Dưới đây là mẫu giáo án VNEN bài: Đặc điểm chung của tự nhiên Việt Nam . Bài học nằm trong chương trình Khoa học xã hội 8. Bài mẫu có: văn bản text, file PDF, file word đính kèm. Thầy cô giáo có thể tải về để tham khảo. Hi vọng, mẫu giáo án này mang đến sự hữu ích.

Ngày soạn:

Ngày dạy:

Điều chỉnh:

Bài 28: Tiết

ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA TỰ NHIÊN VIỆT NAM

TIẾT 1:

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:

Qua bài học, học sinh đạt được:

  1. Kiến thức:
  • Trình bày và giải thích được các đặc điểm chung nổi bật của tự nhiên VN: nhiệt đới ẩm gió mùa, chịu ảnh hưởng sâu sắc của biển, nhiều đồi núi; phân hóa đa dạng, phức tạp
  • Nêu được những thuận lớn và khó khăn của tự nhiên đối với đời sống và phát triển kinh tế- xã hội ở nước ta
  1. Kỹ năng:
  • Rèn luyện được các kĩ năng: đọc lát cắt địa lí tự nhiên tổng hợp, sử dụng bản đồm lược đồ để nhận biết sự phân bậc độc ao đại hình, các dòng sông lớn, các hướng gió chính, các dòng biển.
  1. Thái độ:
  • Có ý thức trong việc sử dụng hợp lí nguồn tài nguyên và bảo vệ môi trường.
  1. Định hướng hình thành phát triển năng lực:
  • Sống tự chủ, trách nhiệm.
  • Năng lực: Năng lực giải quyết vấn đề, tự nhận thức- tự học, sử dụng ngôn ngữ, sáng tạo, năng lực tư duy tổng hợp theo lãnh thổ, sử dụng bản đồ, tranh ảnh...

II. NỘI DUNG TRỌNG TÂM

  • Nội dung:

+ Việt Nam là nước nhiệt đới gió mùa ẩm

+ Việt Nam là một đất nước ven biển.

+ Việt Nam là xứ sở của cảnh quan đồi núi.

III. PHƯƠNG PHÁP TRỌNG TÂM

  • Phương pháp: Nêu vấn đề, gợi mở, vấn đáp, thảo luận nhóm, trình bày một phút kết quả thảo luận

IV. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH:

  1. Giáo viên:

+ Đồ dùng: Máy chiếu, lược đồ như SHD.

+ Phiếu học tập.

+ Một số bảng phụ (Kèm giáo án PP)

  1. Học sinh:

+ Đọc trước bài học.         

+ Hoàn thành một số phiếu (theo mẫu) và bảng phụ.    

+ Chuẩn bị trước mục B.

V. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC

  1. Ổn định lớp.
  2. Kiểm tra bài cũ.
  3. Bài mới.

HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

- Mục tiêu: tạo hứng thú, tâm thế cho học sinh.

- Phương pháp: vấn đáp, giao tiếp

- Thời gian:

- Khởi động:

- Nêu NV:

? Từ những kiến thức đã học về Địa lí tự nhiên VN, theo em, tự nhiên Việt Nam có những đặc điểm nào?

+ HS: trả lời GV nhận xét và kết luận.

Dẫn dắt:

Thiên nhiên nước ta rất đa dạng, phức tạp, phân hóa mạnh mẽ trong không gian và trong các hợp phần tự nhiên. Sông có thể nêu lên một số tính chất chung nổi bật của môi trường tự nhiên nước ta sau đây. Bài học ngày nay chúng ta tìm hiểu về….

HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

- Mục tiêu: trang bị cho học sinh những kiến thức mới liên quan đến tình huống/vấn đề học tập nêu ra ở hoạt động khởi động.

- Phương pháp: thuyết trình, pháp vấn, gợi mở, phân tích, nêu vấn đề, giảng bình, thảo luận nhóm…

- Thời gian:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS

NỘI DUNG BÀI HỌC

Hoạt động 1: Việt Nam là nước nhiệt đới gió mùa ẩm.

* Hoạt động chung

?  Khí hậu nhiệt đới gió mùa ẩm ảnh hưởng như thế nào đến tính chất của tự nhiên nước ta ?

?  Tính chất nhiệt đới gió mùa ẩm ảnh hưởng đến sản xuất và đời sống  như thế nào?

? Theo em, ở vùng nào và vào mùa nào tính chất nóng ẩm bị xáo trộn nhiều nhất?

- HS: hoạt động nhóm- thảo luận, trình bày, nhận xét.

 

Hoạt động 2: Việt Nam là một đất nước ven biển.

* Hoạt động nhóm:

? Tại  sao Việt Nam mang tính chất bán đảo rõ rệt?

? Ảnh hưởng của biển tới toàn bộ thiên nhiên  Việt Nam như thế nào?

- GV: chốt.

 

Hoạt động 3 : Việt Nam là xứ sở của cảnh quan đồi núi.

 

* Hoạt động nhóm :

 

? Vì sao phải đặt vấn đề sử dụng hợp lí và cải tạo đất ở nước ta ?

? Các biện pháp cải tạo đất ?

 

 

 

 

 

? Gia đình em đã sử dụng những biện pháp nào để cải tạo đất?

- GV: chốt.

 

Hoạt động 4: Thiên nhiên phân hoá đa dạng phức tạp.

* Hoạt động chung:

? Nêu sự đa dạng và phức tạp của thiên nhiên nước ta ?

 

? Những nguyên nhân nào tạo nên tính chất này?

 

? Thiên nhiên nước ta có những tình chất nào? Tính chất nào là tính chất chủ yếu?

* GV: chốt, chiếu tranh minh hoạ về các đặc điểm tự nhiên VN.

 

1. Việt Nam là nước nhiệt đới gió mùa ẩm

- Tính chất nhiệt đới gió mùa ẩm là tính chất nền tảng của thiên nhiên Việt Nam.

- Thể hiện trong các thành phần của cảnh quan  tự nhiên rõ nét nhất là môi trường khí hậu nóng ẩm,  mưa nhiều.

 

 

 

 

 

 

2. Việt Nam là một đất nước ven biển.

 

 

 

- Ảnh hưởng của biển rất mạnh mẽ, sâu sắc, duy trì tăng cường tính chất nóng ẩm của thiên nhiên VN.

 

 

3. Việt Nam là xứ sở của cảnh quan đồi núi.

 

- Địa hình đa dạng tạo nên sự phân hoá mạnh của các điều kiện tự nhiên.

* Thuận lợi: vùng núi nước ta có nhiều tài nguyên khoáng sản, lâm sản, du lịch, thuỷ văn.

* Khó khăn.

- Địa hình chia cắt

- Khí hậu  khắc nghiệt.

- Giao thông không thuận lợi.

- Dân cư ít, phân tán.

 

 

 

4. Thiên nhiên phân hoá đa dạng phức tạp.

 

- Thiên nhiên phân hóa từ Đông sang Tây , từ thấp đến cao, từ Bắc xuống Nam.

* Nguyên nhân: do vịt trí, hình dạng lãnh thổ, lịch sử phát triển lâu dài của TN

 => VN là nơi gặp gỡ và chịu tác động của nhiều hệ thống tự nhiên

 

 

TIẾT 2

HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP

- Mục tiêu: hoàn thiện kiến thức vừa chiếm lĩnh được.

- Phương pháp: Vấn đáp

- Thời gian:

* Hoạt động cá nhân:

* Bản đồ tự nhiên Việt Nam

? Xác định vị trí lát cắt?

? Xác định hướng lát cắt AB?

? Hãy tính độ dài?

? Xác định các khu vực lát cắt chạy qua?

 

 * GV: chốt

 

 

?  Lát cắt chạy qua khu vực có các loại đá nào?

? Có các vành đai thực vật nào?

 

 

 

? Dựa vào biểu đồ nhiệt độ và lượng mưa trình bày sự khác biệt về khí hậu.

 

 

* GV: chốt.

 

 1. Đọc lát cắt.

HS hoạt động cặp

 

- Lát cắt chạy từ Hoàng Liên Sơn -> Thanh Hoá.

- Hướng lát cắt Tây Bắc - Đông Nam.

- Dài 360 km.

- Lát cắt chạy qua các khu vực núi cao, cao nguyên, đồng bằng.

 

2. Các thành phần tự nhiên.

HS hoạt động chung

- Có 4 loại đá, 3 kiểu đất.

- Có 3 kiểu rừng (3 vành đai thực vật)

 

3. Sự biến đổi khí hậu trong khu vực

Quan sát các biểu đồ, trao đổi cặp

- Đặc điểm chung khí hậu khu vực là: khí hậu nhiệt đới gió mùa vùng núi. Tuy nhiên do yếu tố vị trí, địa hình mỗi kiểu khu vực nên khí hậu có biến đổi từ đồng bằng lên vùng núi cao.

 

+ Bài tập luyện tập thêm:

* Phiếu HT số 1: Từ lắt cắt địa lí  và kiến thức đã học, hãy hoàn thiện bảng sau:

 

 

 

 

 

       Khu

ĐKTN

Núi cao HLS

Cao nguyên Mộc Châu

Đồng bằng Thanh Hoá

- Độ cao địa hình

- Các loại đá

- Các loại đất

- Khí hậu

- Thảm thực vật

 

 

 

- Kết quả.

 

       Khu

ĐKTN

Núi cao HLS

Cao nguyên Mộc Châu

Đồng bằng Thanh Hoá

- Độ cao địa hình

 

- Các loại đá

- Các loại đất

 

- Khí hậu

 

 

 

- Thảm thực vật

- Núi cao > 2000 - 3000 m

 

- Mắc ma xâm thực phun trào.

- Đất miền núi cao.

- Khí hậu lạnh quanh năm mưa nhiều.

 

- Rừng ôn đới trên núi

- Núi thấp < 1000 m

 

 

- Trầm tích hữu cơ

( đá vôi )

- Feralít trên đá vôi

 

 

- Cận nhiệt vùng núi, lượng mưa và nhiệt độ thấp.

 

- Rừng và đồng  cỏ cận nhiệt ( Vùng o/ nuôi bò sữa)

- Bồi tụ phù sa thấp bằng phẳng.

 

- Trầm tích phù sa.

 

- Đất phù sa trẻ .

 

 

- Khí hậu nhiệt đới.

 

 

 

- Hệ sinh thái nông nghiệp.

HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG- TÌM TÒI, MỞ RỘNG

- Mục tiêu: phát hiện các tình huống thực tiễn và vận dụng được các kiến thức, kĩ năng trong cuộc sống tương tự tình huống/vấn đề đã học.

- Phương pháp: Vấn đáp các câu hỏi sau khi hình thành kiến thức mới

- Thời gian:

- GV: chiếu yêu cầu HS theo PHT số 1

- Gọi trình bày, nhận xét.

- GV: chốt.

? Từ bảng trên hãy cho biết mối quan hệ giữa các loại đá đất?

? Quan hệ giữa độ cao địa hình và khí hậu như thế nào?

? Quan hệ khí hậu và kiểu rừng?

* Kết luận:

- Đất phụ thuộc vào đá mẹ và các đặc điểm tự nhiên khác

- Khí hậu thay đổi theo độ cao.

- Sự thay đổi các kiểu rừng theo sự biến đổi của nhiệt độ và lượng mưa

HOẠT ĐỘNG TÌM TÒI, MỞ RỘNG

- Mục tiêu: sưu tầm, mở rộng các kiến thức đã học

- Phương pháp: đàm thoại

- Thời gian:

GV: Hướng dẫn HS về nhà thực hiện các yêu cầu theo SHDH

HS: Tìm hiểu và đọc thêm kiến thức, tài liệu

 4. Hướng dẫn về nhà.

Học bài cũ và làm bài tập

Chuẩn bị bài mới: Soạn bài tiếp theo: Bài 29: Các miền địa lý tự nhiên Việt Nam.