Dưới đây là mẫu giáo án VNEN bài: Polime (T1). Bài học nằm trong chương trình Khoa học tự nhiên 9 tập 2. Bài mẫu có: văn bản text, file PDF, file word đính kèm. Thầy cô giáo có thể tải về để tham khảo. Hi vọng, mẫu giáo án này mang đến sự hữu ích.

Tuần: Ngày soạn: Ngày dạy: Tiết: BÀI 44: POLIME (T1) I. MỤC TIÊU Sau khi học xong, HS có thể 1. Kiến thức + Nêu được khái niệm, cấu tạo, tính chất chung của polime; + Viết được PTHH tạo thành một số polime từ các monome tương ứng; + Nêu được cách sử dụng và bảo quản một số đồ vật làm bằng polime trong gia đình an toàn và hiệu quả; + Phân biệt được một số vật liệu polime; + Xác định được khối lượng polime theo hiệu suất tổng hợp. 2. Kỹ năng + Rèn các kĩ năng làm và quan sát thí nghiệm rút ra kiến thức; liên hệ thực tế. 3. Thái độ tình cảm + Giáo dục lòng yêu môn hóa, tính cẩn thận. 4. Năng lực, phẩm chất + Phát triển các năng lực: Tư duy, tự học, giao tiếp, giải quyết vấn đề, hợp tác, xử lý thông tin. + Rèn phẩm chất sống tự chủ, có trách nhiệm, biết bảo vệ sức khoẻ II. TRỌNG TÂM + Cấu tạo và tính chất của polime III. CHUẨN BỊ 1. GV + Thí nghiệm: đung nóng PE, PVC; hòa tan PE, PVC, tinh bột trong nước, rượu etylic; hòa tan nhựa bóng bàn trong axeton. + Hóa chất: túi nilon, ống nhựa, bột sắn, quả bóng bàn, nước, cồn. + Dụng cụ: cốc thủy tinh, đũa thủy tinh, đèn cồn, kẹp kim loại. + Bài giảng điện tử, bảng nhóm, bút dạ. IV. PHƯƠNG PHÁP – KĨ THUẬT DẠY HỌC + Phương pháp: Nêu và giải quyết vấn đề, thực hành, học theo nhóm, học theo trạm, vấn đáp gợi mở + Kĩ thuật: Trình bày 1 phút, phòng tranh, mảnh ghép, lắng nghe và phản hồi tích cực… V. TIẾN TRÌNH BÀI HỌC 1. Ổn định tổ chức 2. Kiểm tra bài cũ 3. Bài mới Hoạt động của GV - HS Nội dung cần đạt A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG 1. PP-KT: Hỏi đáp. 2. NL: giao tiếp. * Hoạt động tập thể: GV: Yêu cầu HS - Quan sát hình 43.1. - Trả lời câu hỏi mục A HS: Trình bày câu trả lời GV: Tổng kết hoạt động vào bài. A. Hoạt động khởi động * Nêu được: Politilen Tinh bột Xenlulozo CTCT (CH2-CH2)n (C6H10O5)n TCVL Chất rắn, không tan trong nước, không độc. Chất rắn, màu trắng, không tan trong nước, tan được trong nước nóng. Chất rắn, màu trắng, không tan trong nước. Đặc điểm chung Khối lượng phân tử rất lớn B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC 1. PP-KT: học theo trạm, thực hành. 2. NL: giao tiếp, hợp tác, làm thí nghiệm. * Hoạt động nhóm: GV: Chia nhóm, giao nhiệm vụ - Chia thành 2 dãy, mỗi dãy 3 nhóm. - Có 3 trạm: Trạm 1: Khái niệm polime Trạm 2: Cấu tạo polime Trạm 3: Tính chất polime - Lần lượt nghiên cứu tại các trạm theo hướng dẫn trong tài liệu, ghi chép kết quả thu được (mỗi trạm 10 phút) - Lập sơ đồ tư duy về polime HS: Báo cáo và chuẩn hóa tại nhóm. B. Hoạt động hình thành kiến thức I. KHÁI NIỆM POLIME Polime là những chất có (phân tử khối) rất lớn do nhiều (mắt xích) liên kết với nhau tạo nên. Polime thiên nhiên : tinh bột, xenlulozơ, protein (do có sẵn trong tự nhiên). Polime tổng hợp : polietilen, poli (vinyl clorua), cao su buna ; (được tổng hợp từ hợp chất khác). II. CẤU TẠO VÀ TÍNH CHẤT CỦA POLIME 1. Cấu tạo polime Cấu tạo bởi nhiều mắt xích liên kết với nhau tạo thành mạch thẳng, mạch nhánh. Mạch phân tử polime có thể liên kết với nhau bằng cầu nối là các nhóm nguyên tử tạo nên mạch không gian. 2. Tính chất polime Các polime thường là chất rắn ở điều kiện thường; Hầu hết các polime không tan trong nước hoặc dung môi thông thường. Một số polime tan trong axeton, xăng,… 4. Hướng dẫn về nhà - Chuẩn bị trước mục C, D, E để tiết sau báo cáo.