Dưới đây là mẫu giáo án VNEN bài Môi trường và các nhân tố sinh thái (T5). Bài học nằm trong chương trình Khoa học tự nhiên 8. Bài mẫu có: văn bản text, file PDF, file word đính kèm. Thầy cô giáo có thể tải về để tham khảo. Hi vọng, mẫu giáo án này mang đến sự hữu ích.

Tuần: Ngày soạn: Ngày dạy: Tiết: BÀI 28: MÔI TRƯỜNG VÀ CÁC NHÂN TỐ SINH THÁI (T5) I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức - Phát biểu được khía niệm chung về môi trường sống, các loại môi trường của sinh vật. - Phân biệt được các nhân tố sinh thái làm cơ sở để tìm hiểu về ảnh hưởng của các nhân tố sinh thái lên đời sống sinh vật. - Phát biểu được khái niệm về nhân tố sinh thái. Phân tích được tác động của ánh sáng, nhiệt độ, độ ẩm lên đời sống sinh vật. Phân tích được ảnh hưởng lẫn nhau giữa các sinh vật. - Vẽ đươc sơ đồ giới hạn nhiệt độ khi biết được các giới hạn của sinh vật. 2. Kĩ năng - Quan sát; phân tích, so sánh, tổng hợp. - Kĩ năng hợp tác nhóm. 3. Thái độ - Nghiêm túc trong học tập. - Giáo dục ý thức giữ gìn và bảo vệ thiên nhiên. 4. Năng lực, phẩm chất: - Năng lực chung: Năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, tư duy logic. - Năng lực riêng: Năng lực nghiên cứu, quan sát, NL vận dụng kiến thức vào thực tiễn, phát triển năng lực tham gia và tổ chức hoạt động, năng lực sử dụng công nghệ thông tin, năng lực ngôn ngữ. - Phẩm chất: Tự lập, tự chủ, tự tin; có trách nhiệm với bản thân và cộng đồng. II. TRỌNG TÂM - Môi trường và các nhân tố sinh thái - Tác động của các nhân tố sinh thái lên đời sống sinh vật III. CHUẨN BỊ 1. Giáo viên - Tranh về các loại môi trường sống, bảng giới hạn nhiệt độ của cá rô phi ở Việt Nam, video.. bảng nhóm, bút dạ, máy chiếu. 2. Học sinh - Tìm hiểu về môi trường và các nhân tố sinh thái. IV. CÁC PHƯƠNG PHÁP VÀ KĨ THUẬT DẠY HOC 1. Phương pháp dạy học - Dạy học nhóm nhỏ, nêu và giải quyết vấn đề, trực quan. 2. Kĩ thuật dạy học - Giao nhiệm vụ, chia nhóm,động não, khăn phủ bàn, phòng tranh. V. TIẾN TRÌNH TIẾT HỌC 1. Ổn định tổ chức 2. Kiểm tra bài cũ 3. Bài mới Hoạt động của GV và HS Nội dung cần đạt A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG 1. Hình thức tổ chức dạy học: Hoạt động nhóm nhỏ, cá nhân 2. Phương pháp: Dạy học theo nhóm, nêu và giải quyết vấn đề. 3. Kĩ thuật: đặt câu hỏi, khăn phủ bàn. 4. Năng lực: NL sử dụng ngôn ngữ, NL tìm tòi khám phá dưới góc độ sinh học, NL nhận thức kiến thức sinh học. 5. Phẩm chất: Tự tin, tự chủ. GV: Yêu cầu HS xem video - về mối quan hệ một số loài. Sau đó hoạt động nhóm trả lời câu hỏi: + Các sinh vật trong video có những mối quan hệ gì? HS: Hoạt động nhóm thực hiện nhiệm vụ của giáo viên giao ở trên. + Đại diện nhóm báo cáo, các nhóm khác bổ sung. GV: Nhận xét và đặt vấn đề vào bài mới. A. Hoạt động khởi động B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC 1. Hình thức tổ chức dạy học: HĐ cá nhân, HĐ nhóm nhỏ. 2. Phương pháp: Dạy học theo nhóm, trực quan. 3. Kĩ thuật: Đặt câu hỏi, giao nhiệm vụ, chia nhóm. 4. Năng lực: NL sử dụng ngôn ngữ, NL quan sát, NL nhận thức kiến thức sinh học, NL tìm tòi khám phá dưới góc độ sinh học, NL vận dụng kiến thức sinh học vào thực tiễn. 5. Phẩm chất: Tự tin, tự chủ, chăm chỉ. Hoạt động 5: Ảnh hưởng lẫn nhau giữa các sinh vật GV: yêu cầu HS hoạt động cá nhân: Quan sát H28.7, 28.8. Sau đó hoạt động nhóm thảo luận thống nhất ý kiến trả lời các câu hỏi: + Khi có gió bão, thực vật sống thành nhóm có lợi gì so với sống riêng lẻ? + Trong thiên nhiên, động vật sống thành bầy, đàn có lợi gì? Đây thuộc loại quan hệ gì? + Khi gặp điều kiện bất lợi (về thức ăn, nơi ở,…) có thể xuất hiện quan hệ gì? HS: trình bày trước lớp, lắng nghe ý kiến các nhóm khác và nhận xét của GV để hoàn thiện vào vở. GV: yêu cầu HS hoạt động cá nhân làm bài tập: + Đánh dấu vào câu đúng (Tr.180/ SHDH). HS: Hoàn thành bài tập, HS khác nhận xét, bổ sung. GV : nhận xét, bổ sung. B. Hoạt động hình thành kiến thức II. TÁC ĐỘNG CỦA CÁC NTST LÊN ĐỜI SỐNG SINH VẬT 2. Ảnh hưởng lẫn nhau giữa các sinh vật a. Quan hệ cùng loài - Quan hệ hỗ trợ cùng loài: Xảy ra khi gặp điều kiện thuận lợi + Khi gió bão, thực vật sống thành nhóm có tác dụng giảm bớt sức thổi của gió, làm cây không bị đổ, bị gãy. + Động vật sống thành bầy đàn có lợi trong việc tìm kiếm được nhiều thức ăn hơn, phát hiện kẻ thù nhanh hơn, tự vệ và sinh sản tốt hơn. - Quan hệ cạnh tranh cùng loài xảy ra khi gặp điều kiện quá bất lợi, như: + Hiện tượng tự tỉa cành những nơi bị che khuất giúp cây tiết kiệm năng lượng; cạnh tranh sinh học giành ánh sáng, nước khoáng ở cây xanh. + Tăng độ tử vong, giảm độ thụ tinh; cạnh tranh sinh học; ăn lẫn nhau ở động vật khi thiếu thức ăn, nơi ở,…. - Để giảm nhẹ sự cạnh tranh thường xảy ra hiện tượng tách đàn. C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP 1. Hình thức tổ chức dạy học: HĐ cá nhân 2. Phương pháp: Dạy học giải quyết vấn đề 3. Kĩ thuật: giao nhiệm vụ 4. Năng lực: NL tìm tòi khám phá dưới góc độ sinh học, NL vận dụng kiến thức sinh học vào thực tiễn. 5. Phẩm chất: Tự tin, tự chủ, trách nhiệm, trung thực. GV: Yêu cầu HS hoạt động cá nhân trả lời câu hỏi: Câu 1: Hiện tượng tách đàn xảy ra khi: A. nguồn thức ăn dồi dào. B. số lượng cá thể trong đàn lớn. C. nguồn thức ăn khan hiếm. Câu 2: quan hệ cạnh tranh cùng loài có thể xảy ra khi: A. vào mùa sinh sản. B. nguồn thức ăn dồi dào. C. nguồn thức ăn khan hiếm. D. mật độ cá thể quá cao. HS: Trả lời. HS khác nhận xét, bổ sung GV: Nhận xét và đánh giá C. Hoạt động luyện tập D-E. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG - TÌM TÒI MỞ RỘNG 1. Hình thức tổ chức dạy học: HĐ cá nhân, nhóm 2. Phương pháp: Dạy học giải quyết vấn đề, PP thuyết trình 3. Kĩ thuật: Đặt câu hỏi, giao nhiệm vụ 4. Năng lực: NL tìm tòi khám phá dưới góc độ sinh học, NL vận dụng kiến thức sinh học vào thực tiễn. 5. Phẩm chất: Tự tin, tự chủ, trách nhiệm, trung thực. GV: Yêu cầu HS về nhà tìm hiểu về: + Mối quan hệ khác loài. + Nạn nuôi nhốt, buôn bán động vật quý hiếm. D-E. Hoạt động vận dụng - tìm tòi mở rộng