liên quan đến tình huống/vấn đề học tập nêu ra ở hoạt động khởi động. - Phương pháp: thuyết trình, pháp vấn, gợi mở, phân tích, nêu vấn đề, giảng bình, thảo luận nhóm… - Thời gian: HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS NỘI DUNG BÀI HỌC HS: nghiên cứu nội dung SGK ? Đầu thế kỉ XX những nhà yêu nước Việt Nam có ý tưởng gì. - Lập ra Hội Duy Tân. ? Hội Duy Tân thành lập vào thời gian nào, do ai lãnh đạo, mục đích? GV: sơ lược và giới thiệu tiểu sử Phan Bội Châu. ? Hội Duy Tân có hoạt động gì? HS: đọc dòng chữ nhỏ sgk. ? Dựa vào đâu Hội Duy tân chủ trương bạo động vũ trang giành độc lập? - Hội dự định dựa vào Nhật bản, một đất nước đi theo con đường tư bản chủ nghĩa trở nên giàu mạnh, thoát khỏi ách xâm lược. ? Em có nhận xét gì về chủ trương này? - Đó là một chủ trương sai lầm, ấu trĩ vì Nhật Bản là một nước đế quốc, bản chất chẳng khác nào đế quốc Pháp. ? Chủ trương bạo động chống Pháp của Phan Bội Châu có gì khác so với chủ trương bạo động của phong trào Cần Vương cuối thế kỉ XIX. - Bạo động của Phan Bội Châu được triển khai bằng việc chuẩn bị lực lượng, tuyên truyền yêu nước, liên kết quốc tế chống chủ nghĩa đế quốc. - Bạo động trong phong trào Cần Vương dùng vũ trang nổi dậy, mang tính tức thời. ? Hoạt động chủ yếu của phong trào Đông Du là gì? GV: Việc du học sinh của chúng ta sang Nhật học là một sự cố gắng rất lớn (trong hoàn cảnh xa gia đình, không hợp khí hậu, ăn đói mặc rét ngôn ngữ bất đồng...), họ vừa phải học vừa làm. Ngoài việc học văn hóa, quân sự thể thao họ cũng tham gia chính trị để nâng cao trình độ hiểu biết và củng cố lòng yêu nước. Nhiều văn thơ yêu nước và cách mạng trong phong trào Đông Du đó được chuyển về nước có tác dụng to lớn trong việc động viên tinh thần cách mạng của nhân dân ta (Hải ngoại huyết thư, Việt Nam quốc sử khảo...) ? Những hoạt động của phong trào Đông Du có tác dụng gì? - Phong trào Đông Du đó khuấy động một phong trào yêu nước mạnh mẽ, rộng lớn, hàng trăm thanh niên đó sang Nhật để học. ? Kết quả của phong trào Đông Du là gì ? - TDP câu kết với quân phiệt Nhật đàn áp trục xuất những người yêu nước Việt Nam ra khỏi đất Nhật=> 3-1909, phong trào Đông Du tan ró và Hội Duy Tân cũng ngừng hoạt động. GV : chuyển ý. 1. Phong trào Đông Du 1905 – 1909. - Nhật Bản là nước ở châu Á nhờ đi theo con đường tư bản chủ nghĩa mà thoát khỏi ách thống trị của tư bản Âu Mĩ nên Việt Nam có thể nhờ cậy. - Những nét chính về hoạt động phong trào Đông Du - 1904 Hội Duy tân thành lập, do Phan Bội Châu đứng đầu - Năm 1905 Phan Bộ Châu sang Nhật với mục đích cầu viện rồi từ cầu viện chuyển sang cầu học. - Năm 1908 Hội phát động phong trào đưa khoảng 200 học sinh Việt Nam sang Nhật học tập nhằm đào tạo nhân tài để xây dựng lực lượng chống Pháp. - Tháng 9- 1908 thực dân Pháp câu kết với chính phủ Nhật trục xuất những người Việt Nam khỏi Nhật. - Tháng 3- 1908 phong trào Đông Du tan rã, hội Duy Tân ngừng hoạt động. - Ý nghĩa: Cách mạng việt Nam bắt đầu hướng ra thế giới gắn vấn đề dân tộc với vấn đề thời đại. Hoạt động 2 : Tìm hiểu hoạt động của Đông kinh Nghĩa thục 1970 GV : yêu cầu HS đọc thông tin SGK ? Phong trào Đông kinh nghĩa thục diễn ra ở đâu ? Vào thời gian nào ? ? Tại sao lấy tên là Đông Kinh nghĩa thục ? Giới thiệu tranh và tiểu sử Lương Văn Can. HS : đọc dòng chữ nhỏ sgk. ? Nhóm Đông Kinh nghĩa thục có hoạt động gì ? ? Đông Kinh nghĩa Thục có gì khác với các trường đương thời. - Đông Kinh Nghĩa Thục hoạt động như một tổ chức cách mạng chứ không chỉ đơn thuần làm nhiệm vụ dạy học, có nhiệm vụ, mục đích rõ ràng. ? Sự tiến bộ của Đông Kinh nghĩa thục biểu hiện ở điểm nào ? - Đông Kinh nghĩa thục là cuộc vận động cải cách văn hóa nhằm nâng cao lòng yêu nước, truyền bá nội dung học tập mới và nếp sống mang màu sắc dân chủ, chống phong kiến. ? Đông kinh nghĩa thục có ảnh hưởng gì đến phong trào yêu nước chống Pháp ở nước ta ? - Nâng cao lòng yêu nước, chí tiến thủ cho quần chúng, truyền bá một tư tưởng mới, nếp sống mới, chống nền giáo dục cũ, cổ vũ cái mới (học Chữ Quốc ngữ). Đả phá lên án phong tục tập quán lạc hậu, tố cáo tội ác, thức tỉnh đồng bào. ? Thái độ của TDP trước những hoạt động của Đông Kinh nghĩa thục. - 11-1907 TDP ra lệnh giải tán Đông Kinh Nghĩa Thục... ? Kết quả của phong trào Đông Kinh nghĩa thục ? GV : chuyển ý. 2. Hoạt động của Đông kinh Nghĩa thục 1907. - Tháng 3/1907 Lương Văn Can và Nguyễn Quyền mở trường học tại Hà Nội với tên Đông Kinh nghĩa thục, trường dạy các môn khoa học thường thức. - Phạm vi hoạt động khá rộng Hà Nội, Hà Đông, Sơn Tây, Bắc Ninh…. -Tháng 11- 1907 thực dân Pháp ra lệnh đóng cửa trường học. - Thông qua các hoạt động Đông kinh nghĩa thục góp phần thức tỉnh lòng yêu nước truyền bá tư tưởng dân chủ dân quyền và một nền văn hóa mới ở nước ta. Hoạt động 3 : Tìm hiểu cuộc vận động Duy Tân và phong trào chống thuế Trung Kì 1908 ? Cuộc vận động Duy Tân diễn ra ở đâu ? - Trung Kì. ? Tại sao diễn ra ở Trung Kì. GV : Giới thiệu ảnh Phan Châu Trinh. ? Hình thức hoạt động của phong trào là gì ? - Mở trường. - Diễn thuyết. ? Nhận xét của em về các hoạt động đó ? ? Phong trào Duy Tân đã có ảnh hưởng đến phong trào khác ra sao ? - Phong trào chống sưu thuế. ? Kết quả và ý nghĩa của phong trào này ? *Thảo luận nhóm : ? So sánh sự giống và khác nhau của ba phong trào này ? HS : đại diện nhóm trình bày nhóm khác bổ sung GV : chuẩn xác kiến thức. GV : kết luận. GV : chuyển ý. 3. Cuộc vận động Duy Tân và phong trào chống thuế Trung Kì 1908. - Đầu thế kỷ XX cuộc vận động Duy Tân diễn ra ở Trung Kì. Lãnh đạo là Phan Châu Trinh, Huỳnh Thúc Kháng. - Nội dung phong trào : mở trường dạy học theo lối mới hô hào chấn hưng thực nghiệp phổ biến cái mới vận động làm theo cái mới, cái tiến bộ. - Cuộc vận động Duy tân lan tới vùng nông thôn đúng lúc nhân dân Trung Kì đang điêu đứng vì chính sách áp bức bóc lột của đế quốc và phong kiến đã làm bùng nên phong trào chống thuế sôi nổi. - Phong trào bị thực dân Pháp đàn áp đẫm máu. => Thể hiện tinh thần yêu nước mang màu sắc dân chủ tư sản hình thức bạo động và cải cách. Hoạt động 4 : Tìm hiểu chính sách của thực dân Pháp ở Đông Dương trong thời chiến. ? TDP đó thi hành những chính sách gì đối với VN trong những năm chiến tranh thế giới thứ nhất (1914-1918) ? Những chính sách trên đó ảnh hưởng như thế nào đến tình hình kinh tế- xã hội VN. * Thảo luận nhóm : ? Những chính sách trên có mặt tích cực và tiêu cực gì ? - Tích cực : Kinh tế VN khởi sắc, tư bản dân tộc có điều kiện vươn lên, giai cấp công nhân tăng về số lượng. Nông nghiệp có những đột mới (diện tích trồng các loại cây công nghiệp, năng xuất, sản lượng được nâng cao ; chủng loại cây trồng thêm phong phú.) - Tiêu cực : Lợi nhuận chỉ để cho pháp dốc vào chiến tranh, việc bắt lính và thu hẹp diện tích trồng lúa làm cho sản xuất ở nông thôn giảm sút, đời sống ND càng thêm khốn khổ, giai cấp công nhân bị bóc lột nặng nề do TDP tập trung phát triển một số ngành công nghiệp phục vụ cho chiến tranh. * GV : Song song với các chính sách về kinh tế, TDP còn sử dụng nhiều thủ đoạn chính trị, văn hóa lừa bịp hòng ru ngủ nhân dân ta và lôi kéo bọn tay sai người bản sứ. => Các chính sách của Pháp thời kì chiến tranh đó làm cho mâu thuẫn giai cấp và dân tộc ngày càng thêm sâu sắc. Đây là nguyên nhân dẫn tới bùng nổ những cuộc đấu tranh trong những năm 1914- 1918 và diễn ra dưới nhiều hình thức. GV : chuyển ý. 4. Chính sách của thực dân Pháp ở Đông Dương trong thời chiến. - Pháp đẩy mạnh vơ vét sức người sức của phục vụ do cuộc chiến tranh đế quốc. - Bắt dân ta nhổ cây lương thực, trồng cây công nghiệp. - Đẩy mạnh khai thác kim loại phục vụ cho chiến tranh. - Bắt nhân dân mua công trái để chi phí cho chiến tranh. => Sản xuất giảm, đời sống nông dân khốn khổ, giai cấp cụng nhõn tăng về số lượng. Hoạt động 5: Tìm hiểu về hoạt động của Nguyễn Tất Thành sau khi ra đi tìm đường cứu nước HS: nghiên cứu nội dung SGK ? Sơ lựơc tiểu sử Nguyễn Tất Thành? ? Tại sao Nguyễn Tất Thành ra đi tìm đường cứu nước..( Gia đình, quê hương, nhận thức của Người) HS: suy nghĩ. * Thảo luận nhóm: ? Việc lựa chọn con đường cứu nước của Nguyễn Tất Thành có gì mới so với các nhà yêu nước chống Pháp trước đó. HS: suy nghĩ. ? Nêu rõ hoạt động của người 1911 – 1917. GV: sử dụng bản đồ hành trình cứu nước của Nguyễn Ái quốc. HS: quan sát. ? Em có nhận xét gì về con đường cứu nước và cách thức mà Nguyễn Tất Thành đã trải qua để tìm đường cứu nước? HS: suy nghĩ. ? Các hoạt động trên của Nguyễn Tất Thành có ý nghĩa gì? => Từ khảo sát thực tiễn, Người đúc kết thành kinh nghiệm rồi quyết định đi theo chủ nghĩa Mác- Lê nin. Nguyễn Tất thành là vị cứu tinh của dân tộc VN. Bước đầu hoạt động của Người mở ra chân trời mới cho cách mạng nước ta. 5. Những hoạt động của Nguyễn Tất Thành sau khi ra đi tìm đường cứu nước. - Nguyễn Tất Thành sinh ngày 19/5/1980 tại Nam Đàn -Nghệ An. - 1911 Người ra đi tìm đường cứu nước, 6 năm qua châu Phi, Mỹ, Âu. 1917 Người về Pháp học tập hoạt động trong Hội những người Việt Nam yêu nước. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP - Mục tiêu: hoàn thiện kiến thức vừa chiếm lĩnh được. - Phương pháp: Vấn đáp - Thời gian: + HS: làm việc cá nhân, hoàn thành bài tập trong SHDH. + HS: báo cáo kết quả; bổ sung + GV: nhận xét, đánh giá, kết luận + Bài tập luyện tập: * Bài tập 1 : Nêu rõ hình thức và nội dung hoạt động chủ yếu của 3 tổ chức ? * Bài tập 2 : Lập bảng thống kê các phong trào yêu nước chủ yếu đầu thế kỉ XX theo mẫu sau Phong trào Mục đích Hình thức và nội dung hoạt động chủ yếu. Đông du Đào tạo nhân tài cho đất nước chuẩn bị khởi nghĩa vũ trang -Đưa HS sang Nhật Bản du học. -Viết sách báo tuyên truyền yêu nước. Đông kinh nghĩa thục Nâng cao dân trí, bồi dưỡng nhân tài - Tập trung diễn thuyết; sách báo. - Vận động kinh doanh công thương nghiệp. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG - Mục tiêu: phát hiện các tình huống thực tiễn và vận dụng được các kiến thức, kĩ năng trong cuộc sống tương tự tình huống/vấn đề đã học. - Phương pháp: Vấn đáp các câu hỏi sau khi hình thành kiến thức mới - Thời gian: GV: Hướng dẫn HS về nhà thực hiện các yêu cầu theo SHDH HOẠT ĐỘNG TÌM TÒI, MỞ RỘNG - Mục tiêu: sưu tầm, mở rộng các kiến thức đã học - Phương pháp: đàm thoại - Thời gian: GV: Hướng dẫn HS về nhà thực hiện các yêu cầu theo SHDH HS: Tìm hiểu và đọc thêm kiến thức, tài liệu 4. Hướng dẫn về nhà. - Học thuộc bài, trả lời câu hỏi sgk. - Ôn tập toàn bộ chương trình tiết sau ôn tập.