Dưới đây là mẫu giáo án VNEN bài: Phong trào Tây Sơn. Bài học nằm trong chương trình Khoa học xã hội 7 tập 2. Bài mẫu có: văn bản text, file PDF, file word đính kèm. Thầy cô giáo có thể tải về để tham khảo. Hi vọng, mẫu giáo án này mang đến sự hữu ích.
Ngày soạn: Ngày dạy: Điều chỉnh: Bài 32 - Tiết: 58,59,60,61,62: PHONG TRÀO TÂY SƠN I. MỤC TIÊU BÀI HỌC: 1. Kiến thức: - Sự mục nát của chính quyền họ Nguyễn ở Đàng Trong nửa sau thế kỷ XVIII. Từ đó dẫn tới phong trào Nông dân ở Đàng Trong mà đỉnh cao là cuộc khởi nghĩa Tây Sơn. - Anh em Nguyễn Nhạc, lập căn cứ Tây Sơn và sự ủng hộ của đông bào Tây Nguyên. - Nhớ được các mốc quan trọng của phong trào Tây Sơn. Nhằm đánh đổ tập đoàn phong kiến phản động - Đánh tan quân Xiêm, từng bước thống nhất đất nước. - Tài chỉ huy của Nguyễn Huệ. 2. Kĩ năng: - Giải thích, đánh giá được một số sự kiện, hiện tượng tiêu biểu như: nguyên nhân bùng nổ khởi nghĩa Tây Sơn, nghệ thuật quân sự của Nguyễn Huệ, vai trò của Nguyễn Huệ - Quang Trung trong sự nghiệp thống nhất đất nước. - Phân biệt được khái niệm khởi nghĩa Tây Sơn với phong trào Tây Sơn. 3. Thái độ: - Có thái độ đồng tình, khâm phục, kính trọng với những nhân vật có công với đất nước như Quang Trung – Nguyễn Huệ, Nguyễn Thiếp, Phan Huy Ích, Ngô Thì Nhậm, đồng thời phê phán lên án hành động bán nước của Lê Chiêu Thống. 4. Định hướng hình thành phát triển năng lực - Năng lực chung: Giải quyết kiến thức phong trào Tây Sơn, sử dụng ngôn ngữ, sáng tạo. - Năng lực chuyên biệt: Tái tạo kiến thức đã học từ bài 31 thể hiện xúc cảm, hành vi của bản thân đối với nội dung đã học; Xác định mối liên hệ giữa các sự kiện, hiện tượng lịch sử, giải thích. II. NỘI DUNG TRỌNG TÂM - Nội dung: III. PHƯƠNG PHÁP TRỌNG TÂM - Phương pháp: vấn đáp, thuyết trình, trực quan, nhóm IV. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH: 1. Giáo viên: - Ảnh tượng đài Quang Trung. - Lược đồ căn cứ địa của nghĩa quân Tây Sơn. - Lược đồ quân Tây Sơn chống các thế lực phong kiến trong nước và chống quân xâm lược nước ngoài. - Lược đồ chiến thắng Rạch Gầm – Xoài Mút. - Lược đồ diễn biến trận đánh đồn Ngọc Hồi – Đống Đa. 2. Học sinh: Chuẩn bị bài theo câu hỏi SGK. V. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC 1. Ổn định lớp. 2. Kiểm tra bài cũ. 3. Bài mới. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG - Mục tiêu: tạo hứng thú, tâm thế cho học sinh. - Phương pháp: vấn đáp - Thời gian: - Khởi động: GV: cho học sinh quan sát ảnh tượng đài Quang Trung tại khu di tích Gò Đống Đa (Hà Nội) HS: ? Nêu những hiểu biết của em về nhân vật lịch sử trong ảnh? - Nguyễn Huệ (1753 – 1792), còn được biết đến là Quang Trung Hoàng đế hay Bắc Bình Vương, là vị hoàng đế thứ hai của nhà Tây Sơn. - Quang Trung Nguyễn Huệ là người anh hùng áo vải đã đánh đổ cả hai tập đoàn thống trị phản động ở Đàng Trong và Đàng Ngoài, người đã lập nên những chiến công hiển hách chống quân xâm lược Xiêm và Mãn Thanh, thực hiện được khát vọng thống nhất đất nước của dân tộc vào cuối thế kỷ thứ XVIII. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC - Mục tiêu: trang bị cho học sinh những kiến thức mới liên quan đến tình huống/vấn đề học tập nêu ra ở hoạt động khởi động. - Phương pháp: thuyết trình, pháp vấn, gợi mở, phân tích, nêu vấn đề, giảng bình, thảo luận nhóm… - Thời gian: HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS NỘI DUNG BÀI HỌC Hoạt động 1 : Tìm hiểu tình hình xã hội Đàng Trong nửa sau thế kỉ XVIII *GV : Đầu thế kỷ XVIII, tình hình xã hội ở Đàng Trong còn tương đối ổn định. Nhưng từ giữa thế kỉ chính quyền họ Nguyễn lại suy yếu nhanh chóng. Để hiểu vấn đề này chúng ta cùng ... ? Đến giữa thế kỉ XVIII, chính quyền họ Nguyễn ở Đàng Trong như thế nào ? Em hãy nêu những biểu hiện cụ thể - Chính quyền nặng nề, phức tạp vì số lượng quan lại tăng quá mức ; quan lại tuyển dụng bằng mua bán : có nơi một xã có tới hơn 20 xã trưởng và hàng chục nhân viên thu thuế. - Quan lại cường hào kết thành bè cánh đàn áp bóc lột nhân dân thậm tệ và đua nhau ăn chơi xa xỉ GV phân tích mở rộng : Ngoài ra bọn quan lại, địa chủ đua nhau tranh giành thành quả khẩn hoang của nông dân hoặc dùng ưu thế chiếm đoạt ruộng tư của họ, lấn chiếm ruộng đất công của làng xã. Bọn cường hào thường lấy cớ dân làng xã phải bù tô thuế cho nhà nước rồi đem ruộng công của làng xã bán cho nhau, nhân đó chiếm làm ruộng tư. - Đời sống của các chúa Nguyễn và tầng lớp quý tộc ở Phú Xuân được miêu tả : cung điện cao nguy nga rực rỡ, dinh thự quý tộc la liệt hai bên bờ thượng lưu sông Phú Xuân và con sông nhỏ ở Phủ Cam. Trong những lâu đài dinh thự cực kỳ tráng lệ đó, tầng lớp thống trị đua nhau ăn chơi trụy lạc, yến tiệc, ca hát liên miên. - Ví dụ : + Chúa Nguyễn Phúc Chu (1691 - 1725) tự cho mình là người sùng đạo Phật, sai làm rất nhiều chùa chiền tốn biết bao sức người, sức của của nhân dân. + Chúa Nguyễn Phúc Khoát (1738- 1765) thì sự trụy lạc của chúa Nguyễn đã lên tới cực độ. Riêng ở Phú Xuân - Phúc Khoát cho xây dựng rất nhiều lâu đài, cung điện theo quy mô một đế đô. + Tiêu biểu cho cuộc sống xa hoa, vô độ của quý tộc Đàng Trong là Trương Phúc Loan, thời chúa Nguyễn Phúc Thuần, Trương phúc Loan nắm hết quyền hành tự xưng là "Quốc phó" xây dựng vây cánh và ám hại những người chống đối. Sử cũ kể lại mỗi năm quân lính phải nộp cho Loan 5 gánh dây mây để thay những dây xâu tiền cũ đã mục nát. Một mình Trương Phúc Loan hàng năm thu lợi bốn, năm vạn quan tiền. Trong nhà Trương Phúc Loan "vàng bạc, châu báu, gấm vóc chứa đầy, nô bộc, trâu ngựa không biết bao nhiêu mà kể". Mỗi lần bị nước lụt, Loan đem vàng bạc bày lên chiếu mây để phơi nắng "Sáng chói cả một góc sân". Hàng ngày Loan cho người ra chợ mua thực phẩm, vừa mua, vừa cướp "làm huyên náo cả chợ". ? Quan lại thì như vậy còn đời sống nông dân ở Đàng Trong thì như thế nào ? - Bị địa chủ, cường hào lấn chiếm ruộng đất. - Phải nộp nhiều thứ thuế. - Nhân dân miền núi phải nộp lâm thổ sản. GV mở rộng chứng minh : Từ giữa thế kỷ XVIII ở Đàng Trong. - Nhân dân "Hàng năm có trăm thứ thuế mà trưng thu thì phiền phức gian lận nhân viên trưng thu thuế mặc sức hà hiếp dân. Dân nghèo khốn khổ vì phải đóng góp gấp bội. Những người dân có chút ít ruộng đất tư thì ngoài tô thuế nặng nề họ còn phải đóng góp rất nhiều khoản tiền khác : (Tiền cung đốn, tiền nộp thóc vào kho, tiền phên tre, đèn dầu ...) thuế thổ sản thì có đến hàng trăm ngàn thứ... lấy thuế cả đến những sản vật vụn vặt. Thuế khóa phức tạp nên họ Nguyễn phải đặt ra một hệ thống quan thu thuế rất cồng kềnh mà theo Nguyễn Cư Trinh (quan tuần phủ Quảng Ngãi lúc bấy giờ) nhận xét : "mười con dê mà có đến 9 kẻ chăn" ? Em có nhận xét gì về đời sống của nhân dân ở Đàng Trong ? Nông dân Đàng Trong có cuộc sống giống như Nông dân Đàng Ngoài không ? vì sao ? - Vì nhân dân hai miền đều bị giai cấp phong kiến bóc lột thậm tệ. ? Trước sự mục nát của chính quyền họ Nguyễn, nông dân và các tầng lớp khác đã có thái độ gì ? - Nỗi bất bình ngày càng cao, họ sẽ vùng dậy đấu tranh. GV : Sự oán hận của các tầng lớp bị trị ngày một chồng chất, dẫn đến các cuộc nổi dậy. Các tầng lớp thương nhân, thợ thủ công, đặc biệt các dân tộc thiểu số, cũng bất bình sâu sắc với chính quyền họ Nguyễn. ? Cuộc khởi nghĩa của chàng Lía có ý nghĩa gì ? - Thể hiện tinh thần đấu tranh quật cường của Nông dân chống chính quyền họ Nguyễn. - Là dấu hiệu báo trước một cuộc đấu tranh lớn giáng vào tập đoàn phong kiến họ Nguyễn ở Đàng Trong. * GV : Sự mục nát của chính quyền phong kiến nhà Nguyễn ở Đàng trong nửa sau thế kỷ XVIII từ đó dẫn đến phong trào Nông dân ở Đàng Trong mà đỉnh cao là cuộc khởi nghĩa Tây Sơn. Hoạt động 2 : Tìm hiểu về sự bùng nổ của khởi nghĩa Tây Sơn ? Em biết gì về lãnh đạo của cuộc khởi nghĩa Tây Sơn? - Ba anh em Nguyễn Nhạc, Nguyễn Huệ, Nguyễn Lữ vốn quê ở Nghệ An bị chúa Nguyễn bắt đưa vào Đàng Trong khai khẩn đất hoang, thủa nhỏ 3 anh em theo ông giáo Hiển, một nho sỹ bất mãn với chế độ thối nát đương thời. - Nguyễn Nhạc đã từng đi buôn trầu ở vùng núi mang về xuôi bán. Trong khi xuôi ngược vùng này, Nguyễn Nhạc am hiểu địa thế và chứng kiến tận mắt cảnh thống khổ của nhân dân. Có một thời gian Nguyễn Nhạc làm biện lại ở trấn Vân Đồn, càng có dịp hiểu rõ tính chất tham nhũng, thối nát của hệ thống quan lại thu thuế cồng kềnh, nhiễu dân. Bản thân Nguyễn Nhạc từng bị viên đốc Trương (quan thu thuế) ức hiếp - Cùng là nạn nhân của chế độ thống trị hà khắc, ba anh em Tây Sơn căm thù sâu sắc chính quyền họ Nguyễn và bắt mạch đúng nguyện vọng đông đảo của Nông dân cùng với các tầng lớp khác muốn lật đổ họ Nguyễn. ? Ba anh em họ Nguyễn đã chuẩn bị những gì cho cuộc khởi nghĩa? - Xây thành đắp lũy, lập kho tàng, luyện nghĩa quân. ? Ba anh em Nguyễn Nhạc xây dựng căn cứ đầu tiên ở đâu? GV: dùng lược đồ căn cứ địa của nghĩa quân Tây Sơn - Ấp Tây Sơn quê của ba anh em Nguyễn Nhạc nằm giáp giữa vùng đất Bình Định với núi rừng Tây Nguyên, nối liền hai vùng là sông Côn và đường bộ qua đèo An Khê. - Căn cứ đầu tiên là vùng Tây Sơn Thượng đạo (Di tích còn lại trên núi ông Bình, ông Nhạc thuộc huyện An Khê, tỉnh Gia Lai) - Đây là cao nguyên có người Ba Na, người Kinh chung sống, nhân dân địa phương rất nhiệt tình ủng hộ - Sau đó nghĩa quân di chuyển xuống vùng Tây Sơn, tỉnh Bình Định ngày nay, gọi là Tây Sơn hạ đạo lấy Kiên Mĩ là trung tâm. ? Vì sao ba anh em Nguyễn Nhạc lại đưa đại bản doanh xuống Tây Sơn hạ đạo? - Lực lượng lớn mạnh, mở rộng cuộc khởi nghĩa. - Địa bàn gần vùng đồng bằng thuận lợi cho cuộc khởi nghĩa. ? Cho biết chủ trương của cuộc khởi nghĩa? GV giải thích: Nguyễn Nhạc khôn khéo nêu khẩu hiệu "Lấy của nhà giầu chia cho dân nghèo, Đánh đổ quyền thần Trương Phúc Loan - ủng hộ Hoàng tôn Nguyễn Phúc Dương”. ? Với những khẩu hiệu này có tác dụng gì? - Nhanh chóng thu hút tập hợp lực lượng của tầng lớp nhân dân. - Lôi kéo được một bộ phận tầng lớp thống trị vốn bất bình với các phe phái Trương Phúc Loan, một số nhà giầu, thổ hào đã bỏ tiền ra giúp nghĩa quân. ? Lực lượng tham gia cuộc khởi nghĩa là ai? * GV phân tích: Khi mở rộng xuống vùng đồng bằng (Quy Nhơn – Bình Định) các đạo nghĩa quân đã trả về giải phóng các làng xã, trừng trị bọn xã trưởng, quan thu thuế, tịch thu các giấy tờ sổ sách đem đốt hết. Tuyên bố bãi bỏ các thứ thuế. Nghĩa quân tấn công các đồn giải phóng tù nhân... đi đến đâu nhân dân nhiệt liệt hưởng ứng. HS: đọc chữ in nghiêng (Một số giáo sỹ...) ? Em có nhận xét gì về lực lượng nghĩa quân Tây Sơn. - Lực lượng đông, có trang bị vũ khí, bênh vực quyền lợi cho dân nghèo. Hoạt động 3: Tìm hiểu sự kiện nghĩa quân Tây Sơn lật đổ chính quyền họ Nguyễn và đánh tan quân xâm lược Xiêm ? Thành Quy Nhơn bị nghĩa quân Tây Sơn hạ trong thời gian nào? GV kể: Nguyễn Nhạc giả vờ bị bắt, bị nhốt vào cũi, rồi sai nghĩa quân khiêng vào thành nộp cho quân Nguyễn. Nửa đêm ông phá cũi đánh từ trong ra, phối hợp với quân Tây Sơn tiến công từ ngoài vào, chỉ trong vòng một đêm, nghĩa quân đã thu hạ được thành Quy Nhơn. ? Em có nhận xét gì về cách hạ thành Quy Nhơn của Nguyễn Nhạc? - Táo bạo, dũng cảm, thông minh, bất ngờ, nên địch bị động. ? Thành Quy Nhơn thuộc về tay nghĩa quân có ý nghĩa gì? - Lần đầu tiên nghĩa quân hạ được thành lũy dinh thự của bọn quan lại, uy thế chính trị của tầng lớp phong kiến bị suy sụp, trái lại uy thế của nghĩa quân tăng lên nhanh chóng. ? Sau khi chiếm được thành Quy Nhơn nghĩa quân đã làm gì? ? Biết tin Tây Sơn nổi dậy, chúa Trịnh ở Đàng Ngoài đã có hành động gì? GV: Chúa Trịnh cử Hoàng Ngũ Phúc cầm đầu 3 vạn quân tiến vào Đàng Trong, lấy danh nghĩa giúp chúa Nguyễn đánh đổ quyền thần Trương Phúc Loan và dẹp quân Tây Sơn. Nhưng sau khi Trương Phú Loan bị bắt, quân Trịnh vẫn tiếp tục tiến vào Phú Xuân. Phía bắc có quân Trịnh, phía Nam có quân Tây Sơn. ? Trước tình hình như vậy chúa Nguyễn có phản ứng ra sao? GV: Quân Tây Sơn rơi vào tình thế cấp bách, bị kẹp ở giữa phía Bắc là quân Trịnh, phía Nam là quân Nguyễn đặc biệt sau trận đụng độ ở bến Ván (nơi giáp ranh 2 tỉnh Quảng Nam - Quảng Ngãi), quân Tây Sơn rút về bảo vệ Quy Nhơn. Trước tình thế nguy cấp Nguyễn Nhạc kịp thời thay đổi chiến lược thể hiện tài năng quân sự của mình. ? Vậy Nguyễn Nhạc đã có kế sách gì? ? Tại sao Nguyễn Nhạc lại phải tạm thời hòa hoãn với quân Trịnh? - Không thể cùng một lúc chống 2 kẻ thù: Phía Bắc quân Trịnh, phía Nam quân Nguyễn. Hòa với quân Trịnh để tập trung đánh Nguyễn. ? Việc Nguyễn Nhạc hòa hoãn với Trịnh nói lên điều gì? - Chiến lược thông minh, khôn khéo, sáng suốt. GV: kế sách của Nguyễn Nhạc đã đưa cuộc khởi nghĩa sang một giai đoạn mới, giai đoạn phản công tiêu diệt Chúa Nguyễn. ? Điều này được thể hiện qua những sự kiện nào? ? Trong thời gian từ năm 1776 – 1783 nghĩa quân Tây Sơn đã giành được những thắng lợi nào? => Khởi nghĩa nhanh chóng giành thắng lợi ? Theo em vì sao cuộc khởi nghĩa lan nhanh và giành được thắng lợi? - Sức mạnh của nhân dân hưởng ứng cuộc khởi nghĩa, thể hiện lòng căm thù giai cấp phong kiến và sự đoàn kết dân tộc. - Tài trí của anh em Tây Sơn lãnh đạo phong trào. ? Việc lật đổ chính quyền họ Nguyễn mang lại ý nghĩa gì? - Tạo không khí phấn khởi cho quân và dân Tây Sơn đưa phong trào Tây Sơn phát triển lên một bước và quyết định cho thắng lợi về sau. ? Vì sao quân Xiêm sang xâm lược nước ta? - Nguyễn Ánh sang cầu cứu quân Xiêm, Vua Xiêm lợi dụng cơ hội này thực hiện âm mưu chiếm Gia định. ? Em có nhận xét gì về hành động của Nguyễn Ánh? - Đáng lên án, hèn nhát, phản bội lại Tổ Quốc, cam tâm làm nô lệ. GV: sử dụng lược đồ hình 4 trang 118 - Năm 1784, 5 vạn quân Xiêm kéo vào Gia Định theo 2 đường: 2 vạn quân thủy đổ bộ lên Rạch Giá (Kiên Giang). 3 vạn quân bộ xuyên qua Chân Lạp tiến vào Cần Thơ. - Cuối năm 1784, quân Xiêm đã chiếm gần hết miền tây Gia Định (Các tỉnh miền tây nam bộ). Chúng mặc sức đốt phá, giết người, cướp của => tội ác của chúng càng làm tăng thêm lòng căm thù của nhân dân. ? Trước tình hình đó Nguyễn Huệ đã có chủ trương gì - Quân Tây Sơn đã chọn khúc sông Tiền để làm nơi quyết chiến. GV: Chỉ trên lược đồ địa danh Mỹ Tho (Đại bản doanh của nghĩa quân) chọn khúc sông Tiền từ Rạch Gầm đến Xoài Mút làm trận địa quyết chiến. ? Vì sao Nguyễn Huệ lại chọn đoạn sông này GV: Giới thiệu các ký hiệu, chỉ thủy quân, bộ binh Tây Sơn, trình bày thế trận của Nguyễn Huệ theo bản đồ: Chiến thắng Rạch Gầm - Xoài Mút. - Thủy quân giấu quân trong các nhánh sông Rạch Gầm - Xoài Mút sau các ngách cửa cù lao. - Bộ binh mai phục bên bờ và trên cao cù lao giữa sông. - Bố trí xong trận địa, mờ sáng ngày 19/1/1785 Nguyễn Huệ dùng mưu nhử địch vào trận địa mai phục. Quân Xiêm có ưu thế về quân số nên tướng địch rất chủ quan, chúng huy động tất cả quân thủy bộ từ Trà Lọt tiến xuống Mĩ Tho, đuổi theo quân Tây Sơn. Khi quân địch lọt hoàn toàn vào trận địa mai phục, thủy quân ta giấu ở hai nên bờ sông và cù lao Thới Sơn bất ngờ xông ra lao vào đội hình địch. Bị tấn công bất ngờ và mãnh liệt, tất cả các chiến thuyền của quân Xiêm bị đánh tan tác, gần 4 vạn quân bị giết tại trận, chỉ còn vài nghìn sống sót vượt qua Chân Lạp về nước. Từ đó quân Xiêm “sợ quân Tây Sơn như sợ cọp” Nguyễn Ánh thoát chết lại phải trốn sang Xiêm lưu vong. ? Chiến thắng Rạch Gầm - Xoài Mút có ý nghĩa lịch sử như thế nào? - Là trận thủy chiến lớn nhất, lừng lẫy nhất trong lịch sử chống ngoại xâm của dân tộc. - Chiến thắng quân xâm lược Xiêm đã đưa phong trào Tây Sơn phát triển lên một trình độ mới, cũng từ đây, khởi nghĩa Tây Sơn trở thành phong trào quật khởi của cả dân tộc và sẽ phát huy mạnh mẽ trong nhiều năm sau đó. Hoạt động 4: Tìm hiểu sự kiện quân Tây Sơn lật đổ chính quyền họ Trịnh, thu phục Bắc Hà. ? Sau khi đánh tan 5 vạn quân xâm lược Xiêm Tây Sơn có kế hoạch gì - Tiêu diệt họ Trịnh ở Đàng Ngoài. ? Tình hình Đàng Ngoài lúc này như thế nào? - Quân Trịnh đóng đô ở Phú Xuân, kiêu căng, sách nhiễu dân chúng GV dùng lược đồ thuật: Mùa hè 1786 Nguyễn Huệ được sự giúp đỡ của Nguyễn Hữu Chính tiến quân vượt đèo Hải Vân đánh thành Phú Xuân. Thủy quân Tây Sơn đã lợi dụng nước thủy triều lên cao về đêm rồi cho chiến thuyền tiến sát vào thành. Đại bác ở các thuyền bắn phá kịch liệt vào thành, bộ binh xông lên giáp chiến với quân Trịnh. Nội bộ các tướng Trịnh lủng củng. Phạm Ngô Cầu kéo cờ trắng xin hàng. - Chiếm được Phú Xuân, quân Tây Sơn hoàn toàn làm chủ, đất Đàng Trong đã thuộc về Tây sơn. ? Việc hạ được thành Phú Xuân có ý nghĩa gì? - Tạo được thanh thế để tiến quân ra đàng ngoài. Nhân cơ hội này, Nguyễn Huệ tiến quân thẳng ra bắc. Nêu danh nghĩa ”Phù Lê diệt Trịnh” và kêu gọi nhân dân hưởng ứng ? Tại sao Nguyễn Huệ lại lấy danh nghĩa''phù Lê diệt Trịnh''? - Nhằm tập trung dân chúng hưởng ứng, ủng hộ mình và vì nhiều người còn tưởng nhớ nhà Lê. GV: Dùng lược đồ thuật: Giữa 1786 Nguyễn Huệ cho quân từ Phú Xuân đánh ra Thăng Long, Chúa Trịnh bị bắt. Chính quyền Phong kiến họ Trịnh tồn tại 200 năm đã bị sụp đổ. Nguyễn Huệ giao chính quyền cho Vua Lê, rút về Nam. ? Vì sao quân Tây Sơn lật đổ chính quyền họ Trịnh nhanh chóng như vậy? - Nhân dân chán ghét họ Trịnh, ủng hộ Tây Sơn. - Thế quân Tây Sơn đang mạnh . ? Em có nhận xét gì về hoạt động của Nguyễn Huệ trong năm 1786? - Với việc tiêu diệt chính quyền họ Nguyễn ở Đàng Trong và lật đổ chính quyền họ Trịnh ở Đàng Ngoài, đã tạo ra những điều kiện cơ bản cho sự thống nhất đất nước, đáp ứng nguyện vọng cho nhân dân cả nước. ? Sau khi quân Tây Sơn rút vào Nam, tình hình Bắc Hà như thế nào? - Nguyễn Huệ cho Nguyễn Hữu Chỉnh ở lại Nghệ An giúp trấn thủ Nguyễn Văn Duệ . - Sau khi quân Tây Sơn rút con cháu họ Trịnh nổi loạn . - Lê Chiêu Thống bạc nhược, phải mời Nguyễn Hữu Chỉnh ra giúp. GV: Dùng lược đồ giới thiệu 3 vùng anh em Nguyễn Huệ nắm giữ. - Nguyễn Nhạc: Trung ương Hoàng đế đóng ở Quy Nhơn - Nguyễn Huệ : Bắc bình vương đóng ở Phú Xuân - Nguyễn Lữ: Đông định vương đóng ở Gia Định * GV phân tích: Nguyễn Hữu Chỉnh đã giúp Vua Lê đánh tan các tàn dư của họ Trịnh, nhưng Chỉnh lại lộng quyền, ra mặt chống Tây Sơn, mưu đồ này được bộc lộ trong một câu thơ của Chỉnh: "Đường trời mở rộng thênh thênh Ta đây cũng một triều đình kém ai" ? Trước tình hình đó Nguyễn Huệ đã có biện pháp gì? GV: Lúc bấy giờ bè lũ Lê Chiêu Thống đã trốn sang Kinh Bắc (Bắc ninh, Bắc Giang). - Nguyễn Huệ được các sỹ phu nổi tiếng như: Ngô Thì Nhậm, Phan Huy Ích, Nguyễn Thế Lịch ... hết lòng giúp đỡ trong việc xây dựng phong cho chức tước mới. ? Việc làm này của Nguyễn Huệ có ý nghĩa như thế nào? - Tập hợp lực lượng, xây dựng sức mạnh để chống ngoại xâm. - Sau khi giao công việc cho Ngô Văn Sở ở Bắc Hà, Nguyễn Huệ lại rút quân về Phú Xuân, cũng từ đó Bắc Hà được sát nhập hẳn vào vùng đất cai quản trực tiếp của Nguyễn Huệ . ? Vì sao Nguyễn Huệ thu phục được bắc Hà? - Được nhân dân và nhiều sỹ phu nổi tiếng giúp đỡ. - Lực lượng Tây Sơn hùng mạnh - Chính quyền phong kiến Trịnh Lê quá thối nát. ? Việc lật đổ các tập đoàn phong kiến Lê Trịnh có ý nghĩa gì? * GV: Từ cuối năm 1788 Tây Sơn đã 3 lần tiến quân ra bắc - Tây Sơn đã lần lượt lật đổ các tập đoàn phong kiến: Nguyễn, Trịnh, Lê xóa bỏ hẳn sự phân chia Đàng Trong, Đàng ngoài và căn bản thống nhất đất nước. Hoạt động 5: Tìm hiểu sự kiện quân Tây Sơn đại phá quân Thanh xâm lược ? Sau khi Nguyễn Huệ thu phục bắc Hà, Vua Lê Chiêu Thống đã có hành động gì ? - Lê Chiêu Thống lúc này bơ vơ thế cùng, lực kiệt => ? Nhà Thanh có bỏ qua cơ hội này không ? - Mượn cớ đưa quân về giúp Vua Lê Chiêu Thống, Càn Long thực hiện âm mưu xâm lược nước ta, để mở rộng xuống phía nam. GV phân tích : Triều đình nhà Thanh tuy sợ lực lượng Tây Sơn nhưng vẫn không giấu được âm mưu thôn tính nước ta. Tuần phủ Quảng Tây là Tôn Vĩnh Thanh tâu lên Vua Càn Long : "Chi bằng đóng quân không đánh, đợi cho Lê và Tây Sơn đánh nhau, cả hai bên cùng mệt mỏi, bấy giờ ta sẽ thừa cơ chiếm lấy cũng không muộn". Cuối cùng Càn Long tán thành ý kiến của Tôn Sỹ Nghị : "Nếu phục hưng cho nhà Lê rồi ta sẽ đặt thú binh mà giữ lấy nước, thế là vừa phục tồn nhà Lê lại vừa được đất An Nam, thật là được cả hai việc". GV : dùng lược đồ hình 3 chỉ các đạo tiến quân xâm lược của nhà Thanh, cuối năm 1788 nhà Thanh cử Tôn Sỹ Nghị đem 29 vạn quân chia làm 4 đạo tiến vào nước ta. + Đạo 1 : Do Tôn Sỹ Nghị chỉ huy từ Quảng Tây qua Lạng Sơn tiến vào. + Đạo 2 : Theo đường Cao Bằng do Sầm Nghi Đống chỉ huy. + Đạo 3 : Theo đường Tuyên Quang do Ô Đại Kinh chỉ huy. + Đạo 4 : Theo đường Quảng Ninh tiến vào Hải Dương. ? Em có nhận xét gì về sự chuẩn bị của quân Thanh cho cuộc xâm lược nước ta. - Chuẩn bị chu đáo. - Lực lượng mạnh gồm : Kỵ binh, bộ binh, thủy binh. - Được bè lũ Lê Chiêu Thống dẫn đường, ủng hộ lương thực, quân nhu, quân dụng. - Tướng giặc là những tên tướng giỏi, hiếu chiến, hăm hở muốn "lập công lớn". ? Em có suy nghĩ gì về bè lũ Lê Chiêu Thống ? - Vua bán nước hèn hạ, nhục nhã. - Chỉ vì quyền lợi cá nhân mà bán rẻ Tổ Quốc, gây đau khổ cho nhân dân. ? Trước thế giặc mạnh quân Tây Sơn có kế hoạch gì ? - Thế giặc mạnh ào ạt, quân ta rút khỏi Thăng long. - Ngô Văn Sở, Ngô Thì Nhậm sai người về Phú Xuân báo cho Nguyễn Huệ biết. - Gấp rút lập phòng tuyến Tam Điệp - Biện Sơn. GV dùng lược đồ giới thiệu : - Tam điệp thuộc Ninh Bình. Đây là một đường đèo hẹp nằm trên đường xuyên bắc - Nam và là con đường duy nhất, rất quan trọng vì nó có núi non trùng điệp. - Biện Sơn thuộc Thanh Hóa là một hòn đảo nơi có thể tập trung chiến thuyền. ? Em có nhận xét gì về phòng tuyến Tam điệp- Biện Sơn - Thủy bộ liên kết chặt chẽ, vững chắc rất lợi hại - Là bàn đạp cho quân Tây Sơn hội quân và tấn công thẳng ra Thăng Long diệt quân Thanh. ? Vì sao quân ta rút khỏi Thăng Long ? có ý kiến cho rằng quân Tây Sơn rút khỏi Thăng Long vì hèn nhát ? Em có đồng ý với ý kiến đó không ? - Không phải do hèn nhát, sợ giặc. Đây là một kế hoạch sáng suốt chu đáo. - Bảo toàn lực lượng (Khi quân Thanh quá đông, hung hãn, quân ta chỉ có vài vạn) - Làm kiêu lòng địch chờ thời cơ. => Ngô Thì Nhậm nói : "Nay ta bảo toàn lực lượng ra rút lui, không mất một mũi tên, cho chúng ngủ trọ một đêm rồi lại đuổi chúng đi". ? Thái độ quân Thanh khi vào xâm lược nước ta như thế nào ? - Khi chiếm được Thăng Long chúng càng chủ quan, kiêu ngạo, cướp bóc, đốt nhà, giết người tàn bạo. - Lê Chiêu Thống tìm cách trả thù báo oán hết sức tàn ngược - Tôn Sỹ Nghị suốt ngày ăn chơi, bắt nhân dân Thăng long phải nộp bò, lúa gạo. => Lòng căm thù quân cướp nước và lũ bán nước đã lên đến cao độ ? Nhận được tin quân Thanh xâm lược nước ta, Quang Trung đã có những việc làm gì ? ? Tại sao lúc lấy được chính quyền họ Trịnh, Nguyễn Huệ không lên ngôi mà bây giờ ông mới lên ngôi ? - Lúc tiến quân ra bắc, Nguyễn Huệ lấy khẩu hiệu "Phù Lê diệt Trịnh". - Bây giờ Vua Lê bán nước, quân Thanh xâm lược lên ngôi là hợp lòng dân. ? Việc Nguyễn Huệ lên ngôi Hoàng đế có ý nghĩa gì ? - Tập hợp được lòng dân, tạo sức mạnh đoàn kết dân tộc cho quân Thanh biết rằng nước ta có chủ. GV : dùng bản đồ chỉ đường tiến quân của Quang Trung ra bắc, từ Phú Xuân ra Tam điệp, Quang Trung vừa hành quân gấp vừa bổ xung lực lượng, vừa động viên binh sỹ. Trên đường tiến quân Quang Trung đã cho mở cuộc duyệt binh lớn ở Nghệ An ? Vì sao Quang Trung lại mở cuộc duyệt binh ở Nghệ An ? - Để lấy khí thế và tinh thần cho binh lính Quang Trung đọc lời tuyên thệ. “Đánh cho để dài tóc, Đánh cho để đen răng, Đánh cho nó chích luân bất phản, Đánh cho nó phiến giáp bất hoàn, Đánh cho sử tri Nam quốc anh hùng chi hữu chủ.” ? Em có nhận xét gì về lời tuyên thệ của Quang Trung ? - Thể hiện tinh thần quyết tâm đánh giặc, cứu nước, bảo vệ độc lập dân tộc của nghĩa quân Tây Sơn. Khẳng định chủ quyền của dân tộc ? Qua lời tuyên thệ của Quang Trung em có suy nghĩ gì về chủ quyền biển đảo của Việt Nam qua vụ việc giàn khoan HD 981 ? - Mỗi một công dân, mỗi một học sinh phải có ý thức trách nhiệm bảo vệ độc lập chủ quyền biển đảo Việt Nam đúng như Bác Hồ đã dặn : “Các Vua Hùng đã có công dựng nước, Bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước” GV : Giới thiệu dãy núi Tam Điệp : Đây là ranh giới giữa Ninh Bình và Thanh Hóa ngày nay, tại nơi đây Quang Trung đã động viên tướng sỹ khen ngợi kế hoạch của Ngô Thì Nhậm. ? Quang Trung dự định đánh quân Thanh vào thời gian nào ? - Vào dịp tết Kỷ dậu (1789). ? Vì sao Quang Trung quyết định tiêu diệt quân Thanh vào dịp tết Kỷ Dậu ? - Quân Thanh mới chiếm được Thăng long, nên còn chủ quan kiêu ngạo. - Vào dịp tết quân Thanh lơ là, không đề phòng quân địch sẽ bị bất ngờ. - Ông đã ra Lệnh cho quân Tây Sơn ăn tết nguyên đán trước. ? Vua Quang Trung đã chuẩn bị cho cuộc đại phá quân Thanh như thế nào ? GV : chỉ 5 đạo của Quang Trung (SHD) GV giới thiệu địa điểm Tây Long : Nơi đây từ Tôn Sỹ Nghị đến bọn tướng soái quân Thanh đang chúi đầu vào yến tiệc, hát xướng. GV tường thuật bằng lược đồ. - Quân ta tập kết ở phía nam Hà Hồi (cánh đồng Cung) để chuẩn bị đánh Ngọc Hồi. Cánh quân của đô đốc Bảo tập kết ở Đại Áng, phía Tây nam Ngọc Hồi. Ngày mồng 5 tết, quân Tây Sơn không bao vây mà đánh mạnh ở mặt phía nam đồn Ngọc Hồi, bịt hướng đông bằng một cánh quân nghi binh, mở hướng tây bắc cho giặc chạy vào Đầm Mực, tại Đầm Mực quân của đô đốc Bảo bố trí vây ép giặc ở 2 mặt bắc và nam tiêu diệt hầu như toàn bộ quân địch. ? Trong trận này nghĩa quân có sáng kiến gì - Tạo tấm lá chắn bằng gỗ quấn rơm tẩm nước để bảo vệ bộ binh. ? Chiến thắng Ngọc Hồi có ý nghĩa như thế nào ? - Đây là vị trí quan trọng nhất của địch ở phía nam Thăng Long. - Cách đánh bất ngờ làm cho quân giặc hoảng loạn, khí thế của ta dâng cao như vũ bão GV chỉ bản đồ : Trong khi quân Quang Trung đánh đồn Ngọc Hồi mờ sáng mồng 5 tết, đạo quân của đô đốc Long tấn công đồn Khương Thượng - Đống Đa. ? Tại sao quân Tây Sơn tấn công Ngọc Hồi - Khương Thượng vào cùng một thời điểm là mồng 5 tết. - Thể hiện sự chỉ đạo của Quang trung, các đạo quân phải hợp đồng tác chiến, nếu đánh cùng một lúc thì Tôn Sỹ Nghị sẽ bối rối không kịp điều quân tiếp viện cho mặt trận phía nam được. ? Quân Tây Sơn đã đánh Khương Thượng như thế nào - Được nhân dân giúp sức quân Tây Sơn giáp chiến, đốt lửa thiêu cháy doanh trại giặc. Sầm Nghi Đống thắt cổ tự tử. Nghe tin đại bại, Tôn Sỹ Nghị vội vã rút quân về nước. ? Cho biết kết quả của trận Ngọc Hồi, Đống Đa ? Hoạt động 6 : Tìm hiểu nguyên nhân thắng lợi và ý nghĩa lịch sử của phong trào Tây Sơn. ? Nêu nguyên nhân thắng lợi, ý nghĩa lịch sử của phong trào Tây Sơn cuối thế kỉ XVIII ? Hoạt động 7 : Tìm hiểu Quang Trung xây dựng đất nước như thế nào? - Cuối thế kỷ XVIII đất nước gặp nhiều khó khăn. GV mở rộng: Vào cuối thế kỷ XVIII đất nước ta trải qua một cuộc chiến tranh loạn lạc kéo dài, sử cũ đã từng viết: "Cha con không thể nuôi nhau, anh em không thể nương nhau" quanh năm mất mùa đói kém. dân gian trôi dạt lưu ly. Ở Thanh Hóa thì "Một hạt thóc cũng không có, sau cuộc binh hỏa, dịch tật thịnh hành, người chết không biết bao nhiêu mà kể". Còn ở Nghệ An theo Nguyễn Thiếp: ”Mất mùa, dịch tễ, kẻ thì chết đói, người thì phiêu bạt, ruộng đất bỏ hoang khắp nơi” - Công thương nghiệp không có điều kiện phát triển. - Xã hội thì rối ren lục đục. - Văn hóa, giáo dục thì không được chăm lo. ? Đứng trước tình hình đất nước khó khăn như vậy, việc làm đầu tiên của Quang Trung là gì? GV: Tại sao phải như vậy: Bởi vì Quang Trung muốn xây dựng một tổ chức nhà nước mới quy củ, Hoàng đế nắm mọi quyền hành để chăm lo đến đời sống nhân dân. Bên dưới là những quan văn, quan võ thanh liêm gồm những người thân thuộc nhà Vua và các tướng Tây Sơn. Trong quá trình xây dựng đất nước ấy, nhờ vào chính sách chân thành, Quang Trung đã thu hút được những sỹ phu yêu nước, tài đức vẹn toàn tham gia như: Ngô Thì Nhậm, Phan Huy Ích, Nguyễn Thiếp... - Để tiện việc điều hành, Quang Trung quyết định chọn đất thành lập kinh đô => Đóng đô ở Phú Xuân - Đây chính là vùng đất vào năm 1786 Nguyễn Huệ (Quang Trung) được phong làm Bắc Bình Vương. ? Vì sao Quang Trung chọn Phú Xuân làm nơi đóng đô? - Phú Xuân thuộc tỉnh Thừa Thiên - Huế ngày nay. Về vị trí địa lý: Phú Xuân nằm ở trung tâm đất nước, từ đây ra bắc, vào nam rất dễ dàng. Hơn nữa, Phú Xuân có cửa biển Thuận An, rất thuận lợi cho việc trao đổi buôn bán và giao thông. Phía tây nam thành Phú Xuân có đồng bằng Quảng Nam đây chính là kho nông sản nhiệt đới cung cấp lương thực trong vùng. ? Những việc làm trên đây của Quang Trung đã đem lại kết quả gì? - Tình hình xã hội tạm ổn định . GV: Sau khi tình hình đất nước tạm thời ổn định Quang Trung bắt tay ngay vào khôi phục kinh tế - xây dựng văn hóa dân tộc. ? Tại sao Quang Trung lại chú ý phát triển nông nghiệp? - Vì đây là ngành kinh tế chủ chốt, quan trọng nhất của nước ta lúc đó ( 90% dân số làm nông nghiệp). ? Để phát triển nông nghiệp Quang Trung đã có những biện pháp gì? - 1789 chiếu khuyến nông được ban bố "Đạo lo cho dân không gì bằng phục hồi dân lưu tán, khai khẩn ruộng bỏ hoang”. - Chiếu khuyến nông quy định. + Dân lưu tán phải nhanh chóng trở về quê cũ, Làng xã phải cung cấp ruộng công cho họ cày cấy và nộp thuế. + Hạn đến tháng 9 năm Kỷ dậu (10/1789) xã phải làm xong sổ ruộng nộp lên. + Hạn trong 3 năm, ruộng đất trong làng xã phải được cày cấy, ruộng hoang xã nào đến hạn mà không có người nhận, nếu là ruộng công thì xã đó phải nộp thuế gấp đôi, nếu là ruộng tư thì xung công và nộp thuế như ruộng công ? Chiếu khuyến nông nhằm mục đích gì GV: Bên cạnh đó Quang Trung còn => GV: Chế độ quân điền: Chia ruộng đất công làng xã cho nông dân, chế độ này có từ thời Lê Sơ (XV- XVI) song thực hiện không triệt để. Ví dụ: Thời Lê Sơ có phân chia ruộng đất song hầu như người dân không có ruộng, hoặc nếu có thì ruộng xấu, ruộng tốt nằm trong tay quan lại địa chủ. Đến thời Quang Trung chế độ quân điền được thực hiện công bằng hơn, người dân hầu như ai cũng có ruộng. ? Em có nhận xét gì về những chính sách trên của Quang Trung? Những chính sách đó có tác dụng gì? - Chăm lo quyền lợi của nhân dân, đáp ứng quyền lợi và khuyến khích nhân dân phát triển sản xuất, nông nghiệp phục hồi và phát triển. ? Vì sao lại đạt được những thành tựu đó. - Vua rất quan tâm => nông nghiệp có nhiều biện pháp thích hợp, nông nghiệp được phục hồi và có bước phát triển. => Như vậy với chính sách phục hồi kinh tế nông nghiệp của Quang Trung làm cho nền kinh tế nông nghiệp nước ta phục hồi và phát triển. "Mùa màng trở lại phong đăng, năm phần mười trong nước khôi phục được cảnh thái bình". Trong bài "Phú tụng Tây Hồ" Nguyễn Duy Lượng đã từng viết: "Qua cảnh tuất lại tới cơn thời vũ Cỏ cây đều gợi đức chiêm thu" ? Quang Trung có những biện pháp gì để phát triển công thương nghiệp. - Trước đây người dân phải đóng rất nhiều thứ thuế, ngay cả những thứ thuế vô lý. Ví dụ: Trồng cây dâu cao 1 thước cũng phải nộp thuế, bán vợ đợ con cũng phải nộp thuế, thì đến nay nhiều loại thuế được giảm nhẹ và bãi bỏ. GV: Chủ trương phát triển công thương nghiệp của Quang Trung còn thể hiện ở sắc lệnh "Khoan thư" sức dân, tùy vùng đó có điều kiện thuận lợi cho phát triển nghề gì thì phát triển nghề đó. Chính vì vậy đã khuyến khích phát triển các làng nghề thủ công truyền thống như nghề gốm, dệt, giấy. Ví dụ: Quang Trung đã bãi bỏ thứ thuế điền cho nhân dân từ sông Gianh ra Bắc, việc làm này của Quang Trung đã khuyến khích người dân hăng hái sản xuất, khai thác tiềm lực và tài năng của người thợ. Bên cạnh đó => ? Vì sao Quang trung lại chú ý tới việc mở cửa ải thông thương chợ búa. - Vì mở cửa ải thông thương chợ búa sẽ giúp cho hàng hóa được lưu thông, việc trao đổi hàng hóa sẽ tiện lợi hơn, vừa đáp ứng được nguyện vọng tiêu dùng của nhân dân. GV: Đối với thương nhân nước ngoài, Quang Trung khuyến khích họ chở hàng hóa đến trao đổi, tránh việc chở vũ khí cho nhóm Nguyễn Ánh ở vùng biên giới Việt Trung. Quang Trung đề nghị nhà Thanh cho thương nhân hai nước được tự do buôn bán ở vùng Cao Bằng, Lạng Sơn, Nam Ninh. - Để tiện cho việc buôn bán, Quang Trung cho đúc tiền mới để tiêu dùng (Tranh). ? Những biện pháp trên của QuangTrung đối với công thương nghiệp đã thu được kết quả gì? GV: cùng với việc phục hồi và phát triển kinh tế, Quang Trung còn rất chú trọng đến việc phát triển văn hóa - giáo dục, để thấy được tình hình văn hóa- giáo dục nước ta thời kỳ này như thế nào? => ? Để phát triển văn hóa- giáo dục Quang Trung đã thi hanh những chính sách gì? - "Chiếu lập học" là những điều Vua công bố thành lập những lớp học nhằm khuyến khích các xã mở trường học cho dân có quyền lựa chọn thầy. Sau đó nhà nước tổ chức các kỳ thi sát hạch nhằm khẳng định đức tài của thầy, với cách ấy nhằm loại bỏ những hiện tượng mua bán chức tước đã diễn ra ở thời Lê. Ông đã từng nói "Xây dựng đất nước lấy việc dạy học làm đầu, tuyển chọn nhân tài làm gốc" ? Chiếu lập học và câu nói ấy nói lên mong muốn gì của Quang Trung? - Mong muốn phát triển giáo dục để nâng cao dân trí. - Tuyển chọn nhân tài ra giúp nước. - Cho thấy ông rất coi trọng giáo dục, đó là sự kế tục sự nghiệp của cha ông thửa trước, như Lê Thánh Tông đã từng nói "Nhân tài là nguyên khí của đất nước, nguyên khí vượng thì đất nước hưng nguyên khi bài thì đất nước suy" - Ngày nay để sánh vai ngang tầm với các nước trên thế giới, Đảng và nhà nước ta đặc biệt coi trọng đến vấn đề giáo dục, coi giáo dục là quốc sách hàng đầu Bác Hồ đã từng nói : "Vì lợi ích mười năm trồng cây Vì lợi ích trăm năm trồng người" Thì chúng ta mới thấy câu nói ấy của Quang Trung mặc dù đã cách chúng ta 216 năm là hoàn toàn đúng đắn Bên cạnh đó thì thời kỳ này => - Đây là chữ viết chính thức của nhà nước (Xuất hiện vào khoảng thế kỷ X, ở thời Lý đã sử dụng, sau một thời gian dài đã bị lãng quên đến nay Quang Trung đã khôi phục lại). Dưới triều của Quang Trung, mọi chiếu chỉ, văn tế, thư từ của nhà nước đều phải viết bằng chữ Nôm. - Cùng với việc đề cao chữ Nôm thì Quang Trung đã cho=> ? Viện Sùng chính có nhiệm vụ gì? Ai đứng đầu? - Viện Sùng chính: Nơi dịch chữ Hán sang chữ nôm, làm tài liệu giáo dục cho đất nước do Nguyễn Thiếp (quê ở Nghệ An là sỹ phu nổi tiếng về đạo đức và uyên bác) làm viện trưởng. ? Vậy theo em việc đề cao chữ nôm và lập Sùng chính của Quang Trung có ý nghĩa như thế nào? - Với việc đề cao chữ nôm, dùng chữ nôm là chữ viết chính thức của dân tộc, và lập viện Sùng chính của Quang Trung đã khôi phục lại ý thức, tinh thần dân tộc sâu sắc, phát huy bản sắc văn hóa của dân tộc đã có từ 8 thế kỷ trước. ? Ngày nay Đảng và nhà nước ta đã có chính sách gì đối với nền văn hóa của dân tộc. - Đứng trước xu thế toàn cầu hóa, cùng với sự giao lưu về kinh tế, thì văn hóa cũng giao lưu và thâm nhập vào nhau. Vậy vấn đề đặt ra là phải giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc . Bởi nếu mất bản sắc dân tộc cũng đồng nghĩa với việc mất nước. Trong quá trình giao lưu hội nhập phải biết giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc, tiếp thu những tinh hoa của văn hóa thế giới làm giầu nền văn hóa dân tộc mình. ? Vậy với những biện pháp phục hồi kinh tế, xây dựng văn hóa của Quang Trung đã đem lại kết quả gì? (Thảo luận) GV: Như vậy chỉ trong vòng một thời gian rất ngắn, với những biện pháp khôi phục kinh tế, xây dựng văn hóa xã hội của Qung Trung là một thành quả quan trọng trong lịch sử đấu tranh và bảo vệ nền độc lập dân tộc, những chính sách đó đã chứng tỏ ông có hoài bão xây dựng một nền kinh tế vững mạnh, một nền văn hóa giáo dục đậm đà bản sắc dân tộc, nâng cao ý thức độc lập, tự cường cho nhân dân. GV chuyển ý: Song song với việc khôi phục kinh tế - Xây dựng văn hóa Quang Trung rất quan tâm đến việc giữ gìn an ninh của đất nước và mối quan hệ ngoại giao với các nước láng giềng. ? Tình hình xã hội Việt Nam sau chiến thắng chống quân Thanh có gì đáng lo ngại: ( Sau khi được giải phóng đất nước ta gặp phải những khó khăn gì? ) - Sau khi đất nước được thống nhất thì nền an ninh và toàn vẹn lãnh thổ của Tổ Quốc vẫn còn bị đe dọa, đất nước gặp muôn vàn khó khăn: + Trong nước: Ở phía bắc : Bọn Lê Duy chỉ muốn khôi phục lại quyền lợi dòng họ nên đang hoạt động mạnh ở Cao Bằng . Lê Duy Chỉ còn liên kết với Vua Vạn Tượng (Lào) mưu đồ đánh phá miền tây Nghệ An. + Ở phía nam: Sau thất bại ở trận Rạch Gầm- Xoài Mút Nguyễn Ánh chưa từ bỏ quyền lợi cá nhân nên đã cầu viện Pháp quay quay trở lại đánh chiếm Gia Định. + Ngoài nước: Nhà Thanh vô cùng căm tức với trận thua đại bại của 29 vạn quân trong tết Kỷ dậu. GV: Vậy với những khó khăn như thế Quang Trung đã có những biện pháp gì để chống thù trong giặc ngoài. - Nhận thấy nguy cơ có từ nhiều phía, Quang Trung khẩn trương xây dựng quốc phòng bằng cách => ? Em hiểu như thế nào là chế độ quân dịch? - Cứ 3 xuất đinh nam lấy 1 xuất lính, tức là: Trong một gia đình có 3 người nam giới thì 2 người ở lại địa phương sản xuất, một người đi lính. - Về quân đội : Quang Trung cho xây dựng quân đội gồm nhiều binh chủng như: Bộ binh, thủy binh, kị binh, tượng binh được trang bị đầy đủ, riêng thủy binh cũng có nhiều loại chiến thuyền: Loại lớn, loại nhỏ, có thể chở được voi chiến hoặc chở được 500 - 600 lính, trang bị vũ khí có cả đại bác. ? Về đối ngoại Quang Trung có biện pháp gì? - Trong đối ngoại Quang Trung tỏ ra rất khéo léo, Ông đã từng nói: "Đại Thanh lớn gấp 10 lần, ắt phải tìm cách trả thù, nếu tiếp tục thì không phải là phúc của nhân dân và lòng ta sao nỡ. Vì vậy, sau chiến thắng là phải tìm cách từ lệnh, xây dựng mối quan hệ hòa hiếu giữa hai dân tộc mới dập tắt được lửa binh ". ? Tinh thần chung của Quang Trung được thể hiện như thế nào? ? Việc Vua Thanh phong cho Quang Trung làm An Nam Quốc Vương chứng tỏ điều gì? - Nhà Thanh công nhận nền độc lập của nước ta. GV: Không những thế Vua Càn Long còn rất khâm phục và coi QuangTrung là anh hùng kiệt xuất, nên đã mời Quang Trung sang dự lễ mừng thọ 80 tuổi của mình. Quang Trung đã sai cháu là Phạm Công Trị giả làm Quang Trung sang thay và được vua Càn Long sai thợ vẽ chân dung. - Mặc dù rất mềm dẻo thế nhưng Ông cũng rất kiên quyết trong mối quan hệ giữa Trung Quốc và Vạn Tượng (Lào) để bảo vệ từng tấc đất của Tổ Quốc. ? Vậy theo em, chính sách đối ngoại của Quang Trung nhằm mục đích gì? - Góp phần giữ vững độc lập, chủ quyền của dân tộc. - Hạn chế các thế lực bên ngoài giúp bọn nội phản trong nước. ? Trước tình hình đó, Quang Trung đã có quyết định gì? - Giữa năm 1792 Quang Trung ra lời kêu gọi nhân dân hai phủ Quảng Ngãi, Quy Nhơn hưởng ứng tham gia cuộc tiến công vào Gia Định nhằm đánh tan bọn Nguyễn Ánh. Bài hịch có đoạn: "Nơi đâu ta đã kéo quân đến là kẻ thù bị đánh cho thất bại và tan tác, nơi đâu ta đã mở rộng chinh chiến là bọn quân Xiêm và quân Thanh tàn bạo đều phải xin hàng, bọn Nguyễn Ánh chỉ là thây ma, sẽ bị đánh tan như bẻ cành khô củi mục, còn bọn Pháp hạng người đó nào có tài cán gì, bọn chúng tất cả đều mắt xanh như mắt rắn, và các người chỉ biết xem bọn chúng như những xác chết bị sóng biển bắc đánh dạt vào, có gì đáng lạ với ta về những chiếc tàu đồng và những khinh khí cầu của bọn chúng". ? Kế hoạch đó có thực hiện được không? Vì Sao ? - Nhưng tiếc thay công việc đang tiến hành khẩn trương thì => GV: Khi Quang Trung mất, Quang Toản lên ngôi Vua, nhưng Quang Toản và những quan lại ở Phú Xuân bất lực, hủ bại, không điều khiển được đất nước, những ý định của Quang Trung không thành sự thật, từ đây đất nước ta chuyển sang một giai đoạn mới. ? Qua tìm hiểu em cho biết: Người anh hùng " áo vải" Nguyễn Huệ - Quang Trung đã có những công lao to lớn như thế nào đối với đất nước? - Là người góp công chính trong việc đánh đổ các thế lực phong kiến thống trị. - Đánh tan cuộc xâm lược của 5 vạn quân Xiêm và 29 vạn quân Thanh, bảo vệ vững chắc nền độc lập dân tộc, góp phần tạo điều kiện cơ bản cho việc thống nhất đất nước sau gần 200 năm bị chia cắt. GV: Như vậy với hơn bốn năm cầm quyền trong bối cảnh một đất nước vừa thoát khỏi cảnh suy thoái, loạn lạc chiến tranh, người anh hùng áo vải Quang Trung đã chiến đấu kiên cường liên tục cho quyền lợi của nhân dân, cho nền độc lập thống nhất của Tổ Quốc, công chúa Lê Ngọc Hân đã viết: " Mà nay áo vải cờ đào Giúp dân dựng nước xiết bao công trình" Để tưởng nhớ tới vị anh hùng đã từng gắn bó với một chặng đường lịch sử vẻ vang của dân tộc, nhân dân ta đã xây tượng đài Quang Trung nằm trên khu gò Đống Đa, Đường Tây Sơn, Hà Nội. Hình ảnh Quang Trung hiên ngang, dũng cảm sừng sững đứng giữa đất trời tiêu biểu cho khí thế đấu tranh anh dũng của dân tộc. Tượng đài Quang Trung chính là dáng đứng của đất nước Đại Việt thế kỷ XVIII và mãi mãi là dáng đứng của đất nước Việt Nam anh hùng . * Kết luận: Trong bài hôm nay các em đã tìm hiểu những cải cách của Quang Trung có ý nghĩa tích cực, tiến bộ là phương hướng giải phóng những vấn đề về kinh tế, xã hội lúc bấy giờ. Quang Trung mất sớm nên về sau cải cách của ông không được tiếp tục thực hiện triệt để, vì thế ông mất đi là tổn thất lớn cho triều đại Tây Sơn và cho cả dân tộc. 1. Tìm hiểu tình hình xã hội Đàng Trong nửa sau thế kỉ XVIII - Từ giữa thế kỉ XVIII, chính quyền họ Nguyễn suy yếu mục nát. + Ở triều đình, Trương Phúc Loan nắm hết quyền hành, tự xưng là “quốc phó”, khét tiếng tham nhũng. + Ở các địa phương, quan lại, cường hào kết thành bè cánh, đàn áp bóc lột nhân dân thậm tệ và đua nhau ăn chơi xa xỉ. + Nông dân bị lấn chiếm ruộng đất và phải chịu nhiều thứ thuế => Nỗi oán giận của các tầng lớp nhân dân ngày càng cao. => Khởi nghĩa của chàng Lía ở Bình Định. 2. Sự bùng nổ của khởi nghĩa Tây Sơn a. Lãnh đạo - Nguyễn Nhạc - Nguyễn Huệ - Nguyễn Lữ - Mùa xuân 1771 dựng cờ khởi nghĩa b. Căn cứ Tây Sơn Thượng Đạo => Tây Sơn hạ đạo c. Chủ trương: - Lấy của người giầu chia cho người nghèo. d. Lực lượng: - Dân nghèo, thợ thủ công, thương nhân. - Đồng bào dân tộc Chăm, Ba Na. 3. Sự kiện nghĩa quân Tây Sơn lật đổ chính quyền họ Nguyễn và đánh tan quân xâm lược Xiêm 3.1. Lật đổ chính quyền họ nguyễn - Tháng 9/1773 nghĩa quân chiếm được thành Quy Nhơn. - 1774 mở rộng vùng kiểm soát từ Quảng Ngãi đến Bình Thuận. - Chúa Trịnh cử tướng Hoàng Ngũ Phúc chỉ huy 3 vạn quân tiến công chiếm Phú Xuân. - Chúa Nguyễn phải đem gia quyến vượt biển vào Gia Định. - Nguyễn Nhạc tạm hòa hoãn với quân Trịnh. - Từ 1776-1783 nghĩa quân đã 4 lần đánh vào Gia Định + Năm 1777 Tây Sơn bắt được chúa Nguyễn + Năm 1783 chính quyền họ Nguyễn bị lật đổ. 3.2. Đánh tan quân xâm lược Xiêm a. Nguyên nhân - Nguyễn Ánh cầu cứu quân Xiêm. b. Diễn biến - Năm 1784, hơn 5 vạn quân Xiêm đánh chiếm miền Tây Gia Định - 1/1785 Nguyễn Huệ kéo quân vào Gia Định, chọn khúc sông Tiền từ Rạch Gầm-Xoài Mút làm trận địa tiêu diệt quân Xiêm c. Kết quả. - Quân Xiêm bị đánh tan. d. Ý nghĩa. - Là một trong những trận thủy chiến lớn nhất, lừng lẫy trong lịch sử chống giặc ngoại xâm. - Đập tan âm mưu xâm lược của nhà Xiêm - Khẳng định sức mạnh của nghĩa quân. - Đưa phong trào Tây Sơn phát triển lên một trình độ mới. 4. Sự kiện quân Tây Sơn lật đổ chính quyền họ Trịnh, thu phục Bắc Hà. - Tháng 6/1786 hạ thành Phú Xuân, tiến ra nam sông Gianh, giải phóng toàn bộ Đàng Trong. - Với khẩu hiệu: "Phù Lê diệt Trịnh " Tây Sơn tiến quân ra Bắc. - Giữa năm 1786 Nguyễn Huệ ra Thăng Long lật đổ họ Trịnh, giao chính quyền cho vua Lê và rút về Nam. - Sau khi quân Tây Sơn rút về Nam tình hình Bắc Hà rối loạn - Lê Chiêu Thống bạc nhược - Nguyễn Hữu Chỉnh lộng quyền ra mặt chống Tây Sơn. - Nguyễn Huệ cử Vũ Văn Nhậm ra bắc diệt Trịnh - Vũ Văn Nhậm kiêu căng, có mưu đồ riêng. - Giữa năm 1788 Nguyễn Huệ ra bắc lần thứ 2 để thu phục Bắc Hà. * Ý nghĩa: - Tiêu diệt chúa Nguyễn ở Đàng Trong, lật đổ chính quyền Lê Trịnh ở Đàng Ngoài tạo ra những điều kiện cơ bản thống nhất đất nước. - Đáp ứng nguyện vọng của nhân dân cả nước. 5. Tìm hiểu sự kiện quân Tây Sơn đại phá quân Thanh xâm lược a) Quân Thanh xâm lược nước ta. * Hoàn cảnh. - Lê Chiêu Thống cầu cứu nhà Thanh. - Lợi dụng cơ hội này nhà Thanh thực hiện âm mưu xâm lược nước ta. - Cuối năm 1788 Tôn Sỹ Nghị chỉ huy 29 vạn quân chia làm 4 đạo, tiến vào nước ta. * Chuẩn bị của nghĩa quân. - Quân ta rút khỏi Thăng Long. - Lập phòng tuyến Tam Điệp - Biện Sơn. - Cấp báo với Nguyễn Huệ b) Quang Trung đại phá quân Thanh (1789) - Tháng 11/1788 Nguyễn Huệ lên ngôi hoàng đế (hiệu Quang Trung) rồi tiến quân ra bắc - Đến Nghệ An tuyển quân mở một cuộc duyệt binh lớn - Đến Thanh Hóa tiếp tục tuyển quân và làm lễ tuyên thệ. - Từ Tam Điệp, Quang Trung chia làm 5 đạo tiến ra Thăng Long. - Đêm 30 tết quân ta vượt sông Gián Khẩu tiêu diệt địch ở đồn Tiền Tiêu. - Đêm Mồng 3 tết bí mật bao vây đồn Hà Hồi. - Mùng 5 tết đánh Ngọc Hồi, Khương Thượng - Đống Đa. - Trong 5 ngày đêm (30 -> 5 tết Kỷ dậu) quân Tây Sơn quét sạch 29 vạn quân Thanh. 6. Nguyên nhân thắng lợi và ý nghĩa lịch sử của phong trào Tây Sơn. a. Ý Nghĩa - Lật đổ các tập đoàn phong kiến Nguyễn, Trịnh, Lê. - Xóa bỏ sự chia cắt đất nước, lập lại nền thống nhất đất nước. - Đánh tan quân xâm lược Xiêm, Thanh bảo vệ tổ quốc. b. Nguyên nhân - Ý chí đấu tranh chống áp bức bóc lột, tinh thần yêu nước, đoàn kết và hi sinh cao cả cuat nhân dân ta. - Sự lãnh đạo tài tình của Vua Quang Trung và bộ chỉ huy nghĩa quân. 7. Quang Trung xây dựng đất nước như thế nào? a) Phục hồi kinh tế, xây dựng văn hóa dân tộc. - Quang Trung xây dựng chính quyền mới - Đóng đô ở Phú Xuân - Nông nghiệp + Ban hành ”Chiếu khuyến nông” để giải quyết tình trạng ruộng đất bị bỏ hoang và nạn lưu vong. + Bãi bỏ hoặc giảm nhẹ nhiều loại thuế + Thực hiện chế độ quân điền công bằng. => Nông nghiệp được phục hồi và phát triển. - Công thương nghiệp + Giảm thuế. + Mở cửa ải thông thương chợ búa. => Công thương nghiệp được phục hồi và phát triển. * Văn hóa- giáo dục. - Ban chiếu lập học khuyến khích mở trường học ở các huyện, xã. - Chữ Nôm được đề cao. - Lập viện Sùng chính do Nguyễn Thiếp làm viện trưởng. => Kinh tế - Văn hóa được phục hồi nhanh chóng, xã hội dần dần ổn định. b) Chính sách quốc phòng, ngoại giao * Khó khăn - Phía bắc bọn Lê Duy Chỉ lén lút hoạt động ở biên giới - Phía nam Nguyễn Ánh cầu viện Pháp và chiếm lại Gia Định * Chủ trương biện pháp của Quang Trung. - Thi hành chế độ quân dịch. - Tổ chức quân đội gồm bộ binh, tượng binh, thủy binh, kị binh; có chiến thuyền lớn ... - Đối ngoại: mềm dẻo, kiên quyết. - Đối nội: Tiêu diệt nội phản Nguyễn Ánh - Ngày 16/9/1792 Quang Trung từ trần năm đó Ông mới 39 tuổi. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP - Mục tiêu: hoàn thiện kiến thức vừa chiếm lĩnh được. - Phương pháp: Vấn đáp - Thời gian: + HS: làm việc cá nhân, hoàn thành bài tập trong SHDH. + HS: báo cáo kết quả; bổ sung + GV: nhận xét, đánh giá, kết luận + Bài tập luyện tập: Câu 1: Điền nội dung sự kiện cho phù hợp với thời gian trong bảng sau về phong trào Tây Sơn cuối thế kỉ XVIII. Thời gian Sự kiện Năm 1771 Dựng cờ khởi nghĩa Năm 1773 Hạ thành Quy Nhơn Năm 1777 Lật đổ chúa Nguyễn ở Đàng Trong Năm 1785 Đánh tan quân xâm lược Xiêm Năm 1786 Lật chúa Trịnh ở Đàng Ngoài Năm 1788 Nguyễn Huệ lên ngôi hoàng đế lấy hiệu là Quang Trung Năm 1789 Đánh tan quân xâm lược Thanh Câu 2: Phong trào Tây Sơn có những đóng góp lớn nào cho lịch sử nước ta nửa sau thế kỉ XVIII? Đóng góp nào là lớn nhất? Vì sao? - Những đóng góp của phong trào Tây Sơn: - Lật đổ chính quyền họ Nguyễn mục nát ở Đàng Trong. - Đánh tan quân xâm lược Xiêm. - Lật đổ chính quyền Lê – Trịnh ở Đàng Ngoài thống nhất đất nước. - Đánh tan quân xâm lược Thanh HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG - Mục tiêu: phát hiện các tình huống thực tiễn và vận dụng được các kiến thức, kĩ năng trong cuộc sống tương tự tình huống/vấn đề đã học. - Phương pháp: Vấn đáp - Thời gian: - GV: Hướng dẫn HS về nhà thực hiện các yêu cầu theo SHDH. -HS: Thực hiện ở nhà. HOẠT ĐỘNG TÌM TÒI, MỞ RỘNG - Mục tiêu: sưu tầm, mở rộng các kiến thức đã học - Phương pháp: đàm thoại - Thời gian: - GV: Hướng dẫn HS về nhà thực hiện các yêu cầu theo SHDH. - HS: Tìm đọc một số tài liệu tham khảo. 4. Hướng dẫn về nhà - Học bài, trả lời câu hỏi sgk - Chuẩn bị bài tiếp theo: Bài 33: Việt Nam nửa đầu thế kỉ XIX