Dưới đây là mẫu giáo án VNEN bài Màu sắc ánh sáng (T1). Bài học nằm trong chương trình Khoa học tự nhiên 7. Bài mẫu có: văn bản text, file PDF, file word đính kèm. Thầy cô giáo có thể tải về để tham khảo. Hi vọng, mẫu giáo án này mang đến sự hữu ích.

Tuần:

Ngày soạn:

Ngày dạy:

Tiết:

BÀI 14: MÀU SẮC ÁNH SÁNG (T1)

I. MỤC TIÊU

  1. Kiến thức

- Phân biệt được ánh sáng trắng, ánh sáng màu đơn sắc, ánh sáng màu không đơn sắc.

- Nêu được ví dụ nguồn phát ánh sáng trắng và nguồn phát ánh sáng màu.

- Giải thích được sự tạo ra ánh sáng màu bằng tấm lọc màu trong một số ứng dụng thực tế.

- Trình bày được cách phân tích ánh sáng trắng bằng lăng kính.

- Trình bày và giải thích được sự trộn các ánh sáng màu ở một số trường hợp.

- Giải thích được sự nhìn thấy màu sắc các vật dưới ánh sáng trắng và dưới ánh sáng màu.

  1. Kĩ năng

- Rèn luyện kĩ năng thực hành, phát triển tư duy tìm tòi khám phá trong học tập, nghiên cứu khoa học.

  1. Thái độ

- Say mê nghiên cứu hiện tượng ánh sáng được ứng dụng trong thực tế.

- Nghiêm túc, cẩn thận.

  1. Năng lực, phẩm chất

- Năng lực chung: Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực hợp tác, năng lực giao tiếp.

- Năng lực chuyên biệt: Trình bày được kiến thức về các đại lượng, hiện tượng, định luật, nguyên lý vật lý cơ bản. Mô tả được các hiện tượng tự nhiên bằng ngôn ngữ vật lý và chỉ ra các quy luật vật lý trong hiện tượng đó.

- Phẩm chất: Hình thành phẩm chất tự trọng, tự lực, chăm chỉ, vượt khó, tự hoàn thiện.

II. TRỌNG TÂM

-  Ánh sáng trắng và ánh sáng màu

- Màu sắc các vật dưới ánh sáng trắng và ánh sáng màu

III. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH

  1. Giáo viên

* Các bộ thiết bị theo yêu cầu của bài học:

- Bộ thí nghiệm phân tích ánh sáng trắng bằng lăng kính: Nguồn, lằng kính, màn hứng

- Bộ thí nghiệm tạo ánh sáng màu bằng tấm lọc màu và trộn màu: Đèn phát ánh sáng trắng và đèn phát ánh sáng màu đơn săc, tấm kính màu, giá quang học, đèn chiếu có 3 cửa sổ và gương phẳng.

- Các viên bi gỗ màu đỏ, xanh lục, đen và trắng, nguồn phát ánh sáng màu.

* Học liệu cho bài học phiếu đánh giá hoạt động nhóm.

  1. Học sinh

- Sách hướng dẫn học môn KHTN, vở ghi.    

IV. CÁC PHƯƠNG PHÁP VÀ KĨ THUẬT DẠY HỌC

  1. Hình thức tổ chức dạy học: trong lớp; học sinh hoạt động cá nhân, nhóm…
  2. Phương pháp DH: Dạy học nêu và giải quyết vấn đề thông qua thí nghiệm thực hành.
  3. Kĩ thuật dạy học: Giao nhiệm vụ, chia nhóm.

V. TIẾN TRÌNH TIẾT HỌC

  1. Ổn định tổ chức: Kiểm tra sĩ số
  2. Các hoạt động học

Hoạt động của GV – HS

Nội dung cần đạt

          A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

1. Hình thức tổ chức dạy học: Hoạt động nhóm nhỏ, cá nhân

2. Phương pháp: Dạy học theo nhóm, nêu và giải quyết vấn đề.

3. Kĩ thuật: Chia nhóm,  giao nhiệm vụ, đặt câu hỏi.

4. Năng lực: NL sử dụng ngôn ngữ, NL tìm tòi khám phá dưới góc độ vật lý, NL nhận thức kiến thức vật lý.

5. Phẩm chất: Tự tin, tự chủ.

GV: Tổ chức cho HS quan sát H14.1 (SHDH) để trả lời câu hỏi ở SHDH

HS làm việc cá nhân trả lời.

GV: Để hiểu rõ hơn về nguyên nhân làm ta thấy màu sắc các vật khác nhau, ta qua nội dung B

A. Hoạt động khởi động

B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

1. Hình thức tổ chức dạy học: Trên lớp, cá nhân, nhóm.

2. Phương pháp: Nêu và giải quyết vấn đề, dạy học hợp tác

3. Kĩ thuật: Giao nhiệm vụ, chia nhóm, đặt câu hỏi, học tập hợp tác, lắng nghe và phản hồi tích cực.

4. Năng lực – phẩm chất: Nhận thức kiến thức vật lí, tìm tòi và khám phá thế giới tự nhiện dưới góc độ vật lí.…, phẩm chất chăm chỉ, trách nhiệm…

GV: Tổ chức cho HS đọc và ghi nhớ các nội dung ở mục 1: Đọc thông tin

- Dựa vào những thông tin ở mục 1, trả lời các câu hỏi ở mục 2 (SHDH)

- Các nhóm thảo luận các câu hỏi ở mục 3

- Làm thí nghiệm kiểm chứng ở mục 4

HS: HS làm việc từng phần dưới sự hướng dẫn của giáo viên.

- HS làm việc cá nhân trả lời câu hỏi ở mục 2, sau đó GV tổ chức thảo luận chung cả lớp.

- HS thảo luận nhóm các câu hỏi ở mục 3, đại diện nhóm trình bày.

GV hướng dẫn và yêu cầu các nhóm làm thí nghiệm1, thí nghiệm 2, thí nghiệm 3.

GV theo dõi, giúp đỡ các nhóm khi gặp khó khăn.

Sau mỗi thí nghiệm, đại diện nhóm trình bày kết quả và GV chốt lại. 

 

 

B. Hoạt động hình thành kiến thức

I. ÁNH SÁNG TRẮNG VÀ ÁNH SÁNG MÀU

1, Nguồn phát ánh sáng trắng và nguồn phát ánh sáng màu

- Ánh  sáng trắng là tập hợp vô số ánh sáng đơn sắc có màu sắc biến thiên liên tục từ đỏ đến tím

- Nguồn phát ánh sáng trắng: Mặt trời, Các vật rắn, lỏng bị nung nóng đến hàng nghìn độ sẽ phát ra ánh sáng trắng, đèn LED phát ánh sáng trắng.

- Có hai loại ánh sáng màu:

+ Ánh sáng màu đơn sắc là ánh sáng không thay đổi màu sắc khi truyền từ môi trường trong suốt này sang môi trường trong suốt khác.

VD: Đèn LED, bút laze, đèn khí phóng điện.

+ Ánh sáng màu không đơn sắc là tập hợp của một số chùm sáng màu đơn sắc.

2, Thí nghiệm

a, Phân tích ánh sáng trắng bằng lăng kính

b, Tạo ra ánh sáng màu bằng tấm lọc màu

c, Trộn các ánh sáng màu

          C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP

1. Hình thức tổ chức dạy học: Trên lớp, nhóm

2. Phương pháp: Nêu và giải quyết vấn đề.

3. Kĩ thuật: Giao nhiệm vụ, đặt câu hỏi, công não.

4. Năng lực – phẩm chất: năng lực tự học và tự chủ…, phẩm chất chăm chỉ, trách nhiệm…

Giáo viên: Tổ chức cho học sinh thảo luận nhóm tiến hành thí nghiệm chắn ba cửa sổ bằng ba tấm lọc màu đỏ, lục, nam. Tìm chỗ ba chùm sáng màu đó giao nhau. Tại chỗ ba chùm sáng màu giao nhau ta thu được màu gì?

C. Hoạt động luyện tập

D, E. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG – TÌM TÒI MỞ RỘNG

GV giao nhiệm vụ về nhà:

- Giáo viên hướng dẫn học sinh về nhà làm một vòng tròn nhỏ bằng bìa cứng, trên dán giấy trắng. Chia vòng tròn thành ba phần bằng nhau: Một phần tô đỏ, một phần tô màu lục, và một phần tô màu lam. Làm thêm một trục quay cho vòng tròn như một con quay, quay tít dưới ánh sáng ban ngày. Nhận xét về màu của mặt giấy lúc đó.