Dưới đây là mẫu giáo án VNEN bài Sự lan truyền và phản xạ âm - Ô nhiễm tiếng ồn (T1). Bài học nằm trong chương trình Khoa học tự nhiên 7. Bài mẫu có: văn bản text, file PDF, file word đính kèm. Thầy cô giáo có thể tải về để tham khảo. Hi vọng, mẫu giáo án này mang đến sự hữu ích.
Tuần:
Ngày soạn:
Ngày dạy:
Tiết:
BÀI 17: SỰ LAN TRUYỀN VÀ PHẢN XẠ ÂM
Ô NHIỄM TIẾNG ỒN (T1)
I- MỤC TIÊU
- Kiến thức
– Nêu được các môi trường mà âm có thể truyền qua và nhận xét được tốc độ truyền âm trong các môi trường khác nhau.
– Nêu được biểu hiện của âm phản xạ. Nhận biết được những vật phản xạ âm tốt và những vật phản xạ âm kém.
– Giải thích được trường hợp nghe thấy tiếng vang. Kể được một số ứng dụng liên quan tới sự phản xạ âm.
– Nêu được một số ví dụ về ô nhiễm do tiếng ồn.
– Kể tên được một số vật liệu cách âm thường dùng để chống ô nhiễm do tiếng ồn.
– Đề ra được một số biện pháp chống ô nhiễm do tiếng ồn trong những trường hợp cụ thể.
- Kĩ năng
– Đề xuất các phương án thí nghiệm để nghiên cứu sự lan truyền âm trong các môi trường không khí, chất lỏng, chất rắn.
– Lắp ráp, tiến hành thí nghiệm chính xác, nhanh. Biết quan sát, thu thập và xử lí thông tin phù hợp với mục đích của thí nghiệm. Biết rút ra được các nhận xét từ kết quả thí nghiệm.
– Vận dụng được kiến thức về sự lan truyền và phản xạ âm giải thích một số hiện tượng trong đời sống tự nhiên.
- Thái độ
– Cẩn thận, trung thực, đoàn kết, hợp tác.
– Ham học hỏi, chia sẻ và tranh thủ sự giúp đỡ của gia đình trong học tập.
– Có ý thức vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn.
– Cẩn thận, chính xác, tuân thủ quy trình.
- Năng lực, phẩm chất
4.1. Năng lực
- Năng lực chung: Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực hợp tác, năng lực giao tiếp, năng lực sử dụng công nghệ và truyền thông.
- Năng lực chuyên biệt: Trình bày được kiến thức về các đại lượng, hiện tượng, định luật, nguyên lý vật lý cơ bản. Mô tả được các hiện tượng tự nhiên bằng ngôn ngữ vật lý và chỉ ra các quy luật vật lý trong hiện tượng đó.
4.2. Phẩm chất
- Hình thành phẩm chất tự trọng, tự lực, chăm chỉ, vượt khó, tự hoàn thiện.
II- TRỌNG TÂM
- Sự lan truyền âm
- Phạn xạ âm – tiếng vang
- Ô nhiễm tiếng ồn
III- CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
- Giáo viên
– Các bộ thí nghiệm đã nêu ở tài liệu HDH KHTN 7.
– Các Phiếu học tập dùng cho các nhóm hoạt động học.
- Học sinh
- Sách hướng dẫn học môn KHTN, vở ghi.
IV- CÁC PHƯƠNG PHÁP VÀ KĨ THUẬT DẠY HỌC
- Hình thức tổ chức dạy học: trong lớp; học sinh hoạt động cá nhân, nhóm…
- Phương pháp DH: Dạy học nêu và giải quyết vấn đề thông qua thí nghiệm thực hành.
- Kĩ thuật dạy học: Giao nhiệm vụ, chia nhóm.
V- TIẾN TRÌNH TIẾT HỌC
- Ổn định tổ chức: Kiểm tra sĩ số
- Các hoạt động học
Hoạt động của GV – HS |
Nội dung cần đạt |
|
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG 1. Hình thức tổ chức dạy học: Hoạt động nhóm nhỏ, cá nhân 2. Phương pháp: Dạy học theo nhóm, nêu và giải quyết vấn đề. 3. Kĩ thuật: Chia nhóm, giao nhiệm vụ, đặt câu hỏi. 4. Năng lực: NL sử dụng ngôn ngữ, NL tìm tòi khám phá dưới góc độ vật lý, NL nhận thức kiến thức vật lý. 5. Phẩm chất: Tự tin, tự chủ. |
||
GV cho HS quan sát các hình ảnh trong SHD và trả lời các câu hỏi trong SHD/100 HS: Quan sát và trả lời câu hỏi |
A. Hoạt động khởi động |
|
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC 1. Hình thức tổ chức dạy học: Trên lớp, thảo luận nhóm. 2. Phương pháp: Nêu và giải quyết vấn đề, dạy học hợp tác. 3. Kĩ thuật: Giao nhiệm vụ, chia nhóm, đặt câu hỏi, học tập hợp tác, lắng nghe và phản hồi tích cực. 4. Năng lực – phẩm chất: Nhận thức kiến thức vật lí, tìm tòi và khám phá thế giới tự nhiện dưới góc độ vật lí.…, phẩm chất chăm chỉ, trách nhiệm… |
||
Thí nghiệm 1: GV yêu cầu HS chia lớp thành ba nhóm, hoạt động theo các nhóm học tập. Mỗi nhóm xuất phát từ một nhiệm vụ, lần lượt tiến hành thí nghiệm ở hình 17.2, 17.3, 17.4 (HDH KHTN 7) và trả lời các câu hỏI- Sau khi hoàn thành nhiệm vụ của mình thì chuyển sang nhiệm vụ tiếp theo và cần hoàn thành cả ba nhiệm vụ. Thí nghiệm 2: GV tổ chức thí nghiệm này dưới hình thức trò chơi “Ai thính tai nhất” như sau : + Mỗi nhóm gồm ít nhất từ 4 HS trở lên. + Cách chơi : Bạn A gõ nhẹ vào mặt bàn một số lần sao cho các bạn kia không nghe thấy tiếng gõ khi đứng quay lưng vào bàn. Trọng tài có thể kiểm tra điều này bằng cách hỏi các bạn kia xem bạn A đã gõ chưa, nếu bạn A gõ rồi mà các bạn kia không biết là được. + Sau đó trọng tài yêu cầu từng bạn áp tai xuống đầu kia của mặt bàn để đếm và nghe tiếng gõ của bạn A (trọng tài chú ý nhắc nhở các bạn không được nhìn bạn A và áp tai xuống bàn ở cùng một vị trí giống nhau). + Các bạn lần lượt nói số tiếng gõ mà mình nghe thấy. Sau đó trọng tài xác nhận số lần mà bạn đó đã gõ. Những bạn nói đúng tiếp tục tham gia lại trò chơi cho đến khi chỉ còn lại một bạn nói đúng. Đó là bạn thính tai nhất của nhóm. Thí nghiệm 3: GV: Yêu cầu HS đọc thông tin mô tả về thí nghiệm và trả lời câu hỏi. HS: Tiến hành làm thí nghiệm. Thảo luận nhóm trả lời câu hỏi. |
B. Hoạt động hình thành kiến thức I- SỰ LAN TRUYỀN ÂM - Thí nghiệm 1: H17.2 - Thí nghiệm 2: H17.3 - Thí nghiệm 3: H17.4
|
|
GV yêu cầu HS tự đọc thông tin mục 2, 3, 4. HS: Thảo luận và thống nhất câu trả lời: trả lời, nhận xét và bổ sung. |
Chất rắn, lỏng, khí là những môi trường có thể truyền được âm. Âm có thể truyền qua các môi trường như rắn, lỏng, khí và không thể truyền qua chân không. Nói chung tốc độ truyền âm trong chất rắn lớn hơn trong chất lỏng, trong chất lỏng lớn hơn trong chất khí. |
|
C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP 1. Hình thức tổ chức dạy học: Trên lớp, nhóm 2. Phương pháp: Nêu và giải quyết vấn đề, dạy học hợp tác. 3. Kĩ thuật: Giao nhiệm vụ, chia nhóm, đặt câu hỏi, học tập hợp tác, lắng nghe và phản hồi tích cực. 4. Năng lực – phẩm chất: năng lực tự học và tự chủ…, phẩm chất chăm chỉ, trách nhiệm… |
||
GV: Tổ chức cho HS thảo luận nhóm câu 6 HS: Đại diện nhóm lên trình bày. HS khác nhận xét. GV: Tổ chức cho HS rút kinh nghiệm. |
C. Hoạt động luyện tập Câu 6: Khi ở ngoài khoảng không, hai nhà du hành vũ trụ không thể nói chuyện với nhau một cách bình thường như khi họ ở trên mặt đất được. Vì ở ngoài vũ trụ là môi trường chân không, âm thanh không thể truyền trong môi trường chân không được. |
D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
GV Giao nhiệm vụ: - Giáo viên yêu cầu HS hoạt động cá nhân câu hỏi mục D
HS: Thực hiện nhiệm vụ
GV: Tổ chức cho HS rút kinh nghiệm.
E. HOẠT ĐỘNG TÌM TÒI MỞ RỘNG
GV giao nhiệm vụ về nhà:
- Giáo viên hướng dẫn học sinh về nhà tìm hiểu mục 1 SHD/106.