Dưới đây là mẫu giáo án vnen bài Ánh trăng. Bài học nằm trong chương trình vnen ngữ văn 9 tập 1. Bài mẫu có: văn bản text, file PDF, file word đính kèm. Thầy cô giáo có thể tải về để tham khảo. Hi vọng, mẫu giáo án này mang đến sự hữu ích..
Ngày soạn: …/…/20… Ngày dạy: …/…/20… BÀI 12: ÁNH TRĂNG I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức • Hiểu những kỉ niệm về một thời gian lao nhưng nặng nghĩa tình của người lính. Nắm được ngôn ngữ, hình ảnh giàu suy nghĩ, mang ý nghĩa biểu tượng. • Cảm nhận được tình cảm bà mẹ Tà Ôi dành cho con gắn chặt với tình yêu quê hương đất nước và niềm tin vào sự tất thắng của C/M. • Biết vận dụng những kiến thức về từ vựng đã học để phân tích những hiện tượng ngôn ngữ trong thực tiễn giao tiếp, nhất là trong văn chương. • Hs thấy rõ vai trò kết hợp của các yếu tố nghị luận trong đoạn văn tự sự và vận dụng viết đoạn văn tự sự có sử dụng yếu tố nghị luận . 2. Kỹ năng • Vận dụng kiến thức về thể loại và sự kết hợp các phương thức biểu đạt trong tác phẩm thơ VN hiện đại. • Phân tích và cảm nhận được tinh thần kháng chiến của nhân dân ta trong thời kì chống Mĩ cứu nước. • Nhận diện được các từ vựng, các biện pháp tu từ từ vựng trong văn bản. • Viết và phân tích tác dụng của yếu tố lập luận trong đoạn văn tự sự. 3. Thái độ • “Uống nước nhớ nguồn”, trân trọng quá khứ tốt đẹp của d/t và phát huy những giá trị tốt đẹp của quá khứ. • Kính trong và biết ơn những ng mẹ VN có công với đất nước cách mạng.Yêu thương những người thân trong gia đình, yêu gia đình, quê hương, đất nước. • Yêu thích môn học, có ý thức giữ gìn sự trong sáng của TV. • Yêu thích môn học, có ý thức đưa yếu tố nghị luận vào đoạn văn tự sự. 4. Phẩm chất và năng lực • Phẩm chất: nhân ái, yêu nước, chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm • Năng lực: tự học; hợp tác; sử dụng CNTT và TT; năng lực giao tiếp; năng lực thưởng thức văn học; năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo • Tích hợp giáo dục môi trường: tác động, ảnh hưởng của môi trường sống đến nhân cách con người. II. CHUẨN BỊ 1. Giáo viên: • Máy chiếu, bảng phụ • Phương pháp: đọc sáng tạo; dùng lời có NT; vấn đáp; trực quan; thảo luận nhóm ; nêu và giải quyết vấn đề; quan sát và phân tích ngôn ngữ, rèn luyện theo mẫu; trò chơi • Kĩ thuật trình bày một phút, kĩ thuật chia nhóm; kĩ thuật đặt câu hỏi; kĩ thuật động não; KT đọc tích cực, KT lắng nghe và phản hồi tích cực; KT viết tích cực, KT công đoạn 2. Học sinh: Đọc và soạn bài đầy đủ, chuẩn bị đồ dùng học tập theo sự hướng dẫn của giáo viên. III. NỘI DUNG TIẾT 56 Hình thức tổ chức Nội dung A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG - Năng lực: giao tiếp, hợp tác - PP: thuyết trình * Hoạt động cá nhân, máy chiếu - Nêu nhiệm vụ - HS trình bày, nhận xét - Sửa chữa, GV đánh giá -> Giới thiệu bài mới. B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC - PP: vấn đáp; trực quan; thảo luận nhóm; dùng lời có NT; - NL: tự học, giao tiếp, hợp tác, thưởng thức văn học * Hoạt động cả lớp, KT hỏi đáp, máy chiếu - Yêu cầu HS hỏi đáp các câu hỏi về tác giả, tác phẩm - GV chiếu, chuẩn xác - GV bổ sung: Người biên soạn tôn trọng cách trình bày bài thơ có chủ ý của tác giả * Dạy học cả lớp, máy chiếu ? Quá khứ của con người được hiện ra qua những câu thơ nào ? ? Tác giả đã sử dụng nghệ thuật gì? Qua đó diễn tả một quá khứ như thế nào? ? Trong quá khứ, hình ảnh nào xuất hiện và đồng hành cùng con người ? Từ tri kỉ cho thấy trăng và người có mối quan hệ như thế nào? * Hoạt động cặp, KT đọc tích cực, máy chiếu - Chiếu câu hỏi ? Giữa một quá khứ còn nhiều gian khổ, con người hiện ra ntn? Tìm câu thơ ? Ở hai câu thơ, tác giả sử dụng nghệ thuật gì ? Nó thể hiện một tâm hồn, một cách sống như thế nào? ? Người lính tự nhủ điều gì ? Nhận xét về kiểu câu ở hai câu sau ? Hai câu thơ cho ta thấy tình cảm gì của con người ? Ý nghĩa của hình ảnh vầng trăng? ? Qua đó, em cảm nhận gì về mối quan hệ giữa con người và trăng * Hoạt động nhóm (6), KT chia nhóm (ngẫu nhiên), máy chiếu - Chiếu câu hỏi ? Cuộc sống hiện tại của người lính được diễn tả qua những câu thơ nào ? Nhận xét về hình ảnh thơ ? Cho ta thấy điều gì về cuộc sống hiện tại ? Tìm câu thơ thể hiện tình cảm của con người với vầng trăng? ? Chỉ ra biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong câu thơ. ? Thể hiện thái độ gì của con người ? Đặt trong mối quan hệ với phần 1, lãng quên trăng có nghĩa là quên đi điều gì ? Có thể bình luận như thế nào về người lính qua sự lãng quên ấy ? So sánh ý thơ 2 khổ đầu với khổ 3 và nhận xét. - HS thảo luận, trình bày, nhận xét - Chuẩn kiến thức, HS đánh giá chéo * Tích hợp bảo vệ môi trường ? NT trên cho ta thấy điều gì về tác động của môi trường sống đến việc hình thành nhân cách con người Giảng * Dạy học cả lớp, máy chiếu ? Giữa cuộc sống phồn hoa nơi đô thị, tình huống nào đã xảy ra? Tìm câu thơ ? Việc sử dụng từ thình lình cho thấy sự việc xảy ra như thế nào? ? Con người có hành động gì. ? Nhận xét về từ ngữ, giọng thơ. ? Diễn tả hành động ntn ? Vầng trăng xuất hiện như thế nào ? Khái quát hình ảnh vầng trăng, con người trong hiện tại Bình I. Tìm hiểu chung 1.Tác giả, tác phẩm: sgk 2. Đọc, tìm hiểu chú thích 3. Tìm hiểu chung về văn bản - Thể thơ: 5 chữ - PTBĐ: biểu cảm + tự sự, miêu tả - Bố cục: 3 phần + P1 (2 khổ): H/a con người và vầng trăng trong QK + P2 (2 khổ): H/a con người và vầng trăng trong HT + P3 (2 khổ): Suy ngẫm của con người - Hình thức: những chữ cái đầu dòng không viết hoa -> Tạo sự liền mạch về ý tưởng và hình ảnh II. Phân tích 1. Hình ảnh vầng trăng và con người trong quá khứ a. Khổ 1 - Nghệ thuật: + Điệp từ + liệt kê, giọng tâm tình + Biểu cảm + tự sự + Hình ảnh, lời thơ giàu sức gợi -> Quá khứ: gian khổ, nhọc nhằn, được thiên nhiên chở che, nâng đỡ. => Trăng và người: thân thiết, gắn bó b. Khổ 2 - Trần trụi với thiên nhiên hồn nhiên như cây cỏ - Nghệ thuật: So sánh -> Tâm hồn trong sáng, hồn nhiên; sống hòa hợp với thiên nhiên. - Người lính tự nhủ : - Nhận xét : Cách nói phủ định ->Tình cảm gắn bó sâu nặng, không quên -> Con người sống có tình, có nghĩa (+) Hình ảnh biểu tượng trăng: biểu tượng cho thiên nhiên, đất nước, quá khứ nghĩa tình. * Trăng và người : thân thiết, gắn bó sâu nặng 2. Hình ảnh vầng trăng, con người trong hiện tại a. Khổ 3 - Cuộc sống hiện tại: - Hình ảnh thơ: ẩn dụ -> Cuộc sống hiện tại: Hoà bình, đầy đủ, tiện nghi. - Con người : - Nghệ thuật : Nhân hoá, so sánh -> Ruồng bỏ, lãng quên trăng (quên quá khứ nghĩa tình, quê hương xứ sở ). -> Người lính vô tâm, vô tình, đáng trách (+)NT : Tương phản, đối lập => Môi trường, cuộc sống thay đổi dễ làm người ta thay đổi b. Khổ 4 - Tình huống xảy ra: đèn điện tắt -> Sự việc xảy ra: Đột ngột, bất ngờ - Hành động : + từ ngữ: Từ láy, ĐT mạnh, + nhịp thơ dồn dập -> Vội vàng, cuống quýt - Vầng trăng xuất hiện bất ngờ, tròn đầy, sáng trong, không hề thay đổi * Trăng (quá khứ) vẫn đẹp, sâu nặng nghĩa tình, thủy chung sau trước Con người đã thay đổi, lãng quên trăng * Hướng dẫn học tập - Học và nhớ được nội dung bài học + Tác giả + Kiến thức chung về tác phẩm + Hình ảnh con người, vầng trăng ở hiện tại - Chuẩn bị mục mục B.2 + Soạn bài theo hệ thống câu hỏi: Cảm xúc, suy ngẫm của con người ______________________________________________________ Tuần 12 Ngày soạn: .../.../20... Ngày dạy: .../../20... BÀI 12: ÁNH TRĂNG (Tiết 2) TIẾT 57 Hình thức tổ chức Nội dung A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG - NL: tự học, giao tiếp - PP: vấn đáp * Hoạt động cá nhân - Nêu câu hỏi ? Con người đã gặp lại trăng trong hoàn cảnh nào? Khi con người gặp lại trăng, điều gì sẽ xảy ra? - HS trả lời, bổ sung - GV sửa chữa -> Giới thiệu bài mới. B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC - NL: tự học, giao tiếp, hợp tác, thưởng thức văn học - PP: vấn đáp; trực quan; thảo luận nhóm; dùng lời có NT; * Hoạt động cặp, KT hẹn hò (điểm hẹn 6h), máy chiếu - Chiếu câu hỏi ? Đọc những câu thơ diễn tả cảm xúc của con người khi gặp lại vầng trăng. ? Biện pháp nghệ thuật, từ ngữ. ? Thể hiện tâm trạng gì của tg khi gặp lại vầng trăng - HS thảo luận, trình bày, nhận xét - Chuẩn kiến thức, HS tự đánh giá Giảng từ mặt * Dạy học cả lớp, máy chiếu ? Trong niềm xúc động ấy, con người có cảm nhận gì về trăng? Tìm câu thơ. ? Nghệ thuật? ? Nhận xét vẻ đẹp, tấm lòng của trăng. ? Phản ứng của tác giả trước thái độ của trăng. ? Giật mình cho thấy thái độ gì của con người ? Nhận xét về giọng thơ ? Khái quát lại cảm xúc, suy ngẫm của con người Bình * Dạy học cả lớp, KT trình bày một phút ? Khái quát những đặc sắc NT và ND của bài thơ? - GV định hướng 3. Cảm xúc, suy ngẫm của con người a. Khổ 5 - Tâm trạng - Nghệ thuật : + Từ nhiều nghĩa mặt + Từ láy, điệp từ, so sánh + Giọng điệu thiết tha -> Xúc động, thành kính khi quá khứ tốt đẹp ùa về b. Khổ 6 - Trăng : (+) NT: Nhân hóa, từ láy, phó từ . Hình ảnh giàu suy nghĩ, có ý nghĩa biểu tượng (Trăng là biểu tượng cho thiên nhiên, đất nước, quá khứ nghĩa tình) -> Trăng(quá khứ): Đẹp, tồn tại vĩnh hằng; bao dung, độ lượng song cũng rất nghiêm khắc - Con người : giật mình -> Thức tỉnh khi nhận ra sự vô tâm, vô tình, khi thấy mình đã thay đổi (+) Giọng thơ trầm lắng, suy tư, triết lí => Con người xúc động, nhận ra vẻ đẹp tấm lòng của trăng -> thức tỉnh 4. Tổng kết - Nội dung: Từ một câu chuyện riêng, bài thơ nhắc nhở thấm thía về thái độ tình cảm những gian lao về cuộc đời người lính. - Nghệ thuật: Giọng điệu tâm tình tự nhiên, giàu tính biểu cảm. C+D. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP, VẬN DỤNG - NL: tự học - PP: thuyết trình * Hoạt động cá nhân, KT viết tích cực - HS xác định nhiệm vụ ? Viết một đoạn văn (khoảng 10 câu) trình bày suy nghĩ của em về bài thơ Khúc hát ru những em bé trên lưng mẹ của Nguyễn Khoa Điềm, trong đó sử dụng ít nhất một biện pháp tu từ. - GV hướng dẫn: + HT: có câu chủ đề, đảm bảo LK, không mắc lỗi chính tả, dùng từ, viết câu + ND: cần chú ý phân tích tâm trạng, cảm xúc trong mối quan hệ với mạch cảm xúc của nhân vật trữ tình, diễn biến các sự việc. - HS viết, đọc, nhận xét - Sửa chữa, GV-HS đánh giá Bài tập 2 Tham khảo: Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ là tác phẩm được Nguyễn Khoa Điềm sáng tác năm 1971, khi đang công tác ở chiến khu miền Tây Thừa Thiên. Bài thơ là khúc hát ru, cũng là lời tâm tình tha thiết của người mẹ Tà – ôi đối với đứa con yêu đang từng ngày lớn lên trên lưng mẹ. Qua đây, tác giả đã bộc lộ tình yêu thương đằm thắm của người mẹ đối với con, tình cảm gắn bó với quê hương, với cuộc sống lao động và chiến đấu nơi núi rừng chiến khu, dù còn gian nan vất vả. Đồng thời, bài thơ cũng gửi gắm ước vọng con mau lớn khôn, khỏe mạnh, trở thành công dân của một đất nước tự do. Với những hình ảnh đẹp, giàu sắc biểu đạt và biểu cảm như: “Nhịp chày nghiêng giấc ngủ em nghiêng”; “Mặt trời của bắp thì nằm trên đồi – Mặt trời của mẹ, em nằm trên lưng”… bài thơ đã thực sự làm lay động đến người đọc một cách sâu sắc. E. HOẠT ĐỘNG TÌM TÒI MỞ RỘNG - NL: tự học - PP: thuyết trình * Dạy học cả lớp - Yêu cầu HS thực hiện mục 1/E ở nhà * Hướng dẫn học tập - Học và nhớ được nội dung bài học + Cảm xúc, suy ngẫm của nhà thơ - Hoàn thành bài tập - Chuẩn bị mục mục C.1 + GV hướng dẫn, tổ chức HS kí hợp đồng + Nêu thời hạn thực hiện hợp đồng, nghiệm thu hợp đồng (Tiết 58/Tuần 13) HỢP ĐỒNG HỌC TẬP: LUYỆN TẬP ĐỌC HIỂU VĂN BẢN KHÚC HÁT RU NHỮNG EM BÉ LỚN TRÊN LƯNG MẸ Nhiệm vụ Bắt buộc Đánh giá về nhiệm vụ Ý kiến đánh giá của HS Ý kiến đánh giá của GV Rất thích Thích Nhàm chán I. Nhiệm vụ 1: Tìm hiểu 3 khúc hát ru - Hình ảnh người mẹ Tà-ôi được khắc họa với công việc cụ thể qua từ ngữ, hình ảnh nào ở từng khúc hát ru? - Tác giả sử dụng BPNT gì khi miêu tả công việc của mẹ? - Nhận xét về công việc của mẹ qua từng khúc hát ru? - Tình cảm và ước mong của mẹ được thể hiện qua những từ ngữ nào ở 3 khúc hát ru ? - Cách diễn đạt tình cảm, ước mong của mẹ có gì đặc biệt (từ ngữ, BPTT) ? - Cảm nhận về hình ảnh người mẹ qua từng khúc hát ru? x II. Nhiệm vụ 2: - Nhận xét về đặc sắc nghệ thuật của văn bản (Kết cấu, giọng điệu, các BPTT) ? - Đánh giácvề tình cảm và ước mơ của người mẹ qua 3 khúc hát ru ? - Cảm nhận chung về hình ảnh người mẹ Tà-ôi qua bài thơ ? - Tình cảm của tác giả ? x III. Nhiệm vụ 3: - Bài thơ đã được phổ nhạc thành bài hát. Em có thể hát cho các bạn trong lớp nghe bài hát này. III. Nhiệm vụ 4: - Hãy sưu tầm 1 bài hát, 1 bài thơ, bài ca dao...viết về lời ru của mẹ. Em có......ngày để hoàn thành hợp đồng. Tên em là:......................................................../Đại diện nhóm................................. Em đã hiểu rõ nội dung và ý nghĩa của hợp đồng. Em xin cam kết sẽ hoàn thành hợp đồng đúng thời gian quy định. Giáo viên Kí tên Nguyễn Thị Bích Thủy Học sinh Kí tên Tuần 13 (Tiết 58-> 62) Ngày soạn: …/…/20… Ngày dạy: …/…/20… BÀI 12: ÁNH TRĂNG (Tiết 3) TIẾT 58 Hình thức tổ chức Nội dung A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG - NL: giao tiếp - PP: vấn đáp * Hoạt động cả lớp, máy chiếu - Tổ chức cho HS nghe một bài hát ru ? Bài hát gợi cho em cảm xúc gì? -> Giới thiệu bài mới C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP - NL: giao tiếp, hợp tác, thưởng thức văn học - PP: trò chơi, thảo luận nhóm; DH theo hợp đồng, dùng lời có NT; * Dạy học cả lớp, trò chơi: Ai thông minh hơn, máy chiếu - Hướng dẫn cách chơi - Tổ chức HS chơi, nhận xét, bổ sung - Sửa chữa, GV- HS đánh giá - Chiếu slide khái quát kiến thức mục Tìm hiểu chung * Hoạt động nhóm, KT hợp tác (chia theo mùa), giấy A0, hợp đồng, máy chiếu - Yêu cầu các nhóm hoàn thiện hợp đồng - Chiếu tiêu chí đánh giá - Mời đại diện 1 nhóm trình bày - GV chiếu đáp án, các nhóm đối chiếu đánh giá chéo kết quả thực hiện hợp đồng - Đánh giá chung, nghiệm thu hợp đồng 1. Luyện tập đọc hiểu Văn bản: Khúc hát tu những em bé lớn trên lưng mẹ 1. Tìm hiểu chung a. Phân tích 1. Khúc hát ru thứ nhất 2. Khúc hát ru thứ hai 3. Khúc hát ru thứ ba * Công việc: Mẹ giã gạo... bộ đội (+) NT: Điệp ngữ, ẩn dụ, từ láy gợi hình -> Vất vả nhưng ý nghĩa * Tình cảm và ước mong : Mẹ thương a-kay, mẹ thương bộ đội Con mơ cho mẹ hạt bắp lên đều Mai sau con lớn vung chày lún sân (+) NT : Điệp ngữ, nói quá, cách diễn đạt đặc biệt ‘con mơ cho mẹ’ -> Giản dị và cao quý => Mẹ chịu thương, chịu khó * Công việc: Mẹ đang tỉa bắp ...Ka-lưi (+) NT: Ẩn dụ, lặp cấu trúc. -> Nặng nhọc * Tình cảm và ước mong : Mẹ thương A kay, mẹ thương làng đói. Con mơ cho mẹ hạt bắp lên đều Mai sau con lớn phát mười Ka- lưi (+) NT : Điệp ngữ, nói quá, cách diễn đạt đặc biệt ‘con mơ cho mẹ’ -> Bình dị mà lớn lao => Giàu lòng nhân ái, biết sống vì mọi người * Công việc: Mẹ đi chuyển lán ... Mẹ ...giành trận cuối (+) NT: Liệt kê, nhịp thơ nhanh, dồn dập. -> Gian khổ, nguy hiểm * Tình cảm, ước mong: Mẹ thương A kay, mẹ thương đất nước. Con mơ cho mẹ được thấy Bác Hồ Mai sau con lớn làm người tự do (+) NT : Điệp ngữ, cách diễn đạt đặc biệt ‘con mơ cho mẹ’ -> Ước mơ thiêng liêng, cao đẹp => Một người mẹ yêu nước, thiết tha với độc lập dân tộc (+) NT: . Kết cấu lặp lại giống như những giai điệu, âm hưởng của lời ru . Các BPTT: điệp ngữ, ẩn dụ, nói quá . Giọng điệu thiết tha, trìu mến => Tình cảm và ước mơ của mẹ có sự phát triển, mở rộng nhưng vẫn thống nhất * Người mẹ - người chiến sĩ: anh hùng, bất khuất, đảm đang; yêu con gắn với yêu làng, yêu nước - Tác giả: ca ngợi, tự hào, cảm phục D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG - NL: tự học, giải quyết vấn đề và sáng tạo - PP: nêu và giải quyết vấn đề * Hoạt động cá nhân, KT viết tích cực - HS xác định nhiệm vụ: D.1 - Hướng dẫn: + Hình thức: diễn dịch hoặc tổng –phân-hợp + ND : nêu suy nghĩ về đặc sắc NT và ND của văn bản, sử dụng hợp lí một BPTT đã học - Yêu cầu HS viết, đọc, nhận xét - Sửa chữa, GV-HS đánh giá E. HOẠT ĐỘNG TÌM TÒI MỞ RỘNG - NL: tự học - PP: thuyết trình * Hoạt động cả lớp - Sưu tầm các bài thơ mang âm hưởng lời ru * Hướng dẫn học tập - Học và nhớ được nội dung bài học + NT, ND của văn bản Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ - Hoàn thành bài tập - Chuẩn bị mục mục C.3 + Ôn lại về vai trò của yếu tố nghị luận trong văn bản tự sự + Đọc văn bản, trả lời các câu hỏi + Làm các bài tập ____________________________________________________ Tuần 13 Ngày soạn: …/…/20… Ngày dạy: …/…/20… BÀI 12: ÁNH TRĂNG (Tiết 4 + Tiết 5) TIẾT 59 Hình thức tổ chức Nội dung A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG - NL: giao tiếp, hợp tác - PP: trò chơi * Hoạt động nhóm (2 dãy), Trò chơi: Ai nhanh hơn - GV hướng dẫn cách chơi: thi tìm từ láy trong TG 3 phút - HS chơi, viết lên bảng, giám khảo tính điểm - GV chuẩn xác, tuyên dương đội thắng ->Giới thiệu bài mới. C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP - NL: giao tiếp, hợp tác - PP: thuyết trình, thảo luận nhóm * Hoạt động nhóm, KT hợp tác, KT phòng tranh, bảng phụ, máy chiếu - GV yêu cầu HS hoàn thành BT mục 2 a. Đọc bài ca dao và thực hiện yêu cầu: (1) Trong hai từ “nước non” và “lận đận”, từ nào là từ láy? (2) Tìm các từ thuộc trường từ vựng chỉ thiên nhiên. (3) Chỉ ra và nêu tác dụng của các cặp từ trái nghĩa. b. Từ “chân” trong câu thơ nào sau đây được dùng theo nghĩa chuyển? Chỉ ra phương phức chuyển nghĩa của từ? c. Bằng hiểu biết về trường từ vựng, em hãy phân tích nét độc đáo về nghệ thuật trong bài thơ sau: d. Đọc bài thơ và thực hiện yêu cầu: sgk e. Phân tích hiệu quả của biện pháp nghệ thuật so sánh và điệp ngữ trong những câu thơ miêu tả tiếng đàn của Thúy Kiều: sgk - HS thảo luận, trưng bày sản phẩm - GV- HS tham quan, ghi chép, nhận xét, bổ sung - GV chuẩn xác, đánh giá A. Tổng kết về từ vựng a. (1): lận đận là từ láy (2): Từ thuộc trường từ vựng chỉ thiên nhiên: nước, non, thác, ghềnh, bể (3): “lên-xuống” -> Cuộc sống vất vả, cực nhọc của cò (h/a ẩn dụ chỉ người LĐ trong XH cũ) b.(1) chân chuyển nghĩa theo phương thức ẩn dụ. c. - Trường màu sắc: đỏ, hồng, xanh - Trường lửa: lửa, cháy, tro -> Những h/ả đó diễn tả 1 tình cảm mãnh liệt, cháy bỏng của chàng trai với cô gái d. Các từ HV: tạo hóa, hí trường, thu thảo, tịch dương, tuế nguyệt, kim cổ, đoạn trường -> Tạo sắc thái cổ cho bài thơ, làm nổi bật tâm trạng hoài cổ của tác giả. e. - b. So sánh, điệp ngữ: tiếng đàn với tiếng hạc, suối, gió thoảng, trời đổ mưa…-> Tiếng đàn diễn đạt mọi cung bậc tình cảm. E. HOẠT ĐỘNG TÌM TÒI MỞ RỘNG - NL: tự học - PP: thuyết trình * Hoạt động cả lớp - Hướng dẫn HS tìm hiểu mục 2/E ở nhà * Hướng dẫn học tập - Học và nhớ được nội dung bài học + NT. ND của văn bản Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ + Kiến thức về các BPTT - Hoàn thành bài tập - Chuẩn bị mục mục C.3 + Ôn lại về vai trò của yếu tố nghị luận trong văn bản tự sự + Đọc văn bản, trả lời các câu hỏi + Làm các bài tập TIẾT 60 A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG - NL: giao tiếp - PP: vấn đáp * Hoạt động cả lớp - GV nêu câu hỏi: ? Vai trò của yếu tố nghị luận trong văn bản tự sự - GV chuẩn xác, nhận xét -> Giới thiệu bài mới. Qua yếu tố nghị luận, tác giả muốn giãi bày, gửi gắm một ý nghĩ, một tư tưởng, triết lí nào đó. Yếu tố nghị luận làm cho nội dung, chủ đề của truyện mang tính trí tuệ. Văn bản tự sự không chỉ hay, hấp dẫn ở cốt truyện, ở các tình tiết mà còn phải mang tính trí tuệ sâu sắc. C. D. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP – VẬN DỤNG - NL: hợp tác, giải quyết vấn đề và sáng tạo - PP: dạy học theo nhóm, nêu và giải quyết vấn đề * Hoạt động cặp, KT hẹn hò - Yêu cầu HS trả lời ý a/mục 3 (1) Trong đoạn văn trên, yếu tố nghị luận thể hiện ở những câu văn nào? (2) Nêu tác dụng của các yếu tố nghị luận trong đoạn văn. - HS thảo luận, trình bày, nhận xét - GV chuẩn xác, HS đánh giá chéo * Hoạt động cá nhân, KT viết tích cực - HS chọn ý b hoặc ý c để hoàn thành b. Viết một đoạn văn tự sự kể về một kỷ niệm, trong đó có sử dụng yếu tố nghị luận. c. Hóa thân vào nhân vật trữ tình trong bài thơ “Ánh trăng” của Nguyễn Duy, kể lại khoảnh khắc giật mình khi “thình lình đèn điện tắt” bằng một đoạn văn có sử dụng yếu tố nghị luận. - Hướng dẫn: + Hình thức: viết đúng đoạn văn tự sự, đảm bảo sự liên kết, chính tả, dùng từ + ND: có sự việc, nhân vật, chọn ngôi kể phù hợp (ngôi thứ nhất), hóa thân vào nhân vật (xưng tôi – đoạn c) - HS viết, đọc, nhận xét - Sửa chữa, GV- HS đánh giá. 3. Luyện tập về sử dụng yếu tố nghị luận trong văn tự sự a. (1) Yếu tố NL thể hiện ở 2 câu cuối của VB (2) Làm cho câu chuyện thêm phần triết lí sâu sắc. b. Tham khảo: /de-bai//bai-hoc/viet-mot-doan-van-tu-su-ke-ve-mot-ky-niem-trong-do-co-su-dung-yeu-to-nghi-luan.html c. Học thực hành viết đoạn văn dựa trên những gợi ý sau: + Thể loại: văn tự sự + Yêu cầu: Hóa thân vào nhân vật trữ tình trong bài thơ và xưng "tôi" để diễn tả lại những diễn biến tâm trạng, cảm xúc của mình trong tình huống mất điện và đột ngột gặp lại vầng trăng nghĩa tình khi xưa. + Trong đoạn văn có lồng ghép yếu tố nghị luận thông qua suy nghĩ tự trách của nhân vật về sự lãng quên quá khứ của mình. E. HOẠT ĐỘNG TÌM TÒI MỞ RỘNG - NL: tự học - PP: thuyết trình * Hoạt động cả lớp - Sưu tầm một câu chuyện, đoạn văn tự sự có yếu tố nghị luận * Hướng dẫn học tập - Học và nhớ được nội dung bài học + Vai trò của yếu tố NL trong văn tự sự + Cách viết đoạn văn có yếu tố NL - Hoàn thành bài tập - Chuẩn bị bài 13, mục A, B.1,2 + Tìm hiểu về tác giả, tác phẩm + Đọc, tóm tắt văn bản + Soạn bài Rút kinh nghiệm .....................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................