Dưới đây là mẫu giáo án vnen bài Đoàn thuyền đánh cá. Bài học nằm trong chương trình vnen ngữ văn 9 tập 1. Bài mẫu có: văn bản text, file PDF, file word đính kèm. Thầy cô giáo có thể tải về để tham khảo. Hi vọng, mẫu giáo án này mang đến sự hữu ích..

Ngày soạn: …/…/20… Ngày dạy: …/…/20… BÀI 11 - ĐOÀN THUYỀN ĐÁNH CÁ I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức • HS có những hiểu biết bước đầu về tác giả Huy Cận và hoàn cảnh ra đời của bài thơ. Có cảm hứng về lao động, đa dạng trước cuộc sống mới, ngôn ngữ tinh tế. • Đặc điểm của thể thơ tám chữ. 2. Kỹ năng • Đoc diễn cảm một tác phẩm thơ hiện đại. Phân tích được một số chi tiết nghệ thuật trong bài thơ. • Nhận biết thơ tám chữ. Biết tạo đối, vần nhịp trong khi làm thơ. 3. Thái độ • Giáo dục ý thức ham học biết yêu thiên nhiên, yêu lao động và tự hào về đất nước, con người lao động. • Yêu thích thơ văn có ý thức phát triển năng khiếu làm thơ. 4. Phẩm chất và năng lực • Phẩm chất: Yêu nước, nhân ái, chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm. • Năng lực: tự học; hợp tác; sử dụng CNTT và TT; năng lực giao tiếp; năng lực thưởng thức văn học; năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo II. CHUẨN BỊ 1. Giáo viên: • Máy chiếu, bảng phụ • Phương pháp: đọc sáng tạo; dùng lời có NT; vấn đáp; trực quan; thảo luận nhóm ; nêu và giải quyết vấn đề; quan sát và phân tích ngôn ngữ, rèn luyện theo mẫu • Kĩ thuật trình bày một phút, kĩ thuật chia nhóm; kĩ thuật đặt câu hỏi; kĩ thuật động não; KT đọc tích cực, KT lắng nghe và phản hồi tích cực; KT viết tích cực 2. Học sinh: Như đã hướng dẫn III. NỘI DUNG BÀI 11: ĐOÀN THUYỀN ĐÁNH CÁ Tiết 51 Hình thức tổ chức Nội dung A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG - Năng lực: giao tiếp, hợp tác - PP: thuyết trình * Hoạt động cả lớp, trò chơi Ai nhanh hơn - Chia đội, phổ biến cách chơi theo mục A/sgk - Tổ chức HS chơi - Nhận xét - GV – HS đánh giá -> GV giới thiệu bài B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC - NL: tự học, giao tiếp, hợp tác, thưởng thức văn học - PP: vấn đáp; trực quan; thảo luận nhóm; dùng lời có NT; * Hoạt động cả lớp, KT hỏi đáp, máy chiếu - GV yêu cầu HS hỏi đáp các nội dung về tác giả, tác phẩm: hoàn cảnh sáng tác, thể thơ, PTBĐ, nhan đề bài thơ… - HS nhận xét, bổ sung - GV chuẩn kiến thức, đánh giá * Dạy học cả lớp, máy chiếu ? Đoàn thuyền ra khơi trong khung cảnh như thế nào? Tìm câu thơ ? Chỉ ra các hình ảnh, biện pháp tu từ được sử dụng trong hai câu thơ đầu? Giảng: ? Những hình ảnh và nghệ thuật đó được tạo nên từ cảm hứng nào ? Qua đó, cảnh hoàng hôn trên biển hiện lên như thế nào ? * Bình ? Trong khung cảnh ấy, hình ảnh đoàn thuyền được hiện ra qua câu thơ nào. ? Từ đoàn thuyền kết hợp với từ lại cho ta thấy điều gì * Hoạt động cặp, KT đọc tích cực, máy chiếu, HS đánh giá chéo - Chiếu câu hỏi ? So sánh trạng thái của thiên nhiên và con người qua khổ thơ 1? Thủ pháp nghệ thuật được sử dụng ? Nó thể hiện thái độ, ước mơ, khát vọng gì của con người ? Tác giả đã sử dụng nghệ thuật gì khi miêu tả tiếng hát? Nghệ thuật trên diễn tả một âm thanh như thế nào? ? Em cảm nhận được tâm trạng, tư thế gì của người dân chài qua tiếng hát đó ? Như vậy, 2 câu thơ sau cho em thấy một khung cảnh như thế nào? - HS trao đổi, trình bày - Chuẩn kiến thức, HS đánh giá chéo Bình, liên hệ LS * Hoạt động nhóm (bàn), KT hợp tác, máy chiếu - HS xác định nhiệm vụ trên MC ? Nội dung của khổ thơ thứ 2 ? Biện pháp nghệ thuật nào được tác giả sử dụng trong khổ thơ? ? Qua đó, những người dân chài muốn ca ngợi điều gì về biển ? Câu thơ cuối khổ có gì đặc biệt về hình thức, giọng điệu, từ ngữ? ? Qua đó những người dân chài muốn gửi gắm điều gì ? Nhận xét về tiếng hát của người dân chài. - HS thảo luận, trình bày, bổ sung - GV chuẩn kiến thức, HS tự đánh giá * Dạy học cả lớp, máy chiếu ? Nhận xét chung về cảnh đoàn thuyền ra khơi đánh cá ? Qua hai khổ thơ, em có cảm nhận gì về tác giả Bình, liên hệ với một số bài thơ mà Huy Cận sáng tác trước CMT8 I- Tìm hiểu chung 1. Tác giả, tác phẩm : SHD - Tác giả: SHD - Tác phẩm: SHD 2. Đọc, tìm hiểu chú thích 3. Tìm hiểu chung về văn bản - Thể thơ: 7 chữ - PTBĐ: biểu cảm xen miêu tả - Bố cục: + P1 (2 khổ đầu): Cảnh đoàn thuyền ra khơi + P2 (4 khổ tiếp): Cảnh đoàn thuyền đánh cá trên biển + P3 (khổ cuối): Cảnh đoàn thuyền trở về -> Theo trình tự của một chuyến ra khơi đánh cá và trở về II. Phân tích 1. Cảnh đoàn thuyền ra khơi a Khổ 1: Cảnh hoàng hôn trên biển và hình ảnh đoàn thuyền * Hai câu đầu: Cảnh hoàng hôn trên biển Nhận xét: + Hình ảnh so sánh, nhân hóa, liên tưởng độc đáo + Cảm hứng về thiên nhiên, vũ trụ => Cảnh hoàng hôn: sinh động, kì vĩ, tráng lệ, gần gũi * Hai câu sau: Cảnh đoàn thuyền ra khơi - Nhận xét: Từ đoàn thuyền+ lại -> Cảnh ra khơi đông vui, nhộn nhịp, quen thuộc như một nếp sống. + Thủ pháp đối lập (thiên nhiên nghỉ ngơi - con người bắt đầu lao động) -> Thể hiện khát vọng chinh phục thiên nhiên, biển cả. Sử dụng nghệ thuật: + Nói quá + bút pháp lãng mạn + liên tưởng mạnh bạo bất ngờ. -> Âm thanh khỏe khoắn, vang dội -> Người dân chài: Tâm trạng tươi vui, náo nức, hào hứng. => Khung cảnh đông vui, tấp nập với tâm trạng náo nức, phơi phới niềm vui b. Khổ 2: Tiếng hát của người dân chài: Biện pháp NT: + Liệt kê: cá bạc, cá thu + So sánh: cá thu với đoàn thoi -> Ca ngợi biển giàu có. (+) Đảo ngữ, nhân hóa “đoàn cá”, thán từ ơi, giọng thơ tha thiết -> Yêu thương, trìu mến -> Ước mong đánh bắt đư¬ợc nhiều cá. => Tiếng hát ngọt ngào, tha thiết và cũng là lời mời gọi chân thành của những người dân đi biển - Cảnh đoàn thuyền ra khơi: tráng lệ, gần gũi . Người dân có khí thế hào hứng, vui say của người lao động. - Tác giả: Có tâm hồn tinh tế, lãng mạn, giàu trí tưởng tượng, yêu thiên nhiên, đất nước, yêu lao động. Tiết 52 B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC - NL: tự học, giao tiếp, hợp tác, thưởng thức văn học - PP: vấn đáp; trực quan; thảo luận nhóm; dùng lời có NT; * Hoạt động nhóm (4), KT công đoạn, PHT, BP, MC - Giao nhiệm vụ: mỗi nhóm tìm hiểu một khổ thơ theo câu hỏi phiếu học tập. Phiếu học tập 1 (nhóm 1) ? Hai câu thơ đầu sử dụng biện pháp tu từ gì? Nhận xét về hình ảnh thơ ? Qua đó một không gian như thế nào được mở ra? ? Con thuyền hiện ra với một tầm vóc như thế nào? Nhận xét giọng điệu và từ ngữ ở hai câu sau? ? Nghệ thuật trên diễn tả một tư thế như thế nào? ? Như vậy, khổ thơ thứ 3 cho em thấy được điều gì Phiếu học tập 2 (nhóm 2) ? Hai câu thơ đầu, tác giả sử dụng biện pháp tu từ gì? Tác dụng ? Nhận xét về hình ảnh được sử dụng trong khổ thơ trên ? Hình ảnh đó tạo nên một bức tranh như thế nào? ? Hai câu thơ cuối còn sử dụng biện pháp tu từ nào? Qua đó, biển hiện lên như thế nào? ? Nhận xét chung về vẻ đẹp và sự sống của biển. Phiếu học tập 3 (nhóm 3) ? Tìm câu thơ thể hiện cảm xúc của người dân chài về công việc ? Hai câu thơ được viết bằng cảm hứng và bút pháp nghệ thuật gì? Qua đó, hai câu thơ diễn tả một khung cảnh lao động như thế nào? ? Tìm câu thơ thể hiện cảm xúc của người dân chài về tấm lòng của biển ? Biện pháp tu từ nào được sử dụng ở đây? Việc so sánh như vậy cho em thấy được điều gì về tấm lòng của biển. ? Như vậy, khổ thơ thứ 5 cho em thấy được điều gì? Qua đó, em thấy tác giả là người như thế nào? Phiếu học tập 4 (nhóm 4) ? Cảnh kéo lưới, chuẩn bị trở về được thể hiện qua những câu thơ nào? Nhận xét về cách sử dụng từ ngữ và giọng thơ ? Qua đó, em có cảm nhận gì về công việc của những người dân chài ? Công việc lao động kết thúc vào thời điểm nào? Tìm câu thơ ? Nhận xét về hình ảnh, từ ngữ ? Nghệ thuật trên diễn tả một khung cảnh như thế nào? ? Nhận xét chung về cảnh kéo lưới và chuẩn bị trở về. - HS thảo luận, ghi bảng phụ - GV yêu cầu các nhóm luân chuyển, bổ sung đến khi nào HS nhận được BP của nhóm mình, HS trình bày - GV chuẩn kiến thức, GV-HS đánh giá Giảng 1 số hình ảnh tiêu biểu * Dạy học cả lớp, máy chiếu ? Qua phân tích 4 khổ thơ, em nhận xét chung về cảnh đoàn thuyền đánh cá trên biển. ? Qua đó, tác giả muốn bày tỏ tình cảm, thái độ gì của mình ? * Tích hợp bảo vệ môi trường ? Biển cả có vai trò to lớn với đời sống con người. Chúng ta cần làm gì để bảo vệ môi trường biển? Bình * Dạy học cả lớp, máy chiếu ? Hình ảnh nào đã xuất hiện ở các khổ thơ trên lại được xuất hiện ở khổ thơ cuối ? Em cảm nhận được điều gì từ tiếng hát đó ? Bên cạnh đó, tác giả còn sử dụng những biện pháp tu từ gì? ? Những NT ấy diễn tả một khung cảnh ntn ? Cảnh đoàn thuyền đánh cá trở về cho chúng ta thấy một cuộc sống như thế nào? ? Thái độ của tác giả Bình * Dạy học cả lớp, máy chiếu - Yêu cầu học sinh tổng kết những nét đặc sắc về NT và ND của bài thơ. II. Phân tích 2. Đoàn thuyền đánh cá trên biển * Khổ 3 - Hai câu đầu: + Biện pháp: Nói quá + hình ảnh liên tưởng táo bạo, bất ngờ, ĐT mạnh -> Không gian rộng lớn, khoáng đạt, giàu chất thơ; con thuyền kì vĩ, lớn lao - Hai câu sau: + Sử dụng nhiều ĐT , giọng sôi nổi -> Tư thế hiên ngang, chủ động, tự tin =>Khổ 3: Khung cảnh bao la; tầm vóc phi thường, tâm thế thoải mái, say mê lao động, hoà hợp và làm chủ TN. * Khổ 4 - Biện pháp: Liệt kê: cá nhụ, cá chim, cá đé, cá song -> Sự giàu có, trù phú của biển - Hình ảnh tưởng tượng đẹp lộng lẫy, rực rỡ + Từ gợi tả lấp lánh, vàng chóe -> Bức tranh lung linh, huyền ảo - Biện pháp: Nhân hoá (đêm thở, sao lùa, gọi biển là em) -> Biển có sự sống như con người => Biển đẹp, giàu có, sinh động, gần gũi với con người. * Khổ 5 - Hai câu đầu thể hiện: + Cảm hứng về thiên nhiên, vũ trụ + cảm hứng về lao động - Bút pháp lãng mạn và trí tưởng tượng bay bổng -> Khung cảnh lao động: tràn đầy niềm vui; con người và thiên nhiên cùng hòa nhịp trong lao động. - Hai câu sau Biện pháp: So sánh -> Tấm lòng bao dung, ân tình của biển. => Niềm vui, sự hòa hợp, gắn bó giữa con người và thiên nhiên trong lao động - Tác giả: yêu thiên nhiên, yêu lao động Biết ơn biển sâu sắc * Khổ 6 - Hai câu đầu: Sử dụng từ ngữ, giọng thơ: nhanh, khoẻ khoắn; ẩn dụ. -> CV lao động vất vả, nặng nhọc nhưng khẩn trương, hăng say, đầy phấn chấn được đền đáp xứng đáng - Hai câu sau: + Hình ảnh đẹp, rực rỡ, từ ngữ gợi cảm -> Khung cảnh tươi sáng, trong trẻo , tràn đầy niềm vui => Cảnh lao động vất vả nhưng tràn đầy niềm vui - Nhận xét: Cảnh lao động hăng say, tràn đầy niềm vui và hòa hợp với thiên nhiên của những ngư dân trong những ngày đầu xây dựng CNXH - Tình cảm, thái độ tác giả: ca ngợi biển cả lớn lao, giàu đẹp; ca ngợi nhiệt tình lao động vì sự giàu đẹp của đất nước - HS liên hệ 3. Cảnh đoàn thuyền trở về Nhận xét: + Tiếng hát lần thứ 3 vang lên + từ với -> Tạo âm điệu khỏe khoắn Niềm vui hân hoan của người lao động + Nhân hóa + hình ảnh rực rỡ, lộng lẫy -> Khung cảnh rực rỡ, huy hoàng của một ngày mới + Ẩn dụ + nói quá -> Cảnh được mùa cá và cuộc sống ấm no của người dân vùng biển - Cuộc sống mới tươi đẹp, hạnh phúc, ấm no - kết quả của công cuộc làm ăn tập thể, xây dựng CNXH ở miền Bắc - Thái độ tác giả: + Ca ngợi những người lao động mới trong công cuộc xây dựng CNXH + Niềm vui, niềm tin vào công cuộc xây dựng CNXH ở MB. 4.Tổng kết - Nội dung: Bài thơ thể hiện nguồn cảm hứng lãng mạn ca ngợi biển cả lớn lao và giàu đẹp ngợi ca nhiệt tình lao động vì sự giàu đẹp của đất nước của nhứng con người lao động mới. - Nghệ thuật: + Sử dụng bút pháp lãng mạn với các biện pháp nghệ thuật đối lập, so sánh, nhân hoá, phóng đại. + Sử dụng ngôn ngữ thơ giàu hình ảnh, nhạc điệu, gợi liên tưởng. C+D HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP, VẬN DỤNG - NL: giao tiếp, giải quyết vấn đề và sáng tạo - PP: vấn đáp * Hoạt động cá nhân, KT trình bày một phút - GV nêu câu hỏi ? Suy nghĩ của em về vai trò của biển đối với việc phát triển KT-XH của nước ta ? - HS chia sẻ, bổ sung - GV chốt, đánh giá E. HOẠT ĐỘNG TÌM TÒI MỞ RỘNG - NL: tự học - PP: thuyết trình * Dạy học cả lớp - Yêu cầu HS thực hiện mục 1/E ở nhà ? Sưu tầm hoặc giới thiệu 1-2 bài thơ về sự giàu đẹp của biển. * Hướng dẫn học tập - Học và nhớ được nội dung bài học + Cảnh đoàn thuyền ra khơi + Cảnh đoàn thuyền đánh cá trên biển, cảnh đoàn thuyền trở về - Hoàn thành bài tập - Chuẩn bị mục mục B.3, C.1 + Đọc ngữ liệu, trả lời các câu hỏi + Đọc văn bản + Tìm hiểu về tác giả, tác phẩm + Soạn bài theo hệ thống câu hỏi _________________________________________________ Tuần 12 (Tiết 53-> 57) Ngày soạn: …/…/20… Ngày dạy: …/…/20… BÀI 11: ĐOÀN THUYỀN ĐÁNH CÁ (Tiết 3+4) III. NỘI DUNG Tiết 53 Hình thức tổ chức Nội dung A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG - Năng lực: tự học - PP: thuyết trình * Hoạt động cả lớp, máy chiếu - Chiếu một đoạn thơ 8 chữ ? Đọc đoạn thơ và xác định thể thơ. - Sửa chữa, GV đánh giá -> Giới thiệu bài mới B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC - NL: hợp tác, thưởng thức văn học - PP: vấn đáp; thảo luận nhóm * Hoạt động nhóm, KT chia nhóm (màu sắc), KT phòng tranh, bảng phụ, máy chiếu - HS xác định nhiệm vụ : ý a/mục 3 Đọc các đoạn thơ sau và thực hiện yêu cầu ở dưới: + Tìm những từ ngữ có khả năng gieo vần ở mỗi đoạn. Vận dụng kiến thức về vần chân, vần lưng, vần liền, vần gián cách để nhận xét về cách gieo vần của từng đoạn: + Chỉ ra cách ngắt nhịp ở mỗi đoạn thơ + Trình bày những hiểu biết của em về đoạn thơ tám chữ. - GV hướng dẫn cách trình bày BP, cách đánh giá - HS thảo luận hoàn thành BP - GV chiếu đáp án - GV- HS tham quan, nhận xét, bổ sung, đánh giá III. Tập làm thơ tám chữ a. Đặc điểm Đoạn 1 Đoạn 2 Đoạn 3 Số chữ trong 1 dòng 8 8 8 Gieo vần Tan – ngàn, mới - gội, bừng - rừng, gắt - mật -> Gieo vần chân liên tiếp theo từng cặp Nguyên-tên, hè-đê, ->Vần chân gián cách ngát - hát; non - son; đứng - dựng; tiên - nhiên ->Vần chân gián cách Ngắt nhịp Câu 1: 2 / 3 / 3 Câu 2: 3 / 2 / 3 Câu 3: 3 / 2 / 3 Câu 4: 3 / 3 / 2 Câu 1: 3 / 3 / 2 Câu 2: 3 / 2 / 3 Câu 3: 3/3/2 Câu 4: 3 / 3 / 2 Câu 1: 3 / 3 / 2 Câu 2: 3 / 2 / 3 Câu 3: 3 / 3 / 2 Câu 4: 3 / 2 / 3 * Hoạt động cả lớp, máy chiếu ? Qua tìm hiểu, em hãy rút ra những đặc điểm của thể thơ tám chữ? - GV chiếu chuẩn xác kiến thức. * Đặc điểm thể thơ tám chữ : - Là thể thơ mỗi dòng tám chữ - Cách ngắt nhịp rất đa dạng - Có nhiều cách gieo vần nhưng phổ biến là vần chân (gieo liên tiếp hoặc gián cách) C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP - NL: hợp tác, thưởng thức văn học - PP: thuyết trình * Hoạt động cặp - GV nêu nhiệm vụ: ý b/mục 3 ? Điền vào chố trống các từ sau cho phù hợp với thể thơ tám chữ: ( ca hát, bát ngát, ngày qua, muôn hoa). - HS trao đổi - HS trình bày, nhận xét - GV chuẩn xác, đánh giá * Hoạt động cá nhân, - Yêu cầu HS thực hiện yêu cầu c ? Hãy tập làm một bài thơ bốn câu theo thể thơ tám chữ với nội dụng và vần nhịp tự chọn để đọc tại lớp. - Gọi đọc, nhận xét - Sửa chữa, GV-HS đánh giá. b. - Điền theo thứ tự: + ca hát, + ngày qua + bát ngát + muôn hoa (vần chân gián cách) c. Tham khảo: Bao năm rồi chưa về lại trường xưa Mái ngói hồng giờ nắng mưa phai nhạt Tóc của thầy chắc cũng thêm sợi bạc Mắt hoen mờ nhòa nhạt dấu thời gian. D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG - NL: tự học - PP: thuyết trình * Hoạt động cả lớp - Hướng dẫn HS làm BT 4 ở nhà ? Hãy làm một bài thơ bốn câu hoặc tám câu, mỗi câu có tám chữ, về một chủ đề để tự chọn. E. HOẠT ĐỘNG TÌM TÒI MỞ RỘNG - NL: tự học - PP: thuyết trình - Sưu tầm 1 bài thơ được làm theo thể thơ tám chữ Tiết 54 A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG - NL: giao tiếp, hợp tác, thưởng thức văn học - PP: vấn đáp; trực quan; thảo luận nhóm; dùng lời có NT; * Hoạt động cá nhân - Nêu câu hỏi: ? Kể tên một số tác phẩm văn học viết về đề tài gia đình mà em đã được học? Nêu cảm nhận về một tác phẩm mà em ấn tượng nhất ? - HS chia sẻ, nhận xét, đánh giá -> GV nhận xét, dẫn dắt giới thiệu bài mới. C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP - NL: giao tiếp, hợp tác, thưởng thức văn học - PP: vấn đáp; trực quan; thảo luận nhóm; dùng lời có NT; * Hoạt động nhóm (5), KT lắng nghe và phản hồi tích cực, máy chiếu - Yêu cầu 1 nhóm trình bày nội dung đã chuẩn bị (ở nhà) bằng power point hoặc bảng phụ mục tìm hiểu chung - HS trình bày, nhận xét, bổ sung - GV bổ sung, nhấn mạnh: hoàn cảnh ra đời; GV-HS đánh giá * Dạy học cả lớp, máy chiếu ? Hình ảnh bếp lửa được khắc họa qua những câu thơ nào? ? Cách sử dụng từ ngữ của nhà thơ có gì đặc sắc, biện pháp NT nào được sử dụng ? Tác dụng? - Giảng: tác dụng của từ láy ? Qua đó, hình ảnh bếp lửa hiện lên ntn * Hoạt động nhóm (4 nhóm làm ở nhà), KT công đoạn, bảng phụ, phiếu học tập, máy chiếu - GV chiếu lại phiếu học tập + Nhóm 1: khổ 2 (Phiếu học tập 1) ? Tìm những câu thơ kể về kỉ niệm đầu tiên trong dòng hồi tưởng của cháu? ? Nhận xét về các hình ảnh thơ, cách sử dụng từ ngữ? Như vậy, cảm xúc của cháu khi nhớ về kỉ niệm lúc 4 tuổi được thể hiện ntn ở khổ thơ thứ 2? + Nhóm 2: khổ 3 (Phiếu học tập 2) 1. Nhớ tới bà, người cháu còn nhớ tới hình ảnh, âm thanh nào? Âm thanh đó gợi cảm xúc gì trong lòng người cháu ? 2. Tìm những câu thơ thể hiện sự quan tâm chăm sóc của bà với cháu? Từ đó, em hiểu được tình cảm gì của bà đối với cháu? 3. Nhận xét về NT đặc sắc của khổ thơ? Cảm nhận về tình bà cháu được thể hiện trong khổ thơ? + Nhóm 3: khổ 4 (Phiếu học tập 3) 1. Khổ thơ thứ 4 kể về sự việc gì? 2. Trong hoàn cảnh đó, bà dặn dò cháu điều gì ? Tại sao bà làm như vậy ? 3. Nhận xét về hình ảnh người bà ở khổ khơ thứ 4 ? 4. Qua đây, em cảm nhận được tình cảm nào của cháu đối với bà? + Nhóm 4: khổ 5 ( Phiếu học tập 4) 1. Ở khổ thơ thứ 5, tác giả khắc họa hình ảnh nào? 2. Từ đầu bài thơ, tác giả dùng từ bếp lửa, đến đây tác giả dùng từ ngọn lửa. Sự thay đổi đó có ý nghĩa gì ? 3. Qua đây, em cảm nhận được vai trò của người bà như thế nào ? - Yêu cầu các nhóm trao đổi kết quả, góp ý, bổ sung dựa trên phiếu học tập chiếu trên máy chiếu - HS trình bày, bổ sung, nhận xét - GV-HS đánh giá. * Dạy học cả lớp, máy chiếu ? Nhận xét về kỉ niệm tuổi thơ và tình cảm bà cháu qua các khổ thơ? - Giảng: hình ảnh ngọn lửa * Dạy học cả lớp, máy chiếu ? Tìm những câu thơ bày tỏ suy ngẫm của cháu về cuộc đời bà. ? Câu thơ cho em biết gì về cuộc đời bà ? ? Xác định biện pháp nghệ thuật đặc sắc được sử dụng trong đoạn thơ ? Tác dụng ? * Hoạt động cá nhân, KT đặt câu hỏi, máy chiếu - Nêu câu hỏi ? Nhận xét về từ ngữ, kiểu câu, hình ảnh ? Vì sao tác giả lại nói bếp lửa kì lạ và thiêng liêng ? - HS suy nghĩ trả lời, trình bày, nhận xét - GV đánh giá, định hướng kiến thức - Bình ? Nhận xét về bà và cuộc đời bà qua suy nghĩ của cháu * Dạy học cả lớp, máy chiếu ? Cháu nghĩ về bà trong hoàn cảnh nào ? Nhận xét từ ngữ, kiểu câu? ? Cảm nhận tình cảm của cháu dành cho bà? Đó cũng chính là biểu hiện cho tình cảm lớn lao nào? - Bình, liên hệ giáo dục tình yêu gia đình, quê hương đất nước. * Hoạt động cá nhân, KT trình bày một phút - HS trình bày khái quát ND và NT của văn bản - GV định hướng kiến thức 1. Luyện tập đọc hiểu a.Tìm hiểu chung a.1.Tác giả và tác phẩm a.2. Đọc, chú thích a.3.Tìm hiểu chung văn bản b. Phân tích b.1. Hình ảnh bếp lửa (Khổ 1) - Hình ảnh bếp lửa: - Nhận xét: + Từ láy gợi hình, điệp ngữ + Ẩn dụ nắng mưa-> khó khăn, vất vả đời bà + Biểu cảm trực tiếp cháu thương bà *Hình ảnh bếp lửa gợi nỗi nhớ thương bà, biểu tượng cho tình thương, hơi ấm của bà. b.2. Những kỉ niệm về bà * Khổ 2: - Hình ảnh thơ giàu sức gợi, từ nhiều nghĩa => Kỉ niệm xúc động, nỗi nhớ thương về tuổi thơ gian khổ bên người bà tần tảo * Khổ 3: - Người cháu nhớ đến: Tiếng tu hú -> Trỗi dậy những hoài niệm, nhớ mong Nỗi nhớ bà da diết - Bà: “bảo, dạy, chăm” -> Bà là chỗ dựa, chăm chút cho cháu, bù đắp cho cháu tình yêu thương - Nghệ thuật: Câu hỏi tu từ, giọng thơ tha thiết, động từ. => Bà dạy bảo, chăm sóc cháu chu đáo; cháu biết ơn, xót thương bà khó nhọc. * Khổ 4: - Sự việc: giặc đốt làng - Bà dặn cháu... -> Bà muốn các con yên tâm công tác => Bà giàu nghị lực, đức hi sinh và có tấm lòng yêu nước cao cả; cháu kính trọng, tự hào về bà. * Khổ 5 : - Hình ảnh ngọn lửa (+) Ngọn lửa mang ý nghĩa biểu tượng, khái quát -> Ngọn lửa được thắp lên bằng tình yêu con cháu, niềm tin của bà vào thắng lợi của cuộc kháng chiến => Bà là người nhóm lửa, giữ lửa, truyền lửa cho các thế hệ cháu con. *Nhận xét: Kỉ niệm đẹp về tuổi thơ bên bà. Tình bà cháu nồng ấm, chan chứa yêu thương. b.3. Suy ngẫm về bà và cuộc đời bà - Cuộc đời bà -> Cuộc đời bà: Gian khổ, vất vả - Biện pháp nghệ thuật: Hình ảnh thơ giàu sức gợi và mang tính khái quát cao; điệp ngữ -> Bà nhóm lên trong cháu niềm vui, niềm tin, khát vọng, mơ ước - Ôi kì lạ và thiêng liêng - bếp lửa! - Nhận xét: + Nghệ thuật: Thán từ, câu cảm thán + Hình ảnh bếp lửa: vừa thực vừa mang ý nghĩa biểu tượng (biểu tượng cho bà tần tảo, giàu yêu thương, giàu đức hi sinh; tình bà ấm áp). * Nhận xét cuộc đời bà: Tảo tần, nhẫn nại, đầy tình yêu thương b.4. Nỗi nhớ thương bà - Hoàn cảnh: Cuộc sống rộng mở, vui sướng (+) QHT thể hiện ý đối lập, câu hỏi tu từ * Tình yêu thương bà bền chặt, sâu nặng - Tình yêu, sự gắn bó với gia đình, quê hương đất nước. c. Tổng kết - Nội dung: Những gì là thân thiết nhất của tuổi thơ mỗi người đều có sức toả sáng, nâng đỡ con người suốt hành trình dài, rộng của cuộc đời. Tình yêu thương bà và lòng biết ơn bà chính là biểu hiện cụ thể của tình yêu thương, sự gắn bó với gia đình, quê hương và đó cũng là khởi đầu của tình yêu con người, tình yêu đất nước. - Nghệ thuật: + Xây dựng hình ảnh thơ vừa cụ thể, gần gũi, vừa gợi nhiều liên tưởng, mang ý nghĩa biểu tượng. + Viết theo thể thơ 8 chữ phù hợp với giọng điệu cảm xúc hồi tưởng và suy ngẫm. + Kết hợp nhuần nhuyễn giữa miêu tả, tự sự, nghị luận và biểu cảm. D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG - NL: tự học - PP: thuyết trình * Hoạt động nhóm (bàn), KT hợp tác - HS nêu nhiệm vụ: câu 2/mục D ? Theo em có thể lược bỏ bốn câu cuối bài bài thơ Bếp lửa của Bằng Việt được không ? Vì sao ? - HS trao đổi, trình bày, bổ sung - GV chốt đáp án, đánh giá. Bài tập 2 - Không thể lược bỏ vì không tạo được sự liền mạch và làm mất đi t/c hồi tưởng và triết lí thầm kín mà tác giả gửi gắm được thể hiện ở khổ thơ cuối. E. HOẠT ĐỘNG TÌM TÒI MỞ RỘNG - NL: tự học - PP: thuyết trình * Dạy học cả lớp - Yêu cầu HS thực hiện ở nhà: sưu tầm 1 số bài thơ, bài hát viết về tình cảm bà cháu. * Hướng dẫn học tập - Học và nhớ được nội dung bài học: + Đặc điểm của thể thơ tám chữ + NT và ND của bài thơ Bếp lửa - Hoàn thành bài tập - Chuẩn bị mục mục C.2, D.5 + Xem lại các khái niệm + Hoàn thành các bài tập ________________________________________________________________ Tuần 12 Ngày soạn: .../.../20... Ngày dạy: .../.../20... BÀI 11: ĐOÀN THUYỀN ĐÁNH CÁ (Tiết 5) TIẾT 55 Hình thức tổ chức Nội dung A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG - Năng lực: tự học - PP: thuyết trình * Hoạt động cả lớp, KT tia chớp ? Kể tên các BPTT đã được học từ lớp 6 -> lớp 8? - Sửa chữa, GV đánh giá -> giới thiệu bài mới. C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP - NL: hợp tác, giao tiếp - PP: vấn đáp; thảo luận nhóm, trò chơi * Hoạt động nhóm (bàn), KT động não, máy chiếu - HS nêu nhiệm vụ : ý a/mục 2 (1) Nêu khái niệm về từ tượng thanh bà từ tượng hình. Cho ví dụ minh họa. (2) Kể tên một số con vật trong tiếng Việt có nguồn gốc từ từ tượng thanh. (3) Trong những câu thơ sau từ nào là từ tượng hình? Các từ tượng hình ấy có giá trị biểu đạt như thế nào? (4) Chỉ ra và phân tích ý nghĩa và giá trị của những từ tượng thanh trong nhưng câu sau(sgk). - HS thảo luận, trình bày, nhận xét - GV chốt các đáp án,cchiếu chuẩn xác, GV-HS đánh giá * Hoạt động cả lớp : Trò chơi Hái hoa dân chủ, phiếu học tập, máy chiếu - GV nêu nhiệm vụ : ý b/mục 2, hướng dẫn cách chơi - Tổ chức bốc thăm, trả lời, nhận xét - Chiếu chuẩn xác, GV-HS đánh giá 2. Ôn tập tổng kết về từ vựng a. (1)- Từ tượng thanh: là những từ mô phỏng âm thanh của tự nhiên, con người. - Từ tượng hình: là những từ gợi tả h/ả, dáng vẻ, trạng thái của sự vật (2) - Mèo, bò, tắc kè, tu hú, cuốc… (3) ‘chờn vờn, ấp iu’’: miêu tả hình ảnh ngọn lửa và đôi bàn tay bà khéo léo nhóm bếp. - thướt tha : gợi tả dáng vẻ mềm mại của cảnh vật. (4) gùn ghè: miêu tả sự dữ dội của thác ghềnh ở Sông Đà. - man mác, nhè nhẹ: gợi tả lời ru êm ái của mẹ. Qua đó, ta cảm nhận được cảnh vật thơ mộng, thanh bình bên dòng sông Hương. 1. So sánh: đối chiếu sự vật, sự việc này với sự việc khác có nét tương đồng để làm tăng sức gợi hình gợi cảm cho sự diễn đạt. 2. Ẩn dụ: Là gọi tên sự vât hiện tượng này bằng tên SV hiện tượng khác có nét tương đồng với nó nhằm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt. 3. Nhân hoá: gọi hoặc tả con vật, đồ vật, cây cối... bằng những từ ngữ vốn dùng để gọi hoặc tả con người; làm cho thế giới loài vật, cây cối, đồ vật...trở nên gần gũi với con người, biểu thị được những suy nghĩ, tình cảm của con người. 4. Hoán dụ: là gọi tên sự vật, hiện tượng, khái niệm này bằng tên của một sự vật, hiện tượng, khái niệm khác có quan hệ gần gũi với nó nhằm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt. 5. Nói quá: phóng đại mực độ, qui mô, tính chất của sự vật, hiện tượng được miêu tả để nhấn mạnh, gây ấn tượng, tăng sức biểu cảm. 6. Nói giảm - nói tránh: cách nói tế nhị, uyển chuyển tránh gây cảm giác quá đau buồn ghê sợ, nặng nề, tránh thô tục, thiếu lịch sự. 7. Điệp ngữ: lặp lại từ ngữ (hoặc cả một câu) để làm nổi bật ý, gây cảm xúc mạnh. 8. Chơi chữ: là lợi dụng đặc sắc về âm nghĩa của từ để tạo sắc thái dí dỏm, hài hước, làm cho câu văn hấp dẫn và thú vị. D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG - PP: thuyết trình - NL: hợp tác, thưởng thức văn học * Hoạt động nhóm (6), KT chia nhóm (ngẫu nhiên), bảng phụ, máy chiếu - HS xác định nhiệm vụ: bài 5/mục D ? Vận dụng những kiến thức về phép tu từ từ vựng để phân tích giá trị biểu đạt của những đoạn trích sau : - HS trao đổi - HS trình bày, nhận xét, bổ sung - GV chuẩn xác, HS đánh giá chéo Bài tập 5 (1) Ẩn dụ - hoa: chỉ TK; hoa rã cánh: cđ Kiều - lá: chỉ gia đình Kiều và cuộc sống của họ - lá còn xanh cây: cs êm ấm (2) So sánh -> Thân phận nổi trôi, vô định của người phụ nữ trong XH xưa. (3) Điệp ngữ, hoán dụ -> Sự gắn bó, sát cánh trong chiến đấu giữa những người lính. (4) Nhân hóa -> Trăng như người bạn gần gũi của nhà thơ. (5) So sánh, nhân hóa -> Cảnh hoàng hôn trên biển tráng lệ, kì vĩ mà gần gũi. E. HOẠT ĐỘNG TÌM TÒI MỞ RỘNG - NL: tự học - PP: thuyết trình * Dạy học cả lớp - Hướng dẫn HS làm bài tập 2 ở nhà. * Hướng dẫn học tập - Học và nhớ được nội dung bài học: + Khái niệm, tác dụng của từ tượng hình, từ tượng thanh + Khái niệm và tác dụng cảu các BPTT - Hoàn thành bài tập - Chuẩn bị bài 12, mục A, B.1,2 + Tìm các bài thơ viết về trăng + Đọc văn bản + Tìm hiểu về tác giả, tác phẩm + Soạn bài Rút kinh nghiệm ...............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................