Dưới đây là mẫu giáo án VNEN bài Sinh sản và bệnh lây qua đường tình dục (T3). Bài học nằm trong chương trình Khoa học tự nhiên 7. Bài mẫu có: văn bản text, file PDF, file word đính kèm. Thầy cô giáo có thể tải về để tham khảo. Hi vọng, mẫu giáo án này mang đến sự hữu ích.
Tuần: Ngày soạn: Ngày dạy: Tiết: BÀI 31: SINH SẢN VÀ BỆNH LÂY QUA ĐƯỜNG TÌNH DỤC (T3) I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức - Trình bày được cấu tạo và chức năng của cơ quan sinh dục nam và nữ. - Phân biệt được đặc điểm hoạt động của cơ quan sinh dục nam và cơ quan sinh dục nữ. - Giải thích được cơ chế của hiện tượng thụ tinh và hình thành hợp tử. - Giải thích được sự hình thành kinh nguyệt ở nữ giới. - Trình bày được cơ sở khoa học của các biện pháp tránh thai và biến động dân số. - Mô tả được các bệnh lây qua đường tình dục và ảnh hưởng của nó đến chất lượng dân số. - Nêu được tác hại của đại dịch AIDS và vấn đề không kì thị người bị nhiễm HIV/ AIDS. 2. Kĩ năng - Rèn năng quan sát, mô tả, phân tích. 3. Thái độ - Không kì thị với người mắc các bệnh xã hội, tìm biệp pháp giúp đỡ người nhiễm HIV/AIDS. - Liên hệ kiến thức đã học có biện pháp bảo vệ và vệ sinh cơ thể đúng cách. 4. Các năng lực, phẩm chất - Năng lực: NL quan sát, hợp tác, trình bày vấn đề trước tập thể,, NL giao tiếp, NL tư duy ... - Phẩm chất: Sống yêu thương và bảo vệ môi trường. II. TRỌNG TÂM - Tìm hiểu cấu tạo và chức năng của các bộ phận trong cơ quan sinh dục nam và nữ - Tìm hiểu sự thụ tinh, thị thai và sự phát triển phôi - Tìm hiểu hiện tượng kinh nguyệt và ngày an toàn - Tìm hiểu cơ sở của các biện pháp tránh thai III. CHUẨN BỊ - Giáo viên: Tìm hiểu trên trên internet các kiến thức liên quan đến mang thai sớm, sức khỏe sinh sản vị thành niên. - HS: Tìm hiểu trước bài, chuẩn bị theo yêu cầu của GV IV. CÁC PHƯƠNG PHÁP VÀ KĨ THUẬT DẠY HỌC 1. Hình thức tổ chức dạy học: HS hoạt động cá nhân, cặp đôi, nhóm nhỏ trong lớp học 2. PPDH: Nêu và giải quyết vấn đề, dạy học nhóm nhỏ 3. KTDH: Chia nhóm, giao nhiệm vụ, khăn trải bàn, đặt câu hỏi, động não... V. TIẾN TRÌNH TIẾT HỌC 1. Ổn định tổ chức lớp 2. Các hoạt động học Hoạt động của GV và HS Nội dung cần đạt A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG 1. Mục tiêu: Tạo hứng khởi giúp HS muốn tìm hiểu về hiện tượng kinh nguyệt, cơ sở của các biện pháp tránh thai 2. NL: Hợp tác, hđ cá nhân, NL giao tiếp... Phẩm chất: Sống yêu thương, biết VS cơ thể 3. Hình thức tổ chức dạy học: HS hoạt động nhóm nhỏ giải quyết tình huống 4. PP: PP trò chơi, dạy học nhóm nhỏ 5. KT: giao nhiệm vụ, động não... GV: Cho HS hoạt động như sách hướng dẫn HS: Thảo luận, trả lời câu hỏi GV: Vào bài A. Hoạt động khởi động B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC 1. Mục tiêu: HS phân biệt được thụ tinh và thụ thai 2. NL – PC: tư duy sáng tạo, năng lực tri thức sinh học. NL giao tiếp, NL sử dụng NN sinh học. PC: tự tin, tự chủ, sống yêu thương 3. PP - KTDH: nêu và giải quyết vấn đề, dạy học hợp tác nhóm 4. Kỹ thuật: động não, đặt câu hỏi, hoạt động hợp tác Hoạt động 1: Tìm hiểu hiện tượng kinh nguyệt và ngày an toàn GV giao NV cho cá nhân: Quan sát H31.4 giải thích hiện tượng kinh nguyệt và xác định ngày an toàn. HS: hoạt động cá nhân quan sát H31.4 giải thích hiện tượng kinh nguyệt và xác định ngày an toàn. GV mời HS chia sẻ trước lớp. HS trình bày, các HS khác nhận xét, bổ sung GV nhận xét, chốt KT GV lưu ý HS cách tính ngày an toàn => Giáo dục giới tính sức khỏe sinh sản. B. Hoạt động hình thành kiến thức 5. Tìm hiểu hiện tượng kinh nguyệt và ngày an toàn - Hiện tượng kinh nguyệt là hiện tượng trứng không được thụ tinh, lớp niêm mạc bị bong ra gây chảy máu. - Ngày an toàn là ngày không có khả năng có thai khi quan hệ tình dục. (Ngày bắt đầu có kinh đến ngày thứ 8 => an toàn tương đối; ngày thứ 8-15 dễ thụ thai; ngày thứ 16- 28 an toàn tuyệt đối) - Hiểu và biết cách tính ngày an toàn giúp tránh có thai ngoài ý muốn từ đó nâng cao chất lượng dân số. Hoạt động 2: Tìm hiểu cơ sở của các biện pháp tránh thai 1. Mục tiêu: HS nắm được cơ sở của các biện pháp tránh thai 2. NL – PC: tư duy sáng tạo, năng lực tri thức sinh học. NL giao tiếp, NL sử dụng NN sinh học. PC: tự tin, tự chủ, sống yêu thương 3. PP - KTDH: nêu và giải quyết vấn đề, dạy học hợp tác nhóm 4. Kỹ thuật: động não, đặt câu hỏi, hoạt động hợp tác GV giao NV cho nhóm: Thảo luận các nội dung trong mục 6 – Sách HDH HS: thảo luận nhóm GV gọi đại diện các nhóm trình bày, các nhóm khác nhận xét, bổ sung. HS đại diện nhóm trình bày, nhóm khác nhận xét, bổ sung. GV nhận xét và chốt KT. 6. Tìm hiểu cơ sở của các biện pháp tránh thai - Thuốc tránh thai - Dùng dụng cụ tránh thai: vòng tránh thai, bao cao su… - Triệt sản C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP 1. Mục tiêu: Củng cố các kiến thức đã nghiên cứu trong bài 2. Hình thức tổ chức: Hoạt động cá nhân 3. NL cần đạt: năng lực nghiên cứu, năng lực tri thức về sinh học. PC: Tự tin, tự lập 4. PP: Nêu và giải quyết vấn đề 5. KT: đặt câu hỏi, công não GV: Yêu cầu HS HĐ cá nhân làm BT 2; 3; 4 hoạt động luyện tập HS: Hoạt động cá nhân, trình bày ra nháp => các học sinh trình bày ý kiến của bản thân GV: Chữa bài C. Hoạt động luyện tập Một số bệnh lây qua đường tình dục Bệnh Bệnh lậu Bệnh giang mai Nguyên nhân Do song cầu khuẩn (vk hình hạt cà phê) trú ngụ trong tế bào niêm mạc của đường sinh dục Do xoắn khuẩn giang mai Triệu chứng + Nam đái buốt, tiểu tiện có máu lẫn mủ do viêm. + Nữ: không có biểu hiện rõ rệt, khi đã phát hiện bệnh đã khá nặng ăn sâu vào ống dẫn trứng. Xuất hiện các vết loét nông cứng bờ có viện, ko đau ko đóng vẩy sau biến mất (khi đó xoắn khuẩn đã vào máu), có thể nhiễm trùng vào máu tạo chấm đỏ. Tác hại Gây vô sinh, chửa ngoài dạ con, sinh con mù lòa. Gây nhiễm trùng máu, tổn thương các phủ tạng, sang chấn TK, sinh con có thể mang khuyết tật hoặc dị dạng... Cách lây truyền Qua quan hệ tình dục Qua quan hệ tình dục, qua truyền máu, qua vết xây xát trên cơ thể, qua nhau thai. Biện pháp phòng chống Chung thủy một vợ một chồng, tránh quan hệ tình dục với người bệnh, đảm bảo tình dục an toàn Các biện pháp phòng chống HIV/AIDS - Biện pháp phòng chống HIV/AIDS: + Không tiêm chích ma túy, ko dùng chung kim tiêm, kiểm tra máu trước khi truyền, sống lành mạnh, chung thủy, người mẹ bị nhiễm HIV không nên có con. - Biện pháp tuyên truyền chống kì thị người bị HIV/ AIDS: + Giải thích cho mọi người dân hiểu về khả năng lây truyền của HIV, nhất là làm rõ rằng HIV không lây truyền qua các tiếp xúc thông thường và giải thích tại sao HIV lại không lây truyền qua các tiếp xúc thông thường…; tăng cường các nội dung phổ biến, giáo dục pháp luật về HIV/AIDS, trong đó nhấn mạnh các quy định về chống kỳ thị và phân biệt đối xử. - Thái độ của HS đối với người có HIV: + HS hiểu HIV không lây qua tiếp xúc thông thường. Những người nhiễm HIV, đặc biệt là trẻ em có quyền và cần được sống trong sự hỗ trợ, thông cảm và chăm sóc của gia đình, bạn bè, làng xóm, không nên xa lánh và phân biệt đối xử với họ. Điều đó sẽ giúp người nhiễm HIV sống lạc quan, lành mạnh, có ích cho bản thân, gia đình và xã hội. D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG GV: Yêu cầu HS vận dụng kiến thức trong bài tìm hiểu thực tế về vai trò của sinh sản đối với chất lượng dân số và sự phát triển của XH HS: Vận dụng KT vừa học tìm hiểu E. HOẠT ĐỘNG TÌM TÒI MỞ RỘNG GV yêu cầu HS về nhà tìm hiểu thêm một số bệnh liên quan đến tình dục