Dưới đây là mẫu giáo án VNEN bài Điện tích - Sự nhiễm điện (T2). Bài học nằm trong chương trình Khoa học tự nhiên 7. Bài mẫu có: văn bản text, file PDF, file word đính kèm. Thầy cô giáo có thể tải về để tham khảo. Hi vọng, mẫu giáo án này mang đến sự hữu ích.

Tuần:

Ngày soạn:

Ngày dạy:

Tiết:

BÀI 18: ĐIỆN TÍCH. SỰ NHIỄM ĐIỆN (T2)

I- MỤC TIÊU

  1. Kiến thức

– Mô tả được một số hiện tượng chứng tỏ vật bị nhiễm điện do cọ xát.

– Nêu được dấu hiệu về tác dụng lực chứng tỏ có hai loại điện tích và nêu được đó là hai loại điện tích gì.

  1. Kĩ năng

– Giải thích được một số hiện tượng thực tế liên quan tới sự nhiễm điện do cọ xát.        

  1. Thái độ

– Yêu thích môn học, có niềm tin vào khoa học nhất là các hiện tượng nhiễm điện, tương tác điện và dòng điện khó quan sát bằng mắt thường.

– Tin vào khả năng sáng tạo của con người trong thời đại công nghiệp hoá, hiện đại hoá.

  1. Năng lực, phẩm chất

- Năng lực tự học, năng lực thực nghiệm, năng lực giải quyết vấn đề.

- Hình thành phẩm chất tự trọng, tự lực, chăm chỉ, vượt khó, tự hoàn thiện.

II- TRỌNG TÂM

- Sự nhiễm điện do có sát

- Hai loại điện tích

III- CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH

  1. Giáo viên

– Chai nước.

– Một số vụn giấy, vụn nilông, xốp nhỏ.

– Giá có trục quay.

– Mảnh vải khô.

– Hai quả bóng bay.

– Một số tranh ảnh về hiện tượng nhiễm điện, ứng dụng sự nhiễm điện.

  1. Học sinh

- Sách hướng dẫn học môn KHTN, vở ghi.

IV- CÁC PHƯƠNG PHÁP VÀ KĨ THUẬT DẠY HỌC

  1. Hình thức tổ chức dạy học: trong lớp; học sinh hoạt động cá nhân, nhóm…
  2. Phương pháp DH: Dạy học nêu và giải quyết vấn đề thông qua thí nghiệm thực hành.
  3. Kĩ thuật dạy học: Giao nhiệm vụ, chia nhóm.

V- TIẾN TRÌNH TIẾT HỌC

  1. Ổn định tổ chức: Kiểm tra sĩ số
  2. Các hoạt động học

Hoạt động của GV – HS

Nội dung cần đạt

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

1. Hình thức tổ chức dạy học: Hoạt động nhóm nhỏ, cá nhân

2. Phương pháp: Dạy học theo nhóm, nêu và giải quyết vấn đề.

3. Kĩ thuật: Chia nhóm,  giao nhiệm vụ, đặt câu hỏi.

4. Năng lực: NL sử dụng ngôn ngữ, NL tìm tòi khám phá dưới góc độ vật lý, NL nhận thức kiến thức vật lý.

5. Phẩm chất: Tự tin, tự chủ.

GV đặt vấn đề: Trong thí nghiệm đầu tiên, chúng ta đã quan sát được hiện tượng xảy ra với hai quả bóng bay sau khi bị cọ xát. Vì sao có hiện tượng này? Nếu dùng các vật khác thay cho quả bóng bay thì có xảy ra hiện tượng tương tự không?

A. Hoạt động khởi động

 

B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

1. Hình thức tổ chức dạy học: Trên lớp, nhóm.

2. Phương pháp: Nêu và giải quyết vấn đề, dạy học hợp tác.

3. Kĩ thuật: Giao nhiệm vụ, chia nhóm, đặt câu hỏi, học tập hợp tác, lắng nghe và phản hồi tích cực.

4. Năng lực – phẩm chất: Nhận thức kiến thức vật lí, tìm tòi và khám phá thế giới tự nhiện dưới góc độ vật lí.…, phẩm chất chăm chỉ, trách nhiệm…

GV: Tổ chức cho HS tiến hành thí nghiệm

HS: Tiến hành làm thí nghiệm. Báo cáo kết quả rút ra nhận xét.

B. Hoạt động hình thành kiến thức

II- HAI LOẠI ĐIỆN TÍCH

1, Thí nghiệm

Thí nghiệm 1. H.18.2 a.

Thí nghiệm 2. H.18.2 b.

Thí nghiệm 3. H.18.2 c.

GV: Tổ chức cho HS đọc thông tin SHD/110 và trả lời câu hỏi.

GV: hướng dẫn các em nhận xét: khi cọ xát, êlectrôn có thể dịch chuyển từ vật này sang vật khác làm cho các vật nhiễm điện, vậy khi nào vật nhiễm điện âm, khi nào vật nhiễm điện dương?

HS: làm việc cá nhân, suy nghĩ trả lời câu hỏI- Sau đó các em chia sẻ, trao đổi với bạn về kết quả làm của mình.

2. Đọc thông tin

hai loại điện tích là điện tích dương và điện tích âm. Các vật mang điện tích cùng loại thì đẩy nhau, mang điện tích khác loại thì hút nhau.

 

C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP

1. Hình thức tổ chức dạy học: Trên lớp, cá nhân, thảo luận nhóm.

2. Phương pháp: Nêu và giải quyết vấn đề, dạy học hợp tác.

3. Kĩ thuật: Giao nhiệm vụ, chia nhóm, đặt câu hỏi, học tập hợp tác, lắng nghe và phản hồi tích cực.

4. Năng lực – phẩm chất: năng lực tự học và tự chủ…, phẩm chất chăm chỉ, trách nhiệm…

GV: Tổ chức cho HS tiến hành làm thí nghiệm như SHD/111.

HS: Tiến hành thí nghiệm kiểm tra dự đoán và giải thích hiện tượng quan sát được.

GV: Thông báo đáp án đúng

C. Hoạt động luyện tập

Câu 2: Dự đoán hiện tượng: Thanh nhựa sẽ hút dòng nước về phía mình, làm dòng nước chảy nghiêng. Bởi vì khi cọ xát thanh nhựa với vào mảnh len thì thanh nhựa bị nhiễm điện nên có khả năng hút các vật khác. Vì thế dòng nước bị hút về phía thanh nhựa

    

D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG

GV Giao nhiệm vụ: - Giáo viên yêu cầu HS thảo luận nhóm làm câu 3 SHD/112.

HS: Thực hiện nhiệm vụ. Đại diện nhóm trình bày.

GV: Tổ chức cho HS rút kinh nghiệm.

E. HOẠT ĐỘNG TÌM TÒI MỞ RỘNG

GV giao nhiệm vụ về nhà:

- Giáo viên hướng dẫn học sinh về nhà tìm hiểu mục 2 SHD/ 112.