Dưới đây là mẫu giáo án VNEN bài: Đại Việt thời Lê Sơ (1428-1527). Bài học nằm trong chương trình Khoa học xã hội 7 tập 2. Bài mẫu có: văn bản text, file PDF, file word đính kèm. Thầy cô giáo có thể tải về để tham khảo. Hi vọng, mẫu giáo án này mang đến sự hữu ích.
Ngày soạn: Ngày dạy: Điều chỉnh: Bài 30 - Tiết: 47,48,51,52: NƯỚC ĐẠI VIỆT THỜI LÊ SƠ (1428-1527) I. MỤC TIÊU BÀI HỌC: 1. Kiến thức: - Bộ máy chính quyền thời Lê sơ, chính sách về quân đội, những điểm chính của bộ luật Hồng Đức. - So với thời Trần bộ máy nhà nước tập quyền thời Lê sơ tương đối hoàn chỉnh, quân đội hùng mạnh, có luật pháp để đảm bảo trật tự, kĩ cương xã hội - Sau khi nhanh chóng khôi phục sản xuất, thời Lê sơ nền kinh tế phát triển về mọi mặt. - Sự phân hóa xã hội thành 2 giai cấp chính: Địa chủ phong kiến và nông dân, xã hội… - Chế độ giáo dục thi cử thời Lê sơ rất được coi trọng. - Những thành tựu tiêu biểu về khoa học, nghệ thuật văn học thời Lê sơ. - Biết được tên tuổi của một số danh nhân văn hóa, tiêu biểu là Nguyễn Trãi, Lê Thánh Tông đối với sự nghiệp của nước Đại Việt TK XV. 2. Kĩ năng: - Phát triển khả năng đánh giá về tình hình chính trị, quân sự, pháp luật ở - một thời kì lịch sử (thời Lê sơ). - Bồi dưỡng kĩ năng phân tích tình hình kinh tế, xã hội theo các tiêu chí cụ thể để rút ra nhận xét chung. - Nhận xét về thành tựu tiêu biểu về văn hóa giáo dục thời Lê sơ. - Phân tích, đánh giá các sự kiện lịch sử. 3. Thái độ: - Giáo dục cho HS lòng tự hào về thời thịnh trị của đất nước, có ý thức bảo vệ tổ quốc. - Có thái độ tự hào về thành tựu văn hóa, giáo dục củ Đại Việt thời Lê sơ, ý thức giữ gìn và phát huy truyền thống văn hóa. - Tự hào và biết ơn những bậc danh nhân thời Lê, từ đó hình thành ý thức trác nhiệm giữ gìn và phát huy truyền thống văn hóa dân tộc. 4. Định hướng hình thành phát triển năng lực - Tái hiện sự kiện hiện tượng nhân vật. - Xác định và giải quyết mối liên hệ, tác động giữa các sự kiện, hiện tượng lịch sử - So sánh, phân tích, phản biện, khái quát hóa. - Nhận xét, đánh giá, rút ra bài học lịch sử. Thể hiện thái độ xúc cảm hành vi. - Vận dụng liên hệ kiến thức lịch sử đã học để giải quyết những tình huống thực tiễn. Sử dụng ngôn ngữ lịch sử để thể hiện chính kiến của mình. II. NỘI DUNG TRỌNG TÂM - Nội dung: + Tổ chức bộ máy chính quyền thời Lê sơ + Quân đội và pháp luật thời Lê sơ + Tình hình kinh tế thời Lê sơ + Xã hội, giáo dục, khoa cử thời Lê sơ + Các thành tựu về Văn học, khoa học, nghệ thuật và một số danh nhân văn hóa của dân tộc thời Lê sơ III. PHƯƠNG PHÁP TRỌNG TÂM - Phương pháp: vấn đáp, thuyết trình, trực quan, nhóm IV. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH: 1. Giáo viên: - Sơ đồ bộ máy nhà nước, tranh ảnh, tài liệu có liên quan. - Sơ đồ các tầng lớp, giai cấp xã hội thời Lê sơ(sơ đồ trống). - Tranh ảnh về nhân vật và di tích lịch sử thời Lê sơ. - Chân dung Nguyễn Trãi, các câu chuyện kể về ông. - Sưu tầm các câu chuyện dân gian về các danh nhân văn hóa. 2. Học sinh: Chuẩn bị bài theo câu hỏi SGK. V. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC 1. Ổn định lớp. 2. Kiểm tra bài cũ. 3. Bài mới. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG - Mục tiêu: tạo hứng thú, tâm thế cho học sinh. - Phương pháp: vấn đáp - Thời gian: - Khởi động: GV: yêu cầu học sinh đọc thông tin sách hướng dẫn và quan sát hình 1- Khu du tích quốc gia đặc biệt Lam Kinh (Thanh Hóa) ? Qua thông tin và quan sát hình em hãy nêu những hiểu biết của em về triều đại Lê sơ. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC - Mục tiêu: trang bị cho học sinh những kiến thức mới liên quan đến tình huống/vấn đề học tập nêu ra ở hoạt động khởi động. - Phương pháp: thuyết trình, pháp vấn, gợi mở, phân tích, nêu vấn đề, giảng bình, thảo luận nhóm… - Thời gian: HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS NỘI DUNG BÀI HỌC Hoạt động 1: Tìm hiểu về tổ chức bộ máy chính quyền thời Lê sơ. ? Sau khi đất nước được giải phóng Lê Lợi đã làm những việc gì? HS: Xây dựng bộ máy nhà nước GV: Một công việc thiết yếu mà các vua thời Lê sơ đều quan tâm và cố gắng thực hiện là kiện toàn toàn bộ bộ máy nhà nước quân chủ chuyên chế. tập trung. Đến đời Lê Thánh Tông nó đạt đến đỉnh cao. ? Bộ máy chính quyền được tổ chức như thế nào? + Thảo luận nhóm: ? So sánh tổ chức nhà nước thời Lê sơ với thời Trần, nhiều người cho rằng: tổ chức nhà nước thời Lê tập quyền hơn, điều này thể hiện ở những điểm nào? (vua nắm mọi quyền, vai trò của nhà vua được đẩy lên rất cao. Theo đó nhà vua là: “con trời”, thay trời trị dân-các ấn tín của vua thường khắc chữ “Thuận thiên thừa vận”. Hoàng đế là chủ tế duy nhất trong các buổi tế lễ như tế Trời, tế Khổng Tử.... Bãi bỏ một số chức vụ cao cấp như tể tướng, đại tổng quản, hành khiển, vua trực tiếp làm chỉ huy quân đội...) ? Quan sát lược đồ nước Đại Việt thời Lê sơ và danh sách 13 đạo thừa tuyên em thấy có gì khác với nước ĐV thời Trần? (lãnh thổ rộng hơn. Đó là kết quả của công cuộc khẩn hoang, cải tạo đất, đoàn kết trong lao động, xây dựng đất nước của các thành phần dân tộc trong đại gia đình dân tộc VN. ? Em có nhận xét gì về tổ chức chính quyền thời Lê sơ? ? Nhà Lê tổ chức quân đội như thế nào? (Yêu cầu HS liên hệ với thời Lý và giải thích “ngụ binh ư nông”) ? Vì sao nói chế độ “ngụ binh ư nông là tối ưu? (vừa đảm bảo sức sản xuất vừa đảm bảo lực lượng quốc phòng.)- GV liên hệ với tình hình hiện nay. ? Quân đội được gồm những bộ phận, binh chủng nào? có gì khác với nhà Trần? (không có quân đội của các vương hầu quí tộc, vua trực tiếp chỉ huy) ? Nhà Lê có những việc làm nào để phát triển lực lượng quân đội? ? Em có nhận xét về chủ trương của nhà lê sơ đối với lãnh thổ quốc gia ? - Kiên quyết gìn giữ lãnh thổ. ? Vì sao các đời vua Lê rất quan tâm đến luật Pháp? (Giữ kĩ cương trật tự xã hội, ràng buộc người dân với chế độ, giúp triều đình quản lý chặt chẽ hơn...) GV: có thể liên hệ với ngày nay. GV: Lê Thánh Tông ban hành bộ “Quốc triều hình luật” hay còn gọi là luật Hồng Đức. Đây là bộ luật lớn nhất, có giá trị nhất thời phong kiến nước ta. ? Nêu những nội dung chính của bộ luật? ? Luật Hồng Đức có những điểm nào tiến bộ? (có chú ý đến quyền lợi, địa vị của người phụ nữ) Hoạt động 3: Tìm hiểu về tình hình kinh tế thời Lê sơ ? Để khôi phục và phát triển sản xuất nông nghiệp, nhà Lê đã làm gì? (vấn đề đầu tiên là ruộng đất) ? Tại sao? (đất nước chiến tranh, Minh đô hộ, ruộng đất bị bỏ hoang) ? Nhà Lê giải quyết vấn đề ruộng đất bằng cách nào? GV: Giải thích các chức quan chuyên trách: khuyến nông sứ, hà đê sứ, đồn điền sứ. Giải thích “phép quân điền” (chia lại ruộng đất công làng xã ...) đây là nhiều điểm tiến bộ bảo đảm sự công bằng xã hội. ? Vì sao nhà Lê quan tâm đến việc bảo vệ đê điều? - Chống thiên tai lũ lụt, khai hoang lấn biển) ? Em có nhận xét gì về những biện pháp của nhà nước Lê sơ đối với nông nghiệp? - Quan tâm phát triển sản xuất, nền sản xuất được khôi phục, đời sống nhân dân được cải thiện. ? Ở nước ta thời kì này có những ngành thủ công nào tiêu biểu? ? Em có nhận xét gì về tình hình thủ công nghiệp thời Lê sơ? ( Xuất hiện nhiều ngành nghề thủ công các phường thủ công ra đời và phát triển mạnh, xuất hiện các công xưởng mới.) ? Nông nghiệp và thủ công nghiệp có mối quan hệ với nhau như thế nào? (giao lưu trao đổi hàng hóa: nông nghiệp phát triển, nhiều ngành thủ công nghiệp phát triển) ? Triều Lê đã có những biện pháp gì để phát triển buôn bán trong nước? GV: nhấn mạnh việc nhà vua khuyến khích lập chợ ban hành điều lệ cụ thể (chợ mới .... khách hàng) ? Hoạt động buôn bán với nước ngoài như thế nào? ? Em có nhận xét gì về tình hình kinh tế thời Lê sơ? Hoạt động 4: Tìm hiểu về xã hội thời Lê sơ ? Xã hội thời Lê Sơ có những giai cấp nào? ? So sánh xã hội thời Lê sơ với thời Trần? (? Em có nhận xét gì về chủ trương hạn chế nuôi và buôn bán nô tì của nhà nước thời Lê sơ? (tiến bộ có quan tâm đến đời sống nhân dân, thỏa mãn phần nào yêu cầu của nhân dân, giảm bớt bất công) GV: do vậy nền độc lập và thống nhất của đất nước được củng cố. Quốc gia Đại Việt là quốc gia cường thịnh nhất khu vực Đông Nam Á bấy giờ. Hoạt động 5: Tìm hiểu về giáo dục và khoa cử thời Lê sơ ? Nhà nước quan tâm phát triển giáo dục như thế nào? ? Nội dung học tập, thi cử chủ yếu? (đạo Nho) HS: thảo luận nhóm: ? Vì sao thời Lê sơ hạn chế Phật giáo, Đạo giáo, tôn sùng Nho giáo? (Vì: Nho giáo đề cao trung hiếu: Trung với vua, hiếu với cha mẹ, tất cả quyền lực nằm trong tay vua.) ? Giáo dục thời Lê sơ rất quy củ và chặt chẽ. Biểu hiện như thế nào? (muốn làm quan phải qua thi cử rồi mới được cử (bổ nhiệm) ? Em hiểu biết gì về ba kì thi này? (thi hương- hội- đình) GV: Thi cử thời Lê sơ, mỗi thí sinh làm 4 môn thi: Kinh nghĩa; chiếu; chế, biểu; thơ phú, văn sách. ? Để khuyến khích học tập và kén chọn nhân tài, nhà Lê có biện pháp gì? (Vua ban áo mũ, vinh qui bái tổ, khắc tên vào bia đá.) ? Chế độ khoa cử thời Lê sơ được tiến hành thường xuyên như thế nào, kết quả ra sao? (thi 3 cấp; tổ chức 26 khoa...) ? Em có nhận xét gì về tình hình thi cử, giáo dục thời Lê sơ? (qui cũ, chặt chẽ; đào tạo được nhiều quan lại trung thành, phát hiện nhiều nhân tài đóng góp cho đất nước.) Hoạt động 6: Tìm hiểu về các thành tựu về Văn học, khoa học, nghệ thuật và một số danh nhân văn hóa của dân tộc thời Lê sơ ? Những thành tựu nổi bật về văn học thời Lê sơ? - Văn học chữ Hán duy trì, văn học chữ Nôm phát triển. ? Nêu một vài tác phẩm tiêu biểu? ? Các tác phẩm văn học tập trung phản ảnh nội dung gì? ? Em có nhận xét gì về tình hình văn học thời Lê sơ? - Phát triển phong phú, nội dung sâu sắc, xuất hiện nhiều tác phẩm nổi tiếng... ? Thời Lê sơ có những thành tựu khoa học tiêu biểu nào? ? Em có nhận xét gì về những thành tựu đó? ? Nêu những nét đặt sắc về nghệ thuật sân khấu? ? Nghệ thuật kiến trúc điêu khắc có gì tiêu biểu? - Phong cách đồ sộ, kĩ thuật điêu luyện) * HS thảo luận nhóm: ? Vì sao quốc gia Đại Việt đạt được những thành tựu nói trên - Công lao đóng góp, xây dựng đất nước của nhân dân triều đại PK thịnh trị có cách trị nước đúng đắn; sự đóng góp của nhiều nhân vật tài năng: Lê lợi, Nguyễn Trãi, Lê Thánh Tông) ? Dựa vào SGK, em hãy kể tên những danh nhân văn hóa xuất sắc của dân tộc? - HS đọc SGK và trả lời - Nguyễn Trãi …… - Lê Thánh Tông……….. - Ngô Sĩ Liên ……….. - Lương Thế Vinh…………. GV: Khái quát lại kiến thức toàn bài. GV: Chia lớp để hoạt động nhóm: * Hoạt động nhóm: Hoàn thành bảng theo yêu cầu: Lĩnh vực Tác giả Tác phẩm Văn học Nguyễn Trãi, Lê Thánh Tông Bình Ngô đại cáo, Quân trung từ mệnh tập, Chí Linh sơn phú… Quỳnh uyển cửu ca, Châu cơ thắng thưởng, Chinh tây kỉ hành, Cổ tâm bách vịnh,.. Sử học Ngô Sĩ Liên Đại Việt sử kí, Lam Sơn thực lục, Việt giám thông khảo tổng luận, Hoàng triều quan chế, Đại Việt sử kí toàn thư Địa lí học Nguyễn Trãi Hồng Đức bản đồ, Dư địa chí, An Nam hình thăng đồ Y học Phạm Phu Tiên Bản thảo thực vật toát yếu Toán học Lương Thế Vinh Đại thành toán pháp, Lập hành toán pháp 1. Tổ chức bộ máy chính quyền thời Lê sơ + Trung ương: + Địa phương: → Nhà nước chuyên chế tập quyền hoàn chỉnh. 2. Quân đội và pháp luật thời Lê sơ a. Quân đội - Thực hiện chế độ “ngụ binh ư nông” - Quân đội gồm hai bộ phận chính: + Quân ở triều đình. + Quân ở các địa phương. - Được huấn luyện hằng năm, là một quân đội mạnh. b. Pháp luật: - Lê Thánh Tông ban hành luật Hồng Đức. - Nội dung cơ bản: + Bảo vệ quyền lợi của vua, hoàng tộc. + Bảo vệ quyền lợi giai cấp thống trị, địa chủ phong kiến. + Bảo vệ chủ quyền quốc gia, khuyến khích phát triển kinh tế... + Bảo vệ một số quyền lợi của phụ nữ. 3. Tình hinh kinh tế thời Lê sơ: a. Nông nghiệp: - Kêu gọi dân phiêu tán về quê làm ruộng - Đặt ra một số chức quan chuyên lo về nông nghiệp - Thực hiện “phép quân điền” - Cấm giết trâu bò bừa bãi. b. Thủ công nghiệp: - Phát triển nhiều ngành nghề thủ công ở làng xã. - Kinh đô Thăng Long là nơi tập trung nhiều ngành nghề thủ công. - Các công xưởng nhà nước quản lý(cục bách tác được quan tâm). c. Thương nghiệp: - Trong nước: chợ phát triển. - Buôn bán với nước ngoài vẫn duy trì → Kinh tế ổn đinh, ngày càng phát triển 4. Xã hội thời Lê sơ - Bao gồm các giai cấp: vua, quan, địa chủ, nông dân, tầng lớp thương nhân, thợ thủ công và nô tì 5. Giáo dục và khoa cử thời Lê sơ. - Dựng lại Quốc tử giám - Mở khoa thi - Mở nhiều trường học. - Nho giáo chiếm địa vị độc tôn. - Thi cử chặt chẽ qua 3 kì thi; Hương, Hội, Đình. 6. Các thành tựu về Văn học, khoa học, nghệ thuật và một số danh nhân văn hóa của dân tộc thời Lê sơ a. Văn học: - Văn học chữ Hán duy trì, văn học chữ Nôm chiếm vị trí quan trọng. - Nội dung: Yêu nước sâu sắc, thể hiện niềm tự hào dân tộc, khí phách anh hùng. b. Khoa học: - Đạt nhiều thành tựu trên mọi lĩnh vực sử học, địa lý, y học, thiên học c. Nghệ thuật: - Sân khấu, ca hát tuồng chèo phục hồi và phát triển. - Nghệ thuật kiến trúc điêu khắc đặc sắc, kĩ thuật điêu luyện. d. Một số danh nhân văn hóa - Nguyễn Trãi (1380-1442) - Lê Thánh Tông (1442-1497) - Ngô Sĩ Liên (TKXV): Là nhà sử học nổi tiếng TK XV. - Lương Thế Vinh (1442-?) HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP - Mục tiêu: hoàn thiện kiến thức vừa chiếm lĩnh được. - Phương pháp: Vấn đáp - Thời gian: + HS: làm việc cá nhân, hoàn thành bài tập trong SHDH. + HS: báo cáo kết quả; bổ sung + GV: nhận xét, đánh giá, kết luận + Bài tập luyện tập: Câu 1: Nối thông tin cho phù hợp: - Nối: 1 – b, d; 2 – a; 3 – c. Câu 2: Một số thành tựu đạt được dưới thời Lê sơ trên các lĩnh vực: - Kinh tế: Nông nghiệp phát triển, nhiều làng nghề thủ công chuyên nghiệp nổi tiếng ra đời, khuyến khích lập chợ, kiểm soát chặt chẽ việc buôn bán với nước ngoài. - Pháp luật: được chú trọng xây dựng, ban hành bộ luật mới Quốc triều hình luật (Luật Hồng Đức). - Giáo dục: tổ chức được 26 khoa thi tiến sĩ, lấy đỗ 989 tiến sĩ, 20 trạng nguyên. Dựng 15 tấm bia tiến sĩ các khoa thi. - Văn học – nghệ thuật: văn học chữ Hán và chữ Nôm đều phát triển với nhiều tác giả, tác phẩm. Nghệ thuật sân khấu phục hồi nhanh chóng, nghệ thuật kiến trúc điêu khắc đặc sắc. - Khoa học: đạt nhiều thành tựu trên các lĩnh vực toán học, địa lí học, y học với nhiều tác phẩm có giá trị. Câu 3: Hoàn thành bảng: Nội dung Thời Lý – Trần Thời Lê sơ Bộ máy nhà nước ở Trung ương Đứng đầu là vua, giúp việc cho vua là các quan đại thần, văn, võ. Thực hiện chế độ Thái Thượng Hoàng ở thời Trần. Vua đứng đầu trực tiếp nắm mọi quyền hành kể cả tổng chỉ huy quân đội, giúp việc cho vua là các quan đại thần, 6 bộ và các cơ quan chuyên môn Các đơn vị hành chính ở địa phương Chia thành các lộ, phủ, huyện, hương xã Chia thành 5 đạo dưới đạo là phủ, huyện (châu), xã. Cách đào tạo, tuyển chọn, bổ dụng quan lại - Xây dựng văn miếu, mở khoa thi tuyển chọn nhân tài nhưng chưa thường xuyên. - Mở nhiều trường học, mở các khoa thi tuyển chọn người tài. Pháp luật - Quy định việc bảo vệ vua cung điện, tài sản công và nhân dân, sức kéo nông nghiệp, quy định về mua bán ruộng đất. - Thêm nhiều điểm tiến bộ như bảo vệ một số quyền lợi của phụ nữ, giữ gnf truyền thống tốt đẹp của dân tộc. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG - Mục tiêu: phát hiện các tình huống thực tiễn và vận dụng được các kiến thức, kĩ năng trong cuộc sống tương tự tình huống/vấn đề đã học. - Phương pháp: Vấn đáp - Thời gian: GV: Hướng dẫn HS về nhà thực hiện các yêu cầu theo SHDH Câu 1: Chủ trương của thời Lê sơ: kiên quyết canh phòng bảo vệ không cho nước ngoài xâm lấn dù chỉ 1 tấc đất biên giới. Chủ trương đó đến nay vẫn còn nghuyên giá trị. Vì Đảng và nhà nước luôn kiên quyết trong việc giữ gìn và bảo vệ lãnh thổ đặc biệt là khu vực biên giới, hải đảo. Câu 2: Đóng vai thuyết minh viên ở bảo tàng lịch sử giới thiệu về một lĩnh vực thuôc triều đại Lê sơ mà em thích nhất. HOẠT ĐỘNG TÌM TÒI, MỞ RỘNG - Mục tiêu: sưu tầm, mở rộng các kiến thức đã học - Phương pháp: đàm thoại - Thời gian: GV: Hướng dẫn HS về nhà thực hiện các yêu cầu theo SHDH -Tìm đọc một số tài liệu tham khảo. 4. Hướng dẫn về nhà - Học bài, trả lời câu hỏi sgk - Chuẩn bị bài tiếp theo: Bài 31-Đại Việt trong các thế kỉ XVI-XVIII